Ứng dụng di động đang lên ngôi

Học thành công từ Apple, các nhà sản xuất khác, như Nokia, Palm hay Sony Ericsson đang phát triển ứng dụng cho di động của riêng mình.

Sony Ericsson với mô hình thu hút lợi nhuận từ di động từ dòng điện thoại Xperia.

Mô hình thu lợi nhuận từ ứng dụng cho điện thoại đã được Apple phát triển rất thành công. Thông thường, với Apple, các nhà phát triển sẽ phải trả 30% lợi nhuận cho mỗi phần mềm được tải về từ iTunes, tất nhiên là không tính các phần miễn phí.

Việc tăng cường quảng bá cho kho ứng dụng di động Ovi Store của Nokia gần đây, thậm chí ngay cả ở thị trường Việt Nam, việc kêu gọi phát triển phần mềm Việt cho điện thoại Samsung và nhất là FPT cũng đã nhảy vào cuộc với kho ứng dụng thuần Việt cho thế hệ điện thoại F-Mobile đã cho thấy mô hình thu lợi từ những ứng dụng trên điện thoại có sức hấp dẫn lớn.

Trong một buổi hội thảo cuối tháng 6, Giám đốc tiếp thị Hiroaki Kobayashi của Bộ phận truyền thông di động Sony Ericsson đã phân tích mô hình thu lợi nhuận trong lĩnh vực di động của Apple. Cụ thể, lợi nhuận đến từ ba nguồn: iPhone, phụ kiện và các phần mềm ứng dụng. Với tỷ lệ lợi nhuận tăng khá ổn định từ việc tải về. Ông này cho biết bản thân Sony Ericsson cũng sẽ xây dựng mô hình thu hút lợi nhuận từ di động theo hướng như trên. Quan hệ làm ăn với các đối tác cung cấp phụ kiện, nhà mạng và đặc biệt là các nhà phát triển phần mềm sẽ được đẩy mạnh cho dòng điện thoại thông minh Xperia mà họ đang phát triển.

Palm đang đi “tìm lại hình ảnh đã mất”.

Palm cũng không nằm ngoài xu hướng này. Vốn nổi tiếng từ những thập kỷ trước nhưng nay hãng này lại đang trên đà bị lu mờ trước sự phát triển như vũ bão của các thế hệ điện thoại thông minh đến từ các nền tảng khác nhau như Symbian, Android hay Windows Mobile… Một phần nguyên nhân là các nền tảng này được quá nhiều hãng ưu ái phát triển các phần mềm ứng dụng hỗ trợ. Chính vì thế, Palm mới đây đã xây dựng một chiến lược “tìm lại hình ảnh đã mất”. Một mặt, tung ra các chương trình khuyến mại giảm giá tới 50% cho những ứng dụng hữu ích trong kho, mặt khác, tiếp tục mời gọi các nhà phát triển phần mềm viết thêm phần mềm cho Palm và cam kết số tiền trả cho các nhà phát triển sẽ không hề bị suy giảm do chương trình khuyến mại của hãng. Động thái gần đây nhất là thay vì đòi chi phí đăng ký khoảng 50 USD cho mỗi ứng dụng, Palm đã quyết định miễn phí đăng ký, thậm chí có thể trả lại tiền phí cho những nhà phát triển đã đóng trước đây. Palm còn dự kiến sẽ mở một cuộc thi viết phần mềm trên nền C/C++với những hứa hẹn sẽ chia sẻ lợi nhuận tới hàng triệu USD cho những ứng dụng hữu ích.

Mô hình thu lợi nhuận từ ứng dụng cho điện thoại của Apple.

Với xu hướng biến điện thoại di động trở thành trung tâm giải trí và làm việc di động thay thế máy tính, không chỉ có nhà sản xuất, nhà mạng được lợi mà ngay cả người tiêu dùng cũng có lợi ích không kém. Vì khi đấy, ứng dụng phát triển ngày càng nhiều, chiếc điện thoại sẽ không đơn thuần chỉ còn là phương tiện nghe và gọi. Chẳng thế mà các trang chuyên về ảnh như Flickr, Picasa… đều bắt đầu dành riêng đất cho những ảnh chụp từ điện thoại, thậm chí còn có giải thưởng trao cho những phần mềm ứng dụng hữu ích trên điện thoại (mà hiện thời là iPhone) vì đã giúp tăng cường khả năng sáng tạo của những người yêu thích nhiếp ảnh chỉ bằng việc sử dụng camera trên điện thoại của mình.

Các nền tảng mở trên smartphone

iOS 4 và Bada đang là hai nền tảng hỗ trợ điều khiển dễ dàng, mượt mà trong khi đó Android và webOS kém hơn vì thiết kế giao diện có biểu tượng khá nhỏ.

Apple có iOS 4 trên nền Mac OS X, Palm sở hữu webOS, Google có Android cũng trên nền Linux và gần đây nhất là Samsung ra mắt Bada cũng xuất phát từ Linux. Hầu hết các nền tảng mở hiện nay đều hỗ trợ khả năng tùy biến giao diện cao, phần cứng cao cấp và tính năng đa dạng.

Cuộc chiến giữa các nền tảng điện thoại smartphone.

Xét tiêu chí giao diện người dùng, iOS 4 là đối thủ “khó chơi” so với các nền tảng khác. Với khả năng điều khiển bằng cử động, hiển thị các tính năng bằng icon lớn, xếp hàng, phím đa chạm cảm ứng thân thiện, iOS 4 giành được rất nhiều cảm tình ở khả năng điều hướng.

Android “vay mượn” một số tính năng tương tự iOS, nhưng giao diện người dùng của nền tảng mở này vẫn còn khá khó điều khiển. Còn webOS thì có những nét ưu việt riêng với giao diện hệ thống Card, khả năng điều khiển bằng cử động. Samsung Bada thì sử dụng giao diện TouchWiz với khả năng hỗ trợ widget và các icon to, xếp hàng khá dễ hiểu, dễ sử dụng.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ màn hình cảm ứng điện dung trong thời gian gần đây thì các nền tảng mở đều hỗ trợ rất tốt khả cảm ứng trên thiết bị di động, cho phép hiển thị rõ ràng hơn, đặc biệt tính năng cảm ứng đa điểm rất chân thực, mới mẻ khi dùng với ngón tay.

Với giao diện sử dụng các icon lớn thì hiện nay iOS và Bada đang là 2 nền tảng hỗ trợ điều khiển rất dễ, mượt mà trong khi đó Android và webOS vẫn kém hơn vì thiết kế giao diện có biểu tượng khá nhỏ.

Về khả năng chạy đa nhiệm thì trước đây iOS không có, mãi cho đến khi phiên bản 4.0 xuất hiện thì mới có hỗ trợ. Trong khi đó webOS, Android và Bada đều hỗ trợ tốt đa nhiệm.

Về phần cứng thì cả 4 nền tảng mở nổi bật nhất hiện nay đều hỗ trợ tốt các cấu hình phần cứng cao cấp như màn hình độ phân giải cao, chip 1GHz, bộ nhớ trong lớn, các kết nối 3G, Wi-Fi đầy đủ.

Người dùng Smartphone sẽ hưởng lợi từ sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền tảng điện thoại.

Tất cả các nền tảng trên (trừ webOS) đều hỗ trợ bàn phím ảo, một công nghệ đặc biệt xây dựng trên nền tảng cảm ứng điện dung. Tuy nhiên, có vẻ như Apple vẫn đang dẫn đầu khi mang đến cho người dùng một trải nghiệm tuyệt vời với thiết kế bàn phím ảo rất dễ sử dụng và độc đáo.

Trong số các nền tảng mở này về mặt kết nối mạng xã hội thì Bada tỏ ra vượt trội hơn các nền tảng còn lại do có các tính năng liên kết mạng xã hội được hỗ trợ, đồng bộ hóa bởi server Bada trên nền tảng địa điểm LBS.

Ứng dụng Social Hub trên nền tảng này tận dụng rất tốt tính năng này. Social Hub cho phép người dùng quản lý, cập nhật thông tin của 9 mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Yahoo Mail, Y!Chat, Twitter, Gtalk, Gmail… vào trong một giao diện duy nhất và push liên tục cho người sử dụng các thông tin, comment, tin nhắn… trên các mạng xã hội theo thời gian thực rất tiện lợi. Các nền tảng còn lại thì cũng có các ứng dụng kết nối tuy nhiên không tập trung bằng nền tảng Bada.

Hầu như tất cả các hãng đều rất hoan nghênh chào đón các nhà phát triển ứng dụng thứ ba (các công ty phần mềm hay lập trình viên tự do) khi họ muốn phát triển ứng dụng trên nền tảng nguồn mở. Dựa vào nguồn mở và sử dụng các ngôn ngữ như Flash, C++, Web Runtime hay Java… các nhà phát triển nền tảng như Apple, Google, Palm, Samsung đều đã liên tục cung cấp các công cụ lập trình SDK, chính sách hỗ trợ bán và thu lợi nhuận từ phần mềm để cho các nhà phát triển có thể an tâm viết nên các phần mềm di động.

Trước đây Apple là nhà tiên phong trong việc hỗ trợ các nhà phát triển thứ ba, sau đó là Google khi cung cấp gần như tuyệt đối các hỗ trợ cho các nhà phát triển. Gần đây thì 2 nền tảng webOS và Samsung Bada nổi lên cạnh tranh mạnh bởi nhà phát triển nền tảng nguồn mở rất “thoáng” giúp cho các nhà phát triển có thể tự do phát triển các ứng dụng một cách dễ dàng.

Riêng tại Việt Nam, trong các nền tảng mở hiện nay thì chỉ có Bada của Samsung hỗ trợ toàn diện về mặt kỹ thuật để các lập trình viên VN có thể phát triển các ứng dụng thuần Việt và đưa lên chợ ứng dụng của Bada là Samsung Apps để người dùng Việt tải về sử dụng.

Hầu như các nền tảng di động mở đều có kho ứng dụng riêng để phục vụ cho nhu cầu người dùng. Tuy nhiên, ứng dụng thuần Việt thì còn khá ít. Hiện đã có một vài ứng dụng thuần Việt trên Samsung Apps để người dùng smartphone tải về. Trong tháng 8 tới, Samsung Apps sẽ tiếp tục đưa ra hơn 20 tiện ích ngôn ngữ Việt mới phục vụ người dùng trong nước.

Palm Pixi Plus bản GSM

Thiết kế gọn gàng, kết hợp cả màn hình cảm ứng điện dung lẫn bàn phím QWERTY, Palm Pixi Plus là smartphone giàu ứng dụng và kết nối.

Pixi Plus có thiết kế đẹp.

Palm đã bị HP thâu tóm, tuy nhiên các mẫu smartphone do hãng giới thiệu trước đó thì vẫn tiếp tục xuất hiện. Gần đây nhất, bộ đôi Pre Plus và Pixi Plus phiên bản GSM đã bắt đầu có mặt tại châu Âu, đây là hai thiết bị nâng cấp từ Pre và Pixi của năm ngoái.

Pixi Plus là model có thiết kế dạng thanh, thiết bị không nổi tiếng như Pre, nhưng vẫn trang bị đầy đủ các tính năng của một chiếc smartphone hiện đại. Máy chạy trên hệ điều hành webOS do Palm phát triển.

Một trong những ấn tượng đầu tiên là Pixi Plus trông rất nhỏ gọn, thiết kế gây nhạc nhiên cho nhiều người đối với một smartphone tích hợp nhiều ứng dụng. Kích thước của model này là 55 x 111 x 10,85 mm, mở nắp sau, hòn pin dung lượng 1.150 mAh rất bé. Pixi Plus có bộ nhớ trong 8GB và không có khe cắm thẻ nhớ mở rộng.

Máy đi kèm bàn phím QWERTY và không có các nút điều khiển bên trên.

Pixi Plus có camera 2 Megapixel, đi kèm với một đèn LED. Độ phân giải bức ảnh chụp được là 1.600 x 1.200 pixel, không ấn tượng so với nhiều smartphone đang có trên thị trường. Tuy nhiên, chất lượng ảnh và khả năng quay video có thể chấp nhận được. Máy có giắc cắm tai nghe 3,5 mm, các phím bấm chuyên dụng đi kèm, hai loa nhỏ được bố trí phía sau.

Giống như phiên bản Palm Pre Plus mới ra, Pixi Plus không có viên bi hay các nút điều khiển, tuy nhiên, kiểu thiết kế này làm cho bàn phím được mở rộng và soạn thảo tốt hơn. Nhất là khi máy có kiểu dáng khá nhỏ gọn.

Model này bắt đầu xuất hiện tại châu Âu.

Máy trang bị kết nối 3G, Wi-Fi, GPS và Bluetooth. Hệ điều hành webOS với giao diện tương tự như bản Pre mà Palm ra mắt năm ngoái. Đây là model giàu tính năng, từ email, lướt web đến các công cụ văn phòng đầy đủ.

Palm Pixi Plus là đối thủ cạnh tranh với dòng Curve của BlackBerry, hay di động dòng E của Nokia, nhưng lại lợi thế bởi màn hình cảm ứng điện dung rộng 2,63 inch, độ phân giải 320 x 400 pixel.

Máy bắt đầu có mặt tại châu Âu, đầu tiên là ở Anh đi kèm mạng O2.

Cảm nhận vẻ đẹp của Palm Pre Plus

Không có nhiều thay đổi về thiết kế, bản nâng cấp Palm Pre Plus đáng chú ý bởi tốc độ mượt mà và dễ dùng hơn.

Pre Plus đẹp và gọn gàng

Sau một năm ngày ra mắt Pre, Palm tiếp tục ra mắt phiên bản Pre Plus, ngoài ra hãng cũng cải tiến chiếc Pixi thành Pixi Plus. Pre bán ra từ mùa hè vừa rồi, ngay trước ngày iPhone 3GS bán ra, tuy không tạo nên một sự thay đổi lớn, nhưng phần nào Pre đã tạo một luồng gió mới với nền tảng webOS.

Hai phiên bản trình làng tại CES 2010 vừa rồi không có nhiều sự đổi mới ngoài việc hãng thay đổi một vài nút bấm, thêm Wi-Fi cho Pixi Plus, cộng 8GB bộ nhớ trong cho Pre Plus. Những người cảm thấy nhàm chán vì ứng dụng cho webOS hạn chế thì có thể hy vọng bởi Palm cũng ra mắt bộ kit lập trình dành cho nền tảng này.

Về cơ bản, Pre Plus không có nhiều thay đổi đáng kể nào so với “đàn anh”, vẫn lớp vỏ nhựa bóng mượt, cơ cấu trượt lên để lộ bàn phím QWERTY, nhưng phía trước trackball bên dưới màn hình đã được bỏ đi.

Trong khi đó, phía trong tốc độ của Pre Plus được cải thiện đáng kể, bộ nhớ tăng lên 16GB cho phép người dùng lưu trữ tốt. Phiên bản webOS 1.4 của chiếc di động này thực sự dễ dùng, tốc độ xử lý nhanh.

Palm trình làng Pre Plus và Pixi Plus

Tại CES 2010 đang diễn ra tại Las Vegas (Mỹ), Palm trình hai chiếc smartphone nâng cấp là Pre Plus và Pixi Plus.

Sau buổi khai mạc dành cho báo chí, Palm đã có một event riêng trình lành hai mẫu smartphone tiếp theo chạy webOS. Năm ngoái, cũng tại đây, nhà sản xuất PDA danh tiếng này đã giới thiệu Pre, model nhận được nhiều lời khen ngợi bởi thiết kế gọn, thông minh.

Palm Pre Plus với thiết kế không khác nhiều bản gốc.

Palm Pre Plus và Pixi Plus vừa trình làng là hai bản nâng cấp của Pre và Pixi. Trong đó, Pre Plus được cải tiến về thiết kế, lớp vỏ phía sau cho phép sạc pin không dây. Tuy nhiên, trang bị đáng chú ý nhất là máy có bộ nhớ trong 16GB. Pixi Plus sở hữu thiết kế mỏng và nhẹ hơn bản Pixi ra mắt giữa năm, thêm kết nối Wi-Fi.

Pixi Plus có kết nối Wi-Fi.

Bộ đôi di động mới của Palm sẽ có mặt trên mạng Verizon tại Mỹ vào 25 tháng Giêng tới đây, hiện hãng chưa công bố mức giá dành cho các thị trường khác, tuy nhiên hai bảng nâng cấp này được hứa hẹn sẽ ngang bằng với các mẫu máy cũ.

Cũng trong buổi ra mắt sản phẩm, Palm cho biết gian ứng dụng WebOS App Catalog đã bắt đầu có các phần mềm mới, hãng đang mời các nhà phát triển viết ứng dụng cho nền tảng webOS, cạnh tranh với các đối thủ Android và iPhone.

App Store sinh nhật một tuổi

Kho ứng dụng App Store của Apple đang kỷ niệm một năm ngày ra mắt (11/7) với bảng giới thiệu top các phần mềm và game được yêu thích.

itunes_turns1

Kho ứng dụng App Store của Apple. Ảnh: Apple.

Hiện tại, gian ứng dụng dành cho iPhone và iPod Touch đã có trên 50.000 tiện ích, hơn 1 tỷ lượt download. Ra mắt ngày 11/7, sau ba ngày, đã có hơn 10 triệu lượt tải, các ứng dụng không ngừng được bổ sung, App Store phong phú các phần mềm, đây là một trong những lý do mà người dùng mua iPhone.

Với sự thành công của mình, App Store gần như đã thay đổi sự nhìn nhận của người dùng, các nhà sản xuất về ứng dụng cho di động. Một loạt các kho phần mềm của BlackBerry, Palm, Windows Mobile, Symbian… rục rịch xuất hiện sau đó.

App Store là một mô hình khép kín, trong đó các nhà phát triển gửi ứng dụng cho Apple để hãng đưa lên với tỷ lệ ăn chia nhất định, người dùng sẽ phải trả phí (các chương trình thương mại), tuy nhiên có khá nhiều các phần mềm miễn phí trên gian ứng dụng này.

Theo SH

Palm, Apple: Bắt đầu cuộc chiến

Cách đây 2 năm, khi Apple trình làng iPhone và tạo nên một cơn sốt trong một thời gian dài thì Palm vẫn còn trong “ngục tù” với tình hình kinh doanh thảm bại. Nhưng, đến lúc này, cả thế giới đang chờ đợi “đòn phản công” của Palm với phiên bản Pre sắp ra mắt.

palm-pre-12

Ngọn lửa thổi bùng Palm Pre?
Palm đang muốn bù đắp lại khoảng thời gian thất bại của mình bằng smartphone Pre màn hình cảm ứng cùng bàn phím trượt, giá bán 200 USD. Palm Pre được giới phân tích đánh giá là đối thủ ngang tầm với iPhone 3G và hãng này đã quyết định thách đấu với Apple bằng kế hoạch trình làng Pre vào ngày 6/6 tới – chỉ 2 ngày trước khi Apple khai trương hội thảo WDC ở San Francisco. Thông tin vỉa hè cho hay, iPhone thế hệ mới sẽ được ra mắt trong dịp này.

Đây sẽ là một cuộc chiến giữa 2 gã khổng lồ trong Thung lũng Silicon có yếu tố quyết định với số phận của Palm. Hoặc là Palm sẽ đĩnh đạc trở lại với thị trường smartphone hoặc cái tên Palm sẽ chính thức “khai tử”.

“Palm buộc phải chiến thắng. Nếu Pre không thành công thì Palm sẽ không có thêm cơ hội nào nữa”, nhà phân tích Jack Gold của Gold Associates nhấn mạnh.

Một tin tốt lành với Pre khi rất nhiều phản hồi tốt về Pre và hệ điều hành mới WebOS. Nhiều chuyên gia kiểm nghiệm đã đánh giá cao giao diện khá giống với iPhone của Pre, cùng trình duyệt đa chạm (multi-touch) và các tính năng của nó.

WebOS là hệ điều hành mới mà Palm đã mất rất nhiều năm để phát triển. Nó cho phép người dùng kết hợp nhiều contact, lịch và tin nhắn vào cùng 1 điện thoại. Giới phân tích khá ấn tượng với bộ phần mềm mới này, hy vọng Palm Pre sẽ vượt trội hơn đối thủ, chuyên gia said J. Gerry Purdy của hãng viễn thông di động Frost & Sullivan đặt niềm tin. “Rất có thể Palm sẽ lội ngược dòng nếu như hãng này được nhiều người dùng và các nhà phát triển đồng ý mua và xây dựng phần mềm cho Pre. Chiến thắng là điều có thể xảy ra”.

Canh bạc này không quá mơ hồ đối với Palm – vốn đã phải trải qua nhiều quý liên tiếp làm ăn thua lỗ, doanh thu sụt giảm 72% trong quý đầu năm nay. Các nhà phân tích tỏ ra rất tin tưởng vào thành công của Pre.

iphone-pre-2

Palm Pre có “nuốt” nổi iPhone?

3 tháng đầu năm, Palm chỉ bán được 482.000 điện thoại, so với doanh số 3,8 triệu iPhone của Apple và 7,8 triệu BlackBerry.

Ngoài những đối thủ quá mạnh là Apple và RIM, Palm cũng phải đối đầu với những thách thức khác. Một khảo sát của công ty Changewave thực hiện trong tháng 3 nhận thấy, những người được hỏi có dự định mua smartphone trong thời gian tới thì chỉ có 4% có ý định mua Pre, trong khi đó, 37% khẳng định sẽ tậu điện thoại BlackBerry, và 30% dự định mua iPhone. Palm hy vọng nhờ hãng viễn thông Sprint phân phối cho smartphone mới sẽ thay đổi được quan niệm của người tiêu dùng.

Còn nhiều điều phải chứng minh

Cả Sprint và Palm đều nhận thấy phải làm rất nhiều điều để chứng minh “năng lực” của Pre. “Chiếc điện thoại này sẽ là liều thuốc thử dũng khí của cả nhà sản xuất và nhà phân phối. Chúng tôi phải có niềm tin rất lớn mới hy vọng gặt hái được thành công”, Kevin Packingham – Phó chủ tịch bộ phận phát triển công nghệ và sản phẩm của Sprint – chia sẻ.

“Với những người dùng chuyên lướt web trên di động để cập nhật mạng xã hội và thực hiện đa tác nhiệm trên mobile thì có lẽ không có sản phẩm nào vượt trội hơn Palm Pre”, ông này khẳng định.

Tuyên bố này có vẻ rất mâu thuẫn với “ngôi vương” trên thị trường smartphone cảm ứng của iPhone. Tuy ngôi vị của Apple không thể bị đe dọa trong một sớm một chiều nhưng bằng cách nào đó khác với các smartphone khác, Palm Pre sẽ trở thành “kẻ hủy diệt” của iPhone.

Tuy nhiên, Apple đã không “ngủ quên trên chiến thắng”. Hệ điều hành nâng cấp iPhone 3.0 sẽ khắc phục những tính năng mà iPhone còn thiếu để không bị thua kém Pre. Điện thoại thế hệ mới của Apple sẽ có thêm chức năng cắt-dán, tin nhắn MMS…

iPhone vẫn là “bá chủ”?

Natalie Kerris, phát ngôn viên của Apple, từ chối bình luận về những thay đổi của iPhone mới nhưng chắc chắn một điều, smartphone sắp ra mắt sẽ vẫn mang lại những ấn tượng tốt đẹp với người dùng; và Apple vẫn giữ nguyên “địa vị” trên thị trường.

Apple đã bán được hơn 21 triệu iPhone kể từ khi ra mắt, với doanh số tăng gấp đôi trong quý I/2009. “Quả táo cắn dở” này hứa hẹn sẽ nâng cấp phần mềm mới với hơn 100 tính năng mới.

Một lợi thế lớn nhất của Apple là gian hàng App Store – hơn 35.000 ứng dụng được bán để nâng cấp tính thiết thực của iPhone.

Mặc dù Palm cũng sẽ khai trương App Catalog nhưng khó khăn là hãng sẽ phải thuyết phục các nhà phát triển cũng như các chuyên gia lập trình Palm OS viết chương trình cho nền tảng WebOS rất mới này.

Để tạo thuận lợi cho các nhà phát triển viết chương trình cho WebOS, Palm đã dùng các ngôn ngữ lập trình web phổ biến, như CSS, HTML và XML. Palm khảng định chương trình mô phỏng dành cho Pre vẫn cho phép người dùng chạy trên phần mềm cũ của Palm từ các điện thoại khác.

“Pre là một đối thủ đáng gờm với iPhone. Phần cứng có vẻ rất hấp dẫn và ấn tượng. Hệ điều hành cũng hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm tốt với người dùng”, Tom Conrad, Giám đốc công nghệ của Pandora – công ty đang xây dựng ứng dụng cho Pre, khẳng định.

Theo San Francisco Chronicle

Windows Mobile 7 ra mắt năm sau

Sau một tuần ra mắt Windows Mobile 6.5, hãng phần mềm Microsoft thông báo phiên bản kế tiếp sẽ có mặt vào năm 2010.

window-mobile

Giao diện ban đầu của Windows Mobile 7 được lé lộ. Ảnh: Mobileburn.

Hiện tại, hệ điều hành đang xuất hiện trên các model này là Windows Mobile 6.1. Nền tảng mới 6.5 sẽ xuất hiện trên thị trường vào nửa cuối năm nay. Giám đốc điều hành Microsoft, Steve Ballmer cho biết, Windows Mobile 7 sẽ có mặt vào năm sau.

“Gã khổng lồ” về phần mềm tiết lộ, Windows Mobile 7 sẽ có nhiều nâng cấp hơn, nhất là về giao diện người dùng. Trong đó, các hỗ trợ về sử dụng bằng ngón tay và các ứng dụng hiện lên đẹp hơn cũng là một ưu tiên của hãng.

Sau khi Apple giới thiệu MAC OS X trên iPhone, thị trường smartphone với hệ điều hành được người dùng chú ý. Hiện Symbian đang đẫn đầu thị phần, bên dưới là cuộc chiến của Windows Mobile, BlackBerry, OS X, Palm…

(theo Mobileburn)

Palm sắp ra hệ điều hành và smartphone mới

Tại triễn lãm CES diễn ra đầu tháng 1/2009, Palm sẽ ra mắt smartphone hỗ trợ giải trí lẫn công việc và hệ điều hành mới có tên là Nova.

Giấy mời của Palm về lễ ra mắt các sản phẩm mới. Ảnh: Cnet.

Nhà sản xuất PDA và smartphone nối tiếng với dòng Treo đã gửi giấy mời về sự kiện sẽ diễn ra tại CES 2009. Tuy nhiên, hãng không tiết lộ những model mới tên là gì và có tính năng nào.

Giám đốc điều hành của hãng, ông Jon Rubinstein tiết lộ, nếu như BlackBerry của RIM hướng tới công việc, iPhone đánh mạnh vào giải trí, thì điện thoại mới của Palm sẽ dung hòa cả hai.

Bên cạnh các sản phẩm mới, hãng cũng giới thiệu nền tảng Nova, vốn được đồn đại khá lâu. Giám đốc điều hành của hãng cho biết, nền tảng mới rất dễ sử dụng.

Palm từng là một trong những nhà sản xuất smartphone lớn trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thị phần của hãng lần lượt mất vào tay các đối thủ BlackBerry, Symbian S60 và Windows Mobile do hãng chậm đối mới hệ điều hành và sản phẩm.

theo Cnet