Ứng dụng di động đang lên ngôi

Học thành công từ Apple, các nhà sản xuất khác, như Nokia, Palm hay Sony Ericsson đang phát triển ứng dụng cho di động của riêng mình.

Sony Ericsson với mô hình thu hút lợi nhuận từ di động từ dòng điện thoại Xperia.

Mô hình thu lợi nhuận từ ứng dụng cho điện thoại đã được Apple phát triển rất thành công. Thông thường, với Apple, các nhà phát triển sẽ phải trả 30% lợi nhuận cho mỗi phần mềm được tải về từ iTunes, tất nhiên là không tính các phần miễn phí.

Việc tăng cường quảng bá cho kho ứng dụng di động Ovi Store của Nokia gần đây, thậm chí ngay cả ở thị trường Việt Nam, việc kêu gọi phát triển phần mềm Việt cho điện thoại Samsung và nhất là FPT cũng đã nhảy vào cuộc với kho ứng dụng thuần Việt cho thế hệ điện thoại F-Mobile đã cho thấy mô hình thu lợi từ những ứng dụng trên điện thoại có sức hấp dẫn lớn.

Trong một buổi hội thảo cuối tháng 6, Giám đốc tiếp thị Hiroaki Kobayashi của Bộ phận truyền thông di động Sony Ericsson đã phân tích mô hình thu lợi nhuận trong lĩnh vực di động của Apple. Cụ thể, lợi nhuận đến từ ba nguồn: iPhone, phụ kiện và các phần mềm ứng dụng. Với tỷ lệ lợi nhuận tăng khá ổn định từ việc tải về. Ông này cho biết bản thân Sony Ericsson cũng sẽ xây dựng mô hình thu hút lợi nhuận từ di động theo hướng như trên. Quan hệ làm ăn với các đối tác cung cấp phụ kiện, nhà mạng và đặc biệt là các nhà phát triển phần mềm sẽ được đẩy mạnh cho dòng điện thoại thông minh Xperia mà họ đang phát triển.

Palm đang đi “tìm lại hình ảnh đã mất”.

Palm cũng không nằm ngoài xu hướng này. Vốn nổi tiếng từ những thập kỷ trước nhưng nay hãng này lại đang trên đà bị lu mờ trước sự phát triển như vũ bão của các thế hệ điện thoại thông minh đến từ các nền tảng khác nhau như Symbian, Android hay Windows Mobile… Một phần nguyên nhân là các nền tảng này được quá nhiều hãng ưu ái phát triển các phần mềm ứng dụng hỗ trợ. Chính vì thế, Palm mới đây đã xây dựng một chiến lược “tìm lại hình ảnh đã mất”. Một mặt, tung ra các chương trình khuyến mại giảm giá tới 50% cho những ứng dụng hữu ích trong kho, mặt khác, tiếp tục mời gọi các nhà phát triển phần mềm viết thêm phần mềm cho Palm và cam kết số tiền trả cho các nhà phát triển sẽ không hề bị suy giảm do chương trình khuyến mại của hãng. Động thái gần đây nhất là thay vì đòi chi phí đăng ký khoảng 50 USD cho mỗi ứng dụng, Palm đã quyết định miễn phí đăng ký, thậm chí có thể trả lại tiền phí cho những nhà phát triển đã đóng trước đây. Palm còn dự kiến sẽ mở một cuộc thi viết phần mềm trên nền C/C++với những hứa hẹn sẽ chia sẻ lợi nhuận tới hàng triệu USD cho những ứng dụng hữu ích.

Mô hình thu lợi nhuận từ ứng dụng cho điện thoại của Apple.

Với xu hướng biến điện thoại di động trở thành trung tâm giải trí và làm việc di động thay thế máy tính, không chỉ có nhà sản xuất, nhà mạng được lợi mà ngay cả người tiêu dùng cũng có lợi ích không kém. Vì khi đấy, ứng dụng phát triển ngày càng nhiều, chiếc điện thoại sẽ không đơn thuần chỉ còn là phương tiện nghe và gọi. Chẳng thế mà các trang chuyên về ảnh như Flickr, Picasa… đều bắt đầu dành riêng đất cho những ảnh chụp từ điện thoại, thậm chí còn có giải thưởng trao cho những phần mềm ứng dụng hữu ích trên điện thoại (mà hiện thời là iPhone) vì đã giúp tăng cường khả năng sáng tạo của những người yêu thích nhiếp ảnh chỉ bằng việc sử dụng camera trên điện thoại của mình.

Thị trường điện thoại: Hàng cao cấp ế, đồ giá rẻ “lên ngôi”

Nhiều cửa hàng đang lâm vào tình cảnh đìu hiu, khách ra vào lưa thưa, tồn hàng. Người mua chủ yếu chọn các sản phẩm giá trong khoảng 400.000 – 600.000 đồng.

Người tiêu dùng có xu hướng thích mua điện thoại di động tại các chuỗi siêu thị

Khảo sát của VnExpress.net tại các cửa hàng điện thoại di động trên địa bàn TP HCM cho thấy doanh số bán đã xuống rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái”. “Lượng bán ra giảm khoảng 20%, chúng tôi phải thay đổi kế hoạch kinh doanh cầm chừng mới có thể giữ vững được con số này. Nhiều nơi khác bị tụt doanh số từ 30% đến 40%”, ông Trần Quốc Dũng, chủ cửa hàng Bạch Long Mobile trên đường Trần Phú, quận 5, TP HCM, nói. Ông Dũng cũng chia sẻ, mọi năm thời điểm này họ thường “ôm” hàng rất nhiều để bán trong dịp Tết mà vẫn còn không đủ máy để đáp ứng nhu cầu thị trường. Còn hiện tại chỉ nhập cầm chừng, bán mỗi ngày khoảng hơn 30 máy.

Ông Lê Quang Vu, Phó giám đốc công ty Viễn thông A (VTA), doanh nghiệp đang sở hữu một hệ thống siêu thị điện thoại lớn tại TP HCM, cũng cho biết doanh thu của họ ước tính năm nay sẽ giảm 10% so 2007. Ngoài ra tình hình suy giảm sắp tới chắc chắn sẽ còn kéo dài. Theo ông Vu, nhiều cửa hàng nhỏ tại các tỉnh miền Tây, miền Trung thường nhập hàng phân phối của VTA đang gặp khó khăn và có nguy cơ biến mất khỏi thị trường.

Giới kinh doanh điện thoại di động cho biết vào cuối năm nay, các sản phẩm cao cấp đã ế hẳn, hầu như chỉ còn tiêu thụ được hàng rẻ tiền.

Ví dụ tại Bạch Long Mobile, trên 2/3 số sản phẩm bán chạy là điện thoại thấp cấp. Loại “hàng hiệu” tiêu thụ được chỉ có iPhone, BlackBerry 9500, Nokia N96… Từ tháng 11 đến nay, các máy này mỗi ngày chỉ bán được nhiều nhất là 5 cái.

Ở hệ thống siêu thị điện thoại VTA, điện thoại thấp cấp được tiêu thụ mạnh hơn hẳn. Vài tháng gần đây, lượng máy có giá từ 400.000 đến 600.000 đồng được tiêu thụ tăng gần gấp đôi so với tổng số của 6 tháng đầu năm. Trong số đó, hơn một nửa là hàng nhãn hiệu Trung Quốc, Thái Lan như iMobile, Wellcome, Bavapen…

Một số chuyên gia phân tích: “Biến động giá cả tăng cao nhanh chóng, lượng hàng khan hiếm là nguyên nhân làm thị trường diễn ra như hiện nay. Bên cạnh đó, sự suy thoái của nền kinh tế thế giới cũng làm ảnh hưởng lớn đến thị trường điện thoại di động trong nước”. Theo ông Trần Khoa Văn, Phó trưởng đại diện công ty nghiên cứu thị trường GfK VN, nhìn chung thị trường điện thoại di động vẫn tăng nhẹ nhưng cục diện vào cuối năm khá ảm đạm so với cùng kỳ năm trước.

Một số chuyên gia phân tích: “Biến động giá cả tăng cao nhanh chóng, lượng hàng khan hiếm là nguyên nhân làm thị trường diễn ra như hiện nay. Bên cạnh đó, sự suy thoái của nền kinh tế thế giới cũng làm ảnh hưởng lớn đến thị trường điện thoại di động trong nước”. Theo ông Trần Khoa Văn, Phó trưởng đại diện công ty nghiên cứu thị trường GfK VN, nhìn chung thị trường điện thoại di động vẫn tăng nhẹ nhưng cục diện vào cuối năm khá ảm đạm so với cùng kỳ năm trước.

Theo VnExpress