Xperia X10 có thể lại hoãn đến tháng 4

Giữa tháng Giêng, Sony Ericsson cho biết Xperia X10 sẽ bán trong tháng 2 này, tuy nhiên, máy có thể phải tới tháng 4 mới lên kệ.

X10 có thể tiếp tục bị hoãn như nhiều model khác của Sony Ericsson.

Thông tin từ các nhà bán lẻ tại Anh cho thấy, Xperia X10 sẽ xuất hiện ở quốc gia này vào tháng 4, đầu quý II/2010. Trong khi tại thời điểm ra mắt, hãng tiết lộ máy sẽ lên kệ ngay quý I.

Xperia X10 sẽ xuất hiện dành cho các khách hàng của mạng Vodafone, ngoài ra T-Mobile UK cũng có thể là tên tuổi tiếp theo phân phối. Giá bán thiết bị này chưa được công bố, tin đồn trước đó cho rằng, giá là 550 bảng Anh (610 euro hoặc 885 USD). Trong khi đó, trên một vài trang web bán hàng, X10 đặt hàng có giá 500 bảng (554 euro hoặc 800 USD).

X10 là điện thoại Android đầu tiên của Sony Ericsson, được hãng ra mắt đầu tháng 11 năm ngoái. Máy có màn hình cảm ứng 4 inch, vi xử lý Snapdragon 1GHz.

Chân dung iPhone 4G qua tin đồn

iPhone thế hệ thứ tư sẽ ra mắt trong năm nay, tuy nhiên, thời điểm xuất hiện, thiết kế và cấu hình chi tiết thì vẫn chỉ ở dạng tin đồn.

Tuần tới, một sự kiện riêng sẽ được Apple tổ chức, nơi mà một chiếc tablet cùng hệ điều hành iPhone 4.0 có thể xuất hiện. Tuy nhiên, điều các tín đồ Apple chờ đợi nhất lại là sự xuất hiện của một chiếc iPhone mới, đến sớm hơn thường lệ.

Những nâng cấp từ iPhone 3G lên 3GS chưa làm thỏa mãn những người yêu “Quả táo”, model không có khác biệt ngoại hình, giao diện, dù tính năng, cấu hình mạnh mẽ hơn. Những tin đồn về iPhone 4G xuất hiện ngay sau sự ra mắt của sản phẩm mới.

iPhone 4G vẫn chỉ là tin đồn.

Dưới đây là những tổng hợp về chân dung một chiếc iPhone mới qua tin đồn.

iPhone 4G sẽ có cảm ứng từ vỏ ngoài. Tính năng có tên là là “magic arse” được cho là copy lại thành công của chuột đa điểm Magic Mouse. Theo đó, không cần chạm lên màn hình, người dùng có thể chơi game, điều khiển iPhone mới từ ngay lớp vỏ ngoài.

Model mới sẽ sử dụng Bing là công cụ tìm kiếm mặc định. Quan hệ giữa Apple và Google ngày càng băng giá, nhất là khi Google gia nhập thị trường di động không chỉ bằng hệ điều hành, mà cả chiếc smartphone mang thương hiệu Nexus One.

BusinessWeek cho biết, công cụ tìm kiếm của Microsoft sẽ được Apple đưa vào iPhone mới, hiện cả hai bên đang thương thảo, tuy nhiên chưa rõ kết quả sẽ như thế nào.

iPhone 4G sẽ trang bị một chiếc ăng ten đa năng. Đồn thổi này dựa trên việc, Apple đã nộp bằng sáng chế về ăng ten RFID, cho phép người dùng iPhone scan các đồ vật, hay sử dụng di động như một chiếc thẻ thanh toán. Ngoài ra, tính năng mới còn giúp iPhone rung phản hồi, nhận dạng vân tay.

Model mới có thể sở hữu bộ nhớ lớn.

Bộ nhớ máy sẽ tăng lên tới 64GB. Điều này không có gì lạ, bởi Apple liên tục nâng cấp bộ nhớ di động lên hai lần qua mỗi phiên bản, từ 4 và 8GB trên iPhone 2G, 16GB của bản 3G và 3GS đã có dung lượng 32GB. Chiếc iPod Touch dung lượng 64GB cũng đã bán trên thị trường, đây là dòng máy nghe nhạc được xem là “song sinh” với iPhone.

Chiếc iPhone thứ 4 sẽ có màn hình OLED. Tin đồn iPhone có màn hình OLED xuất hiện từ trước khi 3GS ra đời, tuy nhiên Apple đã lỡ hẹn công nghệ mà Samsung sử dụng trên các di động của mình và nhận được nhiều lời khen.

Gần đây, Google đã đưa màn hình OLED lên Nexus One, nhiều người tin rằng, Apple sẽ không chịu “thua chị kém em” khi đưa công nghệ này lên iPhone, cho phép hiển thị rực rỡ, nhưng lại tiết kiệm pin hơn.

Pin iPhone mới có thể tháo rời và “khỏe hơn”. Pin không thể tháo rời là một trong những trang bị nhận được nhiều chỉ trích, có thể trong phiên bản mới, “Quả táo” sẽ cho phép người dùng tháo ra, thay thế, mặc dù, gần đây hãng liên tục trang bị pin liền cho các dòng MacBook.

Camera 5 Megapixel và đèn flash LED sẽ có trên di động mới. Trong đó, thông tin về camera 5 “chấm” xuất phát từ các nhà cung cấp Đài Loan, trang tin Digitimes cho biết, 10 triệu chiếc cảm biến 5 Megapixel đã được HTC đặt hàng, trong khi đó, thông tin từ AppleInsider cho rằng, đèn flash LED đã được “Quả táo” đặt từ Philips.

iPhone 4G với camera đàm thoại video phía trước. Đây là trang bị mà trên 3 thế hệ iPhone trước chưa có, trong khi hiện tại, phần lớn điện thoại kết nối 3G đã sở hữu trang bị này.

Cấu hình iPhone mới siêu mạnh. Nếu như HTC HD2, Nexus One có chip Snapdragon 1GHz, thì iPhone 4G có thể sở hữu chip lõi kép, cho tốc độ nhanh, đồng thời tích hợp các công cụ đồ họa, chơi game, xem video mượt mà hơn.

Thời điểm xuất hiện iPhone 4G được đồn thổi từ tháng 4 đến tháng 6. Như thường lệ, iPhone thường bán ra khoảng tháng 6, tháng 7. Tuy nhiên, các đồn thổi gần đây cho rằng, “Quả táo” có thể đưa máy ra thị trường sớm hơn, vào tháng 4.

Ngoài việc iPhone pin tháo rời, dung lượng có thể sẽ được nâng cấp, cho thời gian sử dụng nhanh hơn, điều này dựa vào khả năng tiết kiệm điện của màn hình OLED.

Model mới có thể sở hữu camera 5 Megapixel, nâng cấp so với iPhone 3GS.

Camera 5 Megapixel và đèn flash LED sẽ có trên di động mới. Trong đó, thông tin về camera 5 “chấm” xuất phát từ các nhà cung cấp Đài Loan, trang tin Digitimes cho biết, 10 triệu chiếc cảm biến 5 Megapixel đã được HTC đặt hàng, trong khi đó, thông tin từ AppleInsider cho rằng, đèn flash LED đã được “Quả táo” đặt từ Philips.

iPhone 4G với camera đàm thoại video phía trước. Đây là trang bị mà trên 3 thế hệ iPhone trước chưa có, trong khi hiện tại, phần lớn điện thoại kết nối 3G đã sở hữu trang bị này.

Cấu hình iPhone mới siêu mạnh. Nếu như HTC HD2, Nexus One có chip Snapdragon 1GHz, thì iPhone 4G có thể sở hữu chip lõi kép, cho tốc độ nhanh, đồng thời tích hợp các công cụ đồ họa, chơi game, xem video mượt mà hơn.

Thời điểm xuất hiện iPhone 4G được đồn thổi từ tháng 4 đến tháng 6. Như thường lệ, iPhone thường bán ra khoảng tháng 6, tháng 7. Tuy nhiên, các đồn thổi gần đây cho rằng, “Quả táo” có thể đưa máy ra thị trường sớm hơn, vào tháng 4.

HTC HD2 rao giá 25 triệu ở Hà Nội

Chưa có hàng, nhưng nhiều địa chỉ bán di động xách tay ở Hà Nội đã rao bán chiếc di động này ở mức 25 triệu đồng.

htc-1

Giá bán HD2 trên một trang web cửa hàng. Ảnh chụp màn hình.

Theo nhiều chủ hàng, máy sẽ xuất hiện trong vòng một tuần nữa, mức giá 25 triệu đồng chỉ là dự kiến, tuy nhiên, các model đầu tiên xuất hiện sẽ cao hơn, xấp xỉ 30 triệu đồng. “Bên mình đã đặt hàng, máy dự tính về từ 26/10, nhưng đến nay vẫn chưa có”, một quản lý cửa hàng trên đường Trung Hòa (Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết.

Không khí chờ đón chiếc Windows Mobile màn hình cảm ứng đa điểm đầu tiên đang “nóng” dần lên trong giới dùng smartphone, PDA phone, trên các diễn đàn công nghệ. Nguyễn Tuấn Anh (Đống Đa – Hà Nội) hào hứng, “mình thích Windows Mobile từ thời O2, và bây giờ là HTC, HD2 là đích nhắm của mình từ khi có tin đồn”.

Tuy nhiên, mức giá trên 25 triệu đồng được phần đông người dùng cho là cao so với đa phần smartphone đang bán ở Hà Nội. “Tôi nghĩ khoảng 16 đến 18 triệu là hợp lý, máy đầu tiên về sẽ đắt, nhưng vài tháng chắc chắn giảm giá, iPhone 3GS ban đầu xuất hiện cũng như vậy”, anh Tuấn Anh nhận xét.

htc-2

HD2 là siêu phẩm với nhiều trang bị mạnh mẽ. Ảnh: Mobile-review.

Trong khi đó, một vài người cho biết, họ sẽ sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu model này, “Giá ban đầu có thể cao, nhưng HD2 ngang bằng với một chiếc Nokia Carbon Arte, tính năng vượt trội iPhone 3GS, không cần bẻ khóa, sở hữu các công nghệ tối tân, theo tôi đây vẫn là siêu phẩm đáng mua”, một người dùng có thâm niêm trong giới chơi PDA phone ở Hà Nội giấu tên cho biết.

Dù chưa có hàng, nhưng việc nhiều cửa hàng đã rao giá bán không phải là hiếm. Trước đây, nhiều model “hot” như Nokia N97, HTC Diamond 2, Palm Pre… cũng được các chủ hàng treo giá trước, nhưng cả tuần, thậm chí gần một tháng sau di động này mới bắt đầu xuất hiện.

Một chủ cửa hàng trên đường Thái Hà cho rằng, đây là cách các cửa hàng quảng cáo, ngoài ra nhiều nơi có thể đã tìm được nguồn hàng, đăng tin để người mua đặt trước.

Theo SH

Web cho điện thoại di động – chưa đáp ứng được nhu cầu

Website trên toàn thế giới ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, Tuy nhiên, có một mảng mà nhiều nhà cung cấp đang bỏ qua : website cho điện thoại di động. Có một thị phần không nhỏ và lượng người dùng liên tục tăng, tuy nhiên mảng website cho điện thoại di động vẫn còn đang khá im ắng và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó.

0pera-1

Liên tục có lỗi, tốc độ chậm, không tương thích… là những phàn nàn thường xuyên của người sử dụng điện thoại di động để truy cập website.

Kết quả từ một cuộc điều tra gần đây của Gomez, Inc những người sử dụng điện thoại để truy cập Internet : hầu hết người sử dụng cảm thấy không hài lòng với chất lượng của website truye cập từ điện thoại của mình.

Cũng theo kết quả điều tra từ Gomez, có đến 50% người được hỏi chắc chắn sẽ truy cập web từ di động thường xuyên hơn nếu tốc độ truyền tải và chất lượng các trang được cải thiện.

0pera-2

Nhu cầu truy cập web bằng điện thoại liên tục tăng trong những năm qua do sự phát tiển của cộng nghệ sản suất, tốc độ đường truyền, sự tiện dụng nó mang lại cho người sử dụng nhưng còn một miếng ghép cuối cùng để bức tranh này trở nên hoàn hảo chính là những nhà phát triển website

Theo XHTT

Hào hứng lẫn thất vọng với 3G

Nhiều người hào hứng với dịch vụ 3G mà VinaPhone mới khai trương, tuy nhiên, sóng chỉ xuất hiện một vài địa điểm trung tâm.

3g1-1

Nhiều người hào hứng với 3G. Ảnh: Quốc Huy.

Chiều 12/10, Vinaphone chính thức công bố khai trương dịch vụ 3G, khách hàng của nhà mạng này bắt đầu được sử dụng kết nối băng thông rộng từ 0 giờ ngày 13/10. Có 5 gói cước khác nhau, ít nhất là thuê bao 10.000 đồng trong 30 ngày, với giá 15 đồng mỗi 10Kb đến gói không giới hạn 300.000 đồng một tháng, người dùng có thể đăng ký thông qua tin nhắn.

Thức tới gần 2 giờ sáng để nhắn tin, cảm nhận chất lượng của dịch vụ 3G, nhưng phải đến sáng 13/10, anh Trần Đức Quang (Đống Đa, Hà Nội) mới thấy ký tự 3G hiển thị trên chiếc Nokia E71 của mình. “Chất lượng tải bài hát ngang bằng Wi-Fi, lướt web, xem video nhanh và mượt lắm”, anh Quang hào hứng.

Thường xuyên đi công tác, nên anh Nguyễn Hà (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhắn tin, đăng ký hẳn gói U7, 300.000 đồng mỗi tháng và không giới hạn dung lượng để có thể lướt web, gửi mail trên điện thoại lẫn laptop có khe gắn SIM 3G. Buổi sáng, ngồi uống cafe cùng bạn bè trên đường Trần Hưng Đạo, anh Hà cho biết, hoàn toàn hài lòng với tốc độ trên điện thoại lẫn laptop của mình.

3g-2
Điện thoại 3G xuất hiện nhiều tại các cửa hàng. Ảnh:Quốc Huy.

Tuy nhiên, đến chiều, khi có việc đi xuống Hà Nam, tâm trạng anh Hà lại ở chiều ngược lại. “Mình đang tải Google Maps để xem định vị toàn cầu GPS, nhưng chỉ ra đến đường Giải Phóng, giáp ranh ngoại thành, sóng 3G đã hoàn toàn biến mất, cả buổi chiều không hề có một ‘giọt’ sóng nào để mở e-mail, đành dùng lại GPRS”, anh Hà cho biết.

Không chỉ anh Hà, rất nhiều người dùng ở Hà Nội cũng chung cảm giác, “mình nhắn tin, liên lạc với tổng đài, nhưng sóng 3G vẫn không có”, anh Hải Minh, làm việc tại khu Trần Duy Hưng – Cầu Giấy cho biết. Phải đến khi anh Minh có việc đi lên Kim Mã, sóng 3G mới xuất hiện.

Không chỉ ở Hà Nội, tại TP HCM, nhiều người dùng phải ánh sóng 3G chỉ có mặt tại một vài địa điểm trung tâm. Theo thông báo của Vinaphone, trong năm nay, nhà mạng này phát triển 3G tại 13 tỉnh thành, phải đến năm sau 3G mới phủ sóng toàn quốc.

“Tôi nghĩ, một khi khai trương dịch vụ, Vinaphone phải đảm bảo nhu cầu online thường xuyên cho khách hàng, chứ nơi có, nơi không như thế này thì đăng ký cũng bằng không”, anh Nguyễn Hà nhận xét.

3g-3

Điện thoại bán chạy tại các cửa hàng không phải là các model có kết nối 3G. Ảnh: Quốc Huy.

Những ngày gần đầy, 3G là đề tài được bán tán nhiều nhất trong giới dùng điện thoại và cả trên các diễn đàn công nghệ. Tuy nhiên, tại các cửa hàng, siêu thị, chưa nhiều người hỏi mua điện thoại 3G. Hầu hết các model bán được vẫn là điện thoại giá rẻ, một quản lý bán hàng trên đường Thái Hà cho biết, “khách hàng vẫn nghĩ 3G là đàm thoại video, mà điện thoại người thân, bạn bè họ toàn giá rẻ, nên nếu có gọi cũng không sử dụng được”.

Đang chọn mua di động tại cửa hàng Thế Giới Di động (Thái Hà, Hà Nội), anh Nguyễn Văn Long (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, mình chỉ mua di động nghe gọi, còn nếu lướt web, thì đã có Wi-Fi, máy tính, “bây giờ quán cafe nào cũng có thể vào mạng không dây miễn phí”.

Khác với anh Long, Nguyễn Thế Sơn (sinh viên trường ĐH Giao thông Vận tải) vừa mua chiếc Nokia E63 cho biết, “bạn bè trong nhóm mình giờ nếu có mua thì phải chọn 3G, có 3G thì mới lướt web, xem phim, tải nhạc mọi lúc mọi nơi được”.

Tại các trung tâm dịch vụ khách hàng Vinaphone, không nhiều người đến để tư vấn, hỏi về dịch vụ 3G. Phần lớn khách hàng là sinh viên, đến để đăng ký SIM miễn phí do nhà mạng này khuyến mại.

Theo SH

“Nhập nhằng” điện thoại 2 SIM

Nhu cầu cân bằng các mối quan hệ giữa công việc và cá nhân khiến nhiều người bắt đầu quan tâm đến một chiếc điện thoại có khả năng sử dụng hai SIM hơn là giải pháp sử dụng cùng lúc hai máy điện thoại như trước đây. Hiện nay, tại thị trường chính hãng có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ hai SIM, tuy nhiên, hầu hết đều có nguồn gốc từ những thương hiệu nhỏ.

custormer

Khách hàng đang tư vấn hỏi mua điện thoại di động 2 SIM. (Ảnh: H.Đ)

Sân chơi của thương hiệu nhỏ

Trước đây, khi có nhu cầu mua máy điện thoại hai SIM để tiện việc liên lạc, người tiêu dùng không khỏi lo ngại vì hầu hết các điện thoại này đa phần có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc là các mặt hàng trôi nổi. Cho đến thời điểm này, dù hầu hết các sản phẩm điện thoại hai SIM vẫn có “lý lịch” từ Trung Quốc, nhưng người tiêu dùng có thể tạm yên tâm hơn vì chất lượng và chế độ bảo hành của các sản phẩm này khi mua tại các hệ thống siêu thị lớn và uy tín.

Hiện nay, trên thị trường chính hãng, hơn 90% sản phẩm điện thoại di động hai SIM có nguồn gốc từ các thương hiệu nhỏ như: K-Touch, Bavapen, Mobell, WellcoM, Cayon, I-Talk,… Tuy nhiên, không phải các model điện thoại nào được quảng cáo là hai SIM đều có thể hoạt động hai SIM song song cùng một lúc. Thực tế vẫn có những model tại mỗi thời điểm chỉ sử dụng được một SIM duy nhất, để sử dụng SIM thứ hai đòi hỏi người dùng phải thực hiện thao tác chuyển trạng thái hoạt động giữa hai SIM.

Một trong những những ưu điểm của dòng sản phẩm này là kích thước nhỏ gọn, kiểu dáng bắt mắt, đặc biệt là giá cả rất cạnh tranh. Chỉ khoảng 1 – 2,5 triệu đồng người dùng đã có thể sở hữu một máy điện thoại hai SIM với những tính năng giải trí đi kèm như: nghe nhạc, xem phim, chụp ảnh, màn hình cảm ứng,…

Số liệu kinh doanh của hệ thống Thegioididong.com cho thấy, sản phẩm hai SIM của các thương hiệu nhỏ đang chiếm một thị phần khá lớn, hơn 30% số lượng máy bán ra toàn hệ thống, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Những sản phẩm có thiết kế thanh lịch, đẹp, tính năng đa dạng, giá mềm (dưới 1,5 triệu),… là những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.

Những sản phẩm bán chạy nhất hiện nay bao gồm: Cayon C308, E520, C350; Mobell M220, M210; K-Touch B858, A665, B2202, A610,… Theo một nhân viên bán hàng, các sản phẩm điện thoại hai SIM như Mobell, K-Touch, WellcoM, Q-mobile,… luôn thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng nhờ vào kiểu dáng thời trang, tính năng giải trí đa dạng, giá mềm. Do các thương hiệu này còn tương đối mới nên tất cả những sản phẩm nhập về đều được kiểm tra và dán tem trước khi đem ra bán cho khách hàng.

Trong khi các thương hiệu nhỏ “làm mưa làm gió” trên thị trường với hàng trăm mẫu mã đủ chủng đủ loại thì các thương hiệu lớn lại hầu như không có bất kỳ sản phẩm hai SIM nào trừ một số model ít ỏi của Samsung, Acer,… Tuy nhiên, những sản phẩm này có giá thành khá cao, từ 3 triệu đồng trở lên, do đó rất kén khách.

2 sim-2

Một mẫu điện thoại 2 SIM. (Ảnh: H.Đ)

Chất lượng: tiền nào của đó!

Dùng được hai SIM với giá rẻ, đó là đặc điểm duy nhất thu hút khách hàng của những dòng máy này. Tuy nhiên, nhiều người dùng sau khi mua và sử dụng rồi mới vỡ lẽ nhiều điều. “Trước đây, tôi có dùng điện thoại của hãng Malata, nhưng chỉ sử dụng được 6 tháng thì nguồn hay chập chờn. Mặc dù có đi bảo hành nhiều lần nhưng ‘bệnh cũ’ vẫn tái diễn. Tôi quyết định chuyển sang dùng thử điện thoại 2 SIM của hãng khác thấy chất lượng tạm ổn. Tuy nhiên, việc sử dụng một điện thoại hai SIM dễ làm tôi bị lộn tin nhắn giữa người này và người khác do thiết lập trong máy khá rắc rối.”- anh Dũng, Giám đốc Công ty bất động sản Mỹ Hào cho biết.

Chia sẻ kinh nghiệm dùng điện thoại hai SIM khá “xương máu” của mình, một người dùng tên Quang kể: “Sử dụng điện thoại 2 SIM đôi khi còn mang tính may rủi. Tôi có dùng thử điện thoại K-Touch vì thấy máy có nhiều tính năng giải trí, màn hình cảm ứng lớn, đặc biệt là máy ảnh số lên đến 5 ‘chấm’ mà giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, vừa mua về được vài ngày máy đã bị lỏng phần khớp nắp đậy pin phía sau nên phải đem đi bảo hành”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết hầu hết các lại máy này đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Các nhà phân phối tại Việt Nam sang mua linh kiện giá rẻ từ các cửa hàng ở Trung Quốc rồi in thương hiệu của mình lên sản phẩm, sau đó nhập về Việt Nam và bán ra thị trường.

Một số thương hiệu có nhà phân phối rõ ràng, có chế độ bảo hành và hậu mãi. Với các thương hiệu này, để cạnh tranh, họ đều phải chạy theo số lượng và mẫu mã nhằm thu hút khách hàng, hơn là nâng cao chất lượng máy. Nhân viên bảo hành tên Ánh của một hãng điện thoại tại Q1, TP.HCM cho biết: “Các máy đem đến bảo hàng thường rơi vào các ‘bệnh’ như: hư dây nguồn làm ảnh hưởng đến màn hình, loa, bộ rung. Chất lượng màn hình chưa được tốt lắm, thường xảy ra tình trạng bể màn hình do bị cấn. Bệnh không nhận hai SIM cũng khá nhiều…”.

Vòng đời của những chiếc máy này cũng khá ngắn, chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt, bán hết lô hàng, nhà phân phối liền bỏ mẫu và giới thiệu những mẫu điện thoại mới, đẹp hơn với giá rẻ hơn. Vì vậy, thực khó mà tìm mua linh kiện thay thế hay sửa chữa khi bị hư hỏng. Tuy nhiên, người dùng cũng không mấy quan tâm vì giá thành quá rẻ, chỉ cần sử dụng trung bình khoảng một năm rồi bỏ cũng không tiếc.

Theo phân tích của Giám đốc kinh doanh một siêu thị bán lẻ ĐTDĐ, người dùng hiện nay dễ dàng nhận thấy thị trường Việt Nam xuất hiện tràn lan các mẫu điện thoại hai SIM của những thương hiệu rất lạ. Trong khi đó, những thương hiệu quen thuộc như Nokia, Motorola, Sony Ericsson,… gần như vắng bóng. Điều này dễ hiểu bởi mức chênh lệch giá giữa các thương hiệu này khá lớn, có khi một chiếc ĐTDĐ hai SIM của Samsung có giá gần bằng 3 chiếc ĐTDĐ hai SIM của một thương hiệu lạ.

Hơn nữa, đa số người dùng lại ham rẻ, thậm chí có người biết chất lượng không bền nhưng vẫn mua dùng vì “để xài SIM khuyến mãi của các nhà mạng” hay “xài một thời gian rồi đổi điện thoại mới, không mất bao nhiêu tiền”. Thương hiệu của những chiếc điện thoại hai SIM hiện nay đều rất lạ tai, người dùng chỉ mới nghe đến lần đầu, không mấy ai rành về xuất xứ của nó. Thế nhưng người dùng chỉ cần biết giá rẻ, nhiều tính năng và mua. Chất lượng của nó thì chẳng ai quan tâm và có lẽ cũng không cần quan tâm bởi “tiền nào của nấy”!

Theo TTCN

Hài hước bên lề ‘online đẳng cấp N97’

Sự kiện” online đẳng cấp N97″ để quảng bá chiếc N-series cảm ứng đầu tiên cũng có những tình huống “dở khóc, dở cười”.

wifi-1

Wi-Fi tại các quán cafe không ổn định khiến các thí sinh toát mồ hôi. Ảnh: Quốc Huy.

Trục trặc đầu tiên là kết nối Wi-Fi tại các quán cafe. Mặc dù các máy đều trang bị SIM đã kết nối GPRS/EDGE trên sóng di động, tuy nhiên, để tận dụng tốc độ cao hơn, Wi-Fi tại các quán cafe vẫn là sự lựa chọn.

Tại cafe Paramount (Nguyễn Chí Thanh), trong vòng thi tải hình nền và cài lên N97, chương trình đang chạy, bỗng dừng lại vì tốc độ download quá chậm, mạng Wi-Fi của quán bị trục trặc. Sau hơn một phút, các thí sinh đã hoàn thành đầy đủ các thao tác, chỉ chờ hình nền tải về, tuy nhiên dung lượng tải vẫn bằng không. Các thí sinh lo lắng, người giơ máy cao đón sóng, người lùi ra phía sau để… tránh xung đột đường truyền với đối thủ, tuy nhiên sóng Wi-Fi vẫn không nhúc nhích.

Kỹ thuật viên của quán lập tức kêu gọi những người dùng laptop ngừng kết nối, nhường “sóng” cho người dự thi. Cuối cùng, phần dự thi cũng kết thúc, hình nền tải từ kho Ovi cũng vào máy, thí sinh chiến thắng chắc chắc là người may mắn nhất bởi được Wi-Fi… ưu ái hơn.

n97-27

Lại Nguyên Khôi chiến thắng trong phần thi lại. Ảnh: Quốc Huy.

Tình huống hài hước thứ hai là việc nhầm lẫn trong thực hiện nhiệm vụ. Ở bài thi cài widgets báo điện tử VnExpress và đọc bài viết mới nhất về sự kiện này, sau gần một phút, thí sinh Lại Nguyên Khôi đã hoàn thành xong, ban tổ chức công bố Khôi là người chiến thắng.

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại trên trang Vi Tính của VnExpress, bài viết trên máy của Lại Nguyên Khôi không phải là mới nhất, vì thế, phần thi lại phải thực hiện lại. Tuy nhiên, giống như lần một, Khôi cũng là người về đầu với bài viết đúng như yêu cầu của ban tổ chức.

n97-31

“Oẳn tù ti” để xem ai là người chơi. Ảnh: Quốc Huy.

Đông người chơi cũng khổ, mà ít người tham dự cũng vất vả cho ban tổ chức. Theo lịch trình, 3 giờ chiều, phần thi tại quán cafe Paramout sẽ diễn ra, tuy nhiên đến giờ mà số thí sinh tham gia có mặt rất ít. Trong khi đó, trong kịch bản thì xe Limousine chở hoa hậu Mai Phương Thúy và người chiến thắng buổi sáng sẽ có mặt khi cuộc thi bắt đầu và người chơi đến đầy đủ.

Cuộc thi chưa thể bắt đầu, xe không thể đến địa điểm được dù đã xuất phát. Tình huống hài hước này buộc chiếc Limousine sang trọng phải lượn lờ qua quán, chạy xuống Trần Duy Hưng, quay lại lên Nguyễn Chí Thanh. Cánh phóng viên chờ Hoa hậu cũng thấp thỏm vì thấy xe lượn qua lượn lại mà không đi vào, sau đi biến đâu mất. Tuy nhiên, cuối cùng người chơi cũng đến đầy đủ sau gần 30 phút, cuộc thi tại đây cũng diễn ra suôn sẻ.

Không khi tại My Way vào lúc 7 giờ tối có phần trái ngược ở Paramout. Sức hút từ việc sở hữu chiếc di động “khủng” đã tập trung rất nhiều fan của Nokia có mặt. Người chơi đông, hào hứng, ai cũng muốn tham gia vào vòng một và 2 (do hai vòng này không giới hạn lượt chơi) để lọt vào top 5 người chơi tranh giải nhất ở vòng 3.

n97-41

Tranh thủ chụp ảnh cùng Hoa hậu. Ảnh: Quốc Huy.

Thường ở các địa điểm trước, thí sinh giơ tay tham gia các vòng vừa đủ 7 người một đội, tuy nhiên tại My Way, người giờ tay lại vượt quá con số trên. Ban tổ chức buộc phải cho các thí sinh về bàn ngồi, sau hiệu lệnh ai lên trước thì được tham gia, thế mới có tình trạng tranh nhau lên sân khấu.

Tuy nhiên, số lượng các thí sinh ồ ạt chạy lên cùng lúc gây tình trạng “dở khóc dở cười”. Cuối cùng ban tổ chức buộc phân định người chơi bằng cách “oẳn tù tì”.

“Online đẳng cấp N97” tại Hà Nội thu hút người chơi cũng bởi sự có mặt của Hoa hậu Việt Nam 2006 – Mai Phương Thúy. Từ sáng đến tối, hầu như lúc nào cũng có người xin chụp ảnh chung với người đẹp. Đến cả nhân viên quán cafe cùng dùng di động, xin đứng cạnh, may mắn là Hoa hậu cũng rất sẵn lòng, nụ cười luôn thường trực trên môi, và hầu như không từ chối bất cứ ai chụp ảnh chung.

Theo SH