Sony Ericsson T700, thanh lịch và đa tài

Với thân máy mỏng, gọn nhẹ, sản phẩm kế thừa được nhiều ưu điểm từ tiền thân T650 có lớp vỏ bằng kim loại và bàn phím đặc trưng.

Vỏ máy bằng kim loại sáng bóng đặc trưng của Sony Ericsson tạo nên sức cuốn hút cho thương hiệu này. T700 có kích thước 104 x 48 x 10 mm và nặng chỉ 78 gram. Thông số khá lý tưởng và nhỏ nhắn cho một chiếc điện thoại di động nằm trong tầm tay. Màn hình 2 inch hỗ trợ độ phân giải 240×320 pixel với khả năng hiển thị 256.000 điểm ảnh thể hiện độ tương phản tốt và có thể nhìn rõ ngay cả dưới ánh sáng mặt trời.

sony-ericsson

Thiết kế bàn phím nhỏ gọn tương tự như W980 nhưng được cải tiến để có độ nhấn mềm mại và dễ dàng hơn. Phím điều hướng D-pad và Call, End có hình dáng vuông và hơi nhô lên để tránh việc ấn nhầm. Giao diện máy khá quen thuộc với người sử dụng và không thay đổi nhiều so với W980

Được thiết kế với nhiều tính năng hỗ trợ cho doanh nhân, máy nổi bật với chức năng quản lý tin nhắn được lưu tại bộ nhớ trong hoặc thẻ nhớ ngoài theo thứ tự ngày, dung lượng và số điện thoại. Khả năng chuyển đổi linh hoạt giữa tin nhắn SMS và MMS (tin nhắn đa phương tiện) được hỗ trợ qua các tùy chọn trên Email client. Khả năng chia sẻ và điều khiển (remote) với máy tính cá nhân của bạn qua giao diện không dây BlueTooth.

Được kế thừa công nghệ âm thanh tuyệt đỉnh Walkman của Sony, trình nghe nhạc Music Player 3.0, có giao diện Media tự động thay đổi theo chủ đề và được thiết kế khá đẹp. Chất lượng âm thanh sống động và trong trẻo nổi trổi so với nhiều dòng nghe nhạc khác nhờ bộ chỉnh tăng âm Megabass và stereo mở rộng. Máy hỗ trợ nhiều định dạng tập tin, bao gồm MP3, AAC, AAC+, E-AAC+, WAV, WMA, M4A và MIDI.

Camera đi kèm 3.2 megapixel cùng đèn Flash LED cho hình ảnh đẹp. Nếu so cùng nhiều điện thoại trên 3 megapixel hiện nay, hình ảnh T700 tạo ra sắc nét hơn rất nhiều.Các tính năng nổi bật từ dòng Cyber-shot đều được tích hợp trong dòng máy này với bộ công cụ tiện ích cho việc kiểm soát chế độ chụp, cảnh, kích thước ảnh… Máy còn có khả năng quay video ở tốc độ 15 khung hình mỗi giây với định dạng Mp4 độ phân giải QVGA (240 x 320 pixels).

Thư viện ảnh lưu giữ những bức hình chụp từ máy, hỗ trợ upload và đánh dấu file. Mục Lastest Photo giúp xem nhanh những bức ảnh mới nhất. Camera Album chia thành 12 mục tương ứng với 12 tháng, rất tiện cho việc truy xuất.

Ngoài trình duyệt quen thuộc OperaMini, máy hỗ trỡ Access NetFront 3.4 chuyên dùng cho máy Sony với các tính năng: chế độ toàn màn hình và một số chế độ xem khác như: toàn cảnh, chỉ có văn bản, Pan và Zoom, phóng to trang.

Khả năng kết nối khá mạnh với hỗ trợ đầy đủ GSM/GPRS/EDGE và 3G. Ngoài ra, Bluetooth có hỗ trợ A2DP cho phép nghe nhạc với tai nghe stereo không dây. Kết nối USB 2.0 có 4 chế độ: trao đổi dữ liệu, sử dụng điện thoại như một modem, đồng bộ hóa với Window Media Player và máy in.

Từ khi vừa được giới thiệu hồi tháng 8/2008, T700 đã tạo nên cơn sốt trong cộng đồng người sử dụng trong nước. Hầu như không nhiều cửa hàng có đủ các mẫu cho máy. Các đại lý vẫn đang chờ đợt hàng mới để cung cấp đủ cho khách. Theo thông tin từ nhà phân phối từ giữa tháng 3, sẽ có T700 vỏ màu hồng trẻ trung và thanh lịch sẽ có mặt tại VN.

Trong dịp lễ 8/3 sắp tới CMC Distribution – nhà phân phối của Sony Ericsson – dành cho khách hàng nhiều khuyến mãi khi sắm các dòng điện thoại mới. Theo đó, trong thời gian từ 2/3 – 8/3, 100 khách hàng đầu tiên mua T700 hoặc Sony Ericsson F305 sẽ được tặng ngay 1 cặp vé xem phim “Cuộc chiến nàng dâu” tại Megarstar vào ngày 8/3.

Máy hiện T700 của Sony Ericsson đang có giá công bố khoảng 4.5 triệu tại thị trường Việt Nam.

Tháng của ‘dế’ giá rẻ

Tháng hai, các hãng điện thoại đều đưa vào thị trường những model tầm 3 triệu đồng vì xu hướng người mua đang nhắm vào hàng giá rẻ.

Sau Tết, lượng điện thoại mới “về nước” ít hơn hẳn. Phần lớn các model mới xuất hiện trên thị trường chỉ tầm 3 triệu đồng, trong đó cao nhất là Sony Ericsson T700 (4,6 triệu đồng).

ks360-1

KS360 mẫu di động giá rẻ dành cho tuổi teen. Ảnh: Gsmarena.

Tháng này, Nokia, SamsungMotorola không tập trung vào tầm trung và cao cấp mà nhường sân chơi này cho LG và Sony Ericsson.

Hai mẫu di động mới của liên minh Nhật Bản – Thụy Điển là T700 (giá 4,6 triệu đồng) và F305 (3,4 triệu đồng). T700 là di động thời trang, kế tục chiếc “mặt nạ đen” T610 đã xuất hiện từ mấy năm trước. F305 sở hữu chức năng mới – chơi game chuyển động.

LG đưa ra thị trường Việt Nam 3 mẫu máy có mức giá gần bằng nhau. Đáng chú ý là KP500 với màn hình cảm ứng, giá gần 4 triệu đồng và KS360, model dành cho tuổi teen, những người hay nhắn tin với bàn phím QWERTY. Máy có giá 3,3 triệu đồng. Chiếc điện thoại thứ ba là KF350, giá bán bằng KS360 nhưng có nắp gập, camera 3,2 Megapixel và mạnh về chơi nhạc, bắt sóng FM.

t610-2

Một model xem TV giá rẻ của Q-mobile. Ảnh: Quốc Huy.

Dưới 3 triệu đồng trở xuống, là cuộc chơi của các thương hiệu giá rẻ như E-touch, Malata, Q-mobile. Hai model đắt hơn cả là E-touch MB68 (2,8 triệu đồng) với màn hình cảm ứng, máy ảnh 3,2 Megapixel và Malata HL88 (2,6 triệu đồng) cũng có màn hình chạm nhưng chạy hai SIM.

Mức giá thấp hơn, Q-mobile giới thiệu gần 10 mẫu máy mới. Model giá rẻ có Q10, Q120 (giá khoảng 6 đến 700.000 đồng), cao hơn một chút là F22, F252 (1,3 đến 1,6 triệu đồng), T630 xem TV (2,4 triệu đồng). Ngoài ra, Malata đưa ra thị trường HL79 (1,5 triệu đồng) và HL39 (1,1 triệu đồng), cả hai đều chạy hai SIM, hỗ trợ chơi nhạc.

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất trên phân khúc giá rẻ lại là Nokia 1202 (590.000 đồng) và LG KP199 (1,8 triệu đồng). Chiếc di động duy nhất của Nokia ra mắt tháng hai được xem là sản phẩm kế thừa 1110i và 1200 đã từng rất thành công trước đó. Còn KP199 của LG thừa hưởng các tính năng chơi nhạc, bắt sóng FM của KG195.

Chọn điện thoại Sony Ericsson

Điện thoại Sony Ericsson có 4 dòng chính: Walkman – chơi nhạc; Cyber-shot – chụp ảnh; series P, G, X – lướt web và dòng phổ thông đa mẫu mã, nhiều màu sắc.

Sony Ericsson T610 nổi danh một thời với biệt danh “Mặt nạ đen”. Ảnh: Gsmarena.

Thành lập vào tháng 10/2001, Sony Ericsson là sự hợp tác 50-50 giữa tập đoàn điện tử dân dụng khổng lồ Sony và công ty viễn thông Thụy Điển Ericsson. Trước khi bắt tay với nhau, cả hai công ty đều kinh doanh mặt hàng điện thoại di động nhưng không thành công. Sony thì dựa trên nền tảng đồ dân dụng của mình còn Ericsson thì tập trung vào chuyên môn viễn thông.

Để thoát khỏi cái bóng của chính mình, Sony Ericsson đã cho ra đời loạt sản phẩm đầu tiên: T68i (tháng 3/2002) – được thiết kế lại từ Ericsson T68. Một trong những model thành công nhất trong những ngày đầu thành lập là chiếc mobile T610 có gắn camera, màn hình màu, kết nối Bluetooth và phím điều hướng navigation. Tháng 8/2005, các sản phẩm của Sony Ericsson bắt đầu phát triển và đi thành từng dòng riêng biệt, từ Walkman W800i, tới Cyber-shot K800i. Các model này được chia thành 4 dòng chính: âm nhạc, chụp ảnh, lướt web và thời trang.

Về phần mềm, tháng 2 năm ngoái, Sony Ericsson đã giành được công nghệ UIQ – dựa trên nền hệ điều hành Symbian – sử dụng trong một loạt điện thoại thông minh của mình như M600i, W960i và G900. 8 tháng sau, Motorola đã mua lại 50% công nghệ này. Ngoài UIQ, Sony Ericsson cũng đã thử nghiệm nền Window Mobile với việc ra mắt Xperia X1 trong năm nay.

Dòng diện thoại chơi nhạc – Walkman phone

W800i là chiếc điện thoại Walkman đầu tiên. Ảnh: Alibaba.

Chiếc điện thoại Walkman đầu tiên, W800i ra mắt vào tháng 8/2005. Một trong những điểm nổi bật của dòng này là thiết kế các nút Walkman – chuyên chơi nhạc, gần đây là những tính năng mới, như Shake Control- chuyển bài bằng cách lắc nhẹ điện thoại hay SendMe- phần mềm giúp sắp xếp các ca khúc tùy theo tâm trạng. Sony Ericsson cũng đã giới thiệu dịch vụ âm nhạc PlayNow vào tháng 9.

Hiện tại chưa có chiếc điện thoại Walkman nào có tích hợp giắc cắm audio 3,5 mm.

Model nổi bật của dòng là W980i – một trong những dế Walkman tích hợp tính năng Walkman-on-Top, cho phép người dùng kiểm soát âm nhạc mà không cần mở máy. Điện thoại có bộ nhớ trong lên tới 8 GB. W960i được trang bị màn hình cảm ứng cùng bộ nhớ trong tới 8 GB. Đây cũng là chiếc điện thoại Walkman đầu tiên có kết nối Wi-Fi. R306 không mang nhãn hiệu Walkman nhưng lại bắt sóng FM và AM khá nhạy. Điện thoại giá rẻ nhưng lại có loa stereo thể hiện âm thanh lớn.

Dòng điện thoại chụp ảnh – Cyber-shot phone

C905 là điện thoại nổi bật của dòng Cyber-shot. Ảnh: Mydigitalife.

Việc sử dụng cái tên Cyber-shot cho dòng sản phẩm của Sony Ericsson như một “bài tập” về thương hiệu. Chiếc mobile Cyber-shot đầu tiên, K750i, ra mắt vào tháng 3/2005. Không chỉ là cái tên, điều thực sự làm chiếc điện thoại này trở nên nổi bật và có thể cạnh tranh trên thị trường chính là các phím chụp ảnh được thiết kế tương tự như trên máy ảnh kỹ thuật số.

Một điều dễ thấy và cũng giúp dòng Cyber-shot “ăn điểm” chính là công nghệ tự động kích hoạt camera khi mở nắp che ống kính. Giờ đây, với sự phát triển của ngành công nghiệp điện thoại di động, người dùng có thể tìm thấy ở những chiếc Cyber-shot phone một số tính năng đáng giá, như nhận diện khuôn mặt, ổn định hình ảnh số, geo-tagging, chỉnh sửa hình ảnh tích hợp và khả năng upload hình ảnh trực tiếp lên các trang web chia sẻ cộng đồng. Model cuối cùng của dòng K là K850i, sau đó dòng này được đổi tên là dòng C với hai model đầu tiên là C702, C902 và gần đây nhất là C905.

C905 là “lá cờ đầu” của dòng Cyber-shot trong năm 2008. C905 được trang bị cả đèn LED và flash XENON giống như K850i. Tuy nhiên, chiếc điện thoại này nổi bật hơn hẳn các model thuộc dòng Cyber-shot ở chỗ camera của nó lên tới 8 Megapixel. Đây cũng là chú dế chụp ảnh hiệu Sony Ericsson đầu tiên được trang bị Wi-Fi.

K850i là chiếc điện thoại di động đầu tiên của Sony Ericsson hỗ trợ cả đèn LED và Xenon. Máy cũng được trang bị khe cắm mở rộng, hỗ trợ hai loại thẻ Memory Stick Micro và MicroSD.

Dòng điện thoại cho dân mê lướt web

“Siêu dế” Xperia X1. Ảnh: Sony Ericsson

Điện thoại trong phân khúc này được thiết kế để người dùng có thể sử dụng mọi tính năng như trên PC. Các model này có khả năng quản lý thông tin cá nhân (PIM) mạnh mẽ.

Trước đây, lĩnh vực này là “địa bàn” của các P – series với đặc điểm là bàn phím QWERTY. Gần đây, Sony Ericsson đã giới thiệu thêm một số model nữa vừa được trang bị màn hình cảm ứng vừa có bàn phím QWERTY như G900 và G700. Cả hai model này đều có thiết kế thanh bar cổ điển.

Đại diện của dòng này là chiếc Xperia X1 đình đám. Chỉ có một từ để diễn tả “siêu dế” này – hoàn hảo. Không chỉ là chiếc điện thoại đầu tiên của Sony Ericson chạy trên nền Window Mobile, X1 còn là model đầu tiên hỗ trợ giắc âm thanh 3,5 mm và màn hình WVGA.

G900 là bản nâng cấp của G700, bổ sung thêm tính năng hỗ trợ Wi-Fi và một camera độ phân giải lên tới 5 Megapixel cùng khả năng tự động lấy nét.

Dòng điện thoại thông dụng

Sony Ericsson T700 chỉ mỏng 10 mm. Ảnh: Letsgodigital

Các mobile không thuộc dòng Walkman, Cyber-shot hay smartphone kể trên là điện thoại thông thuộc. Ở phân khúc này, mẫu mã đa dạng hơn – từ dạng thanh tới trượt rồi gập; màu sắc phong phú hơn, vỏ bóng hoặc trơn. Có thể tạm thời chia như sau: các mode bắt đầu bằng ký tự T là máy thời trang; F – hỗ trợ chơi game; J – dòng cấp thấp; Z- chuyên dáng gập.

Đáng lưu ý ở dòng này là T700 – máy dày chỉ 10 mm, trông sang trọng và nhỏ gọn. Tính năng của T700 không thể xem thường: hỗ trợ GSM bốn băng tần, HSDPA, Bluetooth stereo và camera 3,2 Megapixel.

Ngoài ra cũng cần phải kể đến Z750i, một trong những điện thoại đậm chất Nhật Bản với thiết kế đơn giản, bắt mắt. Máy có màn hình OLED sáng như gương.

theo Cnet

Ngắm hậu duệ ‘mặt nạ đen’ Sony Ericsson T700

Sony Ericsson T700 kế thừa T610 đi trước nhưng nổi bật với thiết kế mỏng, sáng lớp vỏ kim loại chắc chắn bên cạnh kết nối 3G, chụp ảnh 3,2 Megapixel.

Phụ kiện của T700 đơn giản với dây kết nối máy tính, sạc, tai nghe và sách hướng dẫn sử dụng.

Máy có kích thước 104 x 48 x 10 mm và nặng 78 gram.

T700 có thiết kế dạng thanh,

xung quanh màn hình màu đen kế thừa “mặt nạ đen” T610 từng có mặt vào năm 2003.

Với chiều dày 10 mm, T700 là một trong những chiếc di động mỏng của Sony Ericsson.

Máy sử dụng pin Li-Po 950 mAh (BST-33), thời gian đàm thoại liên tục lên tới hơn 9 giờ.

Máy có màn hình 2 inch, độ phân giải 240 x 320 pixel.

Các phím bấm T700 làm từ kim loại, phím số dài,

trong khi hệ thống điều khiển cách điệu từ các hình vuông giống T610.

Máy nhỏ gọn khi cầm trên tay, model này chạy trên mạng 3G,

kết nối Bluetooth, USB và không có hồng ngoại.

So với Nokia 6500 Classic, T700 ngắn hơn, nhưng rộng và dày hơn.

Chiếc di động của Sony Ericsson được trang bị camera 3,2 Megapixel.