Nokia không có smartphone lọt vào top 10

nokia

5/10 chiếc điện thoại tốt nhất do tạp chí PC World bầu chọn thuộc về nhà sản xuất RIM. Điều đáng ngạc nhiên là Nokia không có sản phẩm nào lọt vào danh sách này.

Blackberry đã ngạo nghễ đứng đầu danh sách nhờ khả năng kết nối tuyệt vời và được đánh giá như là một công cụ thay thể máy tính xách tay, công bố của PC World ngày 5.2.

Ngoài vị trí dẫn đầu thuộc BlackBerry Pearl 8120, lần lượt BlackBerry Curve 8320 (vị trí thứ 4), BlackBerry Pearl 8100 (6), BlackBerry Bold (8) và BlackBerry Storm dù đắt nhất (400USD) và là điện thoại duy nhất của RIM chạy màn hình cảm ứng xếp ở vị trí thứ 10.

5 vị trí còn lại thuộc về Motorola, Samsung, Gphone, Iphone và T-Mobile Sidekick.

Việc xếp hạng các dòng điện thoại thông minh này không chỉ dựa vào khả năng “alo” của nó mà dựa rất nhiều vào đánh giá “là công cụ thay thế máy tính xách tay”.

Danh sách 10 điện thoại thông minh tốt nhất:

1. RIM BlackBerry Pearl 8120 (T-Mobile) (200USD)

2. Motorola ZN5 (200USD)

3. Samsung Omnia (200USD)

4. RIM BlackBerry Curve 8320 (200USD)

5. T-Mobile G1 (180USD)

6. RIM BlackBerry Pearl 8100 (100USD)

7. Iphone 3G (200USD)

8. RIM BlackBerry Bold (400USD)

9. T-Mobile Sidekick 2008 (150USD)

10. RIM BlackBerry Storm. (200USD)

Theo PC World/LĐ

Cười ra nước mắt vì được khuyến mãi… khuyến mãi!

Thành thử nhiều nhà đã có 2-3 máy điện thoại vừa cố định, vừa di động rồi mà họ vẫn thi nhau đăng ký nhận máy của điện lực.

Từ tháng 7.2008 đến nay, hàng ngàn hộ dân thuộc 3 xã diện nghèo của huyện Diễn Châu gồm: Diễn Vạn, Diễn Bích và Diễn Trung được “Chương trình Viễn thông công ích” tặng cho những chiếc máy điện thoại cố định kèm theo một bản hợp đồng thuê bao siêu rẻ. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang bởi những chiếc điện thoại “Công ích” ấy đang làm người ta cười chảy nước mắt!

“Của biếu…Chẳng lo”

Chiếc “Alô” đối với người nghèo hiện còn là một thứ xa xỉ phẩm vì có nó là có thêm một suất “ăn theo” trong nhà. Vậy nên, khi nghe thông báo “ông điện lực” biếu không một máy điện thoại cố định không dây kèm theo khuyến mãi gần như trăm phần trăm phí thuê bao thì cả làng, cả xã đổ xô đi đăng ký nhận máy. Ngay trong mấy ngày cuối của tháng 6 và đầu tháng 7.2008 chi nhánh điện lực huyện Diễn Châu thuộc Điện lực Nghệ An đã lắp đặt xong hơn 2000 chiếc máy cố định không dây Telecom tặng cho người dân 3 xã thuộc diện nghèo nói trên. Thủ tục lắp đặt rất đơn giản: chỉ cần nộp 20.000 đồng để phôtô công chứng bìa hộ khẩu, CMND và một vài chi tiết kê khai là được lắp tặng ngay một chiếc máy điện thoại không dây với phí thuê bao chỉ có 7000 đồng / tháng.

Thành thử nhiều nhà đã có 2-3 máy điện thoại vừa cố định, vừa di động rồi mà họ vẫn thi nhau đăng ký nhận máy của điện lực. Ông Hỉm Tuyết ở làng Trung Hậu (xã Diễn Vạn) vốn là một hộ nghèo nhiều năm nay thuộc diện phải cứu tế, hiện ông sống một mình, vợ đang đi ở mướn. Đợt vừa rồi ông cũng đăng ký lắp một cái “Alô” không dây. Chúng tôi hỏi chuyện, ông Hỉm Tuyết vào buồng bê chiếc máy điện thoại của chi nhánh điện lực Diễn Châu tặng hớn hở: “Từ hôm có nó tới nay già ni đã biết gọi cho ai đâu, mà cũng không thấy ai gọi cho tôi cả!”…

Ông Hỉm Tuyết ở Trung Phú với chiếc điện thoại công ích chưa bao giờ sử dụng.

Anh Trần Hồng, một hộ “cận nghèo” ở làng Trung Phú khuân 3 chiếc máy đặt lên bàn và nói: “Chiếc máy có chạc (dây) lâu nay là của Vina thuê bao 27000 đồng/tháng nay cũng giảm xuống còn 7000 đồng, cái không chạc là Telecom của điện lực, cái anh kia là máy Gphone của Bưu điện Diễn Châu; Sau khi điện lực cho không máy, khuyến mãi thuê bao 7000 đồng/tháng thì “anh bưu điện” cũng lập tức nhảy vào tặng máy và khuyến mãi thuê bao không kém điện lực. Nhưng mà đến lúc cũng phải cắt bớt máy đi chứ để thêm chật nhà, cước phí thì chịu không thấu!”…

Anh Trần Hải, người thay thế anh Hồ Văn- Trưởng ban điện xã Diễn Vạn, người nhận hợp đồng lắp đặt điện thoại và thu cước cho chi nhánh điện lực Diễn Châu cho biết: “Họ cạnh tranh nhau dữ quá, ngay sau khi điện lực chưa kịp thu cước của tháng thứ hai thì mạng Vina có dây cũng hạ cước thuê bao xuống còn 7000 đồng/tháng; Còn “anh Gphone” cũng lập tức chở hàng trăm chiếc máy không dây về “tặng bồi” cho người dân Diễn Vạn. Thủ tục lắp đặt máy của anh Gphone này quá đơn giản, chỉ cần xuất trình giấy CMND hoặc hộ khẩu là cứ thế mà nhận máy về. Diễn Vạn là diện xã nghèo nhưng đột xuất giàu lên vì hiện giờ nhiều nhà có đến 2-3 máy điện thoại do chương trình viễn thông công ích khuyến mãi”.

“Không lo mới… Vỡ nợ”

Người nghèo ở 3 xã phút chốc “giàu” lên vì điện thoại. Thế nhưng trên thực tế, đằng sau những chiếc điện thoại “công ích” ấy biết bao câu chuyện cười ra nước mắt!. Những chiếc máy “có chạc, không chạc” vui vẻ là thế, nhưng chuyện thu cước phí cho mấy ông chủ Telecom và Gphone thì cả một câu chuyện dài. Trong danh sách các thuê bao Telecom của xã Diễn Vạn, hiện tháng 8 – 9. 2008 số tiền nợ đã lên tới 15 triệu đồng; tháng 10 vẫn chưa thống kê kịp. Không những thế, số lượng máy điện thoại lắp đặt “công ích” ngày càng giảm sút đến chóng mặt. Diễn Vạn lắp đặt hơn 700 máy Telecom, nay chỉ còn trên 400 máy.

Lý do, sau khi điện lực lắp 700 máy không “chạc” cho Diễn Vạn thì Gphone cũng đưa máy không “chạc” về khuyến mãi… đã có hơn 200 máy Gphone thay chỗ máy của điện lực; Chi nhánh điện Diễn Châu nhiều lần huy động gần 20 nhân viên về đây thu nợ; Kết quả vẫn còn 160 hộ ký vào biên bản không chịu nộp tiền cước, trong đó có rất nhiều hộ mức nợ từ 500- 900.000 đồng. Cả 3 xã mức thu cước mới chỉ đạt được 50% trong tổng số 800 thuê bao còn nợ tiền cước, trong đó có nhiều thuê bao mức nợ từ một triệu đến gần hai triệu đồng. Ông Trần Lộc ở xóm Yên Đồng (Diễn Vạn) là một trong những thuê bao của Telecom có mức nợ thường thường bậc trung là 700.000 đồng.

Anh Trần Hải ở Trung Hậu đang giới thiệu chiếc máy điện thoại công ích của mạng bưu điện

Chị Nguyễn Thị Yến, con dâu ông Lộc đưa mấy tờ thông báo cước viễn thông cho tôi xem rồi nói bằng một giọng bức xúc: “Tháng đầu còn đỡ, chỉ hết có 18.000 đồng, tháng thứ hai tăng lên 200.000 đồng, đến tháng thứ 3 tăng vọt lên 800.000 đồng; tháng 10 này là gần 700.000 đồng nhưng em không nộp vì họ tính cước rất lạ – Một tháng mà có đến 70 lần nhấc máy, tháng vừa rồi em không gọi nữa mà họ vẫn tính. Máy telecom không dây của Điện lực có nhược điểm là khi thời tiết xấu thì sóng không ổn định, âm thanh không chuẩn, tiếng bị méo không thể nghe được.

Cách tính cước của mạng này là khi nhấc máy bấm số, thời gian chuông đổ – chờ, bên kia chưa nhấc máy cũng bị tính cước”. Tại nhiều hộ ở Trung Hậu, Yên Đồng, Trung Phú, chúng tôi đều được các chủ thuê bao của điện lực Diễn Châu nói một điều tương tự: máy điện thoại không dây của điện lực hay bị “nhảy số”, gọi một cuộc “nhảy” thành 3- 4 cuộc liên tiếp.

Mồi nhử alô!

Diễn Bích, Diễn Trung đều là xã thuộc diện nghèo của Diễn Châu cũng chịu tác động của “hiệu ứng điện thoại công ích” từ Diễn Vạn. Xã Diễn Trung được hưởng lợi từ chương trình khuyến mãi 800 máy Telecom, nhưng hiện đang hoạt động chỉ còn 300 máy.

Về việc các thuê bao của điện lực hủy bỏ hợp đồng hàng loạt, phần lớn những thuê bao mới sử dụng máy không dây Telecom đều là người nghèo; khi đi thu nợ gặp nhiều trường hợp thật cám cảnh: Nhà ở trên chưa kín, dưới chưa lành, chạy ăn từng bữa mà trong nhà lại phải nuôi thêm một cái điện thoại; Họ vừa không được hướng dẫn sử dụng chu đáo, cộng với tâm lý cho rằng được khuyến mãi đặc biệt nên họ gọi tràn lan, đến khi được báo cước một cục thì mới giãy nảy lên: “nhà tôi có gọi nhiều thế đâu”! Thậm chí có khách hàng ném cả máy điện thoại, văng tục xúc phạm trước mặt nhân viên thu cước. Người nghèo tưởng “ăn dưa bở” nhưng hoá ra lại nghèo thêm, cũng chỉ tại hám cái “Alô” cho đã cái tai, sướng con mắt.

Ông Đậu Văn Ánh tổ trưởng tổ dịch vụ Viễn thông của điện lực Diễn Châu nói về chương trình khuyến mãi điện thoại cố định cho người nghèo cũng chỉ lắc đầu: Hiện ở Diễn Châu mới có khoảng 4000 thuê bao cố định không dây của điện lực, trong đó đầu tư vào chương trình khuyến mãi công ích cho các vùng thuộc diện nghèo khoảng 2000 máy với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng. Sở dĩ thời gian qua có một số thuê bao tự ý rời mạng hoặc bắt buộc phải rời mạng là do nguyên nhân có nhiều mạng cố định không dây như Viettel, Bưu điện cùng thực hiện chương trình khuyến mãi trên cùng một địa bàn; khách hàng thì nghĩ rằng cái sau “hay” hơn cái trước nên được mới nới cũ. Nhiều thuê bao lợi dụng lắp đặt thuê bao mới để chạy nợ thuê bao cũ; Số thuê bao không có khả năng thanh toán là chiếm đa số; trong đó có nhiều hộ thuê bao rất nghèo, một số thuê bao khác không hiểu biết, sử dụng cuộc gọi tràn lan cũng dẫn đến không đủ khả năng thanh toán cước.

Về nhược điểm của bản thân mạng dịch vụ này, ông Ánh cũng thừa nhận trong chương trình phần mềm hệ thống tính cước của mạng còn có nhiều lỗi ví dụ như “nhảy” cuộc gọi: một cuộc thành hai, ba cuộc; Tính cước cả thời gian máy đổ chuông chờ. Tuy nhiên, chi nhánh điện Diễn Châu sẽ phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng để tiến hành kiên quyết tận thu nợ bằng được, kể cả các hộ nghèo.

Thông qua câu chuyện những chiếc điện thoại “công ích”, phải chăng người nghèo đang trở thành mồi nhử và trò lừa bịp của các chương trình khuyến mãi? Thực tế câu trả lời ấy từ 3 xã nghèo của huyện Diễn Châu vô hình dung chứng minh những chiếc “Alô” kia đã làm cho một bộ phận người nghèo càng…nghèo thêm.

Theo ĐS&PL

MacBook, iPod Touch, Gphone là những ‘sản phẩm của năm’

Tạp chí Time vừa bình chọn các thiết bị xuất sắc nhất trong năm vừa rồi. Theo đó, laptop MacBook, máy chơi nhạc iPod Touch và di động T-Mobile G1 lọt vào top 5 sản phẩm xuất sắc nhất.

Dù mới ra mắt, nhưng G1 được T-Mobile đánh giá cao. Ảnh: Trustedreviews

Tuy nhiên, đứng ở vị trí một một lại là Peek – một thiết bị truy cập e-mail giá rẻ, có thiết kế giống BlackBerry nhưng không có tinh năng thoại.

Máy tính MacBook đứng ở vị trí số hai, sau đó một bậc là thiết bị chơi nhạc iPod Touch. Cả hai đều là những sản phẩm của Apple, chúng được đánh giá cao về thiết kế thời trang, ngoài ra iPod Touch hỗ trợ rất nhiều tính năng.

Điện thoại Google G1 mặc dù vừa có mặt trên thị trường cuối tháng trước, nhưng cũng đã nắm giữ vị trí thứ 5. Đây là chiếc di động đầu tiên chạy hệ điều hành Android của “gã khổng lồ” tìm kiếm, máy có màn hình cảm ứng, bàn phím trượt ngang.

Danh sách 10 sản phẩm tốt nhất theo bình chọn của Time.