‘Dế’ 3 SIM 3 sóng xuất hiện ở Hà Nội

Mẫu di động Viptel X369 có xuất xứ từ Trung Quốc nhái thương hiệu Nokia. Máy được bán giá gần 1,6 triệu và hỗ trợ 3 SIM và 3 sóng online cùng lúc.

Viptel X369 nhái thương hiệu Nokia. Máy chạy 3 sóng GSM cùng lúc, phía trước là 3 phím gọi điện. Khe cắm 3 SIM nằm ở phía sau pin.

Dưới đây là hình ảnh chiếc Viptel X369 có giá gần 1,6 triệu ở Hà Nội.

Máy mang nhãn Nokia với 3 phím bấm gọi, đèn pin.

Mặt sau…

… với camera 5 Megapixel.

Khi tháo pin ra…

… bên dưới là 3 khe cắm SIM.

iPhone 4 trắng ở VN là hàng thay vỏ

Những chiếc iPhone 4 màu trắng có mặt tại Việt Nam cuối tuần trước được cho là hàng thay vỏ có xuất xứ từ Trung Quốc.

Hộp đựng, phụ kiện của một trong số những chiếc iPhone 4 màu trắng tại TP HCM.

Khoảng 10 bộ iPhone 4 với vỏ hộp, mặt trước và sau của máy hoàn toàn màu trắng xuất hiện tại một cửa hàng ở TP HCM từ cuối tuần trước. Chủ cửa hàng bán thiết bị này cho biết, đây là bản xách tay, được đặt mua từ Mỹ. Tuy nhiên, thông báo trước đây của Apple là các model này sẽ bán ra vào cuối năm nay.

Thông tin bản iPhone 4 White có mặt sớm tại Việt Nam đã gây xôn xao các diễn đàn công nghệ. Thành viên Michealphuong trên diễn đàn Tinh Tế cho rằng, giắc cắm 3 chân theo máy là của Anh, nhưng thông tin lại là bản từ AT&T của Mỹ, còn nickname Quynkxink nhận định, các trang web store của Apple đều không có đặt bản màu trắng, model này lại sử dụng firmware 4.0.1, khá cũ, trong khi các máy mới đều sử dụng 4.1. Nhiều thành viên khác cho rằng, model này có thể là “hàng dựng”.

Một chủ cửa hàng di động trên đường 3/2 nhận định, model trên có thể là một bản dựng. Dựa trên chiếc iPhone 4 màu đen, các phụ kiện từ Trung Quốc có thể thay vỏ hai bên, chân kết nối, giắc cắm 3,5 mm để biến thành một phiên bản “không khác gì máy Apple sắp bán ra”. Người này cũng cho rằng, việc biến một chiếc iPhone 4 màu đen thành trắng gần như hoàn hảo không khó, các phụ kiện từ Trung Quốc hiện đã cho phép người dùng thay đổi các chi tiết trên máy rất tinh vi.

Bản màu trắng bên cạnh model màu đen đã bán ra.

Anh Bùi Hữu Nam, một dân chơi iPhone 4 có kinh nghiệm cho rằng, điểm khó hiểu là các bản máy này lại có nguyên hộp màu trắng, phụ kiện đi kèm. Trước đó, iPhone 3G và 3GS hàng dựng bán ra, vỏ hộp thường được làm khá “dại” và không đẹp như vậy. “Tuy nhiên, việc các cơ sở ở Trung Quốc đầu tư để làm vỏ hộp là điều hoàn toàn có thể, không chắc phiên bản trên là hàng dựng, hoặc model tuồn từ nội bộ Apple ra”, anh Nam nói.

Sự xuất hiện trước của những mẫu iPhone 4 ở Việt Nam trước thế giới là điều bình thường. Trước thời điểm mẫu di động này được tiết lộ, một bản thử nghiệm đã lưu lạc đến Việt Nam và gây xôn xao làng công nghệ thế giới. Apple sau đó đã ra mắt máy với thiết kế tương tự, chỉ khác hai con ốc phía dưới.

Theo anh Nam, trừ các bản thử nghiệm, Apple quản lý mọi chiếc iPhone đều thông qua việc nhập thông số máy, khi đó, người dùng có thể nhận biết được đầy đủ từ xuất xứ, thị trường cũng như dung lượng và màu sắc.

Về xuất xứ thiết bị này, anh Thành Danh, người sở hữu bộ iPhone 4 trên đã tiến hành kiểm tra thông tin máy thông qua trang web của Apple. Các thông số được hãng phản hồi lại cho thấy, đây là model màu đen và bán trên mạng AT&T của Mỹ. Như vậy, nhiều khả năng thiết bị đã được làm lại vỏ ngoài cũng như hộp trắng theo kèm phụ kiện và đến Việt Nam qua đường xách tay.