Top giao diện di động đẹp mắt

Màn hình cảm ứng của iPhone, Omnia hay HTC Touch đều trở nên long lanh, tiện dụng thông qua các giao diện được nhà sản xuất thửa riêng.

Cùng với hệ điều hành, giao diện của điện thoại cảm ứng là một trong những trang bị rất được chú ý. Apple và HTC là hai tên tuổi có những bước đi đầu tiên mang lại diện mạo mới cho điện thoại màn hình cảm ứng, trong đó, iPhone đặt nền móng bởi giao diện hết sức đơn giản nhưng đẹp mắt. Sự thành công của model này đã lôi kéo được Samsung, LG…

Dưới đây là những giao diện đẹp nhất.

iPhone

iphone-11

iPhone cho phép đi vào các ứng dụng đơn giản. Ảnh: Apple.

Thành công ban đầu của iPhone không phải là kho ứng dụng với vô vàn phần mềm, mà là giao diện.

Cách bố trí các icon của máy rất đơn giản, bên dưới là 4 biểu tượng chính, các ứng dụng được sắp xếp theo hình ô vuông, 16 chương trình một trang, trải dài từ trái sang phải. Người dùng dễ dàng đưa ngón tay, đi vào các chương trình, tiện tích bên trong thông qua màn hình chạm 3,5 inch, cảm ứng đa điểm.

HTC TouchFLO

touchflo-2

TouchFLO với một dãy các icon bên dưới. Ảnh: HTC.

HTC đã kịp tung Touch đời đầu trước khi iPhone ra mắt, model với thiết kế nhỏ gọn, đặc biệt bộ mặt của Windows Mobile đã được làm lại bằng TouchFLO. Năm ngoái, thế hệ giao diện thứ hai TouchFLO 3D cũng được hãng giới thiệu trên Touch Diamond, Pro, ứng dụng này tiếp tục xuất hiện trên các model đời 2009 như Diamond 2, Pro 2.

TouchFLO được xem là một ứng dụng, cho phép lựa chọn đi vào các chương trình thay vì màn hình Home của Windows Mobile nhàm chán. Một dãy các biểu tượng được bố trí bên dưới, có thể lấy ngón tay, trượt qua và chọn chương trình đi vào rất đơn giản.

Cùng với TouchFLO, HTC cũng trình làng giao diện Sense thông qua Hero, chiếc di động chạy hệ điều hành Android, cách đi vào các ứng dụng trên Sense khá giống với các model dòng Touch, tuy nhiên, khả năng tùy chọn, chọn lựa tốt hơn.

Samsung TouchWiz

touchwiz-3

TouchWiz trên Samsung Omnia II. Ảnh: Samsung.

So với các phần mềm giao diện khác, TouchWiz của Samsung được xem là giao diện đa năng nhất, có thể cài lên từ các model không hệ điều hành (Jet, F480), smartphone chạy Symbian (Omnia HD) hay Windows Mobile (Omnia, Omnia II).

So với phiên bản đời đầu xuất hiện năm ngoái, TouchWiz 2.0 được Samsung trình làng năm nay còn lanh lanh hơn và nhiều widget hơn. TouchWiz với một thành bar nằm bên trái màn hình, cho phép ẩn hiện, người dùng dễ dàng gắp, kéo thả các chương trình thả ra màn hình chỉnh để sử dụng.

LG S-Class

s-class-4

S-Class trên điện thoại LG với các icon bố trí giống iPhone. Ảnh: LG.

S-Class được giới thiệu lần đầu tiên trên LG Arena, công bố đầu năm nay. Cách bố trí các icon trên Menu của phần mềm này khá giống với iPhone, nhưng người dùng có nhiều lựa chọn đi vào ứng dụng hơn.

Ngoài ra, một hình cầu 3D xoay tròn cho phép chọn lựa các menu giải trí, quản lý khác nhau. S-Class cũng khá đa năng khi xuất hiện trên nhiều điện thoại LG từ PDA phone đến di động không hệ điều hành, thiên về giải trí.

Nokia S60 phiên bản 5

nokia97-5

N97 cho phép đưa các widget ra ngoài. Ảnh: Nokia.

Nokia không phải là tên tuổi mới trên thị trường smartphone, tuy nhiên là hãng tham gia khá muộn vào việc giới thiệu điện thoại thông minh chạy trên hệ điều hành Symbian S60 cảm ứng.

Giao diện S60 phiên bản 5 được giới thiệu lần đầu tiên trên 5800 XpressMusic và sau đó là N97, 5530 XpressMusic hay 5230. Đặc biệt, N97 cho phép đưa các widget ra màn hình, một loạt shortcut như Ovi, danh bạ cũng tùy chọn xuất hiện. Tuy nhiên, màn hình của S60 cảm ứng chưa nhất quán và chuyên nghiệp.

Sony Ericsson X-Panel

sony-ericsson-xperia-x1-6

X-Panel lần đầu tiên xuất hiện trên Xperia X1. Ảnh: Sony Ericsson.

X-Panel đẹp, long lanh, tuy nhiên, chương trình này mới chỉ xuất hiện trên một model duy nhất là Sony Ericsson Xperia X1. Ứng dụng chạy trên hệ điều hành Windows Mobile với các tấm màn hình nhỏ, người dùng có thể chạm tay, đi vào ứng dụng nhanh chóng.

Ngoài ra, từ hệ điều hành Windows Mobile, Sony Ericsson cũng làm mới bằng các icon nhỏ, chi tiết nhưng đẹp, các ứng dụng long lanh. Tất cả hội tụ trong một chiếc PDA phone với thiết kế gọn gàng, thời trang.

Theo SH

5 giao diện người sử dụng di động hứa hẹn năm 2009

Số người xem giao diện người sử dụng là tính năng hàng đầu (17%) chiếm vị trí thứ hai chỉ sau nhãn hiệu (28%). Trong đó, 20% người Mỹ cho rằng giao diện người sử dụng điện thoại là tính năng quan trọng nhất và sự dễ dàng khi sử dụng là chỉ tiêu quan trọng khi quyết định sắm một chiếc di động mới. Sau đây là 5 sự cách tân trong giao diện người sử dụng đáng chờ xem trong năm 2009.

samsungtouchwiz

1. Samsung TouchWiz

Lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường quốc tế trên các điện thoại di động bao gồm SGH-F480 và Samsung Omnia, giao diện người sử dụng có thể tùy biến TouchWiz của Samsung kiêu hãnh với các widget được đặc biệt thiết kế cho phép người sử dụng tùy biến và cá nhân hóa trải nghiệm di động của họ, hứa hẹn sự truy nhập một chạm (one-touch) đến các tính năng và các ứng dụng phổ biến.

TouchWiz tổ chức các widget trong một khay ở phía trái màn hình chủ của điện thoại. Người sử dụng kéo và thả widget vào màn hình chủ để truy nhập tức thời vào dịch vụ hoặc chức năng mong muốn , cùng các các icon được cài đặt trước về web di động, âm nhạc, dịch vụ tin nhắn, trò chơi điện tử, tìm kiếm và các dịch vụ dẫn đường (navigation) và các cập nhật tài khoản.

Ngoài ra, Samsung còn bổ sung thêm mỗi điện thoại hỗ trợ TouchWiz có thể bao gồm các widget đặc trưng riêng cho nhà khai thác để truy nhập trực tiếp đến các dịch vụ khách hàng của nhà khai thác.

Bạn có thể xem video về giao diện người sử dụng Touchwiz tại đây

2. HTC Touch Cruise

touchcruise-2

Sự độc nhất vô nhị của điện thoại di động HTC Smart Cruise chạy trên hệ điều hành Windows Mobile và khả năng GPS là ở chỗ nó đan kết các dịch vụ định vị vào cơ cấu trải nghiệm của người sử dụng di động một cách thật thông minh và kỹ lưỡng.

Trong khi các điện thoại chỉ cung cấp còi và chuông thông thường kết hợp với các dịch vụ dẫn đường thì phần mềm HTC Footprints tự động thêm các dữ liệu định vị vào tất cả các bức hình chụp bằng máy ảnh 3,2 megapixel của Smart Cruise, bảo đảm người sử dụng có thể tìm thấy đường trở về những nơi ưa thích của họ.

Ngoài ra, Touch Cruise còn có thể trở thành hệ thống dẫn đường trên xe. Khi đặt trong giá để điện thoại tương thích trong xe, giao diện người sử dụng tự động chuyển sang cung cấp trải nghiệm dẫn đường một chạm và định hướng turn-by-turn.

Bạn có thể xem video demo về HTC Touch Cruise Footprints tại đây

3. LG 3D S-Class UI

lgarena-3

Điện thoại cảm ứng đa phương tiện Arena mới của LG Electronics lần đầu ra mắt tại Đại hội di động thế giới – Mobile World Congress 2009 giới thiệu giao diện người sử dụng S-Class 3D với hứa hẹn cho người sử dụng một cửa ngõ hiệu quả và trực tiếp hơn đến âm nhạc, video clip và các bức ảnh.

Theo LG, giao diện người sử dụng 3D S-Class được thiết kế cốt để loại bỏ các bước và các menu không cần thiết. Trong thiết kế này, ở trung tâm của nó được bố trí một khối lập phương 3 chiều, bao quanh bởi 4 màn hình chủ có thể tùy biến, cho phép người sử dụng truy nhập đến các tính năng đa phương tiên khác bằng cách lật hình khối với một cú gõ nhẹ bằng ngón tay.

Bạn có thể xem video demo về giao diện người sử dụng LG 3D S-Class tại đây

4. Palm webOS

pre-4

Được phát triển riêng cho việc sử dụng di động, hệ điều hành di động webOS hứa hẹn cho người sử dụng sự kết nối liên tục đến trang web. Theo Palm, tính năng Palm Synergy sẽ tự động nhóm các thông tin người sử dụng lại, như là các liên lạc được liên kết lại, các lịch được sắp từng lớp ….. WebOS cũng cung cấp lệnh thay đổi, bật tắt chức năng giữa nhiều ứng dụng đang mở, các cảnh báo được tùy biến và giao diện người sử dụng đa chạm.

Bạn có thể xem video demo về giao diện người sử dụng Palm Pre tại đây

5. TAT Foldout

tat-5

Giao diện cảm ứng Foldout của công ty thiết kế và công nghệ phần mềm Thụy Điển TAT đã “dựng đứng” các kiểu giao diện người sử dụng thông thường, vứt bỏ các màn hình menu truyền thống và thay vào đó, Foldout thêm vào các đặc điểm liên quan đến vật lý, đánh bóng, độ sâu để dát mỏng các phần tử như widget, avatar cũng như sáng tạo một cách hiệu quả giao diện người sử dụng đồ họa thực sự đa chiều và chuyển dịch phối hợp với cử chỉ của người sử dụng.

Dựa trên khung UI TAT Cascades và chạy trên nền tảng Texas Instruments OMAP3430, Foldout về cơ bản dựa vào phần mềm “eyetracking” – chẳng hạn diện mạo của màn hình cảm ứng phụ thuộc vào khía cạnh thị giác của người sử dụng trên thiết bị. Xoay điện thoại trên tay và định hướng vật lý của widget dường như cũng thay đổi. Điều này có thể minh chứng trong video demo về màn hình cảm ứng Foldout mà bạn có thể xem tại đây.

Còn đây là demo về phần mềm “eyetracking”

(theo fiercemobilecontent)