Băng rộng di động – “cứu cánh” cho ngành công nghiệp di động.

Băng rộng di động trở thành một trong những động cơ then chốt thúc đẩy tăng trưởng cho ngành công nghiệp di động toàn cầu, dẫn dắt chủ yếu sự gia tăng về thuê bao và lợi nhuận của dịch vụ số liệu nhiều năm qua và đóng một vai trò ngày càng trung tâm trong sự thành công của ngày công nghiệp.

bang-rong

Informa Telecoms & Media ghi nhận rằng số thuê bao băng rộng di động trên khắp thế giới đã tăng 84% lên 186 triệu vào cuối 2008 so với 101 triệu vào cuối 2007. Vào năm 2013, các nhà phân tích dự đoán rằng số thuê bao băng rộng di động sẽ chiếm gần 1/3 số thuê bao băng rộng toàn cầui.

Bùng nổ dịch vụ băng rộng di động

Mike Roberts, nhà phân tích đứng đầu ở Informa nói rằng sự bùng nổ băng rộng di động được khởi sự do kết hợp nhiều yếu tố bao gồm vùng phủ sóng mạng băng rộng di động trải rộng, các thiết bị lôi cuốn như modem USB và iPhone 3G và biểu giá đồng loạt có tính cạnh tranh.

Các dịch vụ băng rộng di động với vùng phủ sóng trải rộng và các thiết bị mới như modem USB và iPhone 3G là một sự thành công nhanh chóng và khiến cho băng rộng di động trở thành một trong những chiến lược và cơ hội thương mại có ý nghĩa nhất trong thị trường hội tụ di động và băng rộng”, ông phát biểu.

Vào cuối năm 2008 có hơn 400 mạng băng rộng di động thương mại trên khắp thế giới, hỗ trợ hàng ngàn thiết bị di động và xách tay khác nhau và tạo ra hàng tỉ đô la lợi nhuận cho các nhà khai thác. “Đối với nhiều nhà khai thác di động, băng rộng di động đang dẫn dắt sự gia tăng liên tục trong APRU (chỉ số doanh thu bình quân của một thuê bao/tháng) số liệu. Nó là chìa khóa dẫn đến sự gia tăng toàn bộ lợi nhuận, cho thấy sự sụp giảm về ARPU thoại”, Roberts nói thêm.

Thị trường băng rộng di động ở Mỹ, Nhật và Hàn Quốc đã cho thấy sự tăng trưởng phi thường vào 2008, 3 thị trường này hợp lại chiếm đa số thuê bao băng rộng di động toàn cầu vào cuối năm, nhưng tình huống này đang thay đổi nhanh chóng khi mà băng rộng di động trở thành dịch vụ thị trường quần chúng khắp thế giới.

Chẳng hạn, Roberts ghi nhận về dịch vụ băng rộng di động TD-SCDMA của China Mobile sẽ có lực hút vào năm 2010 và cùng với các dịch vụ HSPA, EV-DO và TD-LTE sẽ dẫn dắt đất nước này trở thành thị trường băng rộng di động lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2013. Ấn Độ sẽ là thị trường lớn thứ tư vào năm 2013, tiếp theo sự khai trương các dịch vụ băng rộng di động EV-DO của BSNL vào năm 2008 và sự khai trương được mong đợi của các dịch vụ HSDPA của BSNL và MTNL vào cuối năm 2009.

Tuy nhiên, nhà phân tích cũng cảnh báo rằng băng rộng di động sẽ không bị miễn dịch trước sự suy giảm kinh tế, sẽ chất thêm áp lực bao vây các nhà cung cấp thiết bị và bắt buộc một số nhà khai thác thu hẹp hoặc trì hoãn những khoản đầu tư chính, đặc biệt là cho hệ thống thế hệ tiếp theo như LTE. “ Không nghi ngờ rằng sự suy thoái sẽ làm trì hoãn việc triển khai LTE, các nhà khai thác lớn sẵn ghi nhận điều này như là một nhân tố chủ đạo khiến họ đẩy ngày khai trương LTE sang đến năm 2011-12”, Roberts nói.

Các nhà khai thác mạng lớn như Verizon Wireless và NTT DoCoMo vẫn trung thành với việc khai trương LTE vào 2010 nhưng sự hoạt động và việc quản lý cung cấp tiền sẽ vẫn khó khăn, có thể sẽ đánh vào lịch trình triển khai và thời điểm bắt đầu. Một số nhà khai thác cũng đang nhận ra rằng sự nâng cấp HSPA và HSPA+ sẽ đáp ứng nhu cầu của họ trong vài năm tới, và sẽ đòi hỏi ít chi phí hơn nhiều so với triển khai LTE. Kết quả cuối cùng là số thuê bao LTE sẽ không bắt đầu vào đà cho đến năm 2013

( theo telecoms)

Điện thoại Android sẽ ‘qua mặt’ iPhone vào năm 2012

Nghiên cứu thị trường do Informa Telecoms & Media tiến hành cho biết doanh số bán các loại điện thoại dùng hệ điều hành mới của Google sẽ cao hơn smartphone “cưng” của Apple sau 3 năm nữa.

g1

G1 – chiếc điện thoại đầu tiên dùng Android. Ảnh: Cambridgenow.

Hãng viễn thông T-Mobile cho hay G1, thiết bị đầu tiên dùng Android, hiện đã chiếm 20% doanh số hợp đồng thuê bao của họ. G2, hay còn gọi là Magic (phép màu), sẽ ra mắt thị trường vào tháng 4 tới, được đánh giá khá hấp dẫn đối với người mê kiểu dáng vì thiết kế mỏng hơn (do bỏ bàn phím Qwerty của G1).

Tại Triển lãm Mobile World Congress 2009 vừa qua, một số hãng đã tiết lộ ý định sản xuất điện thoại di động trên hệ điều hành mới này, trong đó có Acer. Hãng máy tính Đài Loan Asus cũng thành lập một nhóm nghiên cứu để tung ra dòng netbook chạy Android.

Cả hệ điều hành Android và OS X đang là nỗi đe dọa của Symbian, nền quản lý cho điện thoại di động đang ở vị trí số 1 trên thị trường hiện nay với 65% thị phần. Lượng smartphone dùng Symbian trong năm 2008 đã giảm 16% so với năm 2007.

Informa cho biết năm 2008 có 162 triệu điện thoại smartphone được bán ra, lần đầu tiên vượt qua doanh số laptop. Nhà phân tích thị trường này dự đoán thị phần smartphone sẽ đạt 13,5% tổng số thiết bị cầm tay trong năm 2009 và tăng gấp 3 lần (đạt 38%) vào năm 2013. Tuy vậy, tổng doanh số thiết bị cầm tay sẽ giảm 10,1% mỗi năm.

(Theo Vnexpress/Silicon)