Nhiều smartphone mới của HTC sắp ra mắt

Sau khi giảm lợi nhuận tới 17% trong tháng Giêng, HTC đang mong chờ thu nhập của mình sẽ tăng lên sau khi giới thiệu smartphone mới trong quý II năm nay.

htc_diamond_dock1

Theo thông lệ từ tháng 4 đến tháng 6 HTC sẽ ra mắt smartphone mới. Ảnh: Cnet.

Theo truyền thống, trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, nhiều smartphone mới của HTC sẽ ra mắt. Năm nay, người dùng chờ đợi các thiết bị chạy Android, Windows Mobile, sử dụng vi xử lý tốc độ cao Snapdragon, đồ họa Nvidia sẽ xuất xưởng.

HTC hiện đang có tới 10.000 công nhân làm việc, công ty này đã một quý IV/2008 kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, tháng Giêng vừa rồi, thu nhập của hãng đã chậm lại so với năm 2008. HTC cho biết, lý do là số lượng smartphone xuất xưởng quý I năm nay ít hơn, vì thế, trong quý tiếp theo, hãng sẽ đưa ra rất nhiều model hứa hẹn.

Trước đó vài tuần, hình ảnh 25 chiếc di động mới của HTC đã bị lộ trên mạng. Rất nhiều trong số đó là các PDA với màn hình toàn cảm ứng, nhưng cũng có một số ít sở hữu bàn phím QWERTY. Gây chú ý nhất vẫn là những model kế tiếp của Touch DiamondTouch HD. Tuy nhiên, HTC chỉ sản xuất một chiếc di động chạy Android, sau Google G1.

theo Infosyncworld

8 dự báo về công nghệ di động năm 2009

(Dân trí) – Chúng ta vừa nói lời chia tay với năm 2008 đầy khó khăn với hy vọng năm 2009 đang tới sẽ mang lại những điều tốt đẹp hơn. Hãy cùng chúng tôi dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong 12 tháng tới trên thị trường di động.

1758

Phone Pro, iPhone Elite là những sản phẩm đang rất được mong đợi

1. Chờ đợi sự xuất hiện của điện thoại iPhone Pro

Ngoài chức năng copy-paste vẫn chưa được “bơm” cho điện thoại iPhone thì một trong những tính năng quan trọng nhất vẫn mà iPhone vẫn còn thiếu chính là bàn phím QWERTY đầy đủ. Bước sang một năm mới, rất có thể chúng ta sẽ được “mục sở thị” một vài phiên bản mới của iPhone, trong đó có iPhone Pro và iPhone Elite với bộ bàn phím QWERTY.

2. BlackBerry tiếp tục thống lĩnh

Trong khi các nền tảng di động khác phải cố gắng hết sức để tiếp cận với thị trường doanh nhân thì hãng sản xuất điện thoại Research in Motion (Canada) vẫn tiếp tục là “đại gia” được giới doanh nhân yêu thích nhất. Ngoài ra, RIM cũng đang dần mở rộng đối tượng người dùng với hai dòng Pearl, Storm dành cho khách hàng cá nhân.

3. Máy tính netbook bảng tính xoay

Kiểu dáng của máy tính xách tay mini (netbook) chuyển dịch sang dạng thiết kế bảng tính xoay (convertible tablet) không phải là điều mới mẻ. Hãng sản xuất máy tính Gigabyte đã trình diễn mẫu sản phẩm này tại Triển lãm Computex hồi tháng 6. Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng chờ xem liệu những netbook bình dân sử dụng vi xử lý Intel Classmate PC mang đầy đủ “sức mạnh” như các tablet hiện nay.

Điều chúng ta hy vọng có thể sẽ trở thành hiện thực trong năm tới. Acer, Asus, MSI, HP và các hãng khác sẽ mang các tính năng tương tự trong tablet đến với những netbook mới của họ.

4. BlackBerry Bold Touch màn hình cảm ứng

Lộ trình sản xuất điện thoại mới của RIM vừa bị rò rỉ đã cho thấy điện thoại BlackBerry Bold sẽ có thêm phiên bản Touch với màn hình cảm ứng. Có lẽ, nhờ bước nâng cấp này, Bold Touch sẽ là điện thoại bán chạy trong năm mới này. Bởi màn hình cảm ứng chính đáp ứng tốt nhu cầu lướt web trên điện thoại vốn đang là một trào lưu mới.

5. Hiện thực “giấc mơ” Mac Tablet

Apple đã ấp ủ ý tưởng sản xuất máy tính bảng (tablet) từ lâu lắm rồi nhưng chưa thực hiện được. Thành công lớn nhất của Apple chính là điện thoại iPhone và dòng máy nghe nhạc iPod Touch. Và, tất cả chúng ta có lẽ cũng không hoài nghi khả năng “chơi trội” của Apple khi hãng này “thâm nhập” thị trường netbook giống như những gì hãng đã làm trên thị trường máy nghe nhạc và máy tính xách tay. Một máy tính tablet 7 inch hoàn hảo sẽ sớm được Apple trình làng?

6. Android chưa thể bùng nổ

Cho đến lúc này, T-Mobile G1 vẫn là smartphone duy nhất sử dụng hệ điều hành Google Android. Trong năm nay, thị trường mới bắt đầu tràn gập điện thoại Android với những cam kết của các hãng đã gia nhập liên minh di động mã nguồn mở do Google thành lập.

Mặc dù mục đích cao cả của hệ điều hành mã mở vẫn luôn được đánh giá cao nhưng trên thực tế, giới phân tích vẫn cho rằng Android khó có thể đạt được thành công và vươn tới vị thế mà iPhone đang có. Android sẽ chiếm thị phần ngang bằng với dòng điện thoại Windows Mobile, chỉ như thế mà thôi – các nhà phân tích dự đoán.

Sự “kìm chân” của Android một phần là do sức ảnh hưởng quá lớn Apple iPhone, một phần là do người dùng đã quá quen với Google như là một gã khổng lồ phần mềm trực tuyến chứ không phải là “đại gia” phần cứng. Microsoft cũng chung số phận với Google khi tung ra dòng máy nghe nhạc Zune.

7. Ổ đĩa SSD sẽ lên ngôi

Bộ nhớ flash ngày càng rẻ hơn và người dùng cũng đã nhận thấy lợi ích của những loại thẻ nhớ này, như tuổi thọ pin lớn hơn, bớt hơi nóng hơn. Tuy nhiên, có hai vấn đề khiến ổ đĩa đặc SSD vẫn chưa thể “hạ bệ” ổ đĩa cứng truyền thống chính là giá thành và dung lượng. Các hãng sản xuất đang chậm chạp tìm ra những giải pháp để khắc phục những trở ngại này.

8. Điện thoại bình dân “thăng hoa”

Nền kinh tế suy thoái khiến cho người tiêu dùng thắt chạt chi tiêu. Vì thế, việc kinh doanh cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Sang năm 2009 này, các hãng sẽ bắt đầu quan tâm hơn đến thị trường điện thoại bình dân, giá rẻ để mong “gỡ gạc” được chừng nào hay chừng đấy.

Với Nokia, Motorola thì điện thoại giá rẻ đã được ưu tiên từ trong năm 2008, hãy cùng chờ xem BlackBerry sẽ có những model bình dân nào cho những người dùng không rủng rỉnh hầu bao? Còn với Apple, iPhone Nano có phải là câu trả lời của họ? Thời gian sẽ trả lời tất cả.


Theo Mobilemag

Sony Ericsson gia nhập liên minh với Google

Liên minh điện thoại mở của Google vừa kết nạp thêm 14 thành viên, đáng chú ý trong đó có Sony Ericsson bên cạnh các tên tuổi như Toshiba, Asus.

Sau Windows Mobile, Sony Ericsson sẽ tiến vào lãnh địa Android. Ảnh: Gsmarena

Hiện tại, liên minh này đã có các thành viên chủ chốt như HTC, LG, Samsung, T-Mobile…, mục tiêu là xây dựng nền tảng mở Android của Google.

Với việc Sony Ericsson, Toshiba, Asus tham gia, tương lai những chiếc Google phone chạy hệ điều hành giống G1 sẽ mang thương hiệu các hãng này.

Hiện tại, Sony Ericsson đang phát triển điện thoại chạy trên nền Symbian và Windows Mobile (Xperia X1 là sản phẩm duy nhất).

Hệ điều hành nguồn mở đang là xu hướng trong thời gian gầy đây, sau Google, Nokia cũng vừa “thâu tóm” thành công Symbian và dự tính mở cửa nền tảng này. 

Google ra mắt bản unlock SIM cho G1

Google vừa ra giới thiệu một phiên bản khác của G1 được unlock SIM và phần cứng dành cho những người xây dựng phần mềm cho Android.

G1 bản không khóa chỉ dành cho các lập trình viên. Ảnh: Engadget.

Sản phẩm chạy được với mọi mạng này có tên là Android Dev Phone 1, máy có giá 399 USD và đăng ký với chuyên gia phát triển phần mềm trên website Android Market mức phí 25 USD. Tổng cộng, G1 không khóa có giá 424 USD.

G1 unlock sẽ xuất hiện tại Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Ấn Độ, Canada, Pháp, Đài Loan, Tây Ban Nha, Australia, Singapore, Thụy Điển, Hà Lan, Áo, Thụy Sĩ, Phần Lan, Ba Lan và Hungary.

Google cho biết, họ sẽ phân phối hạn chế mỗi thiết bị cho một lập trình viên mà họ chắc chắn là sẽ phát triển ứng dụng cho mình. Phần mềm trên máy sẽ giống như phiên bản thường, người dùng sẽ được thử nghiệm, sửa lỗi các ứng dụng do mình viết ra trước khi đưa lên Android Market.

Hiện tại, G1 được HTC sản xuất, chạy phần mềm của Google và được khóa để chỉ sử dụng mạng T-Mobile. Tuy nhiên, với cơ chế bảo mật không đảm bảo, thiết bị này dễ dàng bị các hacker “bẻ khóa” và sử dụng được nhiều mạng trên thế giới.

 

Nokia và Motorola sẽ sản xuất điện thoại Android?

moto10
moto10

Theo trang TechCrunch, Motorola đang quyết tâm “đầu quân” sang “đấu trường” Android. Hãng sản xuất điện thoại Mỹ đang thuê thêm 300 nhà phát triển để cùng với 50 nhân sự hiện có nhằm phát triển điện thoại sử dụng nền tảng mở của Google.

Motorola là một trong những thành viên đầu tiên của Liên minh điện thoại mở do Google khởi xướng.

Cũng có nguồn tin cho hay Nokia và Vevizon đã tỏ ra “hợp gu” tại diễn đàn nhà phát triển Android. Hiện tại, Verizon và Nokia chưa tham gia Liên minh của Google.

Lợi thế của Android so với điện thoại iPhone của Apple là các hãng sản xuất không phải trả chi phí sử dụng nền tảng hệ điều hành di động cho Google vì thế giá thành sản xuất sẽ giảm đi trong khi đó người dùng sẽ được sử dụng nhiều ứng dụng của các bên thứ ba vì Android luôn “rộng mở” đón chào chương trình tương thích. Apple luôn tỏ ra khó dễ với các nhà phát triển muốn viết phần mềm cho iPhone.

T.Vũ

Theo Mobilemag, PCWorld

Android đối đầu với iPhone: Apple đang lặp lại sai lầm quá khứ?

G1, hay Google Android đối đầu với iPhone?  (Dân trí) - "Điện thoại Google" G1 của T-Mobile vừa ra mắt nhận khá nhiều lời khen chê. Nhưng chính nền tảng mở Android mà G1 là kẻ lĩnh "ấn tiên phong" mới là mối đe doạ lớn nhất tới các ông lớn đang thống trị thị trường, đặc biệt là iPhone của Apple.  "Tấn bi kịch" của Apple là bài học
G1, hay Google Android đối đầu với iPhone? (Dân trí) -

“Tấn bi kịch” của Apple là bài học ngành công nghiệp máy tính vẫn ghi nhớ đến ngày nay. Steve Jobs và người bạn Steve Wozniak, hai con người trẻ tuổi dám nghĩ dám làm đã sáng tạo nên máy tính cá nhân (PC) đích thực đầu tiên trên thế giới vào năm 1976. Ngay sau đó, hãng Apple của hai người vươn lên thống trị thị trường máy tính cá nhân và phần mềm non trẻ của những năm 70, lập kỉ lục hãng trẻ nhất lọt vào danh sách 500 công ty hàng đầu của Fortune trong năm. Nhưng rồi, Apple nhanh chóng đánh mất thị trường do chính mình tạo ra. Các PC do IBM chế tạo, sử dụng phần mềm của Microsoft sau đó nhanh chóng đè bẹp Apple. Chìa khoá cho chiến thắng của PC, cũng như thất bại của Apple chính là tiêu chuẩn mở cho PC mà IBM thiết lập, tạo điều kiện cho các hãng phần cứng và phần mềm thứ ba tham gia vào ngành công nghiệp máy tính.

Steve Jobs rời hãng vào năm 1985 sau cuộc đấu đá nội bộ lãnh đạo bất thành, nhưng rồi trở lại năm 1996 để cứu một Apple đang trên đà phá sản.  Học được từ thất bại ngày xưa, kết hợp với công thức đã làm nên thành công thủa ban đầu của Apple: chức năng sáng tạo độc đáo đặc sắc, thiết kế hoàn hảo, các sản phẩm của Apple, từ máy Mac, hệ điều hành OS X, tới các iPod, iPhone đều vượt lên trên đối thủ để mang đến những trải nhiệm hoàn toàn mới tới người dùng. iPhone, chiếc điện thoại đa chức năng đưa Apple lên vị trí hàng đầu trong thị trường smartphone  là sản phẩm “mở” hơn bất cứ sản phẩm nào khác của Apple. Hãng gần như dựa hoàn toàn vào đối tác bên ngoài thiết kế phần mềm cho iPhone, sau đó bán chúng trên Apple Store. Apple hoàn toàn có cơ sở để nhắm đến doanh thu 1 tỉ đô la.

T-Mobile Google
T-Mobile Google

T-Mobile G1, “điện thoại Google”

Nhưng nhìn kĩ lại, iPhone không mở như mọi người vẫn tưởng. Các nhà phát triển phần mềm và sản phẩm của họ phải được chấp thuận bởi Apple trước khi xuất hiện trên Apple Store. Rõ ràng, không phải ai cũng thích thú với sự “kiểm duyệt” này. Tồi tệ hơn nữa, Apple chấp nhận, sau đó lại thẳng thừng gỡ bỏ một số phần mềm trên Apple Store, tạo ấn tượng vô cùng xấu với giới phát triển phần mềm. Một số giận dữ đến nỗi “nhảy tàu”, rời bỏ iPhone để đến với Android, nền tảng phần mềm đầy hứa hẹn do Google hỗ trợ phát triển. Chiếc G1 của T-Mobile, smartphone đầu tiên dùng hệ điều hành Android sẽ có mặt trên thị trường trong tháng 10 tới.

iPhone
iPhone

Liệu Apple có bị “nếm quả đắng” thêm 1 lần nữa vì kiểu “mở nửa vời”?

G1, hay chính xác hơn là Android sẽ là mối đe doạ lớn nhất đối với Apple iPhone. G1 chỉ là sản phẩm đầu tiên trong loạt điện thoại đa chức năng phát triển dựa trên một “hệ sinh thái” hoàn toàn mở. Bản thân G1, và cả nền tảng/hệ điều hành Android có lẽ xấu xí hơn iPhone, không có nhiều chức năng và giao diện hào nhoáng như iPhone, tương tự như khi so Windows và PC với máy Mac và OS X. Nhưng chắc chắn các smartphone dùng Android sẽ ngày càng rẻ, đẹp và tiện dụng hơn khi nhà sản xuất điện thoại nhận thấy tiềm năng của nền tảng này.

Không như Apple, chỉ “tuân lệnh” từ Steve Jobs, các nhà sản xuất kia sẽ nghe theo “tiếng gọi” của thị trường, của người tiêu dùng. Ví dụ điển hình là G1 – chiếc smartphone dùng Android đầu tiên –  hỗ trợ copy-paste, chức năng người dùng iPhone mong mỏi không thành kể từ ngày đầu tiên ra mắt. Chậm nhưng chắc, nếu Google có những bước đi đúng đắn phối hợp với các nhà sản xuất điện thoại di động, sản phẩm dùng Android sẽ từ từ chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. iPhone, với phong cách “mở nửa vời” của mình sẽ không thể “làm mưa làm gió” như trước.

Liệu lịch sử có đang lặp lại?

Hoàng Hải
Theo Times

“Android Market Beta” đối thủ Apple Store chính thức xuất hiện

Tin bất ngờ trong ngày hôm nay, Google đã giới thiệu “Android Market” – địch thủ mới dành cho “App Store” của Apple. Do đó người dùng các thiết bị trên nền HĐH Android (điện thoại di động hoặc các thiết bị khác trong thời gian tới) có thể tải xuống các ứng dụng mới cũng như các phần mềm khác trực tiếp từ chính thiết bị cầm tay của mình.

Google đã chính thức hoàn tất phiên bản beta, đây là “dịch vụ thương mại” và sẽ hiện diện  trên chiếc điện thoại di động Android đầu tiên sẽ ra mắt vào cuối tháng 9 tới (theo thông tin tiết lộ).

Phiên bản beta này trước hết là hỗ trợ người dùng các “đề mục” hoàn toàn miễn phí, sau là tính năng cập nhật thay đổi firmware và cung cấp một số phần mềm mới có “đính giá” cho từng sản phẩm. Trong “Android Market” là sự tổng hợp tập trung, cung cấp các công cụ với những tiện ích phát triển ứng dụng ví dụ như: xác định phiên bản hiện thời, hỗ trợ đa dạng về profile, định vị toàn cầu, “analytics – phân tích học”… và còn nhất nhiều nữa.

Điểm khác biệt giữa “Android Market” và “App Store” là trong trường hợp người dùng phát triển các ứng dụng dành cho từng nền tảng thì với “App Store”, Apple sẽ giám sát và điều khiển mọi hoạt động của người dùng. Đồng thời loại bỏ các ứng dụng mang tính chất “nghèo nàn chức năng, nguy hiểm” dành cho hệ thống.

Nhưng đối với “Android Market” người dùng sẽ được “tự do sáng tạo” mà không chịu bất kì một sự kiểm soát nào từ phía Google. Song với vấn đề này, người dùng cần phải thẳng thắn hay nói cách khác cần “xác định rõ” mục đích và ý tưởng phát triển của mình kết hợp với sự trợ giúp của một hệ thống cảnh báo được tích hợp giúp phát hiện những lỗi  không đáng có cho hệ thống máy mỗi khi hoàn thành và kích hoạt một ứng dụng nào đó. Mặc dù vậy, khẳng định rằng vẫn không thể tránh được “hậu quả” không muốn xảy ra và sau đó là sự xuất hiện của một núi các các câu hỏi về sự an toàn hay độ ổn định của hệ thống do ứng dụng đó gây ra.

Nhìn chung việc cho phép”tự do sáng tạo” là một phần là ưu điểm của  “Android Market” song một phần cũng là nhược điểm khá lớn khi cạnh tranh với Apple Store.

(Theo Slashgear)