Cách check E-mail bằng điện thoại di động

Dù đã xuất hiện trong máy tính và một vài loại thiết bị PDA hơn chục năm nay, nhưng mail client (cho phép gửi/nhận mail qua giao thức POP3/SMTP) chỉ mới được tích hợp vào điện thoại di động vài năm trở lại đây.

Được thiết kế tương tự như chương trình mail client Microsoft Outlook Express, tính năng e-mail trong máy di động cho phép gửi/nhận mail với các tiện ích như Outlook Express.

Sự tiện dụng của hình thức gửi thư điện tử này là giao diện thân thiện, nhất là với những người đã quen “làm việc” trên Outlook Express cài ở máy tính, đồng thời tốc độ rất nhanh do không phải thực hiện nhiều thao tác đăng nhập như cách dùng webmail. Khả năng gửi/nhận dữ liệu phong phú như text, âm thanh, hình ảnh, video.

Tuy nhiên, để dùng được mail client người dùng phải thoả mãn khá nhiều điều kiện. Đầu tiên, bạn phải có một tài khoản e-mail POP3/SMTP. Hiểu ngắn gọn, POP3 là giao thức để một user (người dùng) nhận thư từ một mail server; SMTP là giao thức dùng để một user gửi mail tới một mail server. Thường các địa chỉ e-mail POP3/SMTP được cung cấp bởi các ISP. Ví dụ, tài khoản e-mail ISP VNN cung cấp là POP3/SMTP, nhưng tài khoản Yahoo mail do một trang web cung cấp không phải là POP3/SMTP.

Cách cài đặt mail trên ĐTDĐ

Thông thường người dùng phải nhập các thông số chính sau:
– Incoming server (hoặc Outgoing server): là địa chỉ IP WAP Gateway của nhà khai thác dịch vụ.
– Username: tên mail > # < tên server POP3.
– Password: do người dùng tự đặt.

Trong đó, địa chỉ IP WAP Gateway của VinaPhone là: 10.1.10.46; MobiFone là: 203.162.21.107.

Để có tên mail và tên server POP3 người dùng phải liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ e-mail.

Thứ hai, máy điện thoại của bạn phải có tính năng e-mail và GPRS; và phải đang ở trong vùng phủ sóng GPRS cũng như kết nối được với nhà khai thác dịch vụ GPRS (hiện được VinaPhone và MobiFone cung cấp). Khi các điều kiện trên thoả mãn, bạn hãy thực hiện thao tác cài đặt mail client. Bước cài đặt này tương tự cài đặt cho Microsoft Outlook Express trên máy tính.

Nếu máy không có tính năng gửi e-mail và dịch vụ GPRS, người dùng vẫn có thể gửi/nhận e-mail, với điều kiện máy điện thoại phải có chức năng WAP. Giống như Webmail trên máy tính, khi kết nối vào WAP, nhập địa chỉ của một WAP mail nào đó (ví dụ: //wap.yahoo.com), trang WAP sẽ yêu cầu gõ địa chỉ mail và password như trên máy tính. Hiện có nhiều trang web nổi tiếng cung cấp dịch vụ mail đã có phiên bản dành cho WAP như Yahoo mail, Hotmail… hay thậm chí e-mail do chính nhà khai thác mạng mà bạn đang dùng như VinaPhone, MobiFone, S-Fone… cung cấp.

Cách gửi/nhận mail thông qua WAP tương đối tiện vì không phải cài đặt mail client và không nhiều yêu cầu từ máy cuối. Nhưng phải mất khá nhiều thời gian để thực hiện một loạt thủ tục đăng nhập. Nếu bạn kết nối GPRS thì việc gửi và nhận mail dễ dàng hơn (vì tốc độ đường truyền cao) so với kết nối WAP thông qua GSM.

E-mail được thực hiện bằng phương thức này chỉ cho phép người dùng gửi/nhận mail text (ký tự), không gửi và đọc được file đính kèm (attach). Một vài nhà khai thác, như S-Fone chẳng hạn cho bạn thực hiện việc báo tin có e-mail gửi đến thông qua tin nhắn SMS. Cước phí dịch vụ được tính bằng thời gian bạn truy cập WAP hoặc dung lượng bạn tải về nếu bạn truy cập WAP thông qua GPRS được quy định bởi nhà khai thác dịch vụ mà bạn đang dùng.

Mẹo vặt khi xài điện thoại di động

Dưới đây là một số mẹo vặt khi xài điện thoại di động quan việc đưa ra cách xử lý khi máy di động bị ngấm nước, máy bị rơi, máy bị báo Enter PIN hay PUK, hoặc là máy bị lỗi khi gọi đến.

1. Máy bị ngấm nước

Khi máy điện thoại di động của bạn bị rơi xuống nước hoặc bị nước thấm vào:

– Bạn phải nhanh chóng tháo pin ra, không được bật nguồn lên xem thử máy có còn hoạt động hay không.

– Không được cắm xạc vào máy.

Vì việc lắp pin vào máy, cắm xạc hay bật nguồn trong tình trạng có nước bên trong sẽ làm quá trình điện phân xảy ra nhanh chóng phá hủy các vi mạch bằng đồng cũng như làm chết các linh kiện.

Cách tốt nhất là hãy đem ngay máy đến trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa để lau chùi và sấy, không nên tự ý tháo máy ra xem thử.

2. Máy bị rơi

Khi máy bị rơi hoặc va đập mạnh sẽ gây ra tình trạng bung các mối hàn, và board mạch có thể bị vặn cong, các chấu tiếp xúc pin hay ăngten bị bung ra…Do đó, sau khi máy bị rơi có thể dẫn đến tình trạng chập chờn hoặc thường bị treo máy. Vì vậy, bạn nên đem máy tới trung tâm bảo hành, sửa chữa để các kỹ thuật viên kiểm tra. Không nên tự sửa chữa máy sẽ dẫn tới tình trạng hư hỏng nặng hơn.

3. Máy báo Enter PIN hay Enter PUK ( nhập mã PIN hay nhập mã PUK)

Khi máy trong chế độ bảo vệ SIM thì mỗi lần bật máy, bạn sẽ thấy máy yêu cầu chủ máy nhập mã PIN. Bạn hãy chắc chắn mình biết chính xác số PIN của SIM cũng như nhập cẩn thận.

Mã PIN này chỉ cho phép bạn nhập sai 3 lần. Sau 3 lần sai, máy sẽ chuyển sang chế độ bảo vệ cao hơn và sẽ yêu cầu bạn nhập mã PUK. Nếu không biết mã PUK, bạn có thể liên hệ trung tâm hỗ trợ khách hàng 145 (VMS/MobiFone) và 151 (VinaPhone). Đừng bao giờ thử cố gắng nhập mò PUK vì sau 10 lần nhập sai, SIM card của bạn sẽ bị hủy vĩnh viễn, phải mua SIM mới. Khi bị hủy, máy sẽ báo SIM blocked.

4. Máy bị lỗi khi gọi đi và gọi đến

Nếu mỗi lần gọi, máy báo không hỗ trợ, bạn nên xem lại tín hiệu sóng nếu tín hiệu đủ mạnh và SIM bạn còn gọi được hay không? Có thể gọi trung tâm hỗ trợ khách hàng 145 (VMS/MobiFone) và 151 (VinaPhone) để hỏi thông tin về SIM của mình về hướng chặn gọi đến, chặn gọi đi. Hãy kiểm tra chế độ Giấu số gọi đi. Và chuyển nó về chế độ Mặc định mạng.

Nếu máy của bạn không thể nhận được cuộc gọi, hãy gọi 145(VMS/ MobiFone) hay 151 (VinaPhone) để kiểm tra tình trạng SIM , kiểm tra tín hiệu sóng trên điện thoại. Hủy bỏ hết các giá trị Chặn. Nếu vẫn tình trạng cũ, bạn chỉ còn có nước mang cái “mô-bai” của mình đến trung tâm bảo hành.

Cách sử dụng Pin điện thoại di động hiệu quả

Sau khi lựa chọn kiểu dáng, mẫu mã, tính năng điện thoại, bạn sẽ phải quan tâm đến một yếu tố nằm khuất sau lớp vỏ xinh xắn kia: pin điện thoại di động. Dù đã chi hàng triệu đồng để có chiếc điện thoại thời trang, nhưng lắm khi bạn bực mình vì pin chập chờn.

Nếu xem kỹ những dòng chữ in trên pin, bạn sẽ biết được một số điều thú vị. Dung lượng pin được tính bằng mAh (milliampere giờ). Một viên pin có dung lượng 800 mAh, về lý thuyết, sẽ hoạt động lâu hơn loại có dung lượng 550mAh. Tuy nhiên, tuổi thọ viên pin lại phụ thuộc vào cách chăm sóc, sử dụng pin. Điện thoại di động đời mới có thời gian chờ khoảng vài ngày dù chỉ sử dụng một viên pin 550mAh, nhưng thời gian đàm thoại thực tế chỉ có vài giờ.

Nhìn chung, pin càng to, càng nặng thì dung lượng càng lớn. Với những tiến bộ trong công nghệ, đã có pin dung lượng lớn nhưng kích thước nhỏ. Công nghệ đầu tiên áp dụng trong pin là pin Nicken Cadmium (NiCad), rồi đến Nicken-Hydrat kim loại (Ni-MH), pin Li-thium-ion (Li-ion) và mới nhất là pin Litium-Polymer (Li-Po).

Cùng kích thước, nhưng pin NiMH có dung lượng 550mAh, còn pin Li-ion có thể có dung lượng lên đến 840mAh. Do vậy, giá pin dùng công nghệ mới luôn cao hơn pin đời cũ. Pin Li-ion và Li-Po thường được sử dụng trong điện thoại cao cấp nhằm giảm khối lượng điện thoại.

Điểm yếu, mạnh của các loại pin

Pin Nicken Cadmium là loại rẻ nhất nhưng có nhiều bất tiện như dung lượng nhỏ, hay bị chai. Hiện tượng chai pin, còn gọi là “hiệu ứng nhớ” do sạc pin không đúng cách. Với pin này, cần để pin hết mới được sạc. Nếu chưa hết pin mà đem sạc, pin sẽ ghi nhận mức năng lượng nạp vào lúc sạc và khi sử dụng, cứ đến mức này, pin sẽ báo hết.

Khá thông dụng trong các điện thoại đời cũ là pin Nicken-Hydrat kim loại (Ni-MH) do dung lượng cao hơn pin NiCad. Pin NiMH không gây hại cho môi trường và cũng ít bị hiệu ứng nhớ. Bạn chỉ cần xả cho pin hết năng lượng mỗi tuần hoặc nửa tháng. Nhược điểm chính của pin NiMH là không bền. Sau vài trăm lần sạc, pin sẽ yếu dần.

Hầu hết các điện thoại đời mới sử dụng pin Li-ion và Li-Po. Hai loại này không bị hiệu ứng nhớ nên có thể sạc pin bất cứ lúc nào, trừ khi pin đầy. Tuổi thọ của pin Li-ion cũng không cao. Sử dụng cùng công nghệ với pin Li-ion, nhưng pin Li-Po có thể được sản xuất dưới nhiều hình dạng khác nhau. Trong khi pin Li-ion chỉ có một dạng thỏi chữ nhật.

Chăm sóc pin

Nhiều người thường xuyên sạc pin hàng ngày, với thời gian sạc khoảng hai giờ. Tuy nhiên, việc sạc pin cho đúng cách, sạc quá hoặc chưa đủ đều ảnh hưởng đến pin.

Bạn nên biết về quá trình điện hóa ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin. Sau một số lần sạc, dung lượng tối đa của pin sẽ giảm đi 20% so với lúc ban đầu. Với pin Ni-Cad, sau 1.500 lần sạc, dung lượng giảm xuống mức 80%. Pin NiMH và pin Li-Po, chỉ sau 300-500 lần sạc. Còn pin Li-ion, sau 500 -1.000 lần sạc.

Do vậy, người thường xuyên sạc sẽ phải mua pin mới sớm hơn, so với người sạc theo định kỳ. Tuy nhiên, không phải pin nào cũng đạt số lần sạc như trên mới giảm dung lượng.

Tuổi thọ của pin còn phụ thuộc vào cách bảo quản. Để pin bền, cần chú trọng đến cách sạc pin mới. Bạn cần sạc rồi xả pin từ 3 đến 4 lần trước khi sử dụng để bảo đảm sử dụng tối đa công suất của pin. Điều này áp dụng cho tất cả các loại pin. Cách xả pin: lần đầu tiên sạc pin, điện thoại sẽ báo pin đầy sau 10-15 phút. Bạn rút sạc ra, rồi cắm lại, bắt đầu sạc tiếp. Cứ làm như vậy trong 3-4 lần.

Khi không sử dụng, bạn tháo pin và cất ở nơi khô, mát. Để gần nguồn nhiệt sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ pin. Nếu không sử dụng một thời gian dài, khi dùng lại, bạn cũng phải sạc như khi mua pin mới. Lưu ý rằng, tuy không dùng, bạn cũng phải nạp và xả pin theo định kỳ 2-3 tháng. Không hoạt động và không được sạc, pin sẽ mất khả năng tích tụ năng lượng và sự xả.

Khi điện thoại báo nhắc nhở pin yếu, đồng nghĩa với việc cần sạc pin hoặc thay pin khác. Nếu bạn tiếp tục sử dụng điện thoại, bạn cần tắt chuông, tắt đèn màn hình, tắt rung. Sau đó, bạn tắt điện thoại để một lúc, rồi bật lại, thời gian chờ của pin sẽ lâu hơn một chút.

Có ba nguyên tắc sử dụng và bảo quản pin mà người sử dụng cần nhớ. Thứ nhất, giữ pin cẩn thận không để rơi hay va chạm với vật cứng. Thường xuyên vệ sinh điểm tiếp xúc giữa pin và mạch điện thoại bằng bông tẩm cồn. Thứ hai, phải tắt nguồn trước khi tháo pin. Không làm đúng quy trình này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng pin. Cuối cùng, không nên để pin dưới ánh nắng mặt trời hoặc gần nguồn nhiệt.

10 lời khuyên cho người mua điện thoại di động

10 lời khuyên cho người mua điện thoại di động

Đối với nhiều người thì ĐTDĐ bây giờ như một vật bất ly thân, cùng họ giải trí, làm việc và quan trọng hơn cả là liên lạc. Nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng lựa chọn được một chiếc điện thoại phù hợp trong cả biển điện thoại trên thị trường. Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn chọn được một chiếc điện thoại vừa ý…

1. Máy gập và máy một thân: Máy gập có thể gây khó khăn khi sử dụng bằng một tay vì ở nhiều model, nắp máy nặng hơn thân máy. Nếu bạn mua mẫu máy một thân, cần đảm bảo rằng nó có chức năng khóa bàn phím để ngăn chặn các cuộc gọi ngoài ý muốn.

Bạn nên quan tâm đến việc có cảm thấy thoải mái khi áp máy vào tai không, có nghe rõ mà không cần thường xuyên điều chỉnh không, có thể sử dụng bằng một tay hay không…? Những mẫu thiết kế quá mỏng có thể không thuận tiện lắm khi cả hai tay đều bận, bạn cũng khó áp máy sát tai bằng cách kẹp nó vào vai.

2. Kích thước và trọng lượng:
ĐTDĐ dễ sử dụng một phần là nhờ tính năng cơ động của nó. Máy một thân thông thường nặng khoảng 100 gram, dài 12,5 cm, rộng 5 cm và dày 2,5 cm. Kích thước máy trên cỡ này có thể coi là to. Một ngoại lệ là loại máy tích hợp thiết bị số cá nhân (PDA) với ĐTDĐ, có vẻ ngoài cồng kềnh, giống với PDA nhiều hơn.

3. Dung lượng pin: Hầu hết các mẫu ĐTDĐ mới cho thời gian đàm thoại ít nhất là 3 giờ và thời gian chờ 6 ngày. Một số loại cho phép thời gian chờ lên tới 14 ngày.

Hãy lưu ý là độ bền của pin sẽ tùy thuộc vào cách bạn sử dụng máy và việc sạc lại pin thường mất 1 giờ hoặc lâu hơn. Khi mua máy, bạn nên mua thêm pin dung lượng cao hơn và adapter sạc nhanh. Khi mới mua pin, bạn cần sạc cho “no điện”. Lưu ý rằng, lần đầu tiên sạc, điện thoại thường báo đầy sau 10 hay 15 phút nhưng đó là “thông báo giả”. Bạn nên làm đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất khi sử dụng pin. Ngày nay, điện thoại di động (ĐTDĐ) đã trở thành một thiết bị điện tử thịnh hành nhờ những tính năng ưu việt, giúp bạn giữ liên lạc hầu như bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu. Lựa chọn loại máy phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân giữa vô vàn mẫu mã là khá khó khăn nhưng bạn có thể tham khảo các đặc điểm sau để có quyết định hợp lý.

4. Chuẩn di động: Hiện nay, hầu hết các mạng ĐTDĐ trên thế giới sử dụng chuẩn GSM . Cả hai mạng VinaPhone và MobiFone của Việt Nam đều sử dụng chuẩn này. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp dịch vụ sử dụng các chuẩn TDMA hoặc CDMA (đây là trường hợp của SFone). Nếu bạn định sử dụng dịch vụ của mạng nào thì phải mua loại điện thoại hỗ trợ chuẩn của mạng đó. Các chuyên gia cho rằng những ĐTDĐ 2 chế độ, hoạt động với cả mạng analog và mạng kỹ thuật số mang lại sự linh động cao hơn, dù chất lượng âm thanh có thể giảm sút trên mạng analog.

5. Băng tần: Càng hỗ trợ nhiều băng tần, ĐTDĐ GSM càng bắt được nhiều loại sóng hơn. Có ba băng tần là: 1.900 MHz (phổ biến tại Mỹ), 1.800 MHz (thịnh hành tại châu Á) và 900 MHz (được dùng chủ yếu tại châu Âu, nhưng Việt Nam cũng dùng băng tần này). Loại điện thoại hỗ trợ cả ba băng tần có thể hoạt động trên toàn thế giới, nhưng giá thường mắc hơn nhiều so với các loại khác.

6. Màn hình: Nếu bạn thường gửi và nhận tin nhắn, lướt Web, hoặc sử dụng lịch công tác gắn trong máy, màn hình lớn là ưu tiên hàng đầu. Màn hình 6 dòng là đủ dùng cho hầu hết người dùng; loại ít dòng hơn sẽ làm bạn đau mắt và ngón tay cái vì cuốn lên cuốn xuống. Một số loại máy cho phép bạn điều chỉnh số dòng nhưng màn hình càng chứa được nhiều dòng thì font chữ càng nhỏ. Nếu thường xuyên lên mạng, bạn nên tính chuyện mua một ĐTDĐ kết hợp PDA vì nó đi kèm bàn phím – điều tối cần thiết cho lướt Web, email, nhắn tin – với màn hình lớn hơn các loại ĐTDĐ thông thường.

Độ tương phản màn hình và công suất đèn chiếu sau cũng là những yếu tố quan trọng. Các loại ĐTDĐ khác nhau cho chất lượng hình ảnh khác nhau rõ rệt. Nếu máy của bạn cho phép điều chỉnh các thiết lập, bạn có thể làm văn bản và đồ họa trở nên dễ nhìn hơn, kể cả tại những nơi nhiều ánh sáng. Một số loại ĐTDĐ cao cấp có màn hình màu, giúp người dùng dễ đọc hơn nhưng giá phải trả cho sự tiện lợi này là pin sẽ mau hết hơn.

7. Bàn phím: Nếu bạn không hiểu cách sử dụng các chức năng của bàn phím trong vòng vài phút mà không cần xem hướng dẫn, hãy tìm loại máy khác. Cách sắp xếp của bàn phím và hệ thống menu cần trực quan. Nút phải nhạy và dễ bấm, loại hơi lồi bấm dễ hơn loại phẳng hoặc lõm. Hãy kiểm tra các phím định hướng. Loại nút tròn kiểu joystick giúp di chuyển trong menu được nhanh hơn nhưng khá hiếm gặp. Hầu hết các máy có 4 phím hướng lên, xuống, trái, phải.

Một số ĐTDĐ kết hợp PDA có bàn phím nhỏ. Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi dùng những nút bấm tí xíu này nhưng nó vẫn dễ sử dụng hơn loại phần mềm bàn phím trên màn hình cảm ứng của các thiết bị cầm tay.

8. Tích hợp camera: Độ phân giải càng cao, ảnh chụp càng đẹp. Ảnh chụp từ điện thoại di động không đẹp bằng chụp bằng máy ảnh số nhưng nếu điện thoại chụp ảnh của bạn có độ phân giải từ 640 x 480 pixel trở lên thì có thể chụp các bức ảnh ưng ý để đưa lên web hoặc gửi cho người thân. Bạn cũng để ý máy có hỗ trợ chụp ảnh đêm và có đèn flash hay không. Chọn bộ nhớ đủ lớn để chứa ảnh khi chưa có điều kiện chuyển ảnh sang máy tính.

9. Liên lạc và quản lý cuộc gọi: ĐTDĐ thường có nhiều tính năng quản lý cuộc gọi: quay số bằng giọng nói, ghi âm cuộc thoại, danh bạ, quay số nhanh… Hầu hết các máy ĐTDĐ cung cấp tính năng an toàn như hạn chế cuộc gọi đến và đi, khóa bàn phím và chống xóa toàn bộ danh bạ. Một số model thậm chí còn hoạt động như máy bộ đàm 2 chiều, cho phép bạn nói chuyện với người khác có máy cùng chủng loại mà không bị tính cước. Kích hoạt một số tính năng (như hiện số/giấu số, giữ cuộc gọi và gọi cho 2 người cùng lúc) phụ thuộc vào dịch vụ gia tăng của nhà cung cấp.

Nếu bạn muốn đàm thoại mà không cần dùng tay (khi lái xe chẳng hạn), hãy tìm một model bán kèm tai nghe hoặc headset. Nếu ghét dây dợ, bạn có thể tính chuyện mua một bộ headset có kết nối không dây Bluetooth.

10. Dữ liệu không dây: Mặc dù rất ít người có nhu cầu truyền dữ liệu qua ĐTDĐ, gần như tất cả các model mới đều có khả năng thực hiện các tác vụ như gửi, nhận email, tải nhặc chuông và các trò chơi đơn giản hoặc kết nối với Internet (qua một trình WAB). Cả ba mạng của MobiFone, VinaPhone, và SFone đều hỗ trợ các dịnh vụ này.

Chuẩn GSM chỉ cho phép kết nối với tốc độ thấp: 8 Kb/giây trên mạng GSM, tuy nhiên cả MobiFone và VinaPhone đều đang thử nghiệm dịch vụ GPRS với tốc độ quảng cáo lên tới 115 Kb/giây. Trong thời điểm hiện nay, có lẽ do còn đang thử nghiệm miễn phí nên tốc độ thực thấp hơn rất nhiều. SFone cũng đã hỗ trợ dịch vụ kết nối tốc độ cao.

 
Theo TTO
[

Code bí mật của Samsung

Giống như hầu hết các hãng điện thoại khác, Samsung cũng có những mã “code” bí mật của riêng nó mà không ít người dùng luôn muốn khám phá. Chính vì vậy mình muốn mang đến cho các bạn một vài mã bí mật của Samsung mà mình đã lượm lặt được, hy vọng chúng sẽ giúp ít nhiều cho bạn trong việc sử dụng điện thoại của mình.
– Mã kiểm tra IMEI: *#06#

– Mã kiểm tra phiên bản phần mềm: *#9999#.

– Mã thử chế độ rung: *#9998*842#.

– Mã kiểm tra thông số hoạt động của pin: *#9998 *228#.

– Mã chuyển Menu về tiếng Anh: *#0001# và bấm SEND.

Click to see real size

Các bước đơn giản để cứu điện thoại rơi vào toilet

Vô tình đánh rơi điện thoại xuống nước, quay trong máy giặt…, bạn vẫn có cơ hội “cứu sống” nó nếu không ngay lập tức bật nguồn lên – điều mà đa số người sử dụng quen làm để xem máy còn hoạt động không. Dưới đây là các bước cần làm:

Image


Image

Ngay lập tức tháo pin và thẻ sim. Mạch điện vẫn có thể “sống khỏe” khi bị dìm xuống nước, miễn là không nối với nguồn gây tình trạng chập mạch. Sim cũng có thể hồi phục được sau tai nạn này.

Image

Dùng khăn thấm/ giấy thấm để lau khô nước. Nhiều chất trong nước như muối có thể làm hỏng điện thoại. Cồn có thể làm sạch chất bẩn nhưng bạn cần dùng loại trung (tầm 70 độ), loại cao (như 90 độ) sẽ làm hỏng các bộ phận trong điện thoại, loại thấp bay hơi chậm khiến tình trạng ẩm ướt kéo dài hơn.

Image

Hong khô điện thoại bên cửa sổ hoặc bật quạt. Bạn không nên sấy thiết bị trong lò hoặc dùng máy sấy tóc ở nấc cao. Nên để gió mát làm khô từ từ. Sau một ngày, chiếc điện thoại yêu quý sẽ có cơ hội “sống sót”.

Một số lưu ý khi mua thẻ nhớ

Một số lưu ý khi mua thẻ nhớ là phải chọn đúng loại, xác định dung lượng mình cần, kiểm tra tốc độ của thẻ. Bên cạnh đó, việc bảo mật dữ liệu trên thẻ nhớ cũng là điểm quan trọng.

1. Đừng mua nhầm loại thẻ

Hãy chắc chắn là bạn biết chính xác loại thẻ nhớ của máy ảnh, máy điện thoại di động, PDA và thiết bị chơi game trước khi bỏ tiền ra mua. Nhiều thiết bị sẽ không tương thích với một loại thẻ nhất định vì thế bạn phải kiểm tra và sử dụng thử để tránh mua nhầm một cách vô tình. Nên kiểm tra xem thiết bị của mình có nhận thẻ không và kích hoạt một số thao tác trên đó.
Hiện nay có khoảng 6 loại thẻ chính có mặt trên thị trường, như SD, MMC, Memory Stick, CompactFlash, xD-Picture Card và SmartMedia. Tuy nhiên cũng theo sự phát triển công nghệ mà hiện nay người sử có thể bị “loạn” vì có nhiều thế hệ hay phiên bản. Ví dụ như SD còn có các loại khác như miniSD, microSD (còn gọi là TransFlash) và SD High-capacity (SDHC). Trong khi đó Memory Sticks thì có Memory Stick Pro Duo… Cùng sử dụng một công nghệ, nhưng kích thước và kiểu dáng của các phiên bản này khác nhau.

2. Đừng ỷ lại vào thẻ nhớ đi kèm theo thiết bị
Một vài thiết bị dân dụng hiện nay bán có đi kèm với nhiều thẻ nhớ, tuy nhiên, nó thường có dung lượng thấp. Ví dụ, các thiết bị chơi game PSP của Sony thường đi kèm theo với thẻ 32 MB Memory Stick Pro Duo, và chúng thường hết nhanh chóng sau khi lưu một vài game, bài hát hay ảnh. Hãy mua dung lượng lớn nhất mà “hầu bao” bạn cho phép vì như vậy bạn có thể lưu trữ nhiều hơn và ít phải thay hơn.

3. Hãy để thiết bị của bạn xác định dung lượng thẻ
Thẻ nhớ với dung lượng lớn không chỉ mang lại sự thuận tiện cho thiết bị mà còn là những thứ bắt buộc đối với một vài thiết bị. Ví dụ, máy ảnh số độ phân giải cao sẽ ngốn nhiều dung lượng. Nếu chỉ dùng thẻ 32 MB, bạn có thể chụp 16 bức với máy ảnh 4 Megapixel và 10 bức với máy 6 “chấm”. Vì thế đối với máy ảnh số, quy tắc chung là độ phân giải càng cao, dung lượng thẻ nhớ càng phải lớn.

Dung lượng của thẻ lớn cho phép bạn lưu trữ nhiều tin nhắn, dữ liệu văn bản, nhạc, phim và hình ảnh hơn. Một bài MP3 trung bình chiếm 4 MB bộ nhớ và một bộ phim bằng hàng trăm lần bài hát đó. Do vậy, dễ thấy tại sao một thiết bị đa phương tiện lại dễ đầy thẻ nhớ đến mức nào.

4. Đừng quên tốc độ

Tốc độ của thẻ nhớ thường được thể hiện qua các con số: 10 MB/giây hay 20MB/giây – tốc độ ghi tính trên giây, hay qua tính năng cấp số nhân (như 60x hay 80x). Những ký hiệu hay thuật ngữ đó chỉ ra rằng thông tin hay dữ liệu có thể được ghi hay được đọc với tốc độ nhanh thế nào.

Tốc độ càng nhanh có nghĩa là thẻ nhớ càng dễ hồi phục dữ liệu nhanh sau khi ghi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với hình ảnh số. Thẻ nhớ tốc độ cao đồng nghĩa với việc bạn có thể chụp một bức ảnh nhanh hơn bình thường, đặc biệt trong các máy ảnh có độ phân giải cao.

Tuy nhiên, nếu thiết bị của bạn không phải là loại “top ten”, tốc độ “như chong chóng” thì cũng chẳng nên dùng thẻ tốc độ nhanh làm gì.

5. Không phải tất cả thẻ nhớ đều giống nhau

Có rất nhiều nhà sản xuất khác nhau, các loại này đều tương tự nhau về dung lượng và tính năng. Nhưng không phải thẻ nào cũng giống nhau. Thẻ nhớ được sản xuất theo nhiều chuẩn nên người dùng có thể mua một chiếc giá rẻ và sử dụng với nhiều thiết bị. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm và phần nhiều là may mắn. Lời khuyên là bạn nên mua những loại thẻ có nhãn hiệu quen thuộc và từ các đại lý phân phối chính thức.

6. Có thể sử dụng cùng một loại thẻ trên các thiết bị khác nhau?

Các thiết bị khác nhau có thể sử dụng cùng một loại thẻ, ví dụ, các máy PDA, laptop hay điện thoại di động đều có thể sử dụng thẻ SD.

Tuy nhiên, trong quá trình dùng, bạn có thể không truy nhập hay sử dụng được các dữ liệu lưu trữ trên đó khi chuyển thẻ sang một thiết bị khác do thiết bị cá nhân chỉ hỗ trợ những cấu trúc file đặc biệt. Ví dụ, máy điện thoại không hỗ trợ MP3 không thể chạy được các file mp3 trên thẻ.

7. Dữ liệu lưu trữ trên thẻ nhớ có an toàn?

Khi nói đến sự an toàn của dữ liệu, thẻ nhớ có một vài điểm thuận lợi hơn so với ổ cứng hay CD/DVD, như chống sốc tốt hơn. Vì không có nhiều phần tách rời, nên khả năng hỏng khi rơi hay di chuyển của thẻ cũng ít hơn so với một ổ cứng thông thường.

Bên cạnh đó, nó cũng ít bị vỡ và trầy xước hơn so với đĩa CD hay DVD. Nhưng cũng vì kích thước nhỏ nên người dùng thường bị mất thẻ hơn là mất dữ liệu nhỏ lẻ trên đó.

8. Chuyển dữ liệu từ thẻ nhớ sang PC

Một số PC và laptop đã được tích hợp đầu đọc thẻ để bạn chuyển nội dung trực tiếp sang máy tính. Nếu thiết bị của bạn không hỗ trợ tính năng này, có thể sử dụng đầu đọc thẻ độc lập thay vì sử dụng với cáp nối USB để chuyển tải dữ liệu. Phần lớn, đầu đọc thẻ loại này hỗ trợ rất nhiều chuẩn thẻ nhớ khác nhau.

9. Chất lượng dữ liệu xác định dung lượng thẻ

Thiết bị của bạn càng phức tạp hay càng đắt tiền, thì dung lượng thẻ nhớ càng phải lớn. Ví dụ, các máy ảnh số nhiều chấm cần nhiều dung lượng thẻ nhớ hơn so với máy ảnh ít chấm. PDA đắt tiền với đầy đủ tính năng đa phương tiện sẽ cần nhiều dung lượng hơn nếu bạn muốn sử dụng hết các tính năng đó.

Chất lượng của dữ liệu là yếu tố cuối cùng xác định bạn cần dung lượng bao nhiêu. Quy tắc chung là chất lượng càng tốt, dung lượng càng chiếm nhiều. Ví dụ, bức ảnh có độ phân giải cao cần nhiều bộ nhớ hơn so với bức ảnh kém chất lượng, nhạc số nén ở chất lượng cao sẽ chiếm dung lượng hơn so với MP3 nén ở chất lượng trung bình.

Bạn chọn nhạc chuông chờ nào ?

 
Như một trong những chiêu thức để cạnh tranh và thu hút khách hàng, các nhà cung cấp đều “trang bị” cho mình một dịch vụ GTGT đầy tiện ích và hấp dẫn: dịch vụ nhạc chuông chờ. Bài viết này nhằm mục đích giúp bạn đọc có cái nhìn hoàn chỉnh hơn về dịch vụ này, cũng như có thể lựa chọn được một dịch vụ hợp lý nhất để sử dụng.MobiFone và Funring

Với dịch vụ này, các thuê bao của MobiFone có thể cho người gọi được thưởng thức những điệu nhạc thay cho tiếng chuông nhàm chán. Muốn đăng ký dịch vụ, bạn cần soạn tin nhắn “Funring” gởi đến 9224 để lấy user và mật khẩu đăng nhập trang web FunRing. Sau khi đăng ký thành công, bạn có thể sử dụng dịch vụ một cách thuận tiện thông qua thao tác từ web. 

– Cước phí đăng ký Funring: 2.000 đ/lần.

– Cước nhắn tin tới 9224: 350 đ/bản tin. 

– Cước thuê bao ngày: 300 đ/ngày.

– Cước gọi đến 9224: 50% cước liên lạc thông thường.

Tuy nhiên, với dịch vụ Funring của MobiFone, bạn có thể thao tác rất nhiều từ web như: cài đặt ngẫu nhiên rất nhiều bài hát từ các danh mục trong FunRing Menu như lặp ngẫu nhiên hay theo trình tự tất cả các bài hát trong Bài hát Việt Nam, bài hát Quốc tế, FunRing yêu thích…; chọn bài hát cho từng số điện thoại theo giờ định sẵn, cài đặt FunRing mặc định theo từng giờ trong ngày cho tất cả cuộc gọi đến, cài đặt FunRing cho từng nhóm người gọi… Để thao tác được như vậy, bạn phải thực hiện thông qua trang web FunRing của MobiFone tại địa chỉ http://www.mobifone.com.vn/.

VinaPhone và RingTunes:

Đây là dịch vụ giá trị gia tăng cho phép các thuê bao di động của mạng VinaPhone có thể lựa chọn bài hát hay những hiệu ứng âm thanh ưa thích thay cho tín hiệu chờ thông thoại của tổng đài. Việc đăng ký dịch vụ RingTunes của Vinaphone được đăng ký thông qua Web Portal tại địa chỉ http://www.vinaphone.com.vn.

Sau khi vào phần Web Portal của VinaPhone, bạn chọn RingTunes để cài đặt và bắt đầu sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đăng ký qua SMS bằng cách soạn tin nhắn “RingTunes” gửi tới 9194.

– Cước mua bài hát mới: 2.000 đ/bài.

– Cước nhắn tin tới 9194: 350 đ/bản tin.

– Cước thuê bao ngày: 300 đ/ngày.

Phí gọi đến 9194: 50% phí liên lạc thông thường. Bạn có thể cài đặt theo từng số gọi thông qua cài đặt ở mục số máy gọi, cài đặt theo giờ thông qua mục Thời gian (giờ hành chính, ngoài giờ hành chính, hoặc theo giờ tùy chọn). Ngoài ra, ở mục lựa chọn nâng cao cho bạn cài theo ngày đặc biệt, khoảng ngày cụ thể hay theo một giờ đặc biệt trong một ngày định sẵn. Điểm hay của VinaPhone là chế độ cài đặt loại trạng thái, theo đó, bạn có thể cho người gọi ở nhiều loại trạng thái khác nhau nghe những bài hát do bạn cài đặt như loại kết nối trực tiếp, khi máy bận hay khi đang ở chế độ chờ.

Để cài đặt hiệu quả dịch vụ RingTunes thêm thú vị, bạn có thể thao tác thông qua VinaPortal. Sau khi đăng nhập vào Vinaportal, bạn chọn phần RingTunes > Các chế độ cài đặt > Thêm chế độ cài đặt để cài đặt nâng cao cho các bài hát đã mua cụ thể

S-Fone và ColorRing:

Sau một khoảng thời gian miễn phí nội dung, nay dịch vụ đã chính thức thu phí khách hàng. Tuy nhiên, hiện dịch vụ ColorRing của S-Fone được cho là khá nhàm chán vì khách hàng vừa chịu cước phí thuê bao ngày mà lại không thể thao tác cài nhạc theo giờ, theo ngày, hay theo một số điện thoại cụ thể mà chỉ có một bài hát duy nhất cho tất cả thời gian trong ngày và cho tất cả các cuộc gọi đến trừ phi bạn muốn thay bài đó.

– Cước đăng ký: không có

– Cước thuê bao ngày: 200 đ/ngày.

– Cước thay đổi bài hát: 300 đ/bản tin.

– Cước gọi đến tổng đài 9098888: 50% cước thông thường.

Dịch vụ ColorRing không hấp dẫn khách hàng chỉ với một giai điệu quen thuộc, thêm một điều khá phiền nữa cho khách hàng khi muốn sử dụng dịch vụ này là phải mất thời gian đăng ký thông qua cửa hàng đại lý hay gọi tới tổng đài 905 hoặc 1800095 để sử dụng. Bạn cũng thể tham khảo tại trang http://www.sfone.com.vn/webportal/listRingToneContents.do hoặc http://colorring.sfone.com.vn/ HT Mobile và Happy Ring. Điểm khác biệt của Happy Ring do HT Mobile cung cấp là bạn hoàn toàn thao tác được từ trang Web Happy Ring tại địa chỉ http://222.255.3.142:8080/subscriber/login.jsp hoặc http://www.htmobile.com.vn/web/vn/ với nhiều tiện ích hấp dẫn.

– Cước phí: 5.000 đ/tháng.

– Cước mua bài hát mới: 500 đ/bài.

– Cước gọi tổng đài Happy Ring (2345).

Do là mạng ra đời sau cùng nên HT Mobile đã biết cách cải tiến dịch vụ Happy Ring của mình khác hẳn với các mạng khác.

Bởi với MobiFone, nếu cài ngẫu nhiên, bạn có thể thay đổi trong hơn 200 bài hát cho người gọi mà không thể thao tác theo từng bài. Điều này có nghĩa người gọi cho bạn phải nghe cả những bài thích và không thích..

VinaPhone lại cho thay đổi theo từng giờ nhưng tối đa chỉ có 24 bài trong một ngày. Với S-Fone, người gọi cho bạn chỉ có thể nghe được một bài duy nhất. Và bạn cũng có thể thay đổi nhưng quỹ bài hát được cập nhật không thường xuyên (thường sau 15-20 ngày thậm chí tới 1 tháng mới có một đợt khoảng 10 bài hát mới). Nhưng với HT Mobile, bạn lại được thừa hưởng cả một Thư viện nhạc chờ cá nhân không giới hạn. Điều này có nghĩa bạn có thể chiêu đãi người gọi những bài hát hay và “hot” nhất, được nhiều bạn trẻ yêu thích thông qua thư viện nhạc chờ với những bài hát do mình tự chọn. Vì thế, nếu danh sách bạn có 30 bài hay thì đồng nghĩa với việc người gọi sẽ được nghe 30 bài sau 30 lần gọi với chế độ Tuần tự hay Ngẫu nhiên. Ngoài ra, việc thao tác nhạc chờ cho từng số điện thoại theo từng giờ cũng được Happy Ring cung cấp cho khách hàng thông qua cài đặt theo Danh bạ điện thoại. Tổng đài Happy Ring 2345 cho khách hàng gọi miễn phí để thao tác cài đặt mua bài hát cho Thư viện nhạc chờ hay thao tác nhạc chờ cho Số Điện Thoại chỉ định bằng với giá cước mua bài hát đã quy định trước.

Với một mạng điện thoại di động, việc cung cấp dịch vụ nội dung mới lạ sẽ thu hút được khách hàng. Cũng như vùng phủ sóng mạnh toàn quốc là điều mà cả nhà cung cấp dịch vụ lẫn khách hàng mong đợi trước khi khách hàng có sự quyết định lựa chọn mạng di động để sử dụng cho mình. Hy vọng với bài viết này, bạn đọc có thể tìm được một dịch vụ nhạc chuông chờ hấp dẫn, tiện lợi, kinh tế và phù hợp với mình nhất.

Chụp ảnh đẹp với camera phone

Để chụp được những bức ảnh đẹp, bạn nên cầm chắc máy, điều chỉnh ánh sáng và chụp cận cảnh, chụp nhiều ảnh. Ngoài ra, cũng nên tuân thủ nguyên tắc một phần ba.

Để có những bức ảnh tốt từ camera của điện thoại là một thách thức bởi một phần do độ phân giải của máy ảnh thấp. Tuy nhiên, với một chút hiểu biết, bạn vẫn có thể chụp được những bức ảnh có chất lượng hình ảnh tốt từ camera điện thoại.

Khi chụp ảnh, hãy giữ chắc chắn máy ảnh, không để rung. Thấu kính của camera rất nhỏ, rất nhạy nếu bị rung lúc chụp, khi đó, những bức ảnh có được sẽ rất mờ.

Có 2 cách để cải thiện điều này. Thứ nhất, chụp các bức ảnh trong điều kiện có ánh sáng tốt, camera sẽ chụp nhanh hơn, ít mất thời gian để điều chỉnh ảnh, và người dùng cũng không cần giữ tay lâu, tránh bị rung. Thứ hai, bạn cần giữ camera thật chắc chắn.

Chú ý để không bị ngược sáng, nguồn ánh sáng phát ra cần nằm xuôi theo hướng chụp ảnh. Với điện thoại camera, bạn phải đặc biệt lưu ý nguồn ánh sáng chính khi chụp ảnh.

Với máy ảnh kỹ thuật số thông thường, có thể bổ sung ánh sáng bằng đèn flash. Tuy nhiên điện thoại chụp hình thường có ít máy được trang bị đèn flash, vì vậy xem điều chỉnh ánh sáng hợp lý, đúng hướng sẽ có những bức ảnh tốt hơn.

Nếu có thể, nên chụp cận cảnh. Camera điện thoại thường có độ phân giải thấp, do vậy nếu chụp xa, lấy ảnh rộng, đối tượng mà bạn muốn chụp sẽ bị mờ. Không nên dùng zoom, bởi độ phân giải giảm, ảnh sẽ rất mờ.

Khi chụp ảnh, nên chú ý tư thế đối tượng và đưa máy xuống khi bức ảnh đã hiển thị trên màn hình. Camera điện thoại có tốc độ chậm nên bạn không thể chụp ảnh liên tiếp. Bạn nên xem xét cẩn thận tư thế đối tượng, không nên nóng vội. Khi chụp, hãy để các bức ảnh hiển thị trên màn hình rồi mới dừng lại. Không nên hạ máy ảnh nhanh, không lấy nét kịp khiến ảnh bị nhòe.

Để có một bức ảnh đẹp, bạn bên biên tập lại ảnh trên điện thoại, hoặc tốt nhất là trên máy vi tính. Một vài điện thoại có chức năng chỉnh sửa hình ảnh. Nếu không, bạn có thể tải các bức ảnh vào máy tính, dùng các phần mềm để chỉnh sửa lại.

Có một lưu ý nhỏ, màn hình điện thoại thường không hiển thị hình ảnh đẹp bằng máy tính nên cũng đừng thất vọng vì hình ảnh không đẹp. Trước hết hãy tải vào máy tính để xem qua trước khi in, hoặc chỉnh sửa trên PC. Việc chỉnh sửa trên điện thoại không phải là giải pháp tối ưu.

Chú ý lau sạch ống kính trước khi chụp. Một vài điện thoại có ống kính khá bé và không có nắp đậy nên ống kính dễ bị bụi ngay cả khi để trong túi áo, túi quần hay bao da. Bạn nên dành thời gian lau sạch ống kính thường xuyên để bảo vệ ống kính.

Hãy để ảnh ở độ phân giải lớn nhất, để có thể chỉnh sửa và có chất lượng cao. Một vài điện thoại chụp ảnh cho phép điều chỉnh độ phân giải ảnh. Để độ phân giải thấp thì tiết kiệm được bộ nhớ, nhưng chất lượng hình không cao. Để độ phân giải lớn nhất chất lượng đạt được là tối đa trong phạm vi cho phép của máy ảnh nhưng bù lại sẽ “ngốn” nhiều bộ nhớ. Tuy nhiên, lời khuyên là hãy để độ phân giải ảnh lớn nhất vì những bức ảnh chụp được sẽ dễ in và chỉnh sửa trên máy tính cũng dễ dàng hơn.

Hãy chụp nhiều ảnh một lúc, ở nhiều tư thế khác nhau. Khi đó bạn có thể chọn được những bức ảnh ưng ý nhất.

Để nâng cao tay nghề, bạn cũng có thể chụp ở khắp mọi nơi, nhiều góc độ khác nhau. Rèn luyện thật nhiều để biết góc độ thích hợp, và chụp ảnh như thế nào là đẹp nhất.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc, như nguyên tắc “một phần ba”. Tức là không để đối tượng muốn chụp vào giữa bức ảnh (1/2) mà hãy tưởng chia màn hình thành 3 phần dọc và 3 phần ngang. Khi đó, sẽ có 4 giao điểm, hãy đặt các chủ thể, đối tượng vào các vị trí của giao điểm.