Wifi hay Wimax?

 

 

Wifi hay Wimax?

 


Wi-Fi cho mọi người đã trở thành mục tiêu của một vài thành phố. Mục tiêu là giúp mọi người có thể tiếp cận Internet tốc độ cao, để từ đó chính quyền địa phương có thể chuyển sang cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến thay vì theo các phương pháp truyền thống. Khách sạn vẫn là nơi có nhiều điểm truy cập Wi-Fi nhất với hơn 60.000 điểm truy cập trên toàn thế giới.

Theo một dự báo của trung tâm nghiên cứu Infonetics, doanh thu của điện thoại Wi-Fi sẽ lên đến gần 1.9 triệu đô la vào năm 2009. Ngoài ra, các chuyên gia còn dự đoán thị trường chipset WLAN sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng đột biến trong vài năm tới. Doanh số bán ra của thị trường này sẽ tăng từ 140 triệu bộ chip vào năm 2005 lên 430 triệu vào năm 2009, theo dự báo của hãng nghiên cứu In-Stat.

Tuy nhiên, sự ra đời của WiMAX làm nảy sinh một câu hỏi: liệu WiMAX có đe dọa đến sự phát triển của Wi-Fi? Nhưng đến nay đó không là vấn đề đáng băn khoăn nữa, các nhà cung cấp hầu như đã công nhận khả năng bổ trợ về mặt công nghệ và thiết kế của Wimax cho các tính năng hấp dẫn và tiện lợi của Wi-Fi. ở giai đoạn mới phát triển WiMAX được thiết kế dựa trên chuẩn IEEE để cung cấp backhaul tối ưu cho các điểm truy cập Wi-Fi.

Sự bổ trợ này thực sự hiệu quả khi Wi-Fi hoạt động tổi ưu nhất tại những nơi có mật độ người sử dụng cao trong một vùng phủ sóng hẹp (100 m2) với lưu lượng kết nối lớn thì WiMAX có thể cung cấp khu vực truy cập không dây băng thông rộng lớn hơn với tốc độ cao và vùng phủ sóng rộng.

WiMax hay 3G ?

Cho đến nay trên thế giới vẫn còn tồn tại những luồng ý kiến trái ngược nhau về việc nên lựa chọn 3G hay WiMax cho mobile. Một số ý kiến cho rằng công nghệ Wimax và 3G đều cung cấp băng thông rộng không dây qua sóng radio để phát triển những công nghệ vượt trội, vậy tại sao các nhà cung cấp cần Wimax khi có đã công nghệ 3G? Một số nhà cung cấp khác cũng đặt câu hỏi: tại sao họ đầu tư rất nhiều chi phí vào hệ thống mạng 3G khi Wimax vẫn có thể cung cấp các dịch vụ băng thông rộng không dây với chi phí thấp hơn.

Theo sự đánh giá của các nhà cung cấp, nếu nhà khai thác hướng vào thoại thì 2G và 3G là lựa chọn tốt, nếu nhà khai thác hướng vào cung cấp dịch vụ thuê bao băng rộng dữ liệu thì Wimax là lựa chọn tốt. Nếu dùng 3G để mở rộng vùng phủ sóng của truy nhập dữ liệu thì sẽ rất tốn kém còn nếu dùng wimax để kéo dài vùng phủ sóng của thoại thì cũng tốn kém.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng cả 2 công nghệ này sẽ hỗ trợ hiệu quả cho di động băng thông rộng không giới hạn hiện đang rất phát triển hiện nay. Và cả hai công nghệ đều là hai mắt xích quan trọng trong nền tảng kiến trúc mạng tổng thể, sẽ đáp ứng nhu cầu liên lạc di động băng thông rộng không giới hạn.

Nếu như Wimax là công nghệ được tối ưu hóa cho việc truyền dữ liệu tốc độ cao cho người sử dụng các dịch vụ cố định và di động thì 3G lại được tối ưu hóa cho dịch vụ giọng nói, truyền dữ liệu chậm hơn đối với người sử dụng cần di chuyển ở một tốc độ nhất định trong khu vực phủ sóng.

Tất nhiên, không có lý do gì Wimax không thể được sử dụng cho các ứng dụng thoại di động đặc biệt là khi có sự xuất hiện của thoại IP và có sự hỗ trợ của các phiên bản Wimax di động. Cũng giống như vậy, 3G có thể được sử dụng để kết nối dữ liệu tốc độ cao.

Di động không giới hạn

Mỗi một công nghệ đều có những thế mạnh riêng, một công nghệ cho dù đó là 3G cũng không thể giải quyết được tất cả các nhu cầu phát triển mạng vì thế tốt nhất là nên tận dụng thế mạnh của nhiều công nghệ. Di động không giới hạn là mục tiêu và nâng cao khả năng tích hợp giữa các mạng là chiến lược của Motorola nhằm bảo đảm cho người sử dụng truy cập mọi lúc, mọi nơi.

Ngoài cơ sở hạ tầng mạng và băng tần sử dụng, chúng ta cần phải phát triển các thiết bị ứng dụng Wimax di động cho người sử dụng cuối cùng và nâng cao khả năng tích hợp giữa mạng của các nhà khai thác.

Motorola cũng đang tích cực hợp tác với các bên liên quan để đảm bảo khả năng tích hợp tốt giữa các mạng. Tháng 5/2006, Motorola thông báo mạng WiMAX wi4 (di động không dây thế hệ 4G) của Motorola có khả năng tải các dịch vụ truyền thông đa phương tiện và xem video qua máy tính xách tay sử dụng card PCMCIA có tích hợp con chip 802.16e của Beceem Communications.

Tháng 10/2005, Motorola cũng đã hợp tác với Intel để đẩy nhanh sự phát triển của WiMAX và nâng cấp Wimax di động dựa trên chuẩn IEEE 802.16e cho các ứng dụng cố định và băng thông rộng không dây.

Ngoài ra để cùng hợp tác phát triển các chuẩn WiMAX, các công ty trên cũng cùng nhau thử nghiệm khả năng tích hợp các máy điện thoại di động của Motorola, các thiết bị mạng và thiết bị đầu cuối cho khách hàng với các sản phẩm của Intel.

Đồng thời với việc tiếp tục tiên phong phát triển công nghệ Wimax, dòng giải pháp băng thông rộng không dây MOTOwi4TM – cùng với tầm nhìn di động không giới hạn của Motorola – sẽ đảm bảo một tương lai kết nối rộng mở tới người tiêu dùng – với các dịch vụ viễn thông giá rẻ giúp họ luôn được kết nối băng thông rộng không dây không giới hạn, mọi nơi, mọi lúc.

Keo gắn và phương pháp cạy keo IC

Keo gắn và phương pháp cạy keo IC

 

 

 

Vì sao nhà sản xuất phải đổ keo :
– Một l
à tạo thành một màn chắn đề phòng các tác động điện trường do người sửa chữa vô ý chạm vào dễ gây “sốc” tĩnh điện làm hỏng MOSFET tập trung chủ yếu trong CPUFLASH
– Hai là để chống hơi nước chui vào ngưng đọng trong gầm IC làm ngắn mạch dẫn gây rối loạn tín hiệu xoay chiều, làm ngắn mạch điện một chiều- nếu nhẹ thì máy bị treo, nặng thì bị chập, gây nguy hiểm cho các linh kiện lân cận.
– Ba là tạo thành chất liên kết gắn chặt linh kiện với main giúp chúng không rung khi bị chấn động mạnh, nhờ vậy mà các mối hàn không bị bong gây sự cố hệ thống mạch. Tất nhiên đây chỉ là tác dụng thứ yếu.
Như vậy người ta chỉ đổ keo phòng vệ cho những IC hoặc vùng nhạy cảm với trường tĩnh điện dễ gây rối loạn hệ thống , mà trong ĐTDĐ thì đầu mối của hệ thống điều khiển chính là CPU, bởi vậy người ta chỉ cần bảo an cho khu vực này là đủ an toàn.
Nhược điểm của keo là dẫn nhiệt rất kém khi đã bão hòa, độ thẩm thấu cao nên bám dính chặt, tiết diện các mạch in lại nhỏ, lực bám bề mặt thấp nên keo dễ trở thành tác nhân làm đứt mạch, thậm chí nhiệt độ môi trường thay đổi làm keo dãn nở đột ngột cũng đủ lực làm các mạch in này bị đứt.
T
ùy hãng sản xuất người ta sử dụng các loại keo khác nhau và chúng đều là những hợp chất chống oxi hoá cao, thường là epoxi được hoá hợp bằng công thức ức chế bão hoà. Keo này khi còn mềm dẫn nhiệt tốt hơn, nhưng máy đã cũ thì nó vẫn bị “lão hoá”, trở nên “cứng” và bởi vậy chúng càng lì lợm hơn với nhiệt – khác với NOKIA, ngay từ khi xuất xưởng keo đã được bão hòa “cứng”. Riêng keo gắn trên MOTOROLA có gốc là Polime giống như keo “502” bán trên thị trường, có vẻ “dắn” nhưng lại dễ cạy hơn các loại trên .
Trước khi quyết định “cạy keo” nhất thiết ta phải thám sát “độ” cứng của keo, nếu chúng đã cứng thì xác xuất rủi do rất cao:Ta dùng kim ấn nhẹ trên lớp keo, nếu thấy kim xuyên được vào trong keo thì keo còn mềm; ngược lại thì keo đã bị “già”. Ta phải thật cẩn thận vì đang phải đối mặt với rủi do cao. Hơn nữa hầu hết keo đổ trên điện thoại đều có cấu trúc mạng phân tử có tính hiệu ứng nhiệt – nhiệt tác dụng vào keo càng tăng; thời gian nhiệt tác dụng càng lâu- sau khi nguội nó càng cứng và càng “lì”- nếu chúng ta xử trí không đúng và nhanh trong lần đầu thì càng về sau càng khó khăn hơn.
V
ì sao ta phải “cạy” keo:
– Một, keo là loại vật liệu tạo ra môi trường dẫn nhiệt chậm, khối lượng càng lớn dẫn nhiệt càng hạn chế, vậy phải làm cho môi trường này thay đổi để dẫn nhiệt tốt hơn bằng cách phải cạy bớt chúng ra để giảm bớt khối lượng, tạo điều kiện cho nhiệt tác động nhanh vào mối hàn trong gầm IC. Tránh được nguy cơ các linh kiện trong IC phải chịu lưu nhiệt lâu hơn làm cho cấu trúc bên trong IC bị”om”, sinh ra dò rỉ, thậm chí bị chập
– Hai, do keo là chất bám dính chặt, nên phải phá vỡ cấu trúc của chúng để khi nhấc IC ra thì keo không còn đủ “lực” kéo đứt mạch in.
Thực chất việc cạy keo l
à ta loại bớt khối lượng keo để tăng nhanh thời gian dẫn nhiệt vào chân IC, tránh nguy cơ IC bị chết và đứt mạch in.
Quá tr
ình cạy keo phải diễn ra làm 2 bước:
Bước1 là dùng mỏ hàn để “dọn” keo xung quanh IC :
Đây là bước mở đầu quan trọng nếu bạn không chịu khó rèn luyện kỹ năng thì thường hay làm đứt mạch in ngay trong bước 1 này. Kỹ năng đó là phải định được lực tác động lên lớp keo: Nếu “dũi” quá mạnh mũi mỏ hàn sẽ “bập” vào mạch in làm đứt chúng; nếu quá nhẹ không đủ lực cho mũi mỏ hàn chui vào bên trong lớp keo, kết quả là không những không cạy được keo lên mà nhiệt mỏ hàn còn “tôi” cho keo cứng thêm.
Để hạn chế rủi ro trên, trước hết ta phải chắc chắn mỏ hàn “dũi” keo đã được sửa “tù” đầu và tuyệt đối không có cạnh sắc. Nhiệt độ để mỏ hàn có thể làm “vỡ” keo thường phải cao hơn mức hàn bình thường. Trước khi thao tác nhất thiết phải gá main thật chắc chắn , chọn góc nghiêng mỏ hàn thích hợp, hành động phải chậm dãi và tự tin, đường “dũi” phải bám, tránh trơn trượt rất nguy hiểm.
Dũi bỏ tuần tự từ ngo
ài vào trong từng “vòng” một cho keo “trồi” lên từng lớp mỏng, đủ để quan sát rõ mạch in thì dừng lại vệ sinh sạch vết cạy, quá trình cạy không được nóng vội tham “bóc” mảng lớn.
Khi sát “gờ” IC th
ì dùng kim tạo rãnh hướng nhiệt và chuyển sang bước 2 là lấy IC ra khỏi main:
Bạn dùng mỏ khò giảm nhiệt và gió tới mức đủ làm nóng già main ( thường tại điểm tiếp cận có nhiệt độ ~ 100 độ C ) vát đầu khò nghiêng xung quanh cạnh IC- Đây là giai đoạn khò ủ nhiệt, bạn không được khò trực tiếp lên “mặt” IC, cứ đảo đều khò như vậy cho đến khi cảm thấy IC nóng già thì bạn tăng nhiệt và gió lên bằng nhiệt độ khò thông dụng – tiếp tục khò xung quanh IC đến khi cảm thấy keo “sủi” lên, đảo nhanh mỏ khò và khò tròn đều trên mặt – từ từ dùng “panh” nghiêng IC và lùa nhanh nhiệt vào gầm rồi lại từ từ “gắp” IC ra ngoài. Mọi sự thành bại là nằm trong thời điểm “từ từ” này, mọi sự nóng vội và thiếu tinh tế đều có thể làm đứt hàng loạt chân IC và mạch in dưới gầm, tất nhiên việc câu lại nó đều tiềm ẩn một loạt rủi ro kế tiếp và thường được kết thúc bằng hiện tượng không bật lên nguồn.

Để tạo trạng thái thoải mái khi làm việc là một thủ pháp tâm lý mà bất cứ người thợ kỹ thuật nào cũng phải rèn luyện. Trước hết ta phải xác định được loại IC phải xử lý có bán sẵn trên thị trường không, tiếp đó ta phải đàm phán với khách hàng cùng chia sẻ rủi ro và đặc biệt là họ cảm nhận và thông cảm được với năng lực kỹ thuật của ta. Nếu mọi chuyên suông sẻ thì tự nó sẽ tạo cho ta nội tâm thoải mái, nếu ngược lại- phải dứt khoát từ chối sửa chữa. Hám lợi và sĩ diện trong trường hợp này thì chỉ làm tổn thương đến uy tín và kinh tế của chính ta.
Cụ thể trong trường hợp trên, nếu đã mua được IC thì ta yên tâm và nếu có khò quá nhiệt, ta vẫn sẵn có IC để thay thế. Vấn đề còn lại là chọn giải pháp cạy, ở
đây nên chọn giải pháp bảo toàn main, có nghĩa là khò thật nóng IC, đến mức keo hoá lỏng để dễ nhấc IC ra, tránh được tình trạng thiếc và keo bị”sống” kéo cả mạch in lên. Tuyệt đối tránh tâm lý vừa cạy vừa sợ.
Vậy ta sợ những g
ì:
– Sợ quá nhiệt và khò lâu, khò nhiều lần làm IC bị chết.
– Sợ keo còn sống, gắp IC ra sẽ làm đứt mạch in.
– Sợ nếu IC chết liệu có m
à mua không.
– Sợ nếu mạch in đứt thì có câu được không..
V
à vân vân những cái sợ viển vông khác ám ảnh người thợ. Vậy thì ta phải đẩy tất cả các cái sợ này ra khỏi “tư duy” . Kinh nghiệm của tôi là: Ta càng sợ thì tay chân càng lóng ngóng càng gặp rủi ro cao-và phải rèn luyên thói quen “Sợ làm mắc nợ”- Muốn vậy chỉ có con đường duy nhất đúng là không ngừng rèn luyện kỹ năng để kiểm soát tốt hành vi bằng cảm nhận đúng. Và bởi vậy cách cạy keo an toàn nhất là không ngừng luyện bàn tay cho dẻo, luyện tư duy bền bỉ để có những thao tác chuẩn xác kịp thời khi lấy IC ra. Các cụ dạy “Nhất nghệ tinh” chính là vậy.
Trong trường hợp ngược lại ta nên đàm phán với khách hàng với thái độ thiện chí.

Kỹ năng thao tác cách sử dụng máy khò – hàn linh kiện

 

K năng thao tác cách s dng máy khò – hàn linh kin

anh em mới vào nghề hay quan tâm đến cách sử dụng máy khò . vậy em xin hướng dẫn cách sử dụng máy khò . mong rằng sẽ giúp ích được nhiều anh em

trên forum
Máy khò :
Máy khò được cấu tạo từ 2 bộ phận có quan hệ hữu cơ :
1- Bộ sinh nhiệt có nhiệm vụ tạo ra sức nóng ph
ù hợp để làm chảy thiếc giúp tách và gắn linh kiện trên main máy an toàn. Nếu chỉ có bộ sinh nhiệt hoạt động thì chính nó sẽ nhanh chóng bị hỏng.
2- Bộ sinh gió có nhiệm vụ cung cấp áp lực thích hợp để đẩy nhiệt vào gầm linh kiện để thời gian lấy linh kiện ra sẽ ngắn và thuận lợi.
Nếu kết hợp tốt giữa nhiệt và gió sẽ đảm bảo cho việc gỡ và hàn linh kiện an toàn cho cả chính linh kiện và mạch in giảm thiểu tối đa sự cố và giá thành sửa chữa máy.
*Giữa nhiệt và gió là mối quan hệ nghịch nhưng hữu cơ: Nếu cùng chỉ số nhiệt, khi gió tăng thì nhiệt giảm, và ngược lại khi gió giảm thì nhiệt tăng. Để giảm thời gian IC ngậm nhiệt, người thợ còn dùng hỗn hợp nhựa thông lỏng như một chất xúc tác vừa làm sạch mối hàn vừa đẩy nhiệt “cộng hưởng” nhanh vào thiếc. Như vậy muốn khò thành công một IC bạn phải có đủ 3 thứ : Gió;nhiệt; và nhựa thông lỏng
*Việc chỉnh nhiệt và gió là tuỳ thuộc vào thể tích IC ( chú ý đến diện tích bề mặt) và thông thường linh kiên có diện tích bề mặt càng rộng thì lùa nhiệt vào sâu càng khó khăn-nhiệt nhiều thì dễ chết IC; gió nhiều thì tuy có thể lùa nhiệt sâu hơn nhưng phải bắt IC ngậm nhiệt lâu. Nếu qúa nhiều gió sẽ làm “rung” linh kiện, chân linh kiện sẽ bị lệch định vị, thậm chí còn làm “bay” cả linh kiện…
*Đường kính đầu khò quyết định lượng nhiệt và gió. Tùy thuộc kích cỡ linh kiện lớn hay nhỏ mà ta chọn đường kính đầu khò cho thích hợp, tránh quá to hoặc quá nhỏ: Nếu cùng một lượng nhiệt và gió, đầu khò có đường kính nhỏ thì đẩy nhiệt sâu hơn, tập trung nhiệt gọn hơn, đỡ “loang” nhiệt hơn đầu to, nhưng lượng nhiệt ra ít hơn, thời gian khò lâu hơn. Còn đầu to thì cho ra lượng nhiệt lớn nhưng lại đẩy nhiệt nông hơn, và đặc biệt nhiệt bị loang làm ảnh hưởng sang các linh kiện lận cận nhiều hơn.
Trước khi khò nhiệt ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau:– Phải che chắn các linh kiện gần điểm khò kín sát tới mặt main để tránh lọt nhiệt vào chúng , tốt hơn là nên dùng “panh” đè lên vật chắn để chúng không bồng bềnh.

– Nên cố gắng cách ly các chi tiết bằng nhựa ra khỏi main.
– Nếu trên main có CAMERA thì phải bỏ chúng ra bảo quản riêng. Nếu vô ý để vật kính CAMERA tiếp cận với nhiệt và hoá chất thì nó sẽ bị biến tính.
– Tuyệt đối không được tập trung nhiệt đột ngột và lâu ở một vùng, cũng không nên giải nhiệt quá nhanh sẽ xảy ra hiện tượng giãn nở đột ngột làm mạch in bị “rộp”. Nếu nặng thì main còn bị cong, vênh dẫn đến “rạn” ngầm mạch in
– Khi định vị main bằng bộ gá, không được ép quá chặt, khi kh
ò nhiệt độ sẽ làm cho main bị biến dạng.
– Nếu thay cáp, chỉ khò vào cáp khi bề mặt cáp đã nằm đồng nhất trên mặt phẳng. Nếu phải uốn trong khi khò thì không được để cáp cong quá 45 độ. Chất phủ mạch dẫn sẽ bị dạn đứt khi cáp nguội.
– Khi tiếp cận m
àn hình nhớ che chắn kỹ, và phải khò vát từ phía trong ra, tránh hướng đầu khò vào màn hình; nếu có thể bạn nên dùng mỏ hàn, tuy có lâu nhưng an toàn.
Để giúp việc khò hiệu quả, người ta thường phải dùng dung môi hỗ trợ là nhựa thông lỏng. Đây là hỗn hợp “Bu tin” và nhựa thông, nó có đặc tính vừa dẫn nhiệt rất nhanh vừa “cộng hưởng” nhiệt rất tốt. Nếu ta khò mà không có nhựa thông thì thời gian khò dài hơn, linh kiện sẽ ngậm nhiệt lâu hơn dễ gây chết linh kiện nhiều hơn. Nhưng nếu lạm dụng nó thì nhiều khi nó lại là tác nhân gây hỏng linh kiện do ta để chúng loang sang các linh kiện khác, hoặc quét quá nhiều khi đạt nhiệt độ sôi, nó sẽ đội linh kiện lên làm sai định vị chân.

Việc khò linh kiện được chia làm 2 giai đoạn :
Giai đoạn lấy linh kiện ra:
Giai đoạn n
ày ai cũng cố không để nhiệt ảnh hưởng nhiều đến IC, giữ IC không bị chết.Do vậy tạo tâm lý căng thẳng dẫn đến sai lầm là sợ khò lâu; sợ tăng nhiệt dẫn đến thiếc bị “sống” làm đứt chân IC và mạch in.
Để tránh những sự cố đáng tiếc như trên, ta phải nhất quán các quy ước sau đây:
– Phải giữ bằng được sự to
àn vẹn của chân IC và mạch in bằng cách phải định đủ mức nhiệt và gió, khò phải đủ cảm nhận là thiếc đã “chín” hết
– Gầm của IC phải thông thoáng, muốn vậy phải vệ sinh sạch xung quanh và tạo “hành lang” cho nhựa thông thuận lợi chui vào .
– Nhựa thông lỏng phải ngấm sâu vào gầm IC , muốn vậy dung dịch nhựa thông phải đủ “loãng”- Đây chính là nguy cơ thường gặp đối với nhiều kỹ thuật viên ít kinh nghiệm.
– Khi khò lấy linh kiện chúng ta thường phạm phải sai lầm để nhiệt thẩm thấu qua thân IC rồi mới xuống main. Nếu chờ để thiếc chảy thì linh kiện trong IC đã phải “chịu trận” quá lâu làm chúng biến tính trước khi ta gắp ra. Để khắc phục nhược điểm chí tử này, ta làm như sau: Dùng nhựa thông lỏng quét vừa đủ quanh IC , nhớ là không quét lên bề mặt và làm loang sang các linh kiện lân cận. Theo linh cảm, các bạn chỉnh gió đủ mạnh “thúc” nhựa thông và nhiệt vào gầm IC-Chú ý là phải khò vát nghiêng đều xung quanh IC để dung dịch nhựa thông dẫn nhiệt sâu vào trong.
Khi cảm nhận thiếc đã nóng già thì chuyển “mỏ” khò thẳng góc 90◦ lên trên, khò tròn đều quanh IC trước (thường “lõi” của nó nằm ở chính giữa), thu dần vòng khò cho nhiệt tản đều trên bề mặt chúng để tác dụng lên những mối thiếc nằm ở trung tâm IC cho đến khi nhựa thông sôi đùn IC trồi lên , dùng “nỉa” nhấc linh kiện ra
Kỹ năng này đặc biệt quan trọng vì IC thường bị hỏng là do “già” nhiệt vùng trung tâm trong giai đoạn khò lấy ra. Tất nhiên nếu “non” nhiệt thì thiếc bị “sống”- khi nhấc IC nó sẽ kéo cả mạch in lên, thì đây mới chính là điều kinh khủng nhất.
Giai đoạn gắn linh kiện vào:
– Trước tiên làm vệ sinh thật sạch các mối chân trên main, quét vừa đủ một lớp nhựa thông mỏng lên đó. Xin nhắc lại: Nhựa thông chỉ vừa đủ tạo một lớp màng mỏng trên mặt main. Nếu quá nhiều , nhựa thông sôi sẽ “đội” linh kiện lên làm sai định vị. Chỉnh nhiệt và gió vừa đủ → khò ủ nhiệt tại vị trí gắn IC. Sau đó ta chỉnh gió yếu hơn (để sức gió không đủ lực làm sai định vị). Nếu điều kiên cho phép, lật bụng IC khò ủ nhiệt tiếp vào các vị trí vừa làm chân cho nóng già→ đặt IC đúng vị trí (nếu có thể ta dùng dùi giữ định vị) và quay dần đều mỏ khò từ cạnh ngoài vào giữa mặt linh kiện.
-. Nên nhớ là tất cả các chất bán dẫn hiện nay chỉ có thể chịu được nhiệt độ khuyến cáo (tối đa cho phép) trong thời gian ngắn (có tài liệu nói nếu để nhiệt cao hơn nhiệt độ khuyến cáo 10 % thì tuổi thọ và thông số của linh kiện giảm hơn 30%). Chính vì vậy cho dù nhiệt độ chưa tới hạn làm biến chất bán dẫn nhưng nếu ta khò nhiều lần và khò lâu thì linh kiện vẫn bị chết.Trong trường hợp bất khả kháng (do lệch định vị, nhầm chiều chân…) ta nên khò lấy chúng ra ngay trước khi chúng kịp nguội.
Tóm lại khi dùng máy khò ta phải lưu ý:
– Nhiệt độ làm chảy thiếc phụ thuộc vào thể tích của linh kiện, linh kiện càng rộng và dày thì nhiệt độ khò càng lớn-nhưng nếu lớn quá sẽ làm chết linh kiện.
– Gió là phương tiện đẩy nhiệt tác động vào chân linh kiện bên trong gầm, để tạo thuận lợi cho chúng dễ lùa sâu, ta phải tạo cho xung quanh chúng thông thoáng nhất là các linh kiện có diện tích lớn.Gió càng lớn thì càng lùa nhiệt vào sâu nhưng càng làm giảm nhiệt độ, và dễ làm các linh kiện lân cận bị ảnh hưởng. Do vậy luôn phải rèn luyện cách điều phối nhiệt-gió sao cho hài hoà.
– Nhựa thông vừa là chất làm sạch vừa là chất xúc tác giúp nhiệt “cộng hưởng” thẩm thấu sâu vào gầm linh kiện, nên có 2 lọ nhựa thông với tỷ lệ loãng khác nhau. Khi lấy linh kiện thì phải quét nhiều hơn khi gắn linh kiện, tránh cho linh kiện bị “đội” do nhựa thông sôi đùn lên, nếu là IC thì nên dùng loại pha loãng để chung dễ thẩm thấu sâu.
– Trước khi thao tác phải suy luận xem nhiệt tại điểm kh
ò sẽ tác động tới các vùng linh kiện nào để che chắn chúng lại, nhất là các linh kiện bằng nhựa và nhỏ.
-Các linh kiện dễ bị nhiệt làm chết hoặc biến tính theo thứ tự là : Tụ điện, nhất là tụ một chiều; điốt; IC; bóng bán dẫn; điện trở…
Đây l
à vấn đề rộng đòi hỏi kỹ thuật viên phải luôn rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm-Bởi chính nhiệt là 1 trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của phần cứng, để chúng tiếp cận với nhiệt độ lớn là việc “vạn bất đắc dĩ”, bởi vậy kỹ năng càng điều luyện càng tốt !

 

 

Các loại mã bảo vệ máy ĐTDĐ

Khi bạn sử dụng di động, ít nhất một lần bạn được nghe đến những loại mã như: mã PIN mã PUK hoặc mã bảo vệ máy.

+ PIN (Personal identification number- Mã số cá nhân): là mã số xác nhận để mã khóa, mở SIM khi gọi đi ( vào mã PIN khi mở máy). Mã PIN gồm 4 chữ số, khách hàng có thể thay đổi được

Mobiphone là 1111

vinaphone là 1234

viettel là 1234

Softbank 9999

+ PUK (Personal unblocking ***-Mã nhận dạng cá nhân): được nhập vào để mở SIM khi đã nhập PIN code 3 lần. Mã PUK gồm 8 chữ số tương ứng với mỗi thẻ sim

– Mã PIN hay mã PUK là 2 loại mã liên quan đến việc khoá/ mở SIM. Bạn có thể thay đổi chúng nhưng có một lưu ý quan trọng là nếu nhập sai nhiều lần SIM sẽ rất dễ bị hỏng. Khi máy yêu cầu nhập mã PIN hoặc PUK, bạn phải gọi lên tổng đài mạng mình đang sử dụng xin mã PIN/ PUK.

Bạn có thể cần dùng mã PIN khi bạn muốn thiết lập máy ở chế độ bảo mật, mỗi khi bật nguồn lên phải nhập mã PIN mới có thể truy cập vào menu của máy. Nếu nhập sai 3 lần mã PIN vì lí do nào đó, máy sẽ yêu cầu nhập mã PUK, nhập đúng bạn mới vào được menu máy.

– Mã bảo vệ máy (Security Code): là các chữ số đã được mã hóa, dùng cho chế độ bảo mật trên máy. Bạn có thể phải dùng mã này khi muốn xóa hết số liên lạc trong danh bạ hoặc khôi phục cài đặt gốc trong máy. Mã bảo vệ ban đầu là do nhà cung cấp thiết bị đầu cuối đưa ra (Mã bảo vệ mặc định). Bạn có thể thay đổi để tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng.

Cách thay đổi mã bảo vệ của một số loại máy thông dụng nhất:

– Nokia: Menu – Cài đặt (Settings) – Cài đặt bảo vệ (Security settings) – Mã truy nhập (Access codes) – Thay đổi mã bảo vệ (Change security code) – Nhập mã bảo vệ hiện tại (Enter security code) – Mã bảo vệ mới (Enter new security code) – OK

Mã mặc định của Softbank là : 9999

Mã mặc định của Docomo là :0000

Mã mặc định của máy Trung Quốc là : 1122 . 1234 , 0000 .

Mã mặc định của nokia là : 12345

– Samsung: Menu – Cài đặt điện thoại (phone settings) – Khoá máy (Security) – Đổi mật mã (change password) – Mã bảo vệ cũ (Enter current security code) – Mã bảo vệ mới (Enter new security code) – OK

Mã mặc định của samsung là : 00000000

– Sony Ericsson: Menu – Cài đặt (Settings) – Locks (Khoá) – Khoá máy (phone lock) – Đổi mã (Change code) – nhập mã cũ (current code) – nhập mã mới (new code) – OK

Mã mặc định của  Sony Ericsson là : 0000

– LG: Menu – Cài đặt (Settings) – Cài đặt bảo vệ (Security settings) – Mã truy nhập (Access codes) – Thay đổi mã bảo vệ (Change security code) – Nhập mã bảo vệ hiện tại (Enter security code) – Mã bảo vệ mới (Enter new security code) – OK

Mã mặc định của  LG là : 0000

– VK Mobile: Menu – Cá nhân (Private) – Mã khoá (Password) – Đổi mật mã (Change password)

Mã mặc định của  VK là : 1234

– Motorola: Menu – Cài đặt (Settings) – Bảo mật (Security) – Mật mã (password) – Mã bảo vệ (security code)

Mã mặc định của  Motorola là : 0000

– Panasonic: Menu – Bảo vệ (Security) – Khoá máy (Phone lock)

Mã mặc định của  Panasonic là : 0000

Bí quyết sạc và bảo quản pin điện thoại

Nhiều người thường thắc mắc khi pin điện thoại hao rất nhanh sau một thời gian sử dụng. Ngoại trừ trường hợp dùng nhiều tính năng Bluetooth, Wi-Fi…, một lý do đáng chú ý khác là họ sạc và bảo quản thiết bị này chưa đúng cách

Công nghệ pin điện thoại đã trải qua 4 đời: Lithium Polymer (viết tắt trên pin là Li-Po, Li-Poly hoặc Li-Polymer), Lithium Ion (Li-Ion), Nickel Metal Hydride (NiMH) và Nickel Cadmium (NiCad).

Trong đó, Li-Poly là công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất trong ngành sản xuất pin điện thoại. Pin Li-Poly rất nhẹ, dung lượng lớn và không cháy nổ, ngay cả khi bị đóng đinh xuyên qua thân. Chất điện phân polymer dạng rắn chính là yếu tố làm nên ưu thế này – trong khi đó Li-Ion “đời trước” chứa dung môi hữu cơ nên có nguy cơ cháy nổ.

Hiện nay, do giá thành đắt nên Li-Poly mới được áp dụng ở các dòng điện thoại cao cấp như Nokia N93, N92, Sony Erisson P800, T-620… NiCad độc hại với môi trường nên hầu như vắng bóng trên thị trường. NiMH vẫn được dùng nhưng dễ bị nóng trong quá trình sạc, khiến cho tuổi thọ pin ngắn. Li-Ion đang là dòng pin điện thoại phổ biến nhất do giá thành phải chăng và một số ưu thế nhất định.

Chú ý: Thông số mAh trên pin nghĩa là mili ampe giờ. Đây là đơn vị đo khả năng lưu điện của pin. Con số này càng lớn thì dung lượng pin càng nhiều.

Sạc đúng cách cho pin

Nạp điện lần đầu cho pin là quá trình quan trọng quyết định tuổi thọ của thiết bị này. Trước hết, bạn để điện thoại ở chế độ tắt. Pin mới phải được sạc nhanh (thường là 80%) sau đó sạc từ từ cho đến 100% trong vòng 24 giờ (quá thời gian này pin có thể bị nóng và ảnh hưởng đến tuổi thọ). Thường thì các loại sạc đế hay sạc du lịch chính hãng đều đủ “thông minh” để điều chỉnh nhanh, chậm. Khi dùng, bạn hãy để đến khi nào pin cạn kiệt thì sạc lần tiếp theo. Thực hiện như vậy đối với 2-3 lần sạc đầu tiên. Chú ý rằng một số pin mới có thể hiển thị sai số điện năng vào hoặc thông báo “Not charging” trên điện thoại hoặc bộ sạc vì lúc đó pin chưa đủ điện để báo đúng.

Tuy nhiên, đối với các lần sạc tiếp theo, sạc nhanh là tốt nhất cho pin Li-Ion. Cần chú ý sạc thường xuyên vì loại pin này “sống dai” khi nạp điện từng phần nhỏ, hơn là sạc toàn bộ. Ngoài ra, không nên để pin nạp đầy điện, chỉ khoảng 80% là vừa đủ. Người dùng cũng tránh dùng cạn sạch pin quá thường xuyên vì điện áp thấp có thể làm hỏng mạch an toàn.

Bảo quản pin

– Luôn để pin ở nơi thoáng mát và khô, tránh xa hơi nóng và đồ vật bằng kim loại, đề phòng cháy, nổ. Nhiệt độ lý tưởng từ 15-25oC.

– Pin Li-Ion sẽ “thoái hóa” dần theo thời gian, dù bạn có sử dụng đến hay không. Do đó, nếu không cần thiết, đừng mua pin dự trữ.

– Nên vệ sinh sạch sẽ các đầu tiếp xúc giữa pin và sạc.

Một số thuật ngữ điện thoại di động

1. CDMA – Chuẩn ngoài Châu Âu
Lý thuyết CDMA (Code Division Multiple Access) được xây dựng từ những năm 1950 và áp dụng trong thông tin quân sự vào nhập niên 60. Cùng với sự phát triển của công nghệ bán dẫn và lý thuyết thông tin trong những năm 1980. CDMA đã được thương mại hóa từ phương pháp thu GPS và Ommi-T***S, phương pháp này cũng đã được đề xuất trong hệ thống mạng tế bào của Qualcomm vào năm 1990. Hiện tại thì các mạng CDMA đang dùng hai băng tần: 800MHz (Qui định trong chuẩn TIA-EIA-IS-95A) và 1,9GHz (ANSI J-STD-008)


I. Lich sử phát triển:
– 11-1989: Thử nghiệm lần đầu tại San Diego.
– 1993: Hoàn tất chuẩn IS-95A.
– 9-1995: Công bố mạng IS-95A thương mại đầu tiên thế giới của Hutchison Telecom, Hồng Kông.
– 12-1995: Nhóm phát triển CDMA (CDG – CDMA Development Group) phát triển bộ giải mã thoại 13kbps nhằm tăng chất lượng thoại.
– 6-1997: Chuẩn IS-95B hoàn tất tốc độ dữ liệu đạt 64kbps. CDG đặt tên thương mại là cdmaOne cho IS-95A.
– 10-1997: BellMobility and Clearnet Communications công bố mạng PCS cdmaOne đầu tiên của Canada.
– 12-1997: thế giới có 7,8 triệu thuê bao CDMA.
– 3-1998: LG Telecom (Hàn Quốc) công bố dịch vụ dữ liệu đầu tiên.
– 4-1998: TIA đưa ra cdmaOne băng rộng (còn gọi là CDMA2000) dành cho giải pháp ITU 3G. Lập tiền đề định nghĩa CDMA2000 giai đoạn 1 (CDMA2000 1X).
– 1998: Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế (ITU – International Telecommunication Union) chấp nhận đưa CDMA2000 tham gia vào IMT-2000.
– 12-1998: Thế giới có 24 triệu thuê bao CDMA.
– 4-1999: Nhiều nhà khai thác tại khu vực Bắc Mỹ, Hàn Quốc, Nhật bắt đầu công bố dịch vụ thông tin và Internet trên mạng cdmaOne.
– 5-1999: Đạt được thỏa thuận hòa hợp CDMA với IMT-2000.
– 7-1999: Chuẩn CDMA2000 giai đoạn một hoàn tất và được chính thức phát hành.
– 12-1999: Thế giới có 50,1 triệu thuê bao CDMA.
– 3-2000: Cuộc thoại đầu đầu tiên trên mạng CDMA2000 1X được thực hiện thành công.
– 4-2000: Bell Mobility, Nortel Networks, Qualcom, Samsung and Sprint PCS thực hiện thành công các cuộc gọi không dây dùng công nghệ CDMA2000 1X(3G). TIA công bố chuẩn SIM CDMA.
– 6-2000: Lần đầu tiên, Telstra và Nortel truyền nhận dữ liệu trên C(3G) thành công. CDG giới thiệu CDMA2000 1xEV ra thị trường.
– 10-2000: SIM card dùng chung cho GSM CDMA được giới thiệu. SK Telecom LG Telecom(Hàn Quốc) công bố dịch vụ thương mại 3G dùng công nghệ DMA2000 đầu tiên của thế giới.
– 12-2000: Thế giới có 80,4 triệu thuê bao CDMA.
– 3-2001: Thử nghiệm thành công CDMA2000 1xEV-DV trong phòng thí nghiệm. KDDI loan báo hoàn tất mạng CDMA2000 1xEV-DO.
– 4-2001: KT Freetel (Hàn Quốc) công bố CDMA2000 1X.
– 6-2001: CDMA2000 1xEV-DO trở thành một phần của chuẩn IMT-2000 3G.
– 8-2001: Thế giới có 1 triệu thuê bao CDMA2000 1X.
– 5-2002: Thế giới có 10 triệu thuê bao CDMA2000 1X.
– GSM và CDMA cùng phát triển và tách ra từ công nghệ tương tự AMPS cũ, điểm khác biệt quan trọng của CDMA so với GSM có thể kể ra như sau:
• CDMA dùng một mã ngẫu nhiên để phân biệt kênh thoại và dùng chung băng tầng cho toàn mạng, có giải thuật mã hóa riêng cho từng cuộc. Chỉ thiết bị được gọi mới biết được giá trị mã ngẫu nhiên và giải thuật giải mã qua các kênh báo hiệu. Chính vì thế tính bảo mật của của cuộc thoại và mức độ hiệu quả khai thác băng tần cao hơn.
• Hệ thống CDMA có khả năng chuyển mạch mềm. Khi thiết bị di động di chuyển vào giữa hai ô, thiết bị đồng thời nhận được tín hiệu từ hai trạm gần nhất, tổng đài sẽ điều khiển cho hai trạm bắt tay nhau cho đến khi việc chuyển đổi trạm phát thành công. Có phần tương tự cơ chế chuyển mạch cứng trong GSM nhưng khả năng bắt tay của CDMA tốt hơn.
• So với hệ thống tương tự AMPS, chất lượng thoại được nâng lên và dung lượng của CDMA có thể tăng lên 6-10 lần.
• CDMA có cơ chế giúp tiết kiệm năng lượng, giúp tăng thời gian thoại của pin thiết bị.
• Khả năng mở rộng dung lượng của CDMA dễ dàng và chi phí thấp hơn so với GSM. GSM sẽ gặp bài toán khó về phân bố lại tầng số cho các ô.
Tuy nhiên, CDMA hiên tại vẫn còn gặp nhiều khó khăn:
• Vùng phủ sóng của CDMA trên thế giới còn hẹp nên khả năng chuyển vùng quốc tế giữa các hệ thống CDMA còn hạn chế. Tính đến quí 1-2002, thuê bao CDMA trên toàn quốc đạt 120,2 triệu; trong đó Bắc Mỹ (52,9 triệu), vùng Caribê và Mỹ Latinh (22 triệu), Châu Âu + Nga + Châu Phi (1,8 triệu), Châu Á – Thái Bình Dương (43,5 triệu).
• Số lượng nhà sản xuất thiết bị điện thoại di động hệ CDMA ít, chủ yếu tập trung tại Mỹ, Hàn Quốc, Nhật nên chuẩn loại kém phong phú hơn so với chuẩn GSM.
• Thiết bị CDMA thường không dùng Sim (Subscriber Identity Module) nên việc thay đổi thiết bị trong qúa trình sử dụng sẽ phức tạp hơn vì bắt buộc phải làm thủ tục với nhà khai thác mạng. Nhưng hiện tại, CDG đã đưa ra giải pháp ứng dụng Sim card vào thiết bị CDMA và có thể dùng chung cho GSM, CDMA.
2. GPRS
GPRS là công nghệ truyền thông không dây dạng gói tin có tốc độ truyền dữ liệu cao, kết nối Internet liên tục, được sử dụng cho mạng điện thoại và máy tính. Công nghệ GPRS có khả năng tăng tốc độ truyền dữ liệu lên 10 lần, từ 9,6kbps đối với mạng di động hiện nay đến 115kbps.
Lưu giữ liệu trao đổi đang gia tăng nhanh nhóng do nhu cầu về dịch vụ và truy cập Internet cũng như sự bùng nổ của truyền thông di động đã tạo điều kiện cho thị trường GPRS cất cánh. Với khả năng kiểm soát lượng thông tin gửi/nhận, khách hàng chỉ phải trả tiền cho những gì họ dùng.
Nhờ tốc độ truyền dữ liệu cao hơn, người dùng có thể tham dự hội thảo qua video, tương tác với các website multimedia và ứng dụng có hình ảnh, âm thanh bằng những thiết bị cầm tay di động và máy tính xách tay, GPRS System for Mobile Communication (GSM), đang được vinaphone và mobifone sử dụng hiện nay và sẽ bổ sung cho các dịch vụ hiện có như kết nối điện thoại di động bằng chuyển mạnh điện tử Short Message Service (SMS).
Về lý thuyết, GPRS là dịch vụ truyền tin không dây dạng gói, cho phép giảm chi phí đối với người dùng cuối so với dịch vụ chuyển mạch điện tử vì nó hoạt động trên cơ sở truyền thông được chia sẽ cho nhiều người dùng thay vì dành riêng cho 1 người tại mỗi thời điểm.
Các mạng truyền thông di động hiện nay trên thế giới (kể cả Việt Nam) đang sử dụng công nghệ thế hệ 2, gồm GSM, CDME, TDMA… Mục tiêu nhắm tới là 3G – truyền thông không dây thế hệ 3. Như vậy GPRS chỉ là một trong những bước chuyển tiếp từ thế hệ 2 sang thế hệ 3 và có thể được coi là thế hệ 2,5.
3. GSM – Chuẩn của lục địa cũ
I. Lịch sử hình thành:
1982-1985: Conférence Européennedes Postes et Télécommunications (CEPT-Hiệp Hội Bưu Chính Viễn Thông Châu Âu) bắt đầu đưa ra chuẩn viễn thông tin kỷ thỵât số Châu Âu tại băng tần 900MHz, tên là GSM (Global System for Mobile communication).
1986: CEPT lập nhiều vùng thử nghiệm tại Paris để lựa chọn công nghệ truyền phát. Cuối cùng kỹ thuật Đa Thu Nhập Phân Chia Theo Thời Gian (TDMA-Time Division Multiple Access) và Đa Thu Nhập Phân Chia Theo Tần Số (FDMA-Frequency Division Multiple Access) đã được lựa chọn lựa.
1986: Hai kỷ thuật trên đã được kết hợp để tạo nên công nghệ phát cho GSM. Các nhà khai thác của 12 nước Châu Âu đã cùng ký bản ghi nhớ Memorandum of Understanding (MoU) quyết tâm giới thiệu GSM vào năn 1991.
1988: CEPT bắt đầu xây dựng đặc tả GSM cho giai đoạn hiện thực. Thêm 5 nước gia nhập MoU.
1989: Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI-European Telecom-munication Standards Institude) nhận trách nhiệm phát triển đặc tả GSM.
1990: Đặc tả giai đoạn 1 đã được đưa cho các nhà sản xuất phá triển thiết bị mạng.
1991: Chuẩn GSM 1800 đã được công bố. Thống nhất cho phép các nước ngoài CEPT đựơc quyền tham gia bản MoU.
1992: Đặc tả giai đoạn 1 hoàn tất. Mạng GSM giai đoạn 1 thương mại đầu tiên được công bố. Thỏa thuận chuyển vùng (roaming) quốc tế đầu tiên giữa Telecom Finland và Vodafone (Anh) được ký kết.
1993: Úc là nước đầu tiên ngoài CEPT ký MoU. MoU đã được 70 nước tham gia. Mạng GSM được công bố tại Áo, Ai-xơ-len, Hồng Kông, Na Uy và Úc. Thuê bao GMS lên đến hàng triệu. Hệ thống DCS 1800 thương mại đầu tiên được công bố tại Anh.
1994: MoU có hơn 100 tổ chức tham gia, tại 60 nước. Nhiều mạng GMS ra đời. Tổng số thuê bao lên 3 triệu.
1995: Đặc tả cho Dịch Vụ Liên Lạc Cá Nhân (PCS-Personal communications Service) được phát triển tại Mỹ, đây là một phiên bản GSM hoạt động trên tần số 1900MHz. GSM tiếp tục phát triển nhanh.
1995: Thuê bao GSM tăng 10.000 mỗi ngày.
4/1995: MoU có 188 thành viên trên 69 quốc gia. Hệ thống GSM 1900 có hiệu lực, tuân theo chuẩn PCS 1900.
1998: MoU có 253 thành viên trên 100 nước và có trên 70 triệu thuê bao trên toàn cầu, chiếm 31% thị trường di động thế giới.
6/2002: Hiệp hội GSM có 600 thành viên, đạt 709 triệu thuê bao (chiếm 71% thị trường di động số) trên 173 quốc gia.
*Ghi chú: Trong đó mạng Vinaphone có 856.400 thuê bao (gồm cả trả trước và trả sau)
II. Đặc tả GSM
GSM được thiết kế độc lập với hệ thống nên hoàn toàn không phụ thuộc vào phần cứng, mà chỉ tập trung vào chức năng và ngôn ngữ giao tiếp của hệ thống. Điều này tạo điều kiện cho người thiết kế phần cứng sáng tạo thêm tính năng và cho
Phép công ty vận hành mạng mua thiết bị từ nhiều hãng khác nhau.
Bản đặc tả gồm có 12 mục, mỗi mục do một nhóm chuyên gia và công ty riêng biệt phụ trách viết. ESTI giữ vai trò điều phối chung. GSM 1800 được xem là một phần phụ lục, nó chỉ đề cập đến sự khác nhau giữa GSM 900 và GSM 1800. GSM 1900 được viết dựa trên GSM 1800 nhưng có thay đổi cho phù hợp với chuẩn ANSI (American National Standards Institude) của Mỹ.
III. Kiến trúc mạng GSM
1. Thành phần:
Mạng GSM được chia thành 2 hệ thống: hệ thống chuyển mạch (switching system) và hệ thống trạm phát (base station system). Mỗi hệ thống được xây dựng trên nhiều thiết bị chuyên dụng khác nhau. Ngoài ra, giống như các mạng liên lạc khác, GSM cũng được vận hành, bảo trì và quản lý bởi các trung tâm máy tính.
Hệ thống chuyển mạch chuyên xử lý cuộc gọi và các công việc liên quan đến thuê bao. BSS xử lý công việc liên quan đến truyền phát sóng radio. OMC thực hiện nhiệm vụ vận hành và bảo trì mạng, như theo dõi lưu lượng cảnh báo khi cần thiết. OMC có quyền truy xuất đến cả SS và BSS.
2. Kiến thức dạng địa lý:
Với mọi mạng điện thoại, kiến trúc là nền tảng quan trọng để xây dựng qui trình kết nối cuộc thoại đến đúng đích. Với mạng di động thì điều này lại càng quan trọng: do người dùng luôn di chuyển nên kiến trúc phải có khả năng theo dõi được vị trí của thuê bao.
3. Ô (cell)
Là đơn vị cơ bản của hệ thống tế bào, được định nghĩa theo vùng phủ sóng của BTS. Mỗi ô được cấp một số định danh duy nhất gọi là CGI (Cell Global Identity). Để phủ sóng toàn quốc, người ta cần đến một số lượng rất lớn BTS. Để phủ sóng toàn bộ 61 tỉnh thành Mobifone bố trí 358 BTS, Việc bố trí dựa trên một mức độ khai thác của từng khu vực, chỉ riêng khu vực 2 (từ Lâm Đồng trở vào) đã đặt đến gần 300 BTS (chiếm gần một nữa tổng số BTS của mạng); trong tương lai, GPC (công ty quản lý mạng Vinaphone) và VMS (MobiFone) vẫn sẽ tiếp tục lắp đặt thêm BTS để mở rộng và nâng cấp chất lượng vùng phủ sóng.
4. Vùng định vị (LA-Location Area):
Nhiều ô được ghép nhóm và gọi là một LA. Trong mạng, vị trí của thuê bao do LA khu vực của thuê bao nắm giữ. Số định danh cho LA được lưu thành thông số LAI (Location Area Identity) ứng với từng thiết bị di động (điện thoại di động) trong VLR. Khi thiết bị di chuyển sang ô của LA khác thì bắt buộc phải đăng ký lại vị trí với mạng, nếu dịch chuyển giữa các ô trong cùng một LA thì không phải thực hiện qui trình trên. Khi có cuộc gọi đến thiết bị, thông điệp được phát ra (broadcast) toàn bộ các ô của LA đang quản lý thiết bị.
5. Vùng phục vụ của MSC:
Nhiều vùng LA được quản lý bởi một MSC. Để có thể kết nối cuộc thoại đến thiết bị di động, thông tin vùng dịch vụ MSC cũng được theo dõi và lưu lại HLR.
6. Vùng phục vụ của nhà khai thác:
Vùng phục vụ của nhà khai thác bao gồm tòn bộ các ô mà công ty có thể phục vụ; nói cách khác, đây chính là toàn bộ của vùng phủ sóng của nhà khai thác mà thuê bao có thể truy nhập vào hệ thống. Mỗi nhà khai thác sẽ có thông số vùng phục vụ riêng. Việt Nam hiện có hai vùng phục vụ MobiFone và Vinaphone, hy vọng sắp tới sẽ sớm có thêm vùng phục vụ của Saigon Postel liên doanh với SLD (Singapore), Vietel, Viễn Thông Sài Gòn.
*Vùng dịch vụ GSM: Vùng dịch vụ GSM là toàn bộ vùng địa lý mà thuê bao có thể truy nhập vào mạng GSM, và sẽ càng mở rộng khi có thêm nhiều nhà khai thác ký thỏa ước hợp tác với nhau. Hiện tại thì vùng dịch vụ GSM đã phủ hàng chục quốc gia, kéo dài từ Ai-xơ-len đến Châu Úc và Nam Phi. Chuyển vùng là khả năng cho phép thuê bao truy nhập mạng của mình từ mạng khác.
Mô hình mạng di động tế bào có thể được trình bày giữa hai góc độ
7. Băng tần:
Hiện tại mạng GSM đang hoạt động trên 3 băng tần: 900, 1800, 1900MHz. Chuẩn GSM ban đầu sử dụng băng tần 900MHz, gọi là phiên bản P-GSM (Primary GSM). Để tăng dung lượng, băng tần dần mở sang 1800 và 1900MHz, gọi là phiên bản mở rộng (E-GSM).
Chính vì thế, thị trường đã xuất hiện nhiều loại điện thoại hỗ trợ nhiều băng tần nhằm tạo thuận lợi cho người dùng thường xuyêng đi nước ngoài và tận dụng được hết ưu thế chuyển vùng quốc tế của mạng GSM hiện nay.
IV. Các thủ tục cơ bản:
Thiết bị sẽ tự động thực hiện quy trình cần thiết mà không cần đến sự quan tâm hay điều khiển của người dùng.
1.Đăng nhập thiết bị vào mạng:
Khi thiết bị (điện thoại di động) ở trạng thái tắt, nó được tách ra khỏi mạng. Khi bật lên, thiết bị dò tần số GSM để tìm kênh điều khiển. Sau đó, thiết bị đo cường độ của tín hiệu từ các kênh và ghi lại. Cuối cùng thì chuyển sang kết nối với kênh có tín hiệu mạnh nhất.
2. Chuyển vùng:
Vì GSM là một chuẩn chung nên thuê bao có thể dùng điện thoại hệ GSM tại hầu hết các mạng GSM trên thế giới. Trong khi di chuyển, thiết bị liên tục dò kênh để luôn duy trì tín hiệu với trạm là mạnh nhất. Khi tìm thấy trạm có tín hiệu mạnh hơn, thiết bị sẽ tự động chuyển sang mạng mới; nếu trạm mới nằm trong LA khác, thiết bị sẽ báo cho mạng biết vị trí mới của mình.
Riêng với chế độ chuyển vùng quốc tế hoặc chuyển vùng giữa mạng của hai nhà khai thác dịch vụ khác nhau thì qúa trình cập nhật vị trí đòi hỏi phải có sự chấp thuận và hỗ trợ từ cấp nhà khai thác dịch vụ.
*Thực hiện cuộc gọi từ thiết bị di động vào điện thoại cố định:
1. Thiết bị kiểu yêu cầu một kênh báo hiệu.
2. BSC/TRC sẽ chỉ định kênh báo hiệu.
3. Thiết bị gửi yêu cầu thiết lập cuộc gọi cho MSC/VLR. Thao tác đăng ký trạng thái tích cực cho thiết bị vào VLR, xác thực, mã hóa, nhận dạng thiết bị, gửi số được gọi cho mạng, kiểm tra xem thuê bao có đăng ký dịch vụ cấm gọi ra đều được thực hiện trong bước này.
– Nếu hợp lệ, MSC/VLR báo cho BSC/TRC một kênh đang rỗi.
– MSC/VLR chuyển tiếp số được gọi cho mạng PSTN.
– Nếu máy được gọi trả lời, kết nối sẽ được thiết lập.
*Thực hiện cuộc gọi từ điện thoại cố định đến thiết bị di động:
Điểm khác biệt quan trọng so với gọi từ thiết bị di động là vị trí của thiết bị không được biết chính xác. Chính vì thế trước khi kết nối, mạng phải thực hiện công việc xác định vị trí của thiết bị di động.
1. Từ điện thọai cố định, số điện thoại di động được gửi đến mạng PSTN. Mạng sẽ phân tích, và nếu phát hiện ra từ khóa gọi ra mạng di động, mạng PSTN sẽ kết nối với trung tâm GMSC của nhà khai thác thích hợp.
2. GMSC phân tích số điện thoại di động để tìm ra vị trí đăng ký gốc trong HLR của thiết bị và cách thức nối đến MSC/VLR phục vụ.
3. HLR phân tích số điện thoại di động để tìm ra MSC/VLR đang phục vụ cho thiết bị. Nếu có đăng ký dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi đến, cuộc gọi sẽ được trả về GMSC với số điện thoại được yêu cầu chuyển đến.
4. HLR liên lạc với MSC/VLR đang phục vụ.
5. MSC/VLR gửi thông điệp trả lời qua HLR đến GMSC.
6. GMSC phân tích thông điệp rồi thiết lập cuộc gọi đến MSC/VLR
7. MSC/VLR biết địa chỉ LA của thiết bị nên gửi thông điệp đến BSC quản lý LA này.
8. BSC phát thông điệp ra toàn bộ các ô thuộc LA.
9. Khi nhận được thông điệp, thiết bị sẽ gửi yêu cầu ngược lại.
10. BSC cung cấp một khung thông điệp chứa thông tin.
11. Phân tích thông điệp của BSC gửi đên để tiến hành thủ tục bật trạng thái của thiết bị lên tích cực, xác nhận, mã hóa, nhận diện thiết bị.
12. MSC/VLR điều khiển BSC xác lập một kênh rỗi, đỗ chuông. Nếu thiết bị di động chấp nhận trả lời, kết nối được thiết lập.
Trong trường hợp thực hiện cuộc gọi từ thiết bị di động đến thiết bị di động, qúa trình cũng diễn ra tương tự nhưng điểm giao tiếp với mạng PSTN của điện thoại cố định sẽ được thay thế bằng MSC/VLR khác.
DROPBACK giữa hai nhà khai thác dịch vụ. Đây là một ưu điểm mà các nhà khai thác dịch vụ thường ứng dụng để tiết kiệm chi phí cho truyền phát và xử lý.
Ví dụ trong vùng chuyển vùng quốc tế, thuê bao đăng ký tại Việt Nam thực hiện cuộc gọi tại Singapore cho một thiết bị di động tại Singapore. Thông thường tuyến kết nối sẽ đi ngược về Việt Nam; nếu ứng dụng tính năng dropback, tuyến kết nối sẽ được tối ưu trong vùng của Singapore.
V. Gửi tin nhắn
1. Thiết bị di động kết nối vào mạng. Nếu kết nối đang có sẵn, quá trình này được bỏ qua.
2. Sau khi hoàn tất thành công qúa trình xác thực, nội dung thông điệp sẽ được chuyển đến Trung Tâm Dịch Vụ Tin Nhắn (SMS-C – Short Message Service Center).
VI. Nhận tin nhắn:
1. Người dùng gửi tin nhắn đến SMS-C.
2. SMS-C gửi tin nhắn đến SMS-GMSC.
3. SMS-GMSC truy vấn HLR về thông tin định tuyến.
4. HLR đáp ứng truy vấn.
5. SMS-GMSC chuyển thông điệp lại cho MSC/VLR chỉ định.
6. Tiến hành nhắn tin tìm kiếm và kết nối thiết bị vào mạng.
7. Nếu xác thực thành công, MSC/VLR sẽ phát tin nhắn đến thiết bị.
8. Nếu truyền nhận tin nhắn thành công, MSC/VLR sẽ gửi báo cáo về SMS-C; ngược lại, MSC/VLR sẽ thông báo cho HLR và gửi báo cáo lỗi về SMS-C.
4. Những thuật ngữ sau nghe quá quen, nhưng có thể bạn chưa biết viết tắt từ chữ gì !
• Sim (Subscriber Identity Module): thiết bị nhận diện người đăng ký thuê bao điện thoại di động.
• CDMA (Code Division Multiple Access)
• GSM (Global System for Mobile communication)
• IMEI (International Mobile Equipment Identity)
• SMS (Short Message Service)
• MMS (Multimedia Message Service)

Cấu trúc tổng quan máy điện thoại GSM

Cấu trúc tổng quan máy điện thoại GSM
Đây chỉ là cấu trúc tổng quan để có một cái nhìn chung về thiết bị đầu cuối GSM thôi nha.
Hệ thống thông tin GSM là hệ thống thông tin di động số hóa được các nước khối CEPT nghiên cứu và để xuất. Từ năm 1986 tiêu chuẩn GSM được công nhận và dải sóng siêu cao tần của GSM được phân bố ở tần số 900MHz. Đến năm 1992 dịch vụ thông tin di động GSM được ứng dụng trên nhiều khu vực trên thế giới. Từ đó đến nay trên thị trường máy điện thoại cầm tay, các nhà sản xuất đưa ra nhiều kiểu máy, không ngừng thu nhỏ kích thước, giảm trọng lượng. Mỗi kiểu máy có thêm nhiều tiện ích. Dưới đây chúng ta sẽ đề cập đến sơ đồ chức năng của máy cầm tay GSM thuộc thế hệ 2, đang có nhiều ở nước ta.
Các máy cá nhân cầm tay dùng trong mạng thông tin di động GSM được các hãng sản xuất như Erricsson, Nokia, Siemens, Philips, Alcatel, Motorola, Samsung… đưa ra thị trường và không ngừng thay đổi về kiểu dáng, kích thước, độ tích hợp… nhưng về cơ bản, một máy cá nhân gồm 3 bộ phần:
– Khối cao tần ( Phần thu và phát song cao tần hay còn gọi là RF).
– Khối logic ( Hay phần điều khiển chính của máy ).
– Khối hiển thị và giao tiếp với người sử dụng ( Gồm màn hình, bàn phím hồng ngoại…)
Trong đó khối cao tần (radio frequency) gồm bộ phận phát (TX), bộ phận thu (RX) ngoài ra còn có bộ tổng hợp và anten. Trong mục này, chúng ta lưu ý nhiều tới khối cao tần.
Khối logic gồm các mạch logic và bộ phận điều khiển, bộ xử lý tín hiệu thoại, xử lý và cung cấp điện nguồn một chiều. Hiện nay hầu hết khối logic được tích hợp trong một CPU để xử lý toàn bộ . CPU này chịu sự điều khiển của phần mềm (Firmware và software gần giống trên máy vi tính).
Cũng cần nói thêm về nguồn pin (chính xác là accu) trong các máy thuộc thế hệ đầu dùng pin Niken Cadimi (Ni-Cd) nên có trọng lượng khá lớn và mau hư hỏng do tính nhớ của pin. Từ cuối những năm 1990 đến nay, các nguồn cấp cho máy cầm tay đều dùng pin Ion Lithium nên kích thước nhỏ gọn và trọng lượng của toàn máy gọn nhẹ dưới 100g.
Khối giao diện người sử dụng (UI) bao gồm màn hình thường là màn hình LCD, một dàn nút bấm (Keyboard) để thực hiện lệnh từ người sử dụng, ngoài ra còn có các đầu kết nối để tải dữ liệu , các cổng giao tiếp và hệ thống đèn chiếu sang…
Sau đây chúng ta thử phân tích quá trình xử lý tín hiệu khi thực hiện một cuộc gọi.
Hình 1
Phân tích theo chiều phát từ máy thuê bao di động (MS) đến trạm gốc BTS:
– Tín hiệu thoại (tiếng nói) trong dải tần từ 300 đến 3400Hz được số hóa qua bộ biến đổi A/D. Tín hiệu được mã hóa theo thuật toán FPE-LPT (kích thích xung đều – dự đoán trường kỳ). Bước mã hóa này gọi là “mã hóa nguồn”. Kết quả chuỗi xung đưa ra có tốc độ 13kbit/s.
– Trong bước “mã hóa nguồn” theo thuật toán RPE-LPT thì cứ 20ms của âm thoại ta phải truyền được 260bit nên tốc độ của mỗi kênh là 260bit:20 x 10-3 = 13kbit/s.
– Tiếp theo bộ mã hóa kênh thực hiện bảo mật các dữ liệu, thêm các bit dưới và bit bảo vệ để lập thành các cụm (burst) còn gọi là khe thời gian. Tốc độ của cụm là 270,8kbit/s.
Dãy xung đã được mã hóa trên đưa vào điều chế dao động trung gian (thường là 70 đến 400MHz). Tại đây thực hiện “điều chế di pha cực tiểu Gauss” GMSK (Gaussian Minimmum Shift Keying). Về bản chất MSK là điều tần mã nhị phân với 2 tần số phù hợp với tín hiệu được chọn trong mỗi khoảng nhịp của tần số đó có dịch pha 180o. So với điều chế di pha 2PSK thì phổ của MPSK hẹp hơn.
Tín hiệu trung tần IF đã được điều chế lại thực hiện việc trộn với dao động VCD để nâng tần số mang lên tới 890 đến 915MHz. Tín hiệu này được khuếch đại qua bộ ghép (duplexer) và đưa ra anten. Ta cũng cần biết thêm về kênh vô tuyến của hệ thống GSM.
Theo quan điểm truyền dẫn, kênh vật lý là một khe thời gian tại một sóng mang vô tuyến được chỉ định. Theo quan điểm tin tức, kênh logic mang nội dung tin được đặt vào các kênh vật lý. Cách tổ chức kênh vật lý của GSM như sau:
– Dải tần 890-915MHz dùng cho đường lên (từ MS đến BTS)
– Dải tần 935-960MHx dùng cho đường xuống (từ BTS đến MS).
Dải thông tần một kênh vật lý là 200MHz cộng với dải bảo vệ thu phát 206kHz. Như vậy trong dải tần dành riêng cho GSM chứa được 124 kênh vô tuyến như trên hình 2. Mỗi kênh vô tuyến này mang một khung TDMA với 8 khe thời gian. Mỗi khung dài 4,62ms. Khung đường lên trễ 3 khe so với khung đường xuống. Nhờ sự trễ này mà máy cầm tay MS có thể sử dụng một khe thời gian có cùng số thứ tự ở cả đường lên lẫn đường xuống.
Hình 2
Theo chiều thu từ trạm gốc BTS đến máy di động cá nhân MS ta thấy tín hiệu biến đổi như sau:
Tín hiệu tần số 935-960MHz từ anten qua bộ phân chia (duplexer), sau khi được khuếch đại thực hiện đổi tần lần thứ nhất. Tín hiệu thu cùng trộn với dao động nội 962-995MHz. Tại đầu ra của bộ đổi tần là tần số trung tần IF thứ nhất. Tín hiệu trung tần này được khuếch đại và qua bộ lọc và tiếp tục tiến hành đổi tần lần thứ hai. Tín hiệu trung tần 2 qua bộ lọc và hạn chế biên độ được tiến hành giải điều chế GMSK và khôi phục lại cụm tín hiệu 270kbit/s. Tiếp theo tín hiệu được giải mã kênh để khôi phục lại xung 13kbit/s của tín hiệu thoại. Sau khi qua bộ biến đổi digital-analog (D/A) tín hiệu thoại được khôi phục và đưa tới tai nghe.
Về cơ bản, cấu trúc các khối chức năng trên lộ trình truyền tín hiệu thoại theo cấu trúc của máy phát và máy thu vô tuyến điện, nhưng cấu trúc của máy cầm tay GSM rất phức tạp và ở mức trình độ công nghệ cao như công nghệ chế tạo vi mạch khuếch đại siêu cao tần tạp âm nhỏ, công nghệ vi xử lý với tốc độ rất cao. Mặt khác việc xử lý tín hiệu phải đồng bộ một cách chính xác dưới sự điều khiển của trạm gốc BTS để 8 thuê bao cùng sử dụng 1 kênh cao tần. Trong các máy thiết bị đầu cuối hiện nay các khối chức năng chính được đặt gọn trong các vi mạch có độ tích hợp cao VLSI, thích hợp với ghép kênh theo thời gian TDMA của GSM. Chẳng hạn như khối phát và khối thu có thể tích hợp trong một vi mạch RF, việc phát và thu trong một máy thiết bị đầu cuối thực hiện trong các “khe thời gian” khác nhau nên giữa thu và phát không xuyên nhiễu lẫn nhau. Ta chỉ dùng một vi mạch để tổng hợp tạo ra tần số VCO cho thu và cho phát. Sự tổng hợp tần số diễn ra rất nhanh dưới sự điều khiển của trạm gốc BTS.
Như trên, chúng ta quan tâm nhiều đến quá trình biến đổi của tín hiệu thoại trên kênh vật lý. Kênh logic cũng có liên quan chặt chẽ với kênh vật lý. Trong một cuộc gọi bên cạnh các tin tức về thoại, kênh vật lý cũng chuyển tải các dữ liệu điều khiển sự hoạt động của cả hệ thống. Chính kênh vật lý cũng phải chuyển tải một số kênh logic. Ta có thể chia ra 2 loại kênh.
a- Kênh lưu lượng TCH, chuyển các thông tin của thuê bao (điện thoại hoặc số liệu). Kênh TCH có thể làm việc với tốc độ 22,8kbit/s gọi là toàn tốc độ hoặc với tốc độ 11,4 kbit/s gọi là nửa tốc độ.
b- Kênh báo hiệu SCH, mang các thông tin báo hiệu cần thiết để hoạt động bình thường. Kênh báo hiệu lại có thể phân ra 3 loại:
Hình 3
+ Kênh điều khiển quảng bá BCCH
+ Kênh điều khiển chung CCCH
+ Kênh điều khiển dành riêng DCCH
Kênh BCCH là kênh quảng bá các thông tin “hệ thống” liên quan tới cell mà thuê bao MS đang cư trú. Kênh này lại chia ra:
+ FCCH, kênh hiệu chỉnh tần số, truyền cho máy MS để nó hiệu chỉnh đúng với tần số của BTS.
+ SCH, kênh đồng bộ khung cho MS.
Kênh điều khiển chung CCCH là kênh thiết lập sự truyền thông giữa BTS và MS và nó gồm có:
+ ***H, kênh truy nhập ngẫu nhiên. Máy thuê bao MS truyền tới BTS kênh ***H để yêu cầu về di động.
+ Kênh tìm gọi PCH. Trạm BTS truyền xuống để gọi MS.
+ Kênh cho phép truy nhập AGCH, chỉ được dùng ở đường xuống để thực hiện một kênh lưu lượng TCH và kênh DCCH cho thuê bao.
Kênh điều khiển dành riêng DCCH gồm có:
+ Kênh điều khiển dành riêng đứng một mình dùng để cập nhật và thiết lập cuộc gọi.
+ Kênh điều khiển liên kết chậm SACCH, là một kênh hoạt động liên tục trong suốt cuộc liên lạc để truyền các số liệu đo lường và kiểm soát công suất.
+ Kênh điều khiển liên kết nhanh FACCH, nó liên kết với một kênh TCH và hoạt động bằng cách lấy lên một khung FACCH được dùng để chuyển giao cell.
Sau khi tìm hiểu các kênh logic trên ta thấy: các kênh vô tuyến được chỉ định cho thuê bao khi xuất hiện có nhu cầu. Các kênh logic theo hướng trên có:
+ Các kênh truyền xuống gồm có BCCH, FCCH, SCH, PCH, ACCH.
+ Các kênh truyền lên có: ***H
Vì kênh thuê bao (thoại hoặc dữ liệu) thì mỗi khe thời gian của kênh thoại chứa 260bit trên một khối (hình 2).
Trong sơ đồ kết cấu của máy di động MS thì các khối vi xử lý, điều khiển, giao diện người/máy cũng rất quan trọng. Sơ đồ khối (hình 3) cho ta một quan niệm đầy đủ hơn về máy MS hiện có trên thị trường. Máy MS thực hiện thu phát sóng phụ thuộc rất chặt chẽ vào sự điều khiển của trạm gốc BTS. Chức năng này được truyền trên kênh logic và các vi mạch logic thực hiện các lệnh. Bản thân máy có các bộ nhớ RAM, ROM hoặc EEPROM… và bộ xử lý trung tâm CPU.
Từ bộ giải điều chế kênh, bên cạnh bộ mã của tín hiệu thoại ta còn lấy ra các dữ liệu của kênh điều chỉnh tần số FCCH, kênh đồng bộ SCH, kênh điều chỉnh công suất phát PCH, kênh liên kết chậm. Các tín hiệu này được đưa vào mạch logic để giải mã và thực hiện các nhiệm vụ:
– Khống chế công suất máy phát,
– Đo cường độ tín hiệu thu
– Điều chỉnh tần số dao động nội VCO
– Hiển thị các số liệu.
Theo chiều từ máy thuê bao MS, ta thấy trước khi thực hiện cuộc gọi, người sử dụng phải ấn các nút trên bàn phím để phát xung tín hiệu gọi DTMF, tín hiệu điều khiển liên kết SAC. Các tín hiệu logic này cùng ghép vào đường thoại đưa vào mạch điều chế DTMF.
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu một số khối chức năng chính và cách xử lý một cuộc thoại của máy điện thoại di động thế hệ 2.

Tổng quát và cách cài đặt các chương trình trên các loại ĐT

Ngày nay các ứng dụng , trò chơi trên điện thoại di động nhiều vô số. Một máy di động sau khi mua về nhưng không cài thêm các ứng dụng khác coi như chưa sử dụng hết tính năng và thiếu rất nhiều. Các dòng máy hơn nhau ở chỗ cài được nhiều ứng dụng, trò chơi hay không. Các ứng dụng này cũng góp phần khắc phục các vấn đề mà khi sản xuất ra nhà sản xuất đã cố tình không lắp vô ví dụ như : Nokia 6600 khi quay film chỉ được 10 giây nếu bạn muốn quay film vô tận cho tới khi hết thẻ nhớ và có cả âm thanh thì phải install Camrecoder để khắc phục

Tổng Quát Chung:

Hiện nay các ứng dụng và trò chơi trên điện thoại di động chủ yếu được viết bằng hai ngôn ngữ :

+ Ngôn ngữ JAVA sau khi viết xong sẽ biên dịch thành 2 file : “.JAD” hoặc “.JAR” 2 file này dùng để cài trên điện thoại di động. Một dặc tính nổi bật của JAVA là chạy được mọi lúc mọi nơi và trên mọi hệ điều hành. Đa số các dòng máy điện thoại hiện nay đều có hỗ trợ JAVA.

+ Nếu viết bằng ngôn ngữ C/C ++ sẽ biên dịch ra thành file .SIS để sử dụng cho các dòng máy có hệ điều hành Symbian như Nokia , Sonyericsson, Siemens…Dạng ứng dụng này chỉ chạy trên một số dòng máy điện thoại có hệ điều hành là Symbian và chú ý là Symbian có nhiều version khác nhau do đó phần mềm của dòng máy nào thì chỉ cài cho dòng máy đó.

Đa số các ứng dụng hay trò chơi thường là miễn phí hoặc kèm theo máy do các nhà sản xuất mua bản quyền lại và cài đặt sẵn trên điện thoại khi xuất xưởng như Quick Office hay PDF+ đều được cài sẵn trên P910i. Và có một số ứng dụng sẽ được bán. Thông dụng nhất là cách bán KEY chỉ install vào từng máy một số KEY này tạo ra tùy theo từng số IMEI khác nhau của mỗi máy điện thoại.

Các loại máy hiên này:
* Dòng máy sử dụng các firmware viết riêng cho từng mẫu máy không sử dụng hệ điều hành chung như Samsung, siemens,Motorola, LG…các dòng máy này thường là các máy đời cũ tuy nhiên thường sẽ được nhà sản xuất có hỗ trợ ứng dụng JAVA. Thường thấy : Motorola : Vxxx, T720i, V60i,V66i…hầu hết các máy Samsung, Siemens C55, C60,CF62,C65,M65…LG G1800, C1100, 7130,7030…
– Dòng máy symbian S40 thường gọi là Nokia S40 2650, 3100, 3120, 3200, 3220, 5100, 6100, 6108, 6170, 6220, 6230, 6610, 6610i, 6800, 6820, 7210, 7250, 7250i, 7200, 7260, 7270… Màn hình có độ phân giải : 128 x 128 pixels .
– Dòng máy Symbian S60 có các máy Nokia 3230, 3650, 3660, 6260, 6600, 6630, 6670, 6680, 6681, 7650, 7610, N-Gage, N-Gage QD, Siemens SX1, Samsung D710, Sendo X, Panasonic X800… Độ phân giải màn hình thông thường : 174 x 132 pixels.
– Dòng máy Symbian S80 hiện nay thông dụng nhất là các máy Nokia 9210,9210i,9500,9300…
– Dòng máy Symbian S90 hiện nay Nokia 7710.
– Dòng Symbian UIQ lại chủ yếu là các máy Sony Ericsson như P800, P900, P910i, Motorola A925,A1000, BenQ P30…
– Ngoài ra còn có dòng máy sử dụng hệ điều hành Linux đó là Motorola E680.
– Dòng Windows Mobile Pocket PC: O2 XDA II, O2 XDA IIs, O2 XDA IIi, O2 XDA II mini, Lenovo ET960, HP 6365,… và rất nhiều dòng máy Pocket PC khác không có tính năng điện thoại của HP, DELL, COMPAQ…

Hướng dẫn cài đặt

Đối với các máy không có thẻ nhớ:

Các máy không có thẻ nhớ thường chỉ sử dụng các chương trình dạng JAVA như dòng nokia S40 ( 7210,6610,7250,7250i,3100…) Sony Ericsson T610,T630…các dòng máy Samsung, LG…. Để cài đặt cho các máy này bạn có thể dùng cáp truyền dữ liệu đi kèm theo máy hoặc dùng cổng hồng ngoại hay BlueTooth tùy theo sự hỗ trợ của máy.

– Dòng máy NOKIA có sử dụng cổng hồng ngoại thì đơn giản nhất là bạn gửi file dạng .sis qua hồng ngoại máy điện thoại sẽ nhận file lưu dưới dạng tin nhắn hay lưu vào một thư mục nào đấy là do từng kiểu máy quy định. Bây giờ bạn mở tin nhắn này máy sẽ tự động install vô. Đối với các file JAVA dạng .jad hay .jar do khi cài đặt cần phải có cùng lúc 2 file tuy nhiên nếu send bằng hồng ngoại hay Bluetooth thì nó chỉ rời rạc thành từng file riêng do đó không cài được nên bạn phải có trình quản lý file như SeleQ để copy về cùng một thư mục trước khi cài. Tuy nhiên đa số bạn phải sử dụng chương trình quản lý file trên máy tính để giao tiếp cũng như cài đặt ứng dụng hiện nay chính thống của NOKIA có chương trình PC Suit ( Tải về từ trang www.nokia.com) hoặc chương trình do một hãng thứ ba viết là Mobile MB ( Mobile Media Browser ) Hoặc Oxygen manager…

– Dòng máy Samsung thường dòng máy Samsung không hỗ trợ nhận file trực tiếp từ máy tình gửi sang do đó phải dung chương trình trên máy tính để kết nối hiện nay hầu hết đều dung các chương trình do Samsung phát triển như Easy GPRS và Easy Studio các chương trình này tùy theo từng dòng máy samsugn mà bạn có thể download về từ www.samsung.com

-Dòng máy Motorola Cũng tương tự như Samsung các máy Motorola chỉ có thể cài đặt ứng dụng hay trò chơi thông qua chương trình hỗ trợ mà Mobi tool. Chương trình này sẽ đi kèm theo máy khi Motorola phân phối máy ra thị trường.

-Dòng máy Siemens dòng máy Siemens thì dung Datasync manager chương trình này download trực tiếp từ trang www.siemens.com

Đối với các máy có thẻ nhớ:

Đối với các máy có thẻ nhớ thì hầu hết đều có một ứng dụng sẵn có để quản lý file do đó chỉ cần thao thẻ nhớ và dung card reader chép các file cần cài vào thẻ nhớ sau đó lắp vào máy và mở đúng file thì máy sẽ tự động cài đặt theo hướng dẫn trên màn hình máy điện thoại.

Hiện nay các ứng dụng thường sẽ được cung cấp miễn phí hoặc bán. Nếu bán khi cài đặt có thể bạn sẽ sử dụng được trong một thời gian nhất định nào đấy chẳng hạn 15 ngày. Hoặc theo số lần chơi…Quá thời gian này bạn phải đăng ký bằng cách trả tiền và gửi số IMEI của máy cho nhà cung cấp họ sẽ trả về 1 số KEY nhập số KEY này vô chương trì nh sẽ được mở khoá.

Tùy theo từng dạng ngôn ngữ và hệ điều hành của điện thoại mà có các cách cài đặt và các cách chống bẻ khóa khác nhau. Hiện nay có 03 cách phổ biến mà các cracker thường sử dụng để bẻ khoá các chương trình này.

Cách thứ 1 : Họ sẽ viết 1 chương trình tạo KEY gọi là *** ( Key generator) thường kèm theo các chương trình , trò chơi mà để lên net do đó khi load về thường có sãn *** và ngừoi sử dụng chỉ cần nhập IMEI vô là có KEY để sử dụng free.

Cách thứ 2 : Các cracker sẽ copy 1 cái file .App từ một máy đã được unlock và chép thẳng vào thư mục C:\System\Apps và đè lên file cũ. Cách này đòi hỏi bạn phải cái các chương trình quản lý file trước. Ví dụ như fileman, file explorer, SeleQ ….

Cách thứ 3 : Cách này thường xử cho các trò chơi có dung lượng lớn lên đến vài chục MB, thường thấy nhất là các trò chơi của máy NOKIA N GAGE mà hang bán theo thẻ các hacker sẽ copy các file ra thành thư mục SYSTEM. Gọi là trò chơi chép thẳng. Dùng card reader chép thẳng nguyên thư mục system có chức trò chơi đè lên thư mục System của thẻ thế là xong. Lắp vào và chơi. Đa số các trò chơi chép thẳng thường đẹp và âm thanh hay.

 

IMEI là gì và ý nghĩa của nó ra sao?

IMEI là viết tắt của International Mobile Equipment Identity  (Mã số nhận dạng quốc tế cho thiết bị di động)
IMEI là một dãy mã số bao gồm 15 chữ số, được sử dụng để mạng di động nhận diện điện thoại cá nhân. Số IMEI có thể xem được trên hầu hết tất cả các laọi điện thoại di động GSM bằng cách bấm *#06#. Nó thường được in trên tem dán đằng sau máy. Định dạng thông thường của số IMEI là: 111111-22-333333-4. Định dạng này sẽ hiệu lực đến 01/04/2004.
TAC FAC SNR CD
D14 D13 D12 D11 D10 D09 D08 D07 D06 D05 D04 D03 D02 D01
· TAC: type approval code (Mã hiệu chuẩn)
· FAC : final assembly code (Mã sản xuất, chế tạo)
· SNR: serial number (Số serial)
· CD: check digit (Số kiểm tra)
TAC được tạo thành bởi sáu số đầu tiên của dãy số IMEI. Mã này dùng để nhận diện quốc gia cấp hiệu chuẩn cho điện thoại. CHÚ Ý: từ 01/04/2004 TAC sẽ được rút gọn thành mã vùng phân phối (Type Allocation Code)
FAC (Final Assembly Code) là mã nhận diện công ty sản xuất điện thoại di động (VD: nokia, Samsung, SonyEricsson…). CHÚ Ý: từ 1 tháng 1 năm 2003 dãy số IMEI đã được sắp xếp lại. Sự sắp xếp này thay đổi định dạng truyền thống của số IMEI; mã FAC sẽ được đặt về 00 trong khoảng thời gian từ 01/01/2003 đến 01/04/2004. Sau đó FAC sẽ bị loại bỏ và TAC sẽ bao gồm 8 chữ số thay vì 6 như trước đây. Định dạng mới sẽ là 11111111-222222-3
TAC SNR CD
D14 D13 D12 D11 D10 D09 D08 D07 D06 D05 D04 D03 D02 D01
SRN (Serial Number) là một dãy số gồm sáu chữ số, nó là duy nhất và được gán cho một máy cụ thể. CD (Check Digit) thường được sử dụng để kiểm tra tính hợp lệ của số IMEI cho các thiết bị Phase 2 và Phase 2+. Phase 1 GSM handsets, thường có số sau cùng là không (0).
Hiện tại số IMEISV hay được sử dụng. Nó thêm vào sau số IMEI thông thường 02 số nữa, biểu thị phiên bản phần mềm chuẩn đi kèm theo máy. Như vậy định dạng của số IMEISV sẽ là 111111-22-333333-4-55. Sau ngày 01/04/2004 định dạng này sẽ là; 11111111-222222-3-44.