Cách đăng ký 3G vinaphone , mobiphone , viettel cho thuê bao trả trước và trả sau

Đăng ký:
Soạn tin nhắn gửi đến số đt 888 với nội dung là gói cước: M0,M10,M25,M50,U1,U7,U30. Lưu ý phải viết HOA.

* M0: 0M FREE vượt mức 50đ/10Kb
* M10: 10M FREE 10.000/30 ngay vượt mức 15đ/10Kb
* M25: 35M FREE 25.000/30 ngay vượt mức 15đ/10Kb
* M50: 100M FREE 50.000/30 ngay vượt mức 10đ/10Kb
* U1 không giới hạn cước 12.000d/ngày
* U7 không giới hạn 80.000đ/7 ngày.
* U30 không gioi hạn 300.000/30 ngày.


  1. Thuê bao trả sau / Thuê bao trả trước:
    Để có thể trở thành công dân 3G đối với thuê bao trả trước bạn phải đăng ký một trong các dịch vụ sau sẽ trở thành công dân 3G: 

    • Đăng ký một trong các gói cước Mobile Internet: M25, M50, U1, U7, U30.
      Soạn tin: <tên gói cước> on gửi 888
    • Đăng ký sử dụng đồng thời dịch vụ Mobile TVMobile Internet.
      Soạn tin: TV ON gửi 888 để đăng ký Mobile TV;
      Soạn tin: <tên gói cước> on gửi 888, để đăng ký một trong các gói cước dịch vụ Mobile Internet.
    • Đăng ký sử dụng đồng thời dịch vụ Mobile CameraMobile Internet.
      Soạn tin: TC ON gửi 888 để đăng ký Mobile Camera;
      Soạn tin: <tên gói cước> on gửi 888 để đăng ký một trong các gói cước dịch vụ Mobile Internet.
  2. Thuê bao sử dụng dịch vụ Mobile Broadband:
    Hệ thống sẽ tự động khai báo các thuê bao của dịch vụ là công dân 3G.

Ngoài ra, công dân đầu tiên của 3G của VinaPhone sẽ còn có cơ hội hưởng thụ những dịch vụ tiện ích khác tại các đợt khuyến mãi sau này.

Hiện nay Vinaphone đã triển khai 3G WCDMA/UMTS . Sau 1 ngày test trên mạng 3G , Tài rút ra kết luận sau :

1- Máy Softbank nào chỉ có 3G nay có thể unlock để sử dụng trên sim Vinaphone – chưa test ! nên rất cần máy để test . Ví dụ : 730sc , 821sc , 910sh , 911sh , 921sh , v.v
2- Các máy Softbank < 4/2008 sử dụng tốt trên mạng 3G , call video ok , không dùng internet trên máy nhật được.
3- Vẫn phải mở mạng bình thường chứ không phải là lên 3G rồi bỏ sim 3G vào là xài được , 3G chỉ là 1 chuẩn công nghệ .

Một tháng gửi 662.000 tin nhắn bằng iPhone 3GS

Một người dùng iPhone 3GS tại Mỹ trong 30 ngày đã gửi tới 662.000 tin nhắn, trung bình 4 giây một SMS được gửi đi.

Trong một đoạn video tải lên YouTube, người có nick Lgvoyagerguy chứng minh bằng hóa đơn chi tiết mà nhà mạng AT&T gửi cho anh lên tới hơn 12.000 trang, người đàn ông anh cho biết, đây là một kỷ lục thế giới về số tin nhắn trong một tháng.

Thử làm một phép tính đơn giản, trung bình mỗi ngày, người này nhắn hơn 22.066 tin, mỗi giờ là 919 tin (tính trung bình trong 24 giờ), và mỗi phút chiếc iPhone 3GS của anh cho ra 15 tin nhắn. Tức là 4 giây một tin nhắn, liên tục trong một tháng.

Ngay sau khi đoạn clip được đưa lên YouTube, rất nhiều bình luận được đưa ra, có người cho rằng người đàn ông này hoang tưởng, một số ý kiến cho rằng vô lý vì nhà mạng AT&T giới hạn số tin nhắn nên khó làm được như vậy.

Dưới đây là đoạn video chứng thực trên YouTube.

Video với hơn 12.000 trang hóa đơn từ AT&T.

Giang Thy

Kỳ tích 3G Nhật Bản và vai trò của nội dung số

Những chiếc điện thoại 3G có thể kết nối Internet nhanh gấp 40 lần so với điện thoại thông thường. Nó cũng cho phép người dùng tải clip phim, nghe nhạc, tổ chức video conference, vừa gọi điện, vừa nhìn thấy nhau (video call) và sử dụng được ở khắp mọi nơi trên thế giới (nhờ công nghệ roaming quốc tế).

Các dịch vụ mới trên nền PDC

3g-11
Nguồn: Akihabara

Cuối tháng 1/2001, DoCoMo đã tung ra loạt ĐTDĐ tương thích với Java đầu tiên tại Nhật Bản, cung cấp dịch vụ “i-appli”. i-appli là dịch vụ cao cấp và cải tiến của i-mode, cho phép các thuê bao downlad và chạy những ứng dụng Java dung lượng nhỏ. Các ứng dụng này đáp ứng cả nhu cầu thông tin lẫn giải trí nơi người dùng và được chia thành 2 loại: ứng dụng độc lập và ứng dụng “trung tâm”.

Ứng dụng độc lập, kiểu như game, có thể lưu được trong bộ nhớ điện thoại. Trong khi đó, ứng dụng “trung tâm” sẽ liên tục cập nhật thông tin (thí dụ như bảng giá chứng khoán) về máy. Vì thế, chúng cần được kết nối với một máy chủ để có thể thu nhận dữ liệu thường xuyên.

Thông thường, các ứng dụng có dung lượng chỉ khoảng 10 kb và mỗi máy điện thoại có thể lưu tối thiểu 5 ứng dụng như vậy bên trong bộ nhớ.

Nhưng với 3G, dung lượng và số lượng các ứng dụng của i-Appli đã được tăng lên theo cấp số nhân. Lấy thí dụ, nếu như trước đây hình ảnh thường được lưu bằng định dạng .GIF thì nhờ có 3G, người dùng điện thoại sẽ có thể xem và lưu ảnh bằng định dạng .JPEG linh động hơn.

Sau thành công của i-appli, DoCoMo thừa thắng xông lên với một dịch vụ mới toanh dựa trên nền tảng công nghệ định vị GPS. I-area sẽ cung cấp thông tin về thời tiết, quán ăn, tình hình giao thông v..v…. của 419 khu vực trên khắp Nhật Bản, dựa trên mã quay số của điện thoại.

Nhờ có i-area, người dùng sẽ tìm kiếm thông tin “bản địa” hết sức nhanh chóng và dễ dàng. Để truy cập vào dịch vụ, bạn chỉ việc đến trang cổng của i-mode, sau đó click “i-area” để xem danh mục các thông tin cung cấp. Do các trạm phát sóng (BTS) của i-mode tự động nhận dạng mã vùng của điện thoại nên người dùng không cần phải khai báo vị trí hiện tại của mình.

Dịch vụ này được DoCoMo cung cấp miễn phí, mặc dù một số nhà cung cấp dịch vụ (CP) có thể thu phí đối với một số dạng thông tin nhất định.

Nhà mạng cầm trịch

Một trong những đặc trưng khác biệt nhất của ngành công nghiệp di động Nhật Bản là nó chịu sự dẫn dắt của các mạng di động. Nhà sản xuất thiết bị và mạng di động hợp tác cùng nhau, tay nắm chặt tay để tung ra thị trường những thiết bị cầm tay/ĐTDĐ thỏa mãn mọi nhu cầu của người dùng.

Các mạng di động chính là những người sở hữu điện thoại. Cũng vì thế, thương hiệu của mạng di động sẽ chiếm thế áp đảo chứ không phải thương hiệu của nhà sản xuất. Đầu tiên, thuê bao Nhật Bản sẽ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ trước rồi mới chọn điện thoại. Điều này hoàn toàn khác với ở châu Âu, nơi các thương hiệu điện thoại gây dựng được một vị thế hết sức vững chắc, với những nhà sản xuất lừng danh như Nokia hay Ericsson. Chính họ sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển ra những mẫu điện thoại mới.

Hoàn toàn trái ngược, tại Nhật, chính các mạng di động mới đi đầu về nghiên cứu và phát triển. Công viên Nghiên cứu Yokosuka nằm ở ngoại ô Tokyo, do NTT DoCoMo lập ra, là một trong những trung tâm R&D lớn nhất, nổi tiếng nhất thế giới về công nghệ 3G.

Có thể nói, mô hình kinh doanh của DoCoMo kiểu này thuộc loại độc nhất vô nhị. Nhiều nhà phân tích tin rằng mối quan hệ khăng khít giữa các mạng di động với nhà sản xuất tại Nhật có đóng góp rất lớn tới mức độ sẵn sàng lẫn tinh vi của công nghệ di động, cũng như tới sự hào hứng nơi người dùng khi tiếp nhận các dịch vụ giá trị gia tăng.

Một lý do khác nữa làm nên thành công của Nhật Bản trên thị trường Internet di động, đó là sự hiện diện sâu của các mạng di động trong toàn bộ hệ thống. Với người dùng i-mode, DoCoMo vừa là nhà cung cấp dịch vụ di động, vừa là ISP. Người dùng chỉ phải nhận duy nhất một hóa đơn cho tất cả các dịch vụ đang dùng. Tương tự, họ cũng chỉ phải đăng ký thuê bao một lần duy nhất.

Trong khi đó, các mạng di động ở châu Âu thường chỉ cung cấp mỗi dịch vụ điện thoại mà thôi. Dòng dữ liệu cần phải đi qua cổng của một ISP khác, đồng nghĩa với việc người dùng sẽ phải tự mình đăng ký với các ISP.

Không thể không 3G!

3g-12
Nguồn: Akihabara

Có thể nói, nhu cầu 3G tại Nhật thuộc loại mạnh và sớm nhất thế giới. Người dân Nhật có nhu cầu ngày càng lớn đối với các dịch vụ multimedia trên nền băng thông rộng di động. Sự thành công mang tính hiện tượng của các dịch vụ như i-mode, i-appli hay i-area càng chỉ rõ nhu cầu hướng đến những ứng dụng di động cao cấp hơn.

Kế đến, nhu cầu roaming quốc tế cũng ngày càng cao. Người dân Nhật thường xuyên ra nước ngoài (cả đi công tác lẫn du lịch giải trí), tạo nên một thị trường roaming khổng lồ.

Cuối cùng và cũng là động lực quan trọng nhất dẫn tới sự phát triển mạnh của 3G là do lượng thuê bao di động tăng quá nhanh, dẫn tới sự thiếu hụt tần số nghiêm trọng. Dải tần 2G tỏ ra quá chật hẹp và bất lực trong việc thỏa mãn cả người dùng lẫn các mạng di động. Để đáp lại, chính phủ Nhật đã quyết định đầu tư mạnh tay cho việc triển khai mạng IMT-2000, thế hệ mạng 3G đầu tiên tại Nhật.

Với 3G, người dùng đi bộ/trong nhà sẽ có thể truy cập dữ liệu với tốc độ 384 kb/giây. Ngay cả khi di chuyển trên các phương tiện cơ giới, họ cũng có thể truy cập thông tin với tốc độ 144kb/giây. Giới hạn tốc độ này cho phép các dịch vụ như truyền hình di động, video theo yêu cầu, nhạc di động….triển khai “êm ái” và suôn sẻ.

Các mạng di động sẽ cung cấp cổng kết nối nội dung (portal) cho nhiều dịch vụ. Khi truy cập Internet di động, portal sẽ là nội dung đầu tiên đập vào mắt người dùng. Như đã nhắc tới ở trên, các nội dung “ký sinh” trên portal đó có thể là chính thống hoặc phi chính thống (nội dung mở).

Nội dung chính thống đã được các mạng di động phê duyệt và thường là cung cấp miễn phí, chẳng hạn như thông tin từ CNN hoặc Đường sắt Nhật. Nếu nội dung chính thống bị tính phí, thường thì các mạng di động sẽ giữ lại 9% gọi là “hoa hồng”.

Có rất nhiều các CP hoặc nhà cung cấp thông tin đang hoạt động tại Nhật. Trong số này, Recruit và Dai Nippon có quy mô lớn nhất. Với việc tạo điều kiện để người dùng truy cập các dịch vụ nội dung, những mạng di động như DoCoMo nhận được phần trăm tiền phí, đồng thời tăng được doanh thu từ lưu lượng truy cập.

Tuy nhiên, các CP ngày càng lo ngại rằng tiềm năng kiếm tiền của họ sẽ bị hạn chế, khi mà mạng di động luôn là người nắm quyền áp đặt mức cước tối đa hàng tháng cho dịch vụ nội dung. Hơn nữa, màn hình nhỏ xíu của điện thoại sẽ ngăn cản các CP bán quảng cáo – một kênh doanh thu cũng rất béo bở.

Tại Nhật, các ISP cũng có thể kiêm nhiệm vai trò của CP. Nhưng dù cung cấp nội dung trực tiếp đến người dùng, vai trò của các ISP vẫn không được như trên địa hạt Internet truyền thống. Vì sao lại như vậy? Đó là bởi họ không cung cấp cửa ngõ Internet mà chỉ bán các dịch vụ nội dung. Dòng truy cập được dẫn qua cổng ISP của mạng di động và người dùng không được phép tự lựa chọn ISP theo ý mình.

Hơn nữa, các nhà cung cấp nội dung, dù có phải là ISP hay không, cũng không được phép truy cập vào mạng lưới của các mạng di động. Để được cung cấp nội dung, họ bắt buộc phải được DoCoMo bật đèn xanh. Cách duy nhất để người dùng truy cập các nội dung bên ngoài là phải gõ địa chỉ URL chính xác (vốn rất dài dòng, khó nhớ và phức tạp). Tuy nhiên, chính phủ Nhật luôn thúc giục các mạng di động mở cửa nền tảng của mình tới với các ISP và CP mới.

Khi NTT DoCoMo mới triển khai cung cấp 3G hồi tháng 10/2001, những mẫu điện thoại cồng kềnh, đắt đỏ, pin yếu của hãng này đã khiến niềm tin nơi 3G của người dùng lung lay mãnh liệt. Nhưng rồi cuối cùng, 3G cũng đã cất cánh khi theo thời gian, các mạng di động bắt đầu tung ra những mẫu điện thoại rẻ hơn, mạnh mẽ hơn. Họ cũng giới thiệu những gói cước rẻ hơn, phủ sóng rộng hơn.

Tính tới cuối năm 2007, Nhật đã có tới 69 triệu người, chiếm 77,6% tổng số thuê bao di động/PHS cả nước. Thị trường 3G cũng đạt doanh thu 6403 tỷ yên, chiếm hơn 81,4% tổng giá trị thị trường di động (7.865 tỷ yên).

Kết luận

Có rất nhiều bài học có thể rút ra từ kinh nghiệm triển khai 3G tại Nhật Bản, nhất là về cấu trúc của thị trường. Sự sinh sôi nảy nở mạnh mẽ của các ứng dụng mang tính địa phương, mối quan hệ khăng khít giữa việc sản xuất điện thoại với phát triển dịch vụ chính là những thế mạnh không thể chối cãi. Quy trình cấp phép minh bạch, kết hợp với một chuẩn mở, thông dụng cũng không kém phần quan trọng.

Sự hiện diện của Vodafone tại thị trường Nhật cũng có ý nghĩa rất lớn. Vodafone đã mang cả một kho kinh nghiệm về roaming quốc tế và nền tảng mở tới cho xứ sở Phù tang. Tương tự, những kinh nghiệm độc đáo của Nhật về công nghệ Internet di động lẫn dịch vụ 3G cũng rất đáng để thế giới học tập.

Xuất phát từ nhu cầu dữ liệu di động cao nơi người dùng, các mạng di động Nhật bản đã rất nhạy bén tung ra những mẫu điện thoại đa năng, đa mục đích, có khả năng tận dụng sức mạnh của 3G. Tiêu biểu trong trường hợp này là những chiếc điện thoại tích hợp ăngten thu sóng truyền hình hay những chiếc điện thoại kiêm ví tiền, có khả năng thanh toán phi-tiếp-xúc.

Sự tăng trưởng chóng mặt của thị trường 3G Nhật Bản cho thấy thất bại của châu Âu chỉ là trường hợp cá biệt. Trên thực tế, chúng ta vẫn có thể triển khai thành công 3G và người dùng vẫn có cơ hội tận hưởng những điều kỳ diệu do công nghệ này mang lại. Vấn đề là ngay từ đầu, các mạng di động có xuất phát đúng hướng hay không. Quan trọng hơn, họ có luôn nghĩ đến người dùng, luôn lắng nghe nhu cầu người dùng trong suốt quá trình hay không.

Một nhiệm vụ quan trọng nữa là các mạng di động cần tìm ra được những ứng dụng 3G “sát thủ” (killer application) để người dùng không thể sống thiếu 3G, giống như cái cách mà SMS đang làm khuynh đảo thế giới 2G hiện nay. Về phần mình, người dùng cũng cần mở lòng chào đón một thế giới mới, nơi đàm thoại không còn là công nghệ thống trị nữa.

  • Trọng Cầm

3G – Tương lai di động băng rộng bền vững cho VN

ù mới chỉ diễn ra 1 ngày, nhưng có thể khẳng định 3G là cụm từ được nhắc đến nhiều lần nhất bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt trong các nội dung trình bày và thảo luận tại Hội nghị Viễn thông Quốc tế Việt Nam 2009.

3g-71
Rất khó tìm nổi một ghế trống trong buổi sáng khai mạc Hội nghị Viễn thông quốc tế Việt Nam 2009. Ảnh: B.M.

Sáng 20/5/2009, Hội nghị Viễn thông Quốc tế Việt Nam 2009 với chủ đề “Xây dựng một tương lai di động băng rộng bền vững cho Việt Nam” đã được khai mạc với sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT).

Cùng với việc 4 giấy phép triển khai mạng 3G được cấp cho các doanh nghiệp viễn thông mới đây, Hội nghị Viễn thông Quốc tế Việt Nam 2009 đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các bộ ngành, các doanh nghiệp, nhà cung cấp thiết bị viễn thông, các tổ chức nghiên cứu, giới đầu tư trong và ngoài nước…

Viễn thông Việt Nam đang bùng nổ

3g-9
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai khẳng định: “Chính phủ Việt Nam luôn giành ưu tiên cho phát triển viễn thông để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và tạo môi trường đầu tư thuận lợi.” Ảnh: B.M.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai khẳng định “Chính phủ Việt Nam luôn dành ưu tiên cho phát triển viễn thông để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và tạo môi trường thuận lợi để trở thành điểm đầu tư kinh doanh hấp dẫn và tin cậy của các nhà đầu tư quốc tế.”

Thứ trưởng Trần Đức Lai cũng dẫn chứng về sự phát triển mạnh mẽ của Viễn thông Việt Nam trong thời gian qua, giúp rút ngắn khoảng cách hàng chục năm so với các nước phát triển, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống người dân. Năm 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng viễn thông và Internet Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ, mở rộng vùng phục vụ không chỉ ở đô thị mà còn cả nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Những số liệu thống kê mới nhất về “dân số” viễn thông và Internet cũng được Thứ trưởng Lai công bố tại lễ khai mạc. Tính đến hết năm 2008, cả nước có trên 82,2 triệu thuê bao điện thoại, gồm 16,2 triệu thuê bao cố định và 66 triệu thuê bao di động, số lượng người sử dụng Internet đạt 20,6 triệu người. Mật độ điện thoại đạt 97,5 máy/100 dân, tăng gần 27 lần so với năm 2000. Trong năm 2008, các DN viễn thông đạt doanh thu 92.445 tỷ đồng, tăng gần 38% so với 2007, cao gần gấp đôi so với kế hoạch đề ra cho năm 2010 (55 ngàn tỷ đồng).

3g-8
Những số liệu mới nhất về thị phần của các mạng di động trong năm 2008 cũng được đại diện Vụ Viễn thông, bộ TT&TT công bố. Ảnh: B.M.

Tâm điểm 3G

Các đại biểu tham dự Hội nghị lần này sẽ được cập nhật những thông tin mới nhất về sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông Việt Nam trong bối cảnh công nghệ 3G đang được triển khai, mục tiêu phát triển viễn thông giai đoạn 2011-2020 và chính sách phát triển thị trường băng rộng và thông tin di động của Chính phủ Việt Nam.

Trong buổi sáng ngày hội thảo đầu tiên của hội nghị, các diễn giả từ các doanh nghiệp viễn thông trong và ngoài nước đã trình bày về hiện trạng và hướng triển khai dịch vụ 3G tại Việt Nam, cũng như những kinh nghiệm triển khai 3G tại các quốc gia khác như Pháp (tập đoàn Orange), Malaysia (hãng CELCOM), Indonesia (hãng viễn thông PT Telekomunikasi).

Buổi chiều, hội nghị chia làm 2 phần nội dung diễn ra đồng thời, “Xây dựng tương lai bền vững cho các mạng di động của Việt Nam” và “Các mô hình kinh doanh và công nghệ để đưa kết nối Internet rộng khắp tới Việt Nam”.

3g-10
Bài thuyết trình được các đại biểu trông đợi nhất và đã tạo được ấn tượng nhiều nhất trong ngày hội thảo đầu tiên là “Góc nhìn của Viettel về 3G” của Phó tổng GĐ Viettel Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: B.M.

Phải thành công khi ra mắt: Yếu tố sống còn của 3G

Trước thềm Hội nghị Viễn thông quốc tế Việt Nam 2009 (Vietnam Telecoms Summit 2009) được khai mạc vào sáng 20/5/2009 tại K.S Melia (Hà Nội), Orange France Telecom (OFT) nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu của Pháp đã chia sẻ với Việt Nam những kinh nghiệm triển khai 3G tại Pháp 5 năm trước.

3g-6
Bà Karine Dussert nói về kinh nghiệm “First time right” – Thành công ngay khi ra mắt. Ảnh: B.M
Bà Karine Dussert, Giám đốc Marketing di động của hãng Orange tại Pháp, người trực tiếp triển khai 3G tại Pháp năm 2004 đã chia sẻ với báo giới Việt Nam một số kinh nghiệm 3G từ chính quá trình kinh doanh của OFT. Có 4 yếu tố chính được bà Karine Dussert liệt kê, gồm:

Thành công ngay từ khi ra mắt (First time right) – Cần phải làm hài lòng khách hàng bằng chất lượng dịch vụ tốt nhất, vì có tới 70% khách hàng sau khi dùng thử 3G lần đầu tiên đã không quay trở lại sử dụng tiếp dịch vụ cũ nếu họ cảm thấy không hài lòng.

Chọn đúng dịch vụ thiết thực – Có rất nhiều dịch vụ nội dung sử dụng nền tảng 3G, nhưng quan trọng nhất là phải biết loại dịch vụ nào phù hợp với thị hiếu người dùng di động bản địa. Ngoài ra, việc lựa chọn phạm vi triển khai dịch vụ 3G cũng rất quan trọng, vì không cần thiết phải phủ 3G ngay lập tức ở mọi nơi, mà nên tập trung vào những khu vực có tiềm năng phát triển nhất, chẳng hạn như các đô thị lớn.

– Định hướng nhu cầu khách hàng – Chẳng hạn như giới thiệu những tiện ích và để khách hàng có những kinh nghiệm sử dụng thú vị mà không cần biết đó là dịch vụ 3G hay không.

– Thiết bị đầu cuối phù hợp – Ngoài những khả năng tận dụng tối đa các lợi ích 3G mang lại như khả năng lướt web, soạn e-mail, văn bản với bàn phím QWERTY, tìm đường…. thiết bị đầu cuối cũng cần cài đặt sẵn các phần mềm để thân thiện với người dùng, vì không phải ai cũng đủ khả năng tự cài đặt các ứng dụng Internet họ thường dùng trên máy tính lên ĐTDĐ.

Những rào cản lớn nhất khiến người tiêu dùng không muốn tiếp cận dịch vụ 3G, theo bà Karine Dussert chính là giá thành của dịch vụ và giá của thiết bị đầu cuối 3G. Nếu giá dịch vụ 3G rẻ thì nhu cầu sử dụng sẽ rất lớn. Thiết bị đầu cuối có giá phổ thông sẽ giúp nhiều người chưa có máy tính riêng kết nối Internet có thêm lựa chọn: Truy cập Internet qua ĐTDĐ.

Về cơ chế giá dịch vụ, bà Karine dẫn chứng về mô hình giá 3G rất linh động mà Orange áp dụng, với các gói dịch vụ cho kết nối không giới hạn trong 1 tháng, hoặc kết nối chỉ trong 1 ngày, thậm chí chỉ trong nửa giờ cũng có thể đáp ứng. Kết hợp với giá thành dịch vụ thấp so với thu nhập, (trung bình một thuê bao 3G tại Pháp chỉ phải trả 0,5-1% thu nhập bình quân hàng tháng cho dịch vụ 3G), các mức cước linh hoạt cũng giúp người dùng bớt e ngại và thích dùng thử để trải nghiệm các tiện ích hơn.

Trả lời câu hỏi của VietNamNet về những dịch vụ nội dung 3G thành công nhất mà OFT đã triển khai tại Pháp, bà Karine cho biết: “Dịch vụ thành công nhất của chúng tôi tại Pháp phải kể đến đầu tiên là e-mail. Mọi người đều muốn kiểm tra e-mail ở bất cứ đâu. Thứ nhì là các cổng thông tin chuyên cho di động, các dịch vụ thông tin về thời tiết, tình hình giao thông, tìm đường đi khi bị tắc đường… Thứ ba phải kể đến là các dịch vụ mạng xã hội trực tuyến. Và cuối cùng, đó là các kênh truyền hình dành cho ĐTDĐ”.

Hiện tại, OFT đang phối hợp với MobiFone trong việc chia sẻ kinh nghiệm về gia tăng giá trị dịch vụ 3G, cũng như mong muốn tham gia vào quá trình triển khai 3G tại Việt Nam. Tuy nhiên khi báo giới đặt câu hỏi về những dịch vụ nào OFT dự kiến sẽ triển khai tại Việt Nam trong trường hợp trở thành đối tác triển khai 3G, bà Karine cũng từ chối tiết lộ vì hiện chưa thể khẳng định về khả năng này.

Dù chưa thể khẳng định những kinh nghiệm 3G tại Pháp sẽ hoàn toàn phù hợp với một quốc gia có các điều kiện về kinh tế, dân số, văn hoá… khá khác biệt như Việt Nam, nhưng những nội dung OFT trình bày tại Vietnam Telecoms Summit lần này cũng đáng để các doanh nghiệp đang triển khai 3G tại Việt Nam tham khảo.

Thành công 3G của Hồng Kông và bài học “cơ chế mở”

Khi Hồng Kông tổ chức đấu giá dải tần 3G lần đầu tiên vào năm 2001, chỉ có 4 hãng viễn thông đăng ký tham gia, buộc chính quyền phải hủy bỏ cuộc đấu giá. Hệ quả là cả 4 “ứng viên” đều được cấp phép sử dụng dải tần 3G với mức giá định sẵn (thuộc loại trung bình trên thế giới).

3g-3
Nguồn: DailyMail

Tình hình đấu giá đáng thất vọng tại Hồng Kông khiến người ta không thể không nhớ lại cuộc đấu giá thất bại tại Singapore trước đó 4 tháng.

Mặc dù vậy, giới phân tích vẫn tỏ ra lạc quan. Theo họ, châu Á đã không nuôi ảo tưởng về tiềm năng của công nghệ 3G, và vì thế, các hãng viễn thông châu Á sẽ không lặp lại sai lầm như châu Âu từng mắc phải.

Ngành công nghiệp viễn thông châu Âu đã chi hơn 100 tỷ USD trong năm 2000 để đầu tư cho 3G, cuối cùng chỉ để chứng kiến 3G thất bại thảm hại. Để có tiền mua giấy phép 3G, nhiều hãng viễn thông châu Âu đã phải è lưng ra gánh khoản nợ khổng lồ từ ngân hàng, để rồi vĩnh viễn không bao giờ hồi phục được.

Nhiều chuyên gia tin rằng, mức phí cấp phép 3G khá thấp chính là chìa khóa giúp cho công nghệ di động thế hệ thứ 3 thành công được ở châu Á. Đơn cử như tại Hồng Kông, tổng số tiền mà bốn mạng di động 3G phải trả cho giấy phép 15 năm chỉ là 250 – 350 triệu USD, tương đương 35 – 55 USD/người, tờ Wall Street Journal ước tính.

Tại Singapore, các hãng viễn thông phải trả khoảng 41 USD/người. Để so sánh, cuộc đấu giá dải tần tại Anh đã thu về 32 tỷ USD, tương đương với 540 USD/người. Chính phủ Đức cũng thu về 44 tỷ USD từ phiên đấu giá, tương đương với 535 USD/người.

Trong vòng 5 năm đầu tiên, các doanh nghiệp trúng thầu tại Hồng Kông sẽ phải nộp cho chính quyền 5% doanh thu thường niên từ mạng 3G/năm, ước tính khoảng 50 triệu HKD. Đây được coi là khoản phí tối thiểu cố định, và mỗi giấy phép khai thác 3G sẽ có hiệu lực trong vòng 15 năm.

Cơ chế trả phí dài hạn này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tín dụng cho chính quyền, nhưng vẫn cho chính quyền cơ hội chia sẻ tiềm năng và triển vọng của 3G với doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp hạn chế tình trạng phân tán nguồn vốn ở doanh nghiệp, nhất là khi giai đoạn triển khai lắp đặt mạng hết sức tốn kém.

Nền tảng vững

3g-4
Mạng 3 của Hutchison đang đi đầu thị trường 3G tại Hồng Kông hiện nay. Nguồn: BBC

Dịch vụ di động thế hệ đầu tiên được giới thiệu đến người dùng Hồng Kông từ giữa những năm 80. Sang đến đầu thập niên 90, công nghệ 2G chính thức ra mắt trên dải băng tần 800 MHz/900 MHz. Toàn bộ Hồng Kông có 4 nhà cung cấp dịch vụ, khai thác song song cả chuẩn GSM 900 lẫn CDMA.

Sau khi trải qua giai đoạn đệm 2,5G, Hồng Kông đã tiến hành cung cấp dịch vụ di động thế hệ thứ ba, tức 3G. Người dùng 3G được tiếp cận với tất cả các dịch vụ thoại, dữ liệu, video và giải trí multimedia cùng với nhiều ứng dụng khác như GPS.

Tham gia vào sân chơi 3G có các mạng di động, các nhà điều hành mạng di động ảo (MVNO), các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, các hãng cung cấp dịch vụ ứng dụng và cuối cùng là các nhà cung cấp nội dung (CP).

Đứng từ góc độ khách hàng, các MVNO hoạt động trên thị trường không khác gì các mạng di động thông thường. Họ cũng phát hành thẻ SIM, cấp số điện thoại riêng cho từng thuê bao, cũng roaming và kết nối với các mạng khác. Chỉ có điều, họ không có quyền vận hành và kiểm soát dải tần mà thôi.

Trong khi đó, nhóm các nhà cung cấp dịch vụ, ứng dụng và nội dung thường được xếp chung vào một nhóm. Họ là đối tác lớn của các mạng di động, nhưng về mặt nào đó, họ cũng là khách hàng của nhà mạng. Chỉ có thông qua nhà mạng, họ mới bán được sản phẩm.

Trên thị trường di động phương Tây có một khái niệm rất phổ biến, đó là “Khu vườn cấm”. Thường thì các mạng di động tự cho mình quyền uy tối thượng. Họ chỉ cho phép người dùng tiếp cận với những nhà cung cấp nội dung có thỏa thuận độc quyền với mình, mà mục đích không gì khác, chính là để bảo vệ doanh thu.

HONG KONG-IT-US-APPLE-IPHONE
Nguồn: AFP

Tuy nhiên, để công nghệ 3G có thể thực sự cất cánh, người ta cần phải xây dựng được cơ chế truy cập mở, nơi người dùng có thể tiếp cận bất cứ nhà cung cấp dịch vụ hay ISP nào, dù cho họ có liên kết với mạng di động hay không. Tại Hồng Kông, các mạng 3G bắt buộc phải mở cửa tới 30% dung lượng mạng cho các nhà cung cấp dịch vụ phi-đối-tác mà không được phép phân biệt đối xử gì hết.

Chính quyền Hồng Kông một mặt khuyến khích các mạng 3G cạnh tranh về hạ tầng, song một mặt vẫn cho phép chia sẻ hạ tầng trong những tình huống bắt buộc. Chính quyền cũng hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp 3G bằng cách cung cấp “nội thất đường phố”, thí dụ như các cột điện, đường đi bộ… để lắp đặt trạm phát sóng.

Không đâu khác ngoài châu Á

Rõ ràng, xuất phát điểm của dịch vụ 3G tại châu Á là đầy hứa hẹn. Theo thời gian, số lượng thuê bao 3G tại Hồng Kông đã tăng nhanh. Thị trường này sẽ đón nhận thêm một mạng 3G thứ năm là China Unicom.

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Cơ quan quản lý viễn thông OFTA của Hồng Kông, số lượng thuê bao 3G ở khu vực này đã vượt quá cột mốc 2,8 triệu vào cuối năm ngoái, tăng tới 40% so với hồi đầu năm.

Ở thái cực ngược lại, số lượng thuê bao 2,5G đã giảm xuống còn chưa đầy 100.000 người vào tháng 12/2008, chỉ bằng 1/12 so với thời điểm cuối năm 2005 (1,2 triệu người).

Hiện tại, Hutchison 3G vẫn là mạng di động 3G số một tại Hồng Kông. Đây là một công ty con của tập đoàn Hutchison Whampoa, với 25% cổ phần thuộc sở hữu của gã khổng lồ NTT DoCoMo, Nhật Bản.

Sẽ không ngoa nếu nói rằng, 3G tại Hồng Kông đã nhận được một cú hích mạnh kể từ khi dịch vụ “3” WCDMA của Hutchison Telecom khai trương vào tháng 12/2003. “3” cung cấp nhiều ứng dụng và dịch vụ hấp dẫn, gồm hội nghị video độ phân giải cao, download tin tức và giải trí, nhắn tin multimedia và dịch vụ an ninh tại nhà.

Nhận được sự hậu thuẫn từ DoCoMo hiển nhiên là một lợi thế quan trọng của Hutchison, bởi DoCoMo đã cực kỳ thành công tại Nhật nhờ dịch vụ dữ liệu không dây iMode.

Thành công của 3G tại Nhật Bản đã giúp NTT DoCoMo có đủ sự tự tin cũng như vị thế vững chắc để triển khai dịch vụ tương tự tại nhiều nước khác. Mà Hồng Kông thì lại là một thị trường có nhiều điểm tương đồng với Nhật, từ văn hóa đại chúng, niềm yêu thích dành cho đồ chơi hi-tech, nhất là trong bộ phận giới trẻ sành điệu.

Sau thất bại của châu Âu, nhiều ý kiến bi quan cho rằng, việc hạ thấp chi phí của các dịch vụ phức tạp như nhạc di động, video di động… là bất khả thi. Nhưng Nhật Bản đã chứng tỏ không có gì là không thể vượt qua, còn Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc nhanh chóng chứng minh: Nhật Bản không phải là trường hợp cá biệt.

Hay nói như ai đó, thì “3G sẽ thành công ở châu Á trước khi gặt hái được ở bất cứ đâu khác”.

  • Trọng Cầm

Dịch vụ 3G sẽ đến tay người dùng như thế nào?

4 giấy phép cung cấp dịch vụ 3G ở Việt Nam đã có chủ. Dịch vụ băng thông rộng trên ĐTDĐ thế hệ mới (3G) sắp thành hiện thực và sẽ đến tay người dùng sớm nhất là 3 tháng nữa. Giống như các dịch vụ 2G và thị trường di động phát triển nhanh như hiện nay, giới chuyên gia cũng đang kỳ vọng vào một “làn gió mới” 3G sôi động hơn nhiều.

3g
3G sẽ đặc biệt phù hợp với giới trẻ. (Ảnh: MobiNet)

Với 65% dân số trẻ dưới 30 tuổi, phù hợp với đặc thù dịch vụ 3G, các chuyên gia cho rằng, 3G chắc chắn sẽ thành công tại Việt Nam. Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cũng khẳng định: Cơ hội để triển khai 3G tại Việt Nam đã chín muồi. Nó dựa trên những điều kiện cần và đủ như: bề dày những thử nghiệm, trải nghiệm và kinh nghiệm của công nghệ này trên thế giới, giá cả thiết bị hạ tầng và thiết bị đầu cuối đã giảm ở chặng đường cuối để tương đối phù hợp với điều kiện sống của người dân Việt Nam, thị trường di động và Internet Việt Nam đã phát triển đến một mức nhất định…

Dịch vụ 3G có những gì?

iểu một cách đơn giản, công nghệ 3G (third generation technology) là tiêu chuẩn truyền thông di động băng thông rộng thế hệ thứ 3. Chuẩn 3G này cho phép truyền không dây các dữ liệu thoại (giọng nói) và phi thoại (email, hình ảnh, video…).

Như vậy, những dịch vụ 3G mà 4 nhà mạng ở Việt Nam vừa được cấp phép sẽ là những dịch vụ trên nền những tiện ích trên, bao gồm:

Điện thoại truyền hình (Video call): Cho phép người gọi và người nghe có thể nhìn thấy hình ảnh của nhau trên ĐTDĐ, giống như hai người đang nói chuyện trực tiếp với nhau.

Nhắn tin đa phương tiện (MMS): Cho phép chuyển tải đồng thời hình ảnh và âm thanh, các đoạn video clip (dữ liệu động) và text cùng lúc trên bản tin với tốc độ nhanh và dung lượng lớn.

Xem phim trực tuyến (Video Streaming): xem phim trên ĐTDĐ với chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt, không bị giật hình hay trễ tiếng như truy cập Internet.

Tải phim trực tuyến (Video Downloading): người dùng dịch vụ 3G có thể tải trực tiếp các bộ phim từ ngay ĐTDĐ của mình, với tốc độ nhanh, nhờ vào đường truyền băng rộng.

Thanh toán điện tử (Mobile Payment): Cho phép thanh toán hóa đơn hay giao dịch chuyển tiền… qua tin nhắn ĐTDĐ (nếu khách hàng có tài khoản mở tại ngân hàng và có liên kết với nhà cung cấp dịch vụ di động).

Truy cập Internet di động (Mobile Internet): Cho phép người dùng có thể kết nối từ xa trên ĐTDĐ với các thiết bị điện tử tại văn phòng hay ở nhà.

Quảng cáo di động (Mobile Advertizing)…


3g-2
Tìm đường trên các bản đồ trực tuyến ngay trong ĐTDĐ của mình là một trong những dịch vụ đặc trưng 3G. (Ảnh: Số hóa).

Làm sao để sử dụng được dịch vụ 3G?

Những lời “tán tụng” về 3G còn cho rằng, chiếc ĐTDĐ của bạn sẽ trở thành một đồ vật đa năng nhất thời đại: ví tiền, văn phòng di động, thiết bị điều khiển các đồ gia dụng (TV, tủ lạnh, máy giặt…), bản đồ số, phòng chiếu phim, nhà hát di động…

Vậy, trước tiên, sử dụng dịch vụ 3G, người dùng cần phải có một chiếc ĐTDĐ tích hợp tính năng 3G. Các 3G đã có trên thị trường Việt Nam từ lâu mà người dùng vẫn quen gọi là PDA hay điện thoại thông minh. Tuy nhiên, số lượng tiêu thụ hiện nay của những thiết bị 3G này chỉ chiếm khoảng 3-5%, do 3G chưa đi vào sử dụng, giá bán lại ở mức cao (khoảng 400 – 500 USD/ chiếc).

Vì vậy, dịch vụ 3G sẽ thành công cùng với sự đắt hàng của những chiếc điện thoại tích hợp 3G. Điều này đòi hỏi giá thành của những điện thoại này phải ngày càng rẻ đi và sự hấp dẫn gia tăng của các nội dung số cung cấp cho dịch vụ 3G.

Mặc dù tính năng tiêu biểu của 3G là các dịch vụ truyền dữ liệu âm thanh, hình ảnh qua ĐTDĐ trên nền Internet băng rộng, nhưng người dùng vẫn đồng thời sử dụng được cả dịch vụ thoại (tương tự như dịch vụ thoại trên ĐTDĐ của các mạng GSM (2G) hiện nay).

Cả các DN cung cấp dịch vụ và cơ quan quản lý nhà nước đều khẳng định, giá của dịch vụ thoại 3G sẽ không cao hơn giá dịch vụ thoại 2G hiện tại. Và chính các chuyên gia cũng cho rằng, thời gian đầu, dịch vụ 3G sẽ chủ yếu “dùng để alo”, có nghĩa, phần lớn người dùng sẽ tiếp nhận dịch vụ thoại 3G.

Bao giờ?

Theo cam kết của cả 4 nhà cung cấp thì dịch vụ 3G sẽ đến tay người dùng khá sớm sau khi họ nhận được giấy phép và thiết lập hạ tầng.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Yên, trưởng ban 3G, Công ty VinaPhone (VNPT) cho biết, nhà mạng này vạch ra lộ trình 5 bước để cung cấp dịch vụ 3G đến tay người dùng, bao gồm: phủ sóng 20% dân cư ngay khi khai trương dịch vụ; phủ sóng 50% dân cư sau 3 năm hoạt động; phủ sóng 75% dân cư sau 5 năm hoạt động; cuối cùng, giai đoạn 4 và 5 sẽ phủ sóng đến 90% dân cư sau 10 đến 15 năm hoạt động.

Giám đốc MobiFone, ông Lê Ngọc Minh cho biết, trong vòng 3 tháng sau khi được cấp phép, MobiFone sẽ có ngay cuộc gọi đầu tiên trên mạng 3G. Sau 3 năm, MobiFone sẽ phủ sóng 3G đến 98% dân số.

Ông Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc Viettel khẳng định, Viettel sẽ chính thức cung cấp dịch vụ 3G ra thị trường sau 9 tháng kể từ khi được cấp giấy phép. Tại thời điểm khai trương dịch vụ, Vietel sẽ phủ sóng đến 86,3% dân số. Viettel sẽ hoàn thành phủ sóng đến 100% dân cư sau 3 năm. .

Đại diện Liên danh EVN-HT, ông Võ Quang Lâm, Phó Giám đốc EVN Telecom cho VietNamNet biết, liên danh này thực hiện đúng theo các cam kết như trong Hồ sơ dự tuyển. Dịch vụ 3G của EVN–HT sẽ đến tay người tiêu dùng vào quý I năm 2010.

  • Huyền Chi

Lại “nóng” chuyện 3G

“Cuộc chiến” công nghệ 3G sắp diễn ra tại Việt Nam tiếp tục là tâm điểm được đưa ra bàn luận tại Hội nghị Viễn thông quốc tế Việt Nam 2009 vừa khai mạc sáng qua, 20/5 tại Hà Nội.

Với chủ đề “Xây dựng một tương lai di động và băng rộng bền vững cho Việt Nam”, hội nghị lần thứ hai này đã thu hút được sự tham gia của trên 150 đại biểu đến từ các Bộ, Ngành trung ương, các doanh nghiệp viễn thông trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế…

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai cho biết: Trong những năm qua Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng công nghệ viễn thông cao trên thế giới. Tính đến hết năm 2008, cả nước có trên 82,2 triệu thuê bao điện thoại các loại gồm: 16,2 triệu thuê bao cố định (tăng gấp 6 lần so với năm 2000); 66 triệu thuê bao di động (tăng hơn 80 lần) và trên 22 triệu thuê bao internet (tăng 100 lần). Mật độ điện thoại đã đạt 97,5 máy/100 dân, tăng 27 lần.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thị trường viễn thông 2G tại Việt Nam đã đến thời điểm bão hoà. Nếu không có một cuộc cách mạng mới, thị trường này sẽ rơi vào tình trạng suy thoái. Vì vậy, 3G là thời điểm thích hợp để bùng nổ.

Chủ đề làm cách nào triển khai hiệu quả 3G tại Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của đông đảo đại biểu tham dự. Đặc biệt là phía nhà cung cấp Vinaphone – một trong 4 đơn vị trúng thầu sẽ triển khai mạng 3G vào cuối năm nay.

Bà Karine Dussert – Sarthe, Giám đốc Marketing di động của Tập đoàn Orange France Telecom tại Pháp đồng thời cũng là người kiểm soát việc ra mắt 3G đầu tiên tại nước này năm 2004, đã chia sẻ với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam công thức triển khai 3G hiệu quả được đúc rút từ chính kinh nghiệm của Orange France Telecom.

Đại diện của Telecom Malaysia đưa ra những cảnh báo, nếu không có những đột phá trong các dịch vụ nội dung và những chiến dịch tiếp thị tốt, 3G có thể sẽ gánh chịu thất bại. Bởi tâm lý người sử dụng đa số vẫn chưa sẵn sàng để cho trả một khoản tiền khá lớn cho những thiết bị đầu cuối hiện đại và những thay đổi trong việc sử dụng công nghệ số.

Nhà cung cấp Vinaphone cho biết, đã lường trước tình trạng này. Vì vậy, cộng nghệ 3G sẽ được từng bước triển khai song song với 2G. Dự đoán, lợi nhuận thu được từ 3G đánh giá là sẽ khiêm tốn trong khoảng 5 năm đầu.
Theo DT

“Dế” 3G điều khiển Robot

robot

Hãng phân phối di động KTF (Hàn Quốc) vừa cho ra mắt một chú robot CW100 được điều khiển bằng một chiếc di động hỗ trợ 3G.

Robot CW100 là sản phẩm hợp tác của KTF với công ty Microbot. Thực chất đây là một chiếc máy lau chùi, hút bụi. Robot sử dụng cuộc gọi video để truyền hình ảnh trực tiếp đến chiếc di động. Như vậy, người dùng sẽ thấy những gì mà chú robot này thấy và có thể điều khiển từ xa các hành động của robot qua bàn phím di động trên máy.

KTF cho biết robot này cũng có thể sử dụng để trông trẻ, người già hay vật nuôi trong nhà.

CW100 có giá khoảng 370 USD và được bán kèm với gói cước tải dữ liệu không dây với giá 3,7 USD/tháng cho khả năng thoại kèm hình ảnh.

KTF dự tính sẽ phân phối CW100 đến Pháp thông qua đối tác France Telecom.

Theo KTF