‘Dế’ Android tốc độ 1 GHz ra mắt

Nhanh chân hơn Sony Ericsson, hôm qua Acer đã công bố mẫu Android đầu tiên sử dụng vi xử lý 1GHz là Liquid, đối thủ của Xperia X3 chưa ra mắt.

Android-1

Di động Android của Acer có tốc độ bằng neoTouch chạy Windows Mobile. Ảnh: Mail.

Trong thông cáo báo chí, Acer không hề đưa ra thêm hình ảnh, cũng như cấu hình đầy đủ của Liquid. Thông tin ban đầu cho thấy, máy sử dụng vi xử lý Qualcomm 8250 Snapdragon tốc độ 1 GHz, ngang bằng với HTC HD2, Toshiba TG01 hay thiết bị của hãng mang tên neoTouch (F1).

Acer Liquid chạy trên hệ điều hành Android 1.6 (tên mã Donut), ngoài ra còn sử dụng một giao diện riêng cho hãng thiết kế. Máy có màn hình WVGA rộng 3,5 inch, công nghệ cảm ứng điện dung.

Ngoài ra, model này còn chạy trên 4 băng tần GSM, hỗ trợ HSDPA với tốc độ 7,2 Mb/giây, HSUPA, Wi-Fi và GPS. Hiện chưa rõ thời điểm Acer đưa máy ra thị trường cũng như giá bán.

Theo SH

Dòng họ di động Android

Sau khởi đầu của HTC Dream, đến nay đã có ít nhất 8 chiếc di động chạy Android được công bố.

Hệ điều hành Android của Google đang trở nên hùng mạnh với sự xuất hiện một loạt các model trong năm nay. Năm ngoái, HTC là tên tuổi đầu tiên tham gia lĩnh vực này bằng Dream (hay còn gọi là G1 dành cho T-Mobile). Sau HTC, Samsung trình làng Galaxy i7500, Motorola với Dext, LG giới thiệu GW620. Trong khi đó, HTC tiếp tục tiến sâu vào phân khúc này bằng Tattoo giá thấp, một tùy chọn khác cho T-Mobile là Pulse bên cạnh hai siêu phẩm Hero và Magic đã bán trên thị trường.

HTC Hero

HTC Hero là model nổi bật nhất của gia đình Android.
HTC Hero là model nổi bật nhất của gia đình Android.

Hero là chiếc Android thứ ba, nhưng là model đáng chú ý nhất với giao diện Sense thời trang. Người dùng có thể đi vào các ứng dụng kết nối mạng xã hội, lướt web. Tuy nhiên, thiết kế của Hero lạ nhưng không đẹp so với thế hệ di động cảm ứng hiện nay.

HTC Magic

Magic với thiết kế bóng bẩy.
Magic với thiết kế bóng bẩy.

Magic ra mắt trước Hero một thời gian và không khác nhiều về cấu hình. Máy có thiết kế khá tốt, vỏ ngoài sáng và trơn mượt. Tuy nhiên, ngoài trừ rút đi bàn phím so với G1, Magic ít thay đổi về tính năng, giao diện đơn giản.

Motorola Dext

Dext là Android đầu tiên của Motorola.
Dext là Android đầu tiên của Motorola.

Dext sở hữu bàn phím QWERTY trượt ngang giống như T-Mobile G1. Ấn tượng ở chiếc Android đầu tiên của Motorola là giao diện Motoblur, người dùng có thể đi vào các ứng dụng kết nối mạng xã hội, danh bạ, tin nhắn từ widget trên màn hình Home.

Samsung Galaxy

Galaxy i7500 có bộ nhớ 8 GB.
Galaxy i7500 có bộ nhớ 8 GB.

Galaxy là một trong những chiếc di động chạy Android mạnh mẽ nhất, đối thủ của HTC Hero, máy có màn hình AMOLED rực rỡ, bộ nhớ lớn tới 8 GB, camera 5 Megapixel.

T-Mobile Pulse

Pulse chạy trên mạng T-Mobile.
Pulse chạy trên mạng T-Mobile.

Pulse mang thương hiệu nhà mạng T-Mobile, nhưng do Huawei (Trung Quốc) sản xuất. Chiếc di động này được bán kèm hợp đồng, thiết kế bóng bẩy, khả năng xử lý khá tốt. Đây là di động Android màn hình lớn nhất, tới 3,5 inch.

LG GW620

GW620 vẫn được LG chưa tiết lộ hết.
GW620 vẫn được LG chưa tiết lộ hết.

LG GW620 có thiết kế khá giống với Motorola Dext với bàn phím QWERTY trượt ngang. Hiện LG vẫn chưa công bố chi tiết về máy, tuy nhiên các thông tin ban đầu cho thấy, GW620 cũng nhắm vào các tính năng mạnh xã hội, giao diện giống S-Class bóng bẩy.

HTC Tattoo

HTC Tattoo có giá tầm trung.
HTC Tattoo có giá tầm trung.

Tattoo là chiếc Android mới nhất từ HTC, model đánh vào phân khúc phổ thông với thiết kế gọn gàng. Máy sở hữu giao diện Sense như Hero, kết nối HSDPA và 3G. Khác với các model đi trước, trackball trên Tattoo được thay bằng phím điều hướng 4 chiều.

HTC Dream

Dream là di động Android đầu tiên.
Dream là di động Android đầu tiên.

Dream lần đầu tiên được giới thiệu tháng 10 năm ngoái, và được dành cho nhà mạng T-Mobile. Máy có thiết kế trượt ngang, màn hình cảm ứng nhạy, hỗ trợ nhiều kết nối. Là chiếc di động mở đầu cho gia đình Android, Dream khá đơn giản về giao diện.

Huy Nguyễn

Orange sẽ phân phối 6 di động Android

android

Hãng Orange tại Pháp dự tính sẽ phân phối ít nhất 6 mẫu di động Sony Ericsson, Motorola, LG, Samsung và HTC chạy hệ điều hành Android trong năm nay.

Cùng với kế hoạch phân phối này, Orange cũng thiết lập cửa hàng ứng dụng trực tuyến Android Market ứng dụng phương thức chia sẻ doanh thu.

Theo đó, nhà phát triển ứng dụng Android sẽ nhận 70% doanh thu, 30% còn lại chia sẻ cho cả chủ sở hữu Android là hãng Google và nhà điều hành mạng.

Hiện các hãng sản xuất di động lớn đều tham gia ủng hộ phát triển hệ điều hành này trừ hai hãng Nokia và Apple.

T-Mobile là nhà điều hành mạng đầu tiên phân phối di động chạy trên hệ điều hành này HTC G1 vào tháng 10 năm ngoái và Vodafone  dự tính sẽ phân phối mẫu di động Android thứ 2  HTC Magic và tháng 4 tới.

Hiện các thiết bị chạy trên nền tảng hệ điều hành Android chiếm không đến 2% thị phần trên thị trường.

Theo telecomasia

‘Dế’ Android giống iPhone

Chiếc di động Android tiếp theo chạy trên mạng T-Mobile là của nhà sản xuất Huawei. Máy có thiết kế giống iPhone và mang tên G3.

t-mobile-g3-1

T-Mobile G3 trưng bày tại MWC 2009 với thiết kế giống iPhone. Ảnh: Gsmarena.

Model này được hãng Huawei (Trung Quốc) ra mắt tại MWC 2009 vừa rồi. Máy mạnh mẽ về kết nối, thiết kế mỏng, thời trang và sở hữu camera 5 Megapixel.

Tại MWC 2009 vừa rồi, chiếc di động của hãng này chỉ là mẫu sản phẩm trưng bày. Huawei không đưa ra bất cứ một chi tiết nào, điều này đã tạo sự tò mò, bởi thiết kế của Android Huawei khá giống với iPhone.

t-mobile-g3-2

Hình ảnh chính thức của G3. Ảnh: Gsmarena.

Quý III năm nay, model này sẽ chính thức được nhà mạng T-Mobile bán ra, dưới cái tên T-Mobile G3 sau G1 do HTC sản xuất và G2 (được cho là HTC Magic). Hiện tại vẫn chưa có thông tin về giá bán cũng như chi tiết hợp đồng sử dụng.

T-Mobile G3 với màn hình cảm ứng rộng, máy ảnh 5 “chấm”, kết nối 3G, Wi-Fi và Bluetooth. Máy trang bị giắc cắm tai nghe 3,5 mm và chạy trên hệ điều hành Android mới nhất. Giống như Magic, model này sẽ không có bàn phím QWERTY như G1.

(theo Gsmarena)

Những sự kiện ra mắt ‘hoành tráng’

Năm 2008, một loạt các điện thoại màn hình cảm ứng được giới thiệu thu hút sự quan tâm của người dùng, giới truyền thông, như Nokia N97, iPhone 3G hay HTC G1.

Sau khi giới thiệu 5800 XpressMusic với màn hình cảm ứng, Nokia tiếp tục giới thiệu N97, N-series đầu tiên có giao diện chạm. N97 ra mắt ngày 2/12 tại Barcelona. Cũng trong buổi ra mắt, Nokia cũng cho biết, họ đã thâu tóm thành công nền tảng Symbian. Ảnh: AFP.
Nokia N97 sẽ có mặt trên thị trường vào nửa đầu năm sau. Máy có màn hình cảm ứng, bàn phím QWERTY trượt, bộ nhớ 32 GB. Các trang bị còn lại khá giống với N97. Ảnh: Reuter.
Giống như iPhone, chiếc điện thoại màn hình cảm ứng đầu tiên của RIM cũng có hàng đoàn người đợi chờ trước các cửa hàng của Verizon (nhà mạng phân phối Storm). Ảnh: AP.
Một chiếc BlackBerry Storm đang được kích hoạt sau khi mua xong. Máy được bán ra tại Mỹ ngày 21/11. Ảnh: AP.
Giống như iPhone đầu tiên ra mắt năm ngoái, iPhone 3G cũng xuất hiện từng đoàn người xếp hàng đợi chờ. Tuy nhiên, năm nay dòng người không chỉ ở Mỹ, mà còn ở Nhật, New Zealand, Hong Kong… những quốc gia có nhà mạng phân phối điện thoại của Apple. Ảnh: Getty.
Michael Slater đến từ Nottingham (Anh), vừa mua iPhone 3G tại một Apple Store ở London. Ảnh: AFP.
Samsung Omnia ra mắt tại triễn lãm CommunicAsia 2008 (Singapore), ngày 17/6. “Sát thủ” của iPhone có màn hình cảm ứng rộng, camera 5 Megapixel, bộ nhớ 8 hoặc 16 GB. Ảnh: AFP.
HTC Touch Diamond cũng là chiếc PDA đáng chú ý trong năm qua. Chiếc PDA của HTC được cải tiến với thiết kế nhỏ gọn, thời trang, lớp vỏ sau của máy mô phỏng viên kim cương, màn hình cảm ứng với giao diện TouchFLO 3D cho phép lật mở ứng dụng bằng ngón tay. Trong ảnh, giám đốc điều hành HTC, Peter Chou tại lễ ra mắt Diamond tháng 5 vừa rồi tại London. Ảnh: Reuters

Cách chụp màn hình (screenshot) trong điện thoại Android

Công việc viết bài hướng dẫn rất cần những hình ảnh để minh họa cho dễ hiểu và sinh động. Cho đến hiện tại vẫn chưa có phần mềm chụp màn hình dành cho Android. Tuy nhiên chúng ta có thể dùng công cụ trong bộ SDK của Android để làm công việc này.

Cần chuẩn bị

  1. Chiếc điện thoại Android và cáp USB kết nối nó vào máy tính.
  2. Máy tính đã cài Java (JRE hay JDK), đồng thời download và cài đặt bộ Android SDK.
  3. Tải Android Driver ( android_usb_windows.zip) và bun nén ra để sẳn.

Chụp màn hình

  1. Bật tính năng USB Debugging trên điện thoại bằng cách vào Settings -> Applications -> Development và check vào Enable USB Debugging.
  2. Kết nối điện thoại vào máy tính bằng cổng USB. Windows đòi Driver của Android Phone, mình chọn mục tự chỉ đường dẫn, chỉ vào thư mục Android Driver vừa bun nén ở trên.
  3. Vào thư mục Android SDK mà bạn đã bung nén. Thường là “android-sdk-xxxx”. Sau đó mở thư mục tools.
  4. Double click vào “ddms” (có nghĩa là Dalvik Debug Monitor Service)
  5. Trong DDMS, tên điện thoại kết nối sẽ hiện ra. Bấm vào nó, click menu Device và chọn Screen capture để bạn chụp hình ảnh hiện tại trên điện thoại. Nhấn Save để lưu hình hiện tại, nhấn Refresh để cập nhật ảnh mới nhất về máy tính.

Click Screen Capture để bật hộp thoại chụp hình

Vậy là hôm sau gửi bài đã có hình… Tuy còn phức tạp nhưng cực lần đầu, những lần sau sẽ sướng. Chờ giải pháp phần mềm trên Android cho đơn giản hơn.

Hướng dẫn các cách cài phần mềm vào điện thoại Android

Vừa ra đời phần mềm dành cho Android đã khá nhiều và có rất nhiều phần mềm hay. Hơn nữa với sự xuất hiện của các Bộ máy thực thi Java, hàng triệu phần mềm Java dành cho di động cũng đã sẳn sàng để bạn cho vào chiếc điện thoại Android thân yêu của bạn. Để cài phần mềm vào Android thông thường có những cách sau đây:

Cài qua Android Market.

  1. Cài đặt thông qua AppsInstaller (cài các file .apk đã download về máy).
  2. Cài các ứng dụng Java di động (J2ME).
  3. Cài qua trình duyệt.

Cách 1: Android Market
Cách này là đơn giản nhất, chỉ cần kết nối điện thoại vào mạng (GPRS, WiFi), chạy ứng dụng Market và chọt vào ứng dụng cần cài, chọt vào Install để cài. Quá xá dễ.

Cách 2: Cài đặt thông qua AppsInstaller

  • Trên điện thoại Android vào Market tìm và cài ứng dụng AppsInstaller.
  • Với các file .apk đã download về (thí dụ Opera Mini), chép sẳn file .apk vào thẻ nhớ.
  • Trên điện thoại chạy ứng dụng AppsInstaller, chương trình này sẽ tự tìm các file .apk và để nghị bạn cài vào. Chỉ cần bấm Install là xong. Lại quá đơn giản.

Giao diện của AppsInstaller

Cách 3: Cài các ứng dụng Java di động

  • Trên điện thoại Android vào Market tìm và cài ứng dụng J2Me MIDP Runner.
  • Chạy ứng dụng J2Me MIDP Runner lên.
  • Trong ô Add jad url ta nhập vào địa chỉ chương trình java di động cần cài vào. Thí dụ (http://thidu.com/app.jad), bấm nút Add jad url, chờ tí, chọt Install nữa là xong.

Cách 4: Cài đặt qua trình duyệt.
Đây là cách cài phần mềm phần mềm đơn giản nhất. Cài đặt phần mềm từ cái file .apk download trực tiếp ngay trên Internet.

  • Chỉ làm một lần duy nhất: Vào Settings, Applications, check vào Unknown Sources để cho phép cài cái phần mềm không phải từ Market.
  • Vào các trang web cho phép download trực tiếp phần mềm dạng .apk, chọt vào để tải về và trình duyệt sẽ tự động đề nghị cài đặt.

Thao tác cách cài đặt phần mềm cho G1 (từ trình duyệt web của Android)

Giá sản xuất Google G1 chỉ 144 USD

Điện thoại Google G1 mất khoảng 144 USD để sản xuất phần cứng, trong khi iPhone là 160 USD. Giá sản xuất của G1 rẻ hơn iPhone 10% nhưng giá bán lại đắt hơn.

Để sản xuất G1 mất 144 USD. Ảnh: Stuff.

Để sản xuất G1 mất 144 USD. Ảnh: Stuff.

Bảng đánh giá chỉ dựa trên linh kiện và các chất liệu sản xuất G1, không tinh chi phí nghiên cứu, phần mềm và các phụ kiện đi kèm. Theo đó, thiết bị có giá cao nhất trong G1 là các bộ bắt sóng điện thoại, với 29 USD chiếm 10% tổng chi phí.

Trong khi đó, màn hình 3,2 inch, độ phân giải HVGA 320 x 480 pixel có giá là 20 USD (14% chi phí). Camera 3 Megapixel của máy chiếm tới 8,5% giá thành.

Tại thị trường Mỹ, G1 có giá 179 USD và hai năm hợp đồng còn iPhone là 199 USD và 2 năm sử dụng mạng. Máy có camera 3 Megapixel hơn iPhone nhưng bộ nhớ chỉ có 1 GB, trong khi “dế” của Apple có dung lượng 8 hoặc 16 GB.

Asus sẽ sản xuất ‘dế’ Android

Theo một nguồn tin từ Asus, hãng máy tính Đài Loan đang có kế hoạch tung ra thị trường mẫu điện thoại chạy hệ điều hành Android vào năm 2009.

Theo kế hoạch, chiếc di động Android của Asus sẽ xuất hiện trong nửa đầu năm 2009 và sẽ được bán ra thị trường Đài Loan trước tiên, sau đó mới đến các nước khác.

Mặc dù là hãng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực IT, với các sản phẩm quen thuộc như bo mạch chủ hay các linh kiện máy tính khác, nhưng Asus cũng chen chân vào lĩnh vực viễn thông. Trước đây, hãng này đã từng ra mắt một số mẫu smartphone chạy hệ điều hành Windows Mobile như M930, P750 hay mới đây nhất là  P552w với giao diện cảm ứng UI Glide được phát triển bởi chính Asus.

Ngoài hãng máy tính Đài Loan, Motorola và LG cách đây chưa lâu cũng đã tuyên bố đang phát triển những mẫu điện thoại mới sử dụng hệ điều hành và bộ phần mềm mã nguồn mở Android của Google. Trên thị trường hiện nay mới có duy nhất một model chạy hệ điều hành Android là T-Mobile G1, được sản xuất bởi HTC.