Thời của PDA phone GPS?

Trong cuộc sống xã hội hiện đại, con người ngày càng nhỏ bé và lệ thuộc vào khối lượng thông tin khổng lồ bao quanh mình. Con người luôn luôn mang trong mình câu hỏi lớn nhất ta đang ở đâu trên thế giới này?  thử nghĩ rằng cách đây hơn một thế kỷ trong một ngày bạn chỉ có thể di chuyển tối đa vài chục km thì đến bây giờ, trong vòng vài tiếng, bạn đã ở xa nơi xuất phát vài nghìn cây số, đến một vùng đất mới đông đúc không kém nơi mình sống. Không có gì tuyệt vời hơn là có một thiết bị cho phép ta biết được chính xác nơi mình đang đứng. Đó là những máy thu tín hiệu vệ tinh định vị tọa độ, ngày nay những máy thu này được sử dụng ở khắp mọi nơi, trong công nghiệp, trong tìm kiếm cứu nạn, trong du lịch, trên những chiếc xe hơi bạn đang đi và nó cũng có thể ngay ở trên tay, trong túi áo của bạn.

Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu (Global Navigation Satellite Systems – GNSS) bao gồm 3 hệ thống: GPS (Global Positioning System) là hệ thống 24 vệ tinh định vị vị trí của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Ban đầu nó chỉ dùng cho mục đích quân sự, đến năm 1993 nó được chính phủ Hoa kỳ cho phép mở rộng sử dụng trong dân sự. GLONASS (Global Orbiting Navigation Satellite System) cũng có 24 vệ tinh do Nga chế tạo, cuối cùng là hệ thống GALILEO do EU phát triển bao gồm 27 vệ tinh chính và 3 vệ tinh dự phòng bắt đầu phóng từ cuối năm 2005 và sẽ được đưa vào sử dụng khoảng năm 2008. Trong thực tế, hệ thống của Nga hoạt động kém hiệu quả, chỉ có 7 trên 24 vệ tinh vẫn còn hoạt động, không thể phủ sóng tín hiệu lên toàn thế giới, hiện tại chỉ có mỗi hệ thống GPS gần như là độc quyền trong công nghệ định vị. GPS ngày càng được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến xác định tọa độ trong các ngành kinh tế, du lịch, an ninh…..

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chip phần cứng thu tín hiệu GPS ngày càng nhỏ đi, có thể tích hợp vào bất cứ đâu. Điện thoại cầm tay không tránh khỏi xu hướng đó, từ những chiếc điện thoại có tính năng GPS đầu tiên trên thế giới do Sprint Nextel – nhà cung cấp mạng viễn thông của Mỹ – bán cho nhóm khách hàng giới hạn là các tài xế xe tải đường dài từ năm 2002, hàng triệu điện thoại cầm tay có tích hợp GPS đã được bán ra. Nhược điểm của các sản phẩm GPS phone cách đây vài năm là phụ thuộc rất lớn vào nhà cung cấp dịch vụ mạng và phần mềm ứng dụng đóng, chỉ phát triển và sử dụng được trên những khu vực giới hạn. Bạn không thể mang các điện thoại GPS đó từ Mỹ sang Châu Âu để sử dụng. Khắc phục những yếu điểm đó chỉ có các thiết bị GPS phone sản xuất từ năm 2004, sử dụng nền tảng là các hệ điều hành như Symbian – với đại diện là Motorola A1000 – và năm 2005 với sản phẩm HP 6500 series sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows Mobile. Với khả năng hỗ trợ các phần mềm định vị và dẫn đường cao hơn, dòng điện thoại này ngày càng được người tiêu dùng chú ý đến do những tính năng tiện dụng của nó mang lại.

Trong giới hạn bài viết này, ta chỉ điểm qua làn sóng các điện thoại chạy trên nền hệ điều hành Windows Mobile tích hợp bộ thu tín hiệu GPS. Các sản phẩm này đều mới được giới thiệu đồng loạt dưới một năm trở lại đây, đặc biệt chủ  yếu trong năm 2006 này với 5/6 series được các nhà sản xuất nổi tiếng đưa ra:

Trước tiên phải kể đến một trong những điện thoại PocketPC tích hợp GPS đầu tiên là HP 6500 series với 2 phiên bản, HP 6510 không có camera, HP 6515 có camera. Được giới thiệu và bán vào cuối quý II năm 2005, với màn hình QVGA hình vuông 240 x 240, chip Intel Xscale PXA272 – 312Mhz, bàn phím cứng QWERTY đi liền, 2 khe cắm thẻ nhớ hỗ trợ. Thoạt nhìn qua nó khá giống với điện thoại Treo 600/650 nổi tiếng của Palm One. Với thế mạnh là nhà sản xuất thiết bị cầm tay chạy hệ điều hành Windows Mobile lớn nhất trên thế giới, HP đã thành công khi đưa ra sản phẩm PDA phone  GPS này.

 Phần cứng GPS của HP 6500 series có tích hợp công nghệ Assisted-GPS (A-GPS), một công nghệ mới liên quan đến GPS dùng chủ yếu trên điện thoại đi động  nhằm tăng tốc tốc độ xác định vị trí và tăng cường khả năng thu tín hiệu ở môi trường trong nhà từ các vệ tinh GPS qua các máy chủ thông tin GPS. Đối với các bộ thu tín hiệu GPS tiêu chuẩn, tín hiệu được truyền từ vệ tinh trực tiếp xuống máy thu, thời gian để chip xử lý nhận tín hiệu và tín toán phụ thuộc vào vị trí, mức độ che khuất của bầu trời bởi vật cản….. cho nên thông thường các máy thu phải mất một vài phút để xử lý tín hiệu. Với A-GPS, các chip nhận tín hiệu do đã có một phần thông tin có sẵn về vị trí đường bay vệ tinh trong một khoảng thời gian nhất định, tín hiệu thu được xử lý rất nhanh, chỉ cần khoảng vài chục giây nó đã có thể trả kết quả vị trí tọa độ làm dữ liệu đầu vào cho chương trình dẫn đường. Để sử dụng được tính năng A-GPS, HP 6500 phải kết nối vào internet nhận gói thông tin dữ liệu GPS, gói thông tin này có thể sử dụng tối đa 52 tiếng tính từ thời điểm download. Sản phẩm HP6500 được phân phối chính hãng tại Việt nam có tặng kèm phần mềm dẫn đường dùng thử MapKing Asia nhưng rất tiếc dữ liệu Việt nam chỉ có Thành Phố Hồ Chí Minh nhưng cũng không đầy đủ. Với rất nhiều phần mềm hỗ trợ và dữ liệu bản đồ đa dạng, có gần như tất cả các thành phố lớn trên thế giới, chạy trên nền hệ điều hành Windows Mobile. HP 6500 là kẻ tiên phong cho xu hướng điện thoại thông minh tích hợp hệ thống định vị dẫn đường trong một năm trở lại đây.

Là sản phẩm đầu tiên, nó cũng không tránh khỏi những nhược điểm. Sản phẩm này là một trong những số ít sử dụng hệ điều hành WM 2003SE cuối cùng trước khi có phiên bản Windows Mobile 5 mới nhất của Microsoft. Màn hình QVGA với màn hình vuông 240 x 240 pixels bắt buộc các nhà phát triển phần mềm phải thiết kế lại giao diện phù hợp. Máy không có Wifi. Chip thu GPS nếu thiếu gói thông tin hỗ trợ A-GPS sẽ rất kém trong khi nhận tín hiệu định vị. Đây cũng là nhược điểm chung của tính năng A-GPS trong các thiết bị cầm tay.

Để bù đắp những nhược điểm đó, quý I năm 2006, HP đã giới thiệu phiên bản nâng cấp là HP 6900 series có hình thức rất giống 6500 series nhưng với CPU Intel 416Mhz, WIFI chuẩn B đã tích hợp đồng nghĩa với việc giảm đi khe cắm thẻ nhớ SD, chỉ sử dụng thẻ mini SD, chạy hệ điều hành Windows Mobile 5. Sản phầm đến tháng 7 năm 2006 mới được bán chính thức trên toàn thế giới hứa hẹn những cam kết tốt nhất về dịch vụ và chất lượng sản phẩm từ HP.

Sản phẩm kế tiếp trong bộ sưu tập GPS phone là Eten G500 của tập đoàn Trung Quốc Eten Corp. Được thành lập vào năm 1985, sản xuất chủ yếu các sản phẩm OEM và ODM trong ngành công nghệ thông tin. Bắt đầu sản xuất các sản phẩm cầm tay dựa trên nền Windows Mobile từ năm 2002 với sản phẩm P600 / P610 Pocket PC, Eten G500 là họ sản phẩm PDA phone mới nhất của Eten có tích hợp GPS. Với thiết kế kiểu dáng khá to và nặng so với người châu á. Eten được thừa hưởng những ưu điểm cấu hình phần cứng của đàn anh nó là M600 như đã giới thiệu trong số trước. Chip Samsung S3C2440 400 Mhz với tốc độ benchmark tương đương với Intel 520Mhz, bộ nhớ trong dành cho người sử dụng cực lớn 70MB, màn hình sáng rõ nét, Eten G500 ngoài tính năng GPS còn là một thiết bị tính toán di động đáp ứng mọi yêu cầu của người dùng.

Sử dụng chip phần cứng mới nhất thế hệ thứ 3 của hãng SiRF – SiRF Star III, Eten G500 khá nhạy khi bắt tín hiệu GPS, thông số tín hiệu trả về dưới một phút, rất tốt đối với các máy thu GPS tích hợp. Tuy nhiên, khâu thiết lập cấu hình và các cổng kết nối với phần cứng GPS khá khó khăn, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật không rõ ràng, phần mềm GPS phải mua riêng là một trong những nhược điểm của  nó. Không có wifi, sử dụng thẻ Mini SD cũng góp phần nào làm giảm đi sự thích thú đối với một sản phẩm mạnh như G500.

Fujitsu-Siemens Computers, liên doanh của 2 công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực máy tính cũng không kém cạnh khi đưa ra sản phẩm đầu tay PDA phone tích hợp GPS Pocket LOOX T800 series cũng với 2 phiên bản: T810 không camera và T830 có camera 2MP. Cấu hình khá đầy đủ: Intel 416Mhz, ROM 128MB, RAM 64MB, hoạt động trên 4 băng tần GSM, hỗ trợ 3G UMTS, wifi B/G, bàn phím QWERTY, có thể coi T800 là PDA phone 3G đầu tiên tích hợp GPS. Sản phẩm chưa bán chính thức trên thị trường nên không thể đánh giá gì nhiều về nó. Nhưng nhìn qua thông số cấu hình, ta có thể thấy nó là sản phẩm có kích thước màn hình thuộc vào loại nhỏ nhất trong các dòng PDA phone 2.4 inch, gây khó khăn khi đọc văn bản trên khung hình nhỏ như vậy. Chúng tôi sẽ trở lại sản phẩm này trong thời gian sớm nhất có thể nhằm cung cấp cho độc giả cái nhìn chính xác hơn về sản phẩm này.

Sản phẩm giới thiệu cuối cùng là Mio A701, phiên bản tiếng anh PDA phone GPS đầu tiên của hãng sản xuất PDA tích hợp GPS nổi tiếng Đài loan Mio Technology (một phiên bản khác dành cho thị trường Trung Quốc là Mio A700 có hình thức khác biệt nhưng cấu hình phần cứng là một). Là nhà sản xuất đầy kinh nghiệm trong các thiết bị cầm tay và thiết bị nhúng GPS chạy hệ điều hành Windows Mobile, Mio đã bước vào cuộc đua trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị điện thoại PDA tích hợp GPS bằng sản phẩm A701. Mang trên mình phần cứng Intel tốc độ mạnh nhất đối với một PDA phone, nhưng trong các sản phẩm so sánh A701 là sản phẩm nhỏ nhẹ nhất. Phần quan trọng của nó là chipset xử lý tín hiệu GPS SiRF Star III mới nhất giống như G500, Loox T800s nhưng đã được Mio hỗ trợ bằng công nghệ A-GPS. Với những ưu điểm kết hợp như vậy, Mio A701 là sản phẩm điện thoại PDA tích hợp máy thu GPS nhạy nhất đến thời điểm này trên thế giới. Qua thử nghiệm cho thấy thời gian khởi động GPS đến khi có kết quả định vị tọa độ trên phần mềm chỉ khoảng 10 đến 12 giây, nhanh nhất trong các sản phẩm thương mại GPS PDA phone. Đi kèm theo nó là phần mềm MioMap v2 với dữ liệu một số thành phố lớn trên thế giới. Ngoài ra, nó cũng tương thích rất tốt với phần mềm dẫn đường nổi tiếng Tomtom. Có lẽ, điểm yếu duy nhất của nó là thương hiệu Mio trong tính năng điện thoại còn khá xa lạ với người sử dụng PDA.

Trên thế giới, ứng dụng về GPS đã len lỏi vào cuộc sống mọi người một cách gần gũi nhất. Nhưng ở Việt nam, các ứng dụng dân dụng trên nền PDA ít được phát triển một cách chuyên nghiệp, dữ liệu bản đồ định hướng có nhúng tính năng dẫn đường chỉ phát triển cho các yêu cầu đặc biệt, điều này làm giảm đi rất nhiều các tính năng mạnh của các sản phẩm trên. Chúng tôi đã sử dụng tính năng GPS trên HP 6515, Eten G500, Mio A701 với phần mềm OziExplorerCE và dữ liệu Hà nội lấy từ bản đồ du lịch để xác định tọa độ. Kết quả khá chính xác, tuy nhiên tính năng quan trọng nhất là dẫn đường (navigation) không thể có. Muốn làm điều đó đòi hỏi phải có công sức một tập thể phát triển ứng dụng cũng nhưng kế hoạch kinh doanh nó trên thị trường. Đây cũng là điều gửi gắm đến với các nhà phát triển phần mềm ứng dụng GPS của Việt nam của bài viết này.

Một số thuật ngữ điện thoại di động

1. CDMA – Chuẩn ngoài Châu Âu
Lý thuyết CDMA (Code Division Multiple Access) được xây dựng từ những năm 1950 và áp dụng trong thông tin quân sự vào nhập niên 60. Cùng với sự phát triển của công nghệ bán dẫn và lý thuyết thông tin trong những năm 1980. CDMA đã được thương mại hóa từ phương pháp thu GPS và Ommi-T***S, phương pháp này cũng đã được đề xuất trong hệ thống mạng tế bào của Qualcomm vào năm 1990. Hiện tại thì các mạng CDMA đang dùng hai băng tần: 800MHz (Qui định trong chuẩn TIA-EIA-IS-95A) và 1,9GHz (ANSI J-STD-008)


I. Lich sử phát triển:
– 11-1989: Thử nghiệm lần đầu tại San Diego.
– 1993: Hoàn tất chuẩn IS-95A.
– 9-1995: Công bố mạng IS-95A thương mại đầu tiên thế giới của Hutchison Telecom, Hồng Kông.
– 12-1995: Nhóm phát triển CDMA (CDG – CDMA Development Group) phát triển bộ giải mã thoại 13kbps nhằm tăng chất lượng thoại.
– 6-1997: Chuẩn IS-95B hoàn tất tốc độ dữ liệu đạt 64kbps. CDG đặt tên thương mại là cdmaOne cho IS-95A.
– 10-1997: BellMobility and Clearnet Communications công bố mạng PCS cdmaOne đầu tiên của Canada.
– 12-1997: thế giới có 7,8 triệu thuê bao CDMA.
– 3-1998: LG Telecom (Hàn Quốc) công bố dịch vụ dữ liệu đầu tiên.
– 4-1998: TIA đưa ra cdmaOne băng rộng (còn gọi là CDMA2000) dành cho giải pháp ITU 3G. Lập tiền đề định nghĩa CDMA2000 giai đoạn 1 (CDMA2000 1X).
– 1998: Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế (ITU – International Telecommunication Union) chấp nhận đưa CDMA2000 tham gia vào IMT-2000.
– 12-1998: Thế giới có 24 triệu thuê bao CDMA.
– 4-1999: Nhiều nhà khai thác tại khu vực Bắc Mỹ, Hàn Quốc, Nhật bắt đầu công bố dịch vụ thông tin và Internet trên mạng cdmaOne.
– 5-1999: Đạt được thỏa thuận hòa hợp CDMA với IMT-2000.
– 7-1999: Chuẩn CDMA2000 giai đoạn một hoàn tất và được chính thức phát hành.
– 12-1999: Thế giới có 50,1 triệu thuê bao CDMA.
– 3-2000: Cuộc thoại đầu đầu tiên trên mạng CDMA2000 1X được thực hiện thành công.
– 4-2000: Bell Mobility, Nortel Networks, Qualcom, Samsung and Sprint PCS thực hiện thành công các cuộc gọi không dây dùng công nghệ CDMA2000 1X(3G). TIA công bố chuẩn SIM CDMA.
– 6-2000: Lần đầu tiên, Telstra và Nortel truyền nhận dữ liệu trên C(3G) thành công. CDG giới thiệu CDMA2000 1xEV ra thị trường.
– 10-2000: SIM card dùng chung cho GSM CDMA được giới thiệu. SK Telecom LG Telecom(Hàn Quốc) công bố dịch vụ thương mại 3G dùng công nghệ DMA2000 đầu tiên của thế giới.
– 12-2000: Thế giới có 80,4 triệu thuê bao CDMA.
– 3-2001: Thử nghiệm thành công CDMA2000 1xEV-DV trong phòng thí nghiệm. KDDI loan báo hoàn tất mạng CDMA2000 1xEV-DO.
– 4-2001: KT Freetel (Hàn Quốc) công bố CDMA2000 1X.
– 6-2001: CDMA2000 1xEV-DO trở thành một phần của chuẩn IMT-2000 3G.
– 8-2001: Thế giới có 1 triệu thuê bao CDMA2000 1X.
– 5-2002: Thế giới có 10 triệu thuê bao CDMA2000 1X.
– GSM và CDMA cùng phát triển và tách ra từ công nghệ tương tự AMPS cũ, điểm khác biệt quan trọng của CDMA so với GSM có thể kể ra như sau:
• CDMA dùng một mã ngẫu nhiên để phân biệt kênh thoại và dùng chung băng tầng cho toàn mạng, có giải thuật mã hóa riêng cho từng cuộc. Chỉ thiết bị được gọi mới biết được giá trị mã ngẫu nhiên và giải thuật giải mã qua các kênh báo hiệu. Chính vì thế tính bảo mật của của cuộc thoại và mức độ hiệu quả khai thác băng tần cao hơn.
• Hệ thống CDMA có khả năng chuyển mạch mềm. Khi thiết bị di động di chuyển vào giữa hai ô, thiết bị đồng thời nhận được tín hiệu từ hai trạm gần nhất, tổng đài sẽ điều khiển cho hai trạm bắt tay nhau cho đến khi việc chuyển đổi trạm phát thành công. Có phần tương tự cơ chế chuyển mạch cứng trong GSM nhưng khả năng bắt tay của CDMA tốt hơn.
• So với hệ thống tương tự AMPS, chất lượng thoại được nâng lên và dung lượng của CDMA có thể tăng lên 6-10 lần.
• CDMA có cơ chế giúp tiết kiệm năng lượng, giúp tăng thời gian thoại của pin thiết bị.
• Khả năng mở rộng dung lượng của CDMA dễ dàng và chi phí thấp hơn so với GSM. GSM sẽ gặp bài toán khó về phân bố lại tầng số cho các ô.
Tuy nhiên, CDMA hiên tại vẫn còn gặp nhiều khó khăn:
• Vùng phủ sóng của CDMA trên thế giới còn hẹp nên khả năng chuyển vùng quốc tế giữa các hệ thống CDMA còn hạn chế. Tính đến quí 1-2002, thuê bao CDMA trên toàn quốc đạt 120,2 triệu; trong đó Bắc Mỹ (52,9 triệu), vùng Caribê và Mỹ Latinh (22 triệu), Châu Âu + Nga + Châu Phi (1,8 triệu), Châu Á – Thái Bình Dương (43,5 triệu).
• Số lượng nhà sản xuất thiết bị điện thoại di động hệ CDMA ít, chủ yếu tập trung tại Mỹ, Hàn Quốc, Nhật nên chuẩn loại kém phong phú hơn so với chuẩn GSM.
• Thiết bị CDMA thường không dùng Sim (Subscriber Identity Module) nên việc thay đổi thiết bị trong qúa trình sử dụng sẽ phức tạp hơn vì bắt buộc phải làm thủ tục với nhà khai thác mạng. Nhưng hiện tại, CDG đã đưa ra giải pháp ứng dụng Sim card vào thiết bị CDMA và có thể dùng chung cho GSM, CDMA.
2. GPRS
GPRS là công nghệ truyền thông không dây dạng gói tin có tốc độ truyền dữ liệu cao, kết nối Internet liên tục, được sử dụng cho mạng điện thoại và máy tính. Công nghệ GPRS có khả năng tăng tốc độ truyền dữ liệu lên 10 lần, từ 9,6kbps đối với mạng di động hiện nay đến 115kbps.
Lưu giữ liệu trao đổi đang gia tăng nhanh nhóng do nhu cầu về dịch vụ và truy cập Internet cũng như sự bùng nổ của truyền thông di động đã tạo điều kiện cho thị trường GPRS cất cánh. Với khả năng kiểm soát lượng thông tin gửi/nhận, khách hàng chỉ phải trả tiền cho những gì họ dùng.
Nhờ tốc độ truyền dữ liệu cao hơn, người dùng có thể tham dự hội thảo qua video, tương tác với các website multimedia và ứng dụng có hình ảnh, âm thanh bằng những thiết bị cầm tay di động và máy tính xách tay, GPRS System for Mobile Communication (GSM), đang được vinaphone và mobifone sử dụng hiện nay và sẽ bổ sung cho các dịch vụ hiện có như kết nối điện thoại di động bằng chuyển mạnh điện tử Short Message Service (SMS).
Về lý thuyết, GPRS là dịch vụ truyền tin không dây dạng gói, cho phép giảm chi phí đối với người dùng cuối so với dịch vụ chuyển mạch điện tử vì nó hoạt động trên cơ sở truyền thông được chia sẽ cho nhiều người dùng thay vì dành riêng cho 1 người tại mỗi thời điểm.
Các mạng truyền thông di động hiện nay trên thế giới (kể cả Việt Nam) đang sử dụng công nghệ thế hệ 2, gồm GSM, CDME, TDMA… Mục tiêu nhắm tới là 3G – truyền thông không dây thế hệ 3. Như vậy GPRS chỉ là một trong những bước chuyển tiếp từ thế hệ 2 sang thế hệ 3 và có thể được coi là thế hệ 2,5.
3. GSM – Chuẩn của lục địa cũ
I. Lịch sử hình thành:
1982-1985: Conférence Européennedes Postes et Télécommunications (CEPT-Hiệp Hội Bưu Chính Viễn Thông Châu Âu) bắt đầu đưa ra chuẩn viễn thông tin kỷ thỵât số Châu Âu tại băng tần 900MHz, tên là GSM (Global System for Mobile communication).
1986: CEPT lập nhiều vùng thử nghiệm tại Paris để lựa chọn công nghệ truyền phát. Cuối cùng kỹ thuật Đa Thu Nhập Phân Chia Theo Thời Gian (TDMA-Time Division Multiple Access) và Đa Thu Nhập Phân Chia Theo Tần Số (FDMA-Frequency Division Multiple Access) đã được lựa chọn lựa.
1986: Hai kỷ thuật trên đã được kết hợp để tạo nên công nghệ phát cho GSM. Các nhà khai thác của 12 nước Châu Âu đã cùng ký bản ghi nhớ Memorandum of Understanding (MoU) quyết tâm giới thiệu GSM vào năn 1991.
1988: CEPT bắt đầu xây dựng đặc tả GSM cho giai đoạn hiện thực. Thêm 5 nước gia nhập MoU.
1989: Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI-European Telecom-munication Standards Institude) nhận trách nhiệm phát triển đặc tả GSM.
1990: Đặc tả giai đoạn 1 đã được đưa cho các nhà sản xuất phá triển thiết bị mạng.
1991: Chuẩn GSM 1800 đã được công bố. Thống nhất cho phép các nước ngoài CEPT đựơc quyền tham gia bản MoU.
1992: Đặc tả giai đoạn 1 hoàn tất. Mạng GSM giai đoạn 1 thương mại đầu tiên được công bố. Thỏa thuận chuyển vùng (roaming) quốc tế đầu tiên giữa Telecom Finland và Vodafone (Anh) được ký kết.
1993: Úc là nước đầu tiên ngoài CEPT ký MoU. MoU đã được 70 nước tham gia. Mạng GSM được công bố tại Áo, Ai-xơ-len, Hồng Kông, Na Uy và Úc. Thuê bao GMS lên đến hàng triệu. Hệ thống DCS 1800 thương mại đầu tiên được công bố tại Anh.
1994: MoU có hơn 100 tổ chức tham gia, tại 60 nước. Nhiều mạng GMS ra đời. Tổng số thuê bao lên 3 triệu.
1995: Đặc tả cho Dịch Vụ Liên Lạc Cá Nhân (PCS-Personal communications Service) được phát triển tại Mỹ, đây là một phiên bản GSM hoạt động trên tần số 1900MHz. GSM tiếp tục phát triển nhanh.
1995: Thuê bao GSM tăng 10.000 mỗi ngày.
4/1995: MoU có 188 thành viên trên 69 quốc gia. Hệ thống GSM 1900 có hiệu lực, tuân theo chuẩn PCS 1900.
1998: MoU có 253 thành viên trên 100 nước và có trên 70 triệu thuê bao trên toàn cầu, chiếm 31% thị trường di động thế giới.
6/2002: Hiệp hội GSM có 600 thành viên, đạt 709 triệu thuê bao (chiếm 71% thị trường di động số) trên 173 quốc gia.
*Ghi chú: Trong đó mạng Vinaphone có 856.400 thuê bao (gồm cả trả trước và trả sau)
II. Đặc tả GSM
GSM được thiết kế độc lập với hệ thống nên hoàn toàn không phụ thuộc vào phần cứng, mà chỉ tập trung vào chức năng và ngôn ngữ giao tiếp của hệ thống. Điều này tạo điều kiện cho người thiết kế phần cứng sáng tạo thêm tính năng và cho
Phép công ty vận hành mạng mua thiết bị từ nhiều hãng khác nhau.
Bản đặc tả gồm có 12 mục, mỗi mục do một nhóm chuyên gia và công ty riêng biệt phụ trách viết. ESTI giữ vai trò điều phối chung. GSM 1800 được xem là một phần phụ lục, nó chỉ đề cập đến sự khác nhau giữa GSM 900 và GSM 1800. GSM 1900 được viết dựa trên GSM 1800 nhưng có thay đổi cho phù hợp với chuẩn ANSI (American National Standards Institude) của Mỹ.
III. Kiến trúc mạng GSM
1. Thành phần:
Mạng GSM được chia thành 2 hệ thống: hệ thống chuyển mạch (switching system) và hệ thống trạm phát (base station system). Mỗi hệ thống được xây dựng trên nhiều thiết bị chuyên dụng khác nhau. Ngoài ra, giống như các mạng liên lạc khác, GSM cũng được vận hành, bảo trì và quản lý bởi các trung tâm máy tính.
Hệ thống chuyển mạch chuyên xử lý cuộc gọi và các công việc liên quan đến thuê bao. BSS xử lý công việc liên quan đến truyền phát sóng radio. OMC thực hiện nhiệm vụ vận hành và bảo trì mạng, như theo dõi lưu lượng cảnh báo khi cần thiết. OMC có quyền truy xuất đến cả SS và BSS.
2. Kiến thức dạng địa lý:
Với mọi mạng điện thoại, kiến trúc là nền tảng quan trọng để xây dựng qui trình kết nối cuộc thoại đến đúng đích. Với mạng di động thì điều này lại càng quan trọng: do người dùng luôn di chuyển nên kiến trúc phải có khả năng theo dõi được vị trí của thuê bao.
3. Ô (cell)
Là đơn vị cơ bản của hệ thống tế bào, được định nghĩa theo vùng phủ sóng của BTS. Mỗi ô được cấp một số định danh duy nhất gọi là CGI (Cell Global Identity). Để phủ sóng toàn quốc, người ta cần đến một số lượng rất lớn BTS. Để phủ sóng toàn bộ 61 tỉnh thành Mobifone bố trí 358 BTS, Việc bố trí dựa trên một mức độ khai thác của từng khu vực, chỉ riêng khu vực 2 (từ Lâm Đồng trở vào) đã đặt đến gần 300 BTS (chiếm gần một nữa tổng số BTS của mạng); trong tương lai, GPC (công ty quản lý mạng Vinaphone) và VMS (MobiFone) vẫn sẽ tiếp tục lắp đặt thêm BTS để mở rộng và nâng cấp chất lượng vùng phủ sóng.
4. Vùng định vị (LA-Location Area):
Nhiều ô được ghép nhóm và gọi là một LA. Trong mạng, vị trí của thuê bao do LA khu vực của thuê bao nắm giữ. Số định danh cho LA được lưu thành thông số LAI (Location Area Identity) ứng với từng thiết bị di động (điện thoại di động) trong VLR. Khi thiết bị di chuyển sang ô của LA khác thì bắt buộc phải đăng ký lại vị trí với mạng, nếu dịch chuyển giữa các ô trong cùng một LA thì không phải thực hiện qui trình trên. Khi có cuộc gọi đến thiết bị, thông điệp được phát ra (broadcast) toàn bộ các ô của LA đang quản lý thiết bị.
5. Vùng phục vụ của MSC:
Nhiều vùng LA được quản lý bởi một MSC. Để có thể kết nối cuộc thoại đến thiết bị di động, thông tin vùng dịch vụ MSC cũng được theo dõi và lưu lại HLR.
6. Vùng phục vụ của nhà khai thác:
Vùng phục vụ của nhà khai thác bao gồm tòn bộ các ô mà công ty có thể phục vụ; nói cách khác, đây chính là toàn bộ của vùng phủ sóng của nhà khai thác mà thuê bao có thể truy nhập vào hệ thống. Mỗi nhà khai thác sẽ có thông số vùng phục vụ riêng. Việt Nam hiện có hai vùng phục vụ MobiFone và Vinaphone, hy vọng sắp tới sẽ sớm có thêm vùng phục vụ của Saigon Postel liên doanh với SLD (Singapore), Vietel, Viễn Thông Sài Gòn.
*Vùng dịch vụ GSM: Vùng dịch vụ GSM là toàn bộ vùng địa lý mà thuê bao có thể truy nhập vào mạng GSM, và sẽ càng mở rộng khi có thêm nhiều nhà khai thác ký thỏa ước hợp tác với nhau. Hiện tại thì vùng dịch vụ GSM đã phủ hàng chục quốc gia, kéo dài từ Ai-xơ-len đến Châu Úc và Nam Phi. Chuyển vùng là khả năng cho phép thuê bao truy nhập mạng của mình từ mạng khác.
Mô hình mạng di động tế bào có thể được trình bày giữa hai góc độ
7. Băng tần:
Hiện tại mạng GSM đang hoạt động trên 3 băng tần: 900, 1800, 1900MHz. Chuẩn GSM ban đầu sử dụng băng tần 900MHz, gọi là phiên bản P-GSM (Primary GSM). Để tăng dung lượng, băng tần dần mở sang 1800 và 1900MHz, gọi là phiên bản mở rộng (E-GSM).
Chính vì thế, thị trường đã xuất hiện nhiều loại điện thoại hỗ trợ nhiều băng tần nhằm tạo thuận lợi cho người dùng thường xuyêng đi nước ngoài và tận dụng được hết ưu thế chuyển vùng quốc tế của mạng GSM hiện nay.
IV. Các thủ tục cơ bản:
Thiết bị sẽ tự động thực hiện quy trình cần thiết mà không cần đến sự quan tâm hay điều khiển của người dùng.
1.Đăng nhập thiết bị vào mạng:
Khi thiết bị (điện thoại di động) ở trạng thái tắt, nó được tách ra khỏi mạng. Khi bật lên, thiết bị dò tần số GSM để tìm kênh điều khiển. Sau đó, thiết bị đo cường độ của tín hiệu từ các kênh và ghi lại. Cuối cùng thì chuyển sang kết nối với kênh có tín hiệu mạnh nhất.
2. Chuyển vùng:
Vì GSM là một chuẩn chung nên thuê bao có thể dùng điện thoại hệ GSM tại hầu hết các mạng GSM trên thế giới. Trong khi di chuyển, thiết bị liên tục dò kênh để luôn duy trì tín hiệu với trạm là mạnh nhất. Khi tìm thấy trạm có tín hiệu mạnh hơn, thiết bị sẽ tự động chuyển sang mạng mới; nếu trạm mới nằm trong LA khác, thiết bị sẽ báo cho mạng biết vị trí mới của mình.
Riêng với chế độ chuyển vùng quốc tế hoặc chuyển vùng giữa mạng của hai nhà khai thác dịch vụ khác nhau thì qúa trình cập nhật vị trí đòi hỏi phải có sự chấp thuận và hỗ trợ từ cấp nhà khai thác dịch vụ.
*Thực hiện cuộc gọi từ thiết bị di động vào điện thoại cố định:
1. Thiết bị kiểu yêu cầu một kênh báo hiệu.
2. BSC/TRC sẽ chỉ định kênh báo hiệu.
3. Thiết bị gửi yêu cầu thiết lập cuộc gọi cho MSC/VLR. Thao tác đăng ký trạng thái tích cực cho thiết bị vào VLR, xác thực, mã hóa, nhận dạng thiết bị, gửi số được gọi cho mạng, kiểm tra xem thuê bao có đăng ký dịch vụ cấm gọi ra đều được thực hiện trong bước này.
– Nếu hợp lệ, MSC/VLR báo cho BSC/TRC một kênh đang rỗi.
– MSC/VLR chuyển tiếp số được gọi cho mạng PSTN.
– Nếu máy được gọi trả lời, kết nối sẽ được thiết lập.
*Thực hiện cuộc gọi từ điện thoại cố định đến thiết bị di động:
Điểm khác biệt quan trọng so với gọi từ thiết bị di động là vị trí của thiết bị không được biết chính xác. Chính vì thế trước khi kết nối, mạng phải thực hiện công việc xác định vị trí của thiết bị di động.
1. Từ điện thọai cố định, số điện thoại di động được gửi đến mạng PSTN. Mạng sẽ phân tích, và nếu phát hiện ra từ khóa gọi ra mạng di động, mạng PSTN sẽ kết nối với trung tâm GMSC của nhà khai thác thích hợp.
2. GMSC phân tích số điện thoại di động để tìm ra vị trí đăng ký gốc trong HLR của thiết bị và cách thức nối đến MSC/VLR phục vụ.
3. HLR phân tích số điện thoại di động để tìm ra MSC/VLR đang phục vụ cho thiết bị. Nếu có đăng ký dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi đến, cuộc gọi sẽ được trả về GMSC với số điện thoại được yêu cầu chuyển đến.
4. HLR liên lạc với MSC/VLR đang phục vụ.
5. MSC/VLR gửi thông điệp trả lời qua HLR đến GMSC.
6. GMSC phân tích thông điệp rồi thiết lập cuộc gọi đến MSC/VLR
7. MSC/VLR biết địa chỉ LA của thiết bị nên gửi thông điệp đến BSC quản lý LA này.
8. BSC phát thông điệp ra toàn bộ các ô thuộc LA.
9. Khi nhận được thông điệp, thiết bị sẽ gửi yêu cầu ngược lại.
10. BSC cung cấp một khung thông điệp chứa thông tin.
11. Phân tích thông điệp của BSC gửi đên để tiến hành thủ tục bật trạng thái của thiết bị lên tích cực, xác nhận, mã hóa, nhận diện thiết bị.
12. MSC/VLR điều khiển BSC xác lập một kênh rỗi, đỗ chuông. Nếu thiết bị di động chấp nhận trả lời, kết nối được thiết lập.
Trong trường hợp thực hiện cuộc gọi từ thiết bị di động đến thiết bị di động, qúa trình cũng diễn ra tương tự nhưng điểm giao tiếp với mạng PSTN của điện thoại cố định sẽ được thay thế bằng MSC/VLR khác.
DROPBACK giữa hai nhà khai thác dịch vụ. Đây là một ưu điểm mà các nhà khai thác dịch vụ thường ứng dụng để tiết kiệm chi phí cho truyền phát và xử lý.
Ví dụ trong vùng chuyển vùng quốc tế, thuê bao đăng ký tại Việt Nam thực hiện cuộc gọi tại Singapore cho một thiết bị di động tại Singapore. Thông thường tuyến kết nối sẽ đi ngược về Việt Nam; nếu ứng dụng tính năng dropback, tuyến kết nối sẽ được tối ưu trong vùng của Singapore.
V. Gửi tin nhắn
1. Thiết bị di động kết nối vào mạng. Nếu kết nối đang có sẵn, quá trình này được bỏ qua.
2. Sau khi hoàn tất thành công qúa trình xác thực, nội dung thông điệp sẽ được chuyển đến Trung Tâm Dịch Vụ Tin Nhắn (SMS-C – Short Message Service Center).
VI. Nhận tin nhắn:
1. Người dùng gửi tin nhắn đến SMS-C.
2. SMS-C gửi tin nhắn đến SMS-GMSC.
3. SMS-GMSC truy vấn HLR về thông tin định tuyến.
4. HLR đáp ứng truy vấn.
5. SMS-GMSC chuyển thông điệp lại cho MSC/VLR chỉ định.
6. Tiến hành nhắn tin tìm kiếm và kết nối thiết bị vào mạng.
7. Nếu xác thực thành công, MSC/VLR sẽ phát tin nhắn đến thiết bị.
8. Nếu truyền nhận tin nhắn thành công, MSC/VLR sẽ gửi báo cáo về SMS-C; ngược lại, MSC/VLR sẽ thông báo cho HLR và gửi báo cáo lỗi về SMS-C.
4. Những thuật ngữ sau nghe quá quen, nhưng có thể bạn chưa biết viết tắt từ chữ gì !
• Sim (Subscriber Identity Module): thiết bị nhận diện người đăng ký thuê bao điện thoại di động.
• CDMA (Code Division Multiple Access)
• GSM (Global System for Mobile communication)
• IMEI (International Mobile Equipment Identity)
• SMS (Short Message Service)
• MMS (Multimedia Message Service)

Tìm hiểu các dòng ĐT Nokia Series 80 và 90

Hiện tại, điện thoại Nokia được chia làm 4 dòng chính: Series 40, 60, 80 và 90. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất của các dòng Nokia hệ GSM này chính là kích thước và độ phân giải màn hình.

 

Series 40 có 3 loại màn hình độ phân giải khác nhau là 95×96 pixels, 128×128 pixels, 128×160 pixels; Series 60 chủ yếu là 176×208 pixels; Series 80: 640×200 pixels; Series 90: 640×320.

Nokia series 80: dòng điện thoại doanh nhân

Đây là dòng điện thoại cao cấp nhất của Nokia với các model: 9200, 9210, 9210i, 9300, 9300i, 9500. Đối tượng được nhắm đến trong thiết kế của Series này là các doanh nhân với hàng núi công việc, lịch hẹn…

Có thể nói các điện thoại dòng S80 này gần như là “một văn phòng di động” thu nhỏ với đầy đủ các tính năng soạn thảo văn bản, bảng tính, gửi nhận e-mail, fax, điện thoại, truy cập Internet, xem phim, quay phim, chụp ảnh, nghe radio…

Trong các điện thoại trên thì 9200, 9210, 9210i là thế hệ 1 với hệ điều hành Symbian 6.0, còn lại 9300 và 9500 là thế hệ 2 với hệ điều hành Symbian 7.0.

Đặc điểm chung của Series 80 là điện thoại nắp gập dọc với 2 màn hình, màn hình nhỏ bên ngoài; màn hình chính có nằm ngang, độ phân giải 640×200 pixels, khả năng thể hiện màu sắc từ 4.096 (máy 9210) màu đến 65.536 màu (9500, 9300) và bàn phím QWERTY đầy đủ. Hầu hết các Series 80 đều có bộ nhớ trong khá lớn, dung lượng đến vài chục MB. Series 80 là dòng điện thoại được hỗ trợ nhiều nhất về mặt kết nối và chuyển tải dữ liệu để sử dụng trong các ứng dụng văn phòng. Đặc biệt là model 9500 (hình bên), đây là điện thoại hỗ trợ cả kết nối Wi-Fi ngoài các kết nối Bluetooth, EGPRS (EDGE)… nên khá tiện lợi và tiết kiệm nhiều chi phí cho người sử dụng. Các kết nối chuyển tải dữ liệu đều cho tốc độ khá cao: 236,8 kbps trong các mạng EDGE; 53,6 kbps trong các mạng GPRS và lên đến 11,2 Mbit/s trong các mạng cục bộ không dây.     

Nokia series 90: Thiết bị giải trí đa phương tiện

Tương tự Series 80, Series 90 cũng là dạng màn hình nằm ngang với độ phân giải lớn nhất trong các loại điện thoại: 640×320 pixels. Màn hình Series 90 là màn hình cảm ứng với 2 đại diện là Nokia 7700 và nokia 7710. 

Điện thoại thông minh đa phương tiện màn hình rộng Series 90 giúp bạn tổ chức cuộc sống, giải trí và cập nhật thông tin. Điện thoại đáp ứng cảm giác của bạn, cho phép bạn chọn lựa các nhu cầu đa phương tiện của bạn từ xem video cho đến ghi nhật ký di động và nghe nhạc MP3. Tóm lại, đây là chiếc điện thoại được thiết kế cho thế giới riêng của bạn.   

Bộ nhớ trong được nâng gấp lên 90MB (N 7710 ) và khe cắm thẻ nhớ mở rộng tối đa 512MB. Đặc biệt, các dòng điện thoại Series 90 có loa ngoài nghe rất hay và ấm. Với màn hình cảm ứng lớn độ phân giải cao 640×320 pixels, chỉ vài nút chức năng, còn lại là bàn phím ảo, cảm ứng trên màn hình, loa ngoài cho âm thanh ấm và trung thực thì đây chính là đặc điểm để phân biệt giữa Series 90 và các series khác. Series 90 có hầu hết các ứng dụng văn phòng đã xuất hiện ở Series 80, trừ khả năng kết nối Wi-Fi. Chính vì thế nên mọi thông tin truy cập Internet, gửi nhận e-mail… đều thông qua GPRS nên khá tốn chi phí.

So sánh về giá thì Series 80 có chi phí đắt hơn so với Series 90, còn Series 90 thì  không tạo nên một dáng vẻ chuyên nghiệp cho người dùng. Tuy nhiên, nhờ màn hình cảm ứng, Series 90 có thể được sử dụng như là 1 PDA, gây cảm tình khá đặc biệt đối với một số người dùng theo sở thích…

 

Thế giới Nokia – trong tầm tay bạn

Thế giới Nokia – trong tầm tay bạn

Trong số trước các bạn đã biết được những ưu điểm của phần mềm thiết kế Logo, Group Graphic, Startup Logo, Picture Message và Ringing tone – Logo Manager for Nokia Phones. Trong số này chúng tôi xin kết thúc giới thiệu phần mềm này với những tính năng tiện ích cho máy điện thoại di động NOKIA.

 

Flashing Message

Sử dụng chương trình kết nối với máy tính qua cổng hồng ngoại, bạn có thể gửi thẳng tin nhắn các loại (tin nhắn thường, tin nhắn có hình – Picture Message, danh thiếp – Bussines Card) thông qua mục Send text Message… trong menu Tool. Với các tin nhắn trên di động SMS bạn phải vào Inbox mới có thể đọc được, nhưng bạn muốn gửi cho bạn bè của mình một tin nhắn hiển thị ngay trên màn hình di động (cho bất kỳ máy di động nào) mà không muốn nó nằm trong Inbox của máy di động thì đó là tính năng mà chương trình này đã hỗ trợ cho bạn. Chỉ cần soạn thảo tin nhắn trong chương trình, trước khi bạn gửi hãy đánh dấu vào mục Flashing rồi gửi, tin nhắn của bạn sẽ “đập ngay vào mắt” của người nhận. Tuy nhiên, với những Flashing Message này nếu người nhận không chọn chế độ lưu giữ sau khi đã đọc thì tin nhắn này sẽ biến mất khỏi máy di động của người gửi, còn nếu lưu tin nhắn sẽ được lưu vào trong Inbox (điều này cũng rất tiện ích cho những chàng trai khi gửi tin nhắn cho những “con nai vàng ngơ ngác” vì có thể sẽ không bị lưu vết trong Inbox chỉ vì chưa biết lưu tin nhắn đó như thế nào).

PhoneBook

Bạn muốn thay bởi một chiếc điện thoại Nokia khác “sành điệu” hơn mà “trót” lưu quá nhiều số trong máy Nokia cũ rồi thì lại mất vài ngày trời tỉ mỉ nhập lại các số điện thoại vào máy mới thì “oải quá trời”. Không sao chương trình sẽ cho phép bạn backup toàn bộ phonebook vào máy tính sau đó bạn có thể “đàng hoàng” thay cho mình một chiếc Nokia khác và restore lại toàn bộ phonebook vào máy di động mới chỉ trong vài giây đồng hồ.

Trước hết, bạn hãy vào menu Tool trên thanh menubar rồi vào Phone Explorer hoặc nhấn phím F9 trên bàn phím, nhấn chuột phải vào nút My Phone như hộp thoại bên sau đó chọn Save Backup to file… khi đó chương trình cho phép bạn backup theo 2 kiểu định dạng (*.CSV – có thể mở bằng Excel và *.LMB – chỉ mở bằng LOGO MANAGER) nhưng bạn nên backup theo chuẩn của chương trình là *.LMB bởi vì chỉ có kiểu định dạng này bạn mới có thể restore lại phone book của bạn ở bất kỳ máy di động Nokia khác thông qua LOGO MANAGER.

Restore lại bạn cũng nhấn chuột phải như trên và chọn menu Restore backup… sau đó chọn file mà bạn đã backup (*.LMB).

Chương trình còn có một tính năng mà ngay cả các phần mềm PC Suite của chính hãng Nokia khi tung sản phẩm ra bán ngoài thị trường hay download trên mạng cũng không có đó là cập nhật thông tin cho từng người thông qua máy tính. PC Suite chỉ cho phép Backup và Restore như chương trình này nhưng bị nhược điểm đó là với các dòng máy di động cho phép tên một người có thể lưu được nhiều số điện thoại, email, địa chỉ thư (như dòng máy 8310, 6510 v.v…) thì PC Suite “bó tay” bởi vì PC Suite chỉ cho phép nhập được một người một số điện thoại cho dù điện thoại có tính năng tiện dụng như trên. Nhưng với LOGO MANAGER thì không. Nhấn đúp chuột vào tên người cần sửa hoặc nhấn chuột phải chọn New Contact trong danh sách Phone hoặc SIM của mục Contacts bạn sẽ hiển thị được hộp thoại như hình bên. Sau đó nhấn chuột phải vào hộp thoại này hiển thị menu để nhập các số điện thoại, kiểu số điện thoại (Mobile, Phone, Fax v.v…) hoặc lựa chọn người này thuộc nhóm gọi nào (VIP, Co-Worker, Friends v.v…) hay cập nhật thêm các thông tin về địa chỉ Email, địa chỉ gửi thư và đặt số điện thoại mặc định cho người gọi này để mỗi khi bạn gọi điện nếu không chọn số điện thoại (nếu như người này có từ 2 số điện thoại trở lên) thì Nokia sẽ tự động gọi theo số mặc định.

Cấu trúc tổng quan máy điện thoại GSM

Cấu trúc tổng quan máy điện thoại GSM
Đây chỉ là cấu trúc tổng quan để có một cái nhìn chung về thiết bị đầu cuối GSM thôi nha.
Hệ thống thông tin GSM là hệ thống thông tin di động số hóa được các nước khối CEPT nghiên cứu và để xuất. Từ năm 1986 tiêu chuẩn GSM được công nhận và dải sóng siêu cao tần của GSM được phân bố ở tần số 900MHz. Đến năm 1992 dịch vụ thông tin di động GSM được ứng dụng trên nhiều khu vực trên thế giới. Từ đó đến nay trên thị trường máy điện thoại cầm tay, các nhà sản xuất đưa ra nhiều kiểu máy, không ngừng thu nhỏ kích thước, giảm trọng lượng. Mỗi kiểu máy có thêm nhiều tiện ích. Dưới đây chúng ta sẽ đề cập đến sơ đồ chức năng của máy cầm tay GSM thuộc thế hệ 2, đang có nhiều ở nước ta.
Các máy cá nhân cầm tay dùng trong mạng thông tin di động GSM được các hãng sản xuất như Erricsson, Nokia, Siemens, Philips, Alcatel, Motorola, Samsung… đưa ra thị trường và không ngừng thay đổi về kiểu dáng, kích thước, độ tích hợp… nhưng về cơ bản, một máy cá nhân gồm 3 bộ phần:
– Khối cao tần ( Phần thu và phát song cao tần hay còn gọi là RF).
– Khối logic ( Hay phần điều khiển chính của máy ).
– Khối hiển thị và giao tiếp với người sử dụng ( Gồm màn hình, bàn phím hồng ngoại…)
Trong đó khối cao tần (radio frequency) gồm bộ phận phát (TX), bộ phận thu (RX) ngoài ra còn có bộ tổng hợp và anten. Trong mục này, chúng ta lưu ý nhiều tới khối cao tần.
Khối logic gồm các mạch logic và bộ phận điều khiển, bộ xử lý tín hiệu thoại, xử lý và cung cấp điện nguồn một chiều. Hiện nay hầu hết khối logic được tích hợp trong một CPU để xử lý toàn bộ . CPU này chịu sự điều khiển của phần mềm (Firmware và software gần giống trên máy vi tính).
Cũng cần nói thêm về nguồn pin (chính xác là accu) trong các máy thuộc thế hệ đầu dùng pin Niken Cadimi (Ni-Cd) nên có trọng lượng khá lớn và mau hư hỏng do tính nhớ của pin. Từ cuối những năm 1990 đến nay, các nguồn cấp cho máy cầm tay đều dùng pin Ion Lithium nên kích thước nhỏ gọn và trọng lượng của toàn máy gọn nhẹ dưới 100g.
Khối giao diện người sử dụng (UI) bao gồm màn hình thường là màn hình LCD, một dàn nút bấm (Keyboard) để thực hiện lệnh từ người sử dụng, ngoài ra còn có các đầu kết nối để tải dữ liệu , các cổng giao tiếp và hệ thống đèn chiếu sang…
Sau đây chúng ta thử phân tích quá trình xử lý tín hiệu khi thực hiện một cuộc gọi.
Hình 1
Phân tích theo chiều phát từ máy thuê bao di động (MS) đến trạm gốc BTS:
– Tín hiệu thoại (tiếng nói) trong dải tần từ 300 đến 3400Hz được số hóa qua bộ biến đổi A/D. Tín hiệu được mã hóa theo thuật toán FPE-LPT (kích thích xung đều – dự đoán trường kỳ). Bước mã hóa này gọi là “mã hóa nguồn”. Kết quả chuỗi xung đưa ra có tốc độ 13kbit/s.
– Trong bước “mã hóa nguồn” theo thuật toán RPE-LPT thì cứ 20ms của âm thoại ta phải truyền được 260bit nên tốc độ của mỗi kênh là 260bit:20 x 10-3 = 13kbit/s.
– Tiếp theo bộ mã hóa kênh thực hiện bảo mật các dữ liệu, thêm các bit dưới và bit bảo vệ để lập thành các cụm (burst) còn gọi là khe thời gian. Tốc độ của cụm là 270,8kbit/s.
Dãy xung đã được mã hóa trên đưa vào điều chế dao động trung gian (thường là 70 đến 400MHz). Tại đây thực hiện “điều chế di pha cực tiểu Gauss” GMSK (Gaussian Minimmum Shift Keying). Về bản chất MSK là điều tần mã nhị phân với 2 tần số phù hợp với tín hiệu được chọn trong mỗi khoảng nhịp của tần số đó có dịch pha 180o. So với điều chế di pha 2PSK thì phổ của MPSK hẹp hơn.
Tín hiệu trung tần IF đã được điều chế lại thực hiện việc trộn với dao động VCD để nâng tần số mang lên tới 890 đến 915MHz. Tín hiệu này được khuếch đại qua bộ ghép (duplexer) và đưa ra anten. Ta cũng cần biết thêm về kênh vô tuyến của hệ thống GSM.
Theo quan điểm truyền dẫn, kênh vật lý là một khe thời gian tại một sóng mang vô tuyến được chỉ định. Theo quan điểm tin tức, kênh logic mang nội dung tin được đặt vào các kênh vật lý. Cách tổ chức kênh vật lý của GSM như sau:
– Dải tần 890-915MHz dùng cho đường lên (từ MS đến BTS)
– Dải tần 935-960MHx dùng cho đường xuống (từ BTS đến MS).
Dải thông tần một kênh vật lý là 200MHz cộng với dải bảo vệ thu phát 206kHz. Như vậy trong dải tần dành riêng cho GSM chứa được 124 kênh vô tuyến như trên hình 2. Mỗi kênh vô tuyến này mang một khung TDMA với 8 khe thời gian. Mỗi khung dài 4,62ms. Khung đường lên trễ 3 khe so với khung đường xuống. Nhờ sự trễ này mà máy cầm tay MS có thể sử dụng một khe thời gian có cùng số thứ tự ở cả đường lên lẫn đường xuống.
Hình 2
Theo chiều thu từ trạm gốc BTS đến máy di động cá nhân MS ta thấy tín hiệu biến đổi như sau:
Tín hiệu tần số 935-960MHz từ anten qua bộ phân chia (duplexer), sau khi được khuếch đại thực hiện đổi tần lần thứ nhất. Tín hiệu thu cùng trộn với dao động nội 962-995MHz. Tại đầu ra của bộ đổi tần là tần số trung tần IF thứ nhất. Tín hiệu trung tần này được khuếch đại và qua bộ lọc và tiếp tục tiến hành đổi tần lần thứ hai. Tín hiệu trung tần 2 qua bộ lọc và hạn chế biên độ được tiến hành giải điều chế GMSK và khôi phục lại cụm tín hiệu 270kbit/s. Tiếp theo tín hiệu được giải mã kênh để khôi phục lại xung 13kbit/s của tín hiệu thoại. Sau khi qua bộ biến đổi digital-analog (D/A) tín hiệu thoại được khôi phục và đưa tới tai nghe.
Về cơ bản, cấu trúc các khối chức năng trên lộ trình truyền tín hiệu thoại theo cấu trúc của máy phát và máy thu vô tuyến điện, nhưng cấu trúc của máy cầm tay GSM rất phức tạp và ở mức trình độ công nghệ cao như công nghệ chế tạo vi mạch khuếch đại siêu cao tần tạp âm nhỏ, công nghệ vi xử lý với tốc độ rất cao. Mặt khác việc xử lý tín hiệu phải đồng bộ một cách chính xác dưới sự điều khiển của trạm gốc BTS để 8 thuê bao cùng sử dụng 1 kênh cao tần. Trong các máy thiết bị đầu cuối hiện nay các khối chức năng chính được đặt gọn trong các vi mạch có độ tích hợp cao VLSI, thích hợp với ghép kênh theo thời gian TDMA của GSM. Chẳng hạn như khối phát và khối thu có thể tích hợp trong một vi mạch RF, việc phát và thu trong một máy thiết bị đầu cuối thực hiện trong các “khe thời gian” khác nhau nên giữa thu và phát không xuyên nhiễu lẫn nhau. Ta chỉ dùng một vi mạch để tổng hợp tạo ra tần số VCO cho thu và cho phát. Sự tổng hợp tần số diễn ra rất nhanh dưới sự điều khiển của trạm gốc BTS.
Như trên, chúng ta quan tâm nhiều đến quá trình biến đổi của tín hiệu thoại trên kênh vật lý. Kênh logic cũng có liên quan chặt chẽ với kênh vật lý. Trong một cuộc gọi bên cạnh các tin tức về thoại, kênh vật lý cũng chuyển tải các dữ liệu điều khiển sự hoạt động của cả hệ thống. Chính kênh vật lý cũng phải chuyển tải một số kênh logic. Ta có thể chia ra 2 loại kênh.
a- Kênh lưu lượng TCH, chuyển các thông tin của thuê bao (điện thoại hoặc số liệu). Kênh TCH có thể làm việc với tốc độ 22,8kbit/s gọi là toàn tốc độ hoặc với tốc độ 11,4 kbit/s gọi là nửa tốc độ.
b- Kênh báo hiệu SCH, mang các thông tin báo hiệu cần thiết để hoạt động bình thường. Kênh báo hiệu lại có thể phân ra 3 loại:
Hình 3
+ Kênh điều khiển quảng bá BCCH
+ Kênh điều khiển chung CCCH
+ Kênh điều khiển dành riêng DCCH
Kênh BCCH là kênh quảng bá các thông tin “hệ thống” liên quan tới cell mà thuê bao MS đang cư trú. Kênh này lại chia ra:
+ FCCH, kênh hiệu chỉnh tần số, truyền cho máy MS để nó hiệu chỉnh đúng với tần số của BTS.
+ SCH, kênh đồng bộ khung cho MS.
Kênh điều khiển chung CCCH là kênh thiết lập sự truyền thông giữa BTS và MS và nó gồm có:
+ ***H, kênh truy nhập ngẫu nhiên. Máy thuê bao MS truyền tới BTS kênh ***H để yêu cầu về di động.
+ Kênh tìm gọi PCH. Trạm BTS truyền xuống để gọi MS.
+ Kênh cho phép truy nhập AGCH, chỉ được dùng ở đường xuống để thực hiện một kênh lưu lượng TCH và kênh DCCH cho thuê bao.
Kênh điều khiển dành riêng DCCH gồm có:
+ Kênh điều khiển dành riêng đứng một mình dùng để cập nhật và thiết lập cuộc gọi.
+ Kênh điều khiển liên kết chậm SACCH, là một kênh hoạt động liên tục trong suốt cuộc liên lạc để truyền các số liệu đo lường và kiểm soát công suất.
+ Kênh điều khiển liên kết nhanh FACCH, nó liên kết với một kênh TCH và hoạt động bằng cách lấy lên một khung FACCH được dùng để chuyển giao cell.
Sau khi tìm hiểu các kênh logic trên ta thấy: các kênh vô tuyến được chỉ định cho thuê bao khi xuất hiện có nhu cầu. Các kênh logic theo hướng trên có:
+ Các kênh truyền xuống gồm có BCCH, FCCH, SCH, PCH, ACCH.
+ Các kênh truyền lên có: ***H
Vì kênh thuê bao (thoại hoặc dữ liệu) thì mỗi khe thời gian của kênh thoại chứa 260bit trên một khối (hình 2).
Trong sơ đồ kết cấu của máy di động MS thì các khối vi xử lý, điều khiển, giao diện người/máy cũng rất quan trọng. Sơ đồ khối (hình 3) cho ta một quan niệm đầy đủ hơn về máy MS hiện có trên thị trường. Máy MS thực hiện thu phát sóng phụ thuộc rất chặt chẽ vào sự điều khiển của trạm gốc BTS. Chức năng này được truyền trên kênh logic và các vi mạch logic thực hiện các lệnh. Bản thân máy có các bộ nhớ RAM, ROM hoặc EEPROM… và bộ xử lý trung tâm CPU.
Từ bộ giải điều chế kênh, bên cạnh bộ mã của tín hiệu thoại ta còn lấy ra các dữ liệu của kênh điều chỉnh tần số FCCH, kênh đồng bộ SCH, kênh điều chỉnh công suất phát PCH, kênh liên kết chậm. Các tín hiệu này được đưa vào mạch logic để giải mã và thực hiện các nhiệm vụ:
– Khống chế công suất máy phát,
– Đo cường độ tín hiệu thu
– Điều chỉnh tần số dao động nội VCO
– Hiển thị các số liệu.
Theo chiều từ máy thuê bao MS, ta thấy trước khi thực hiện cuộc gọi, người sử dụng phải ấn các nút trên bàn phím để phát xung tín hiệu gọi DTMF, tín hiệu điều khiển liên kết SAC. Các tín hiệu logic này cùng ghép vào đường thoại đưa vào mạch điều chế DTMF.
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu một số khối chức năng chính và cách xử lý một cuộc thoại của máy điện thoại di động thế hệ 2.

Tổng quát và cách cài đặt các chương trình trên các loại ĐT

Ngày nay các ứng dụng , trò chơi trên điện thoại di động nhiều vô số. Một máy di động sau khi mua về nhưng không cài thêm các ứng dụng khác coi như chưa sử dụng hết tính năng và thiếu rất nhiều. Các dòng máy hơn nhau ở chỗ cài được nhiều ứng dụng, trò chơi hay không. Các ứng dụng này cũng góp phần khắc phục các vấn đề mà khi sản xuất ra nhà sản xuất đã cố tình không lắp vô ví dụ như : Nokia 6600 khi quay film chỉ được 10 giây nếu bạn muốn quay film vô tận cho tới khi hết thẻ nhớ và có cả âm thanh thì phải install Camrecoder để khắc phục

Tổng Quát Chung:

Hiện nay các ứng dụng và trò chơi trên điện thoại di động chủ yếu được viết bằng hai ngôn ngữ :

+ Ngôn ngữ JAVA sau khi viết xong sẽ biên dịch thành 2 file : “.JAD” hoặc “.JAR” 2 file này dùng để cài trên điện thoại di động. Một dặc tính nổi bật của JAVA là chạy được mọi lúc mọi nơi và trên mọi hệ điều hành. Đa số các dòng máy điện thoại hiện nay đều có hỗ trợ JAVA.

+ Nếu viết bằng ngôn ngữ C/C ++ sẽ biên dịch ra thành file .SIS để sử dụng cho các dòng máy có hệ điều hành Symbian như Nokia , Sonyericsson, Siemens…Dạng ứng dụng này chỉ chạy trên một số dòng máy điện thoại có hệ điều hành là Symbian và chú ý là Symbian có nhiều version khác nhau do đó phần mềm của dòng máy nào thì chỉ cài cho dòng máy đó.

Đa số các ứng dụng hay trò chơi thường là miễn phí hoặc kèm theo máy do các nhà sản xuất mua bản quyền lại và cài đặt sẵn trên điện thoại khi xuất xưởng như Quick Office hay PDF+ đều được cài sẵn trên P910i. Và có một số ứng dụng sẽ được bán. Thông dụng nhất là cách bán KEY chỉ install vào từng máy một số KEY này tạo ra tùy theo từng số IMEI khác nhau của mỗi máy điện thoại.

Các loại máy hiên này:
* Dòng máy sử dụng các firmware viết riêng cho từng mẫu máy không sử dụng hệ điều hành chung như Samsung, siemens,Motorola, LG…các dòng máy này thường là các máy đời cũ tuy nhiên thường sẽ được nhà sản xuất có hỗ trợ ứng dụng JAVA. Thường thấy : Motorola : Vxxx, T720i, V60i,V66i…hầu hết các máy Samsung, Siemens C55, C60,CF62,C65,M65…LG G1800, C1100, 7130,7030…
– Dòng máy symbian S40 thường gọi là Nokia S40 2650, 3100, 3120, 3200, 3220, 5100, 6100, 6108, 6170, 6220, 6230, 6610, 6610i, 6800, 6820, 7210, 7250, 7250i, 7200, 7260, 7270… Màn hình có độ phân giải : 128 x 128 pixels .
– Dòng máy Symbian S60 có các máy Nokia 3230, 3650, 3660, 6260, 6600, 6630, 6670, 6680, 6681, 7650, 7610, N-Gage, N-Gage QD, Siemens SX1, Samsung D710, Sendo X, Panasonic X800… Độ phân giải màn hình thông thường : 174 x 132 pixels.
– Dòng máy Symbian S80 hiện nay thông dụng nhất là các máy Nokia 9210,9210i,9500,9300…
– Dòng máy Symbian S90 hiện nay Nokia 7710.
– Dòng Symbian UIQ lại chủ yếu là các máy Sony Ericsson như P800, P900, P910i, Motorola A925,A1000, BenQ P30…
– Ngoài ra còn có dòng máy sử dụng hệ điều hành Linux đó là Motorola E680.
– Dòng Windows Mobile Pocket PC: O2 XDA II, O2 XDA IIs, O2 XDA IIi, O2 XDA II mini, Lenovo ET960, HP 6365,… và rất nhiều dòng máy Pocket PC khác không có tính năng điện thoại của HP, DELL, COMPAQ…

Hướng dẫn cài đặt

Đối với các máy không có thẻ nhớ:

Các máy không có thẻ nhớ thường chỉ sử dụng các chương trình dạng JAVA như dòng nokia S40 ( 7210,6610,7250,7250i,3100…) Sony Ericsson T610,T630…các dòng máy Samsung, LG…. Để cài đặt cho các máy này bạn có thể dùng cáp truyền dữ liệu đi kèm theo máy hoặc dùng cổng hồng ngoại hay BlueTooth tùy theo sự hỗ trợ của máy.

– Dòng máy NOKIA có sử dụng cổng hồng ngoại thì đơn giản nhất là bạn gửi file dạng .sis qua hồng ngoại máy điện thoại sẽ nhận file lưu dưới dạng tin nhắn hay lưu vào một thư mục nào đấy là do từng kiểu máy quy định. Bây giờ bạn mở tin nhắn này máy sẽ tự động install vô. Đối với các file JAVA dạng .jad hay .jar do khi cài đặt cần phải có cùng lúc 2 file tuy nhiên nếu send bằng hồng ngoại hay Bluetooth thì nó chỉ rời rạc thành từng file riêng do đó không cài được nên bạn phải có trình quản lý file như SeleQ để copy về cùng một thư mục trước khi cài. Tuy nhiên đa số bạn phải sử dụng chương trình quản lý file trên máy tính để giao tiếp cũng như cài đặt ứng dụng hiện nay chính thống của NOKIA có chương trình PC Suit ( Tải về từ trang www.nokia.com) hoặc chương trình do một hãng thứ ba viết là Mobile MB ( Mobile Media Browser ) Hoặc Oxygen manager…

– Dòng máy Samsung thường dòng máy Samsung không hỗ trợ nhận file trực tiếp từ máy tình gửi sang do đó phải dung chương trình trên máy tính để kết nối hiện nay hầu hết đều dung các chương trình do Samsung phát triển như Easy GPRS và Easy Studio các chương trình này tùy theo từng dòng máy samsugn mà bạn có thể download về từ www.samsung.com

-Dòng máy Motorola Cũng tương tự như Samsung các máy Motorola chỉ có thể cài đặt ứng dụng hay trò chơi thông qua chương trình hỗ trợ mà Mobi tool. Chương trình này sẽ đi kèm theo máy khi Motorola phân phối máy ra thị trường.

-Dòng máy Siemens dòng máy Siemens thì dung Datasync manager chương trình này download trực tiếp từ trang www.siemens.com

Đối với các máy có thẻ nhớ:

Đối với các máy có thẻ nhớ thì hầu hết đều có một ứng dụng sẵn có để quản lý file do đó chỉ cần thao thẻ nhớ và dung card reader chép các file cần cài vào thẻ nhớ sau đó lắp vào máy và mở đúng file thì máy sẽ tự động cài đặt theo hướng dẫn trên màn hình máy điện thoại.

Hiện nay các ứng dụng thường sẽ được cung cấp miễn phí hoặc bán. Nếu bán khi cài đặt có thể bạn sẽ sử dụng được trong một thời gian nhất định nào đấy chẳng hạn 15 ngày. Hoặc theo số lần chơi…Quá thời gian này bạn phải đăng ký bằng cách trả tiền và gửi số IMEI của máy cho nhà cung cấp họ sẽ trả về 1 số KEY nhập số KEY này vô chương trì nh sẽ được mở khoá.

Tùy theo từng dạng ngôn ngữ và hệ điều hành của điện thoại mà có các cách cài đặt và các cách chống bẻ khóa khác nhau. Hiện nay có 03 cách phổ biến mà các cracker thường sử dụng để bẻ khoá các chương trình này.

Cách thứ 1 : Họ sẽ viết 1 chương trình tạo KEY gọi là *** ( Key generator) thường kèm theo các chương trình , trò chơi mà để lên net do đó khi load về thường có sãn *** và ngừoi sử dụng chỉ cần nhập IMEI vô là có KEY để sử dụng free.

Cách thứ 2 : Các cracker sẽ copy 1 cái file .App từ một máy đã được unlock và chép thẳng vào thư mục C:\System\Apps và đè lên file cũ. Cách này đòi hỏi bạn phải cái các chương trình quản lý file trước. Ví dụ như fileman, file explorer, SeleQ ….

Cách thứ 3 : Cách này thường xử cho các trò chơi có dung lượng lớn lên đến vài chục MB, thường thấy nhất là các trò chơi của máy NOKIA N GAGE mà hang bán theo thẻ các hacker sẽ copy các file ra thành thư mục SYSTEM. Gọi là trò chơi chép thẳng. Dùng card reader chép thẳng nguyên thư mục system có chức trò chơi đè lên thư mục System của thẻ thế là xong. Lắp vào và chơi. Đa số các trò chơi chép thẳng thường đẹp và âm thanh hay.

 

IMEI là gì và ý nghĩa của nó ra sao?

IMEI là viết tắt của International Mobile Equipment Identity  (Mã số nhận dạng quốc tế cho thiết bị di động)
IMEI là một dãy mã số bao gồm 15 chữ số, được sử dụng để mạng di động nhận diện điện thoại cá nhân. Số IMEI có thể xem được trên hầu hết tất cả các laọi điện thoại di động GSM bằng cách bấm *#06#. Nó thường được in trên tem dán đằng sau máy. Định dạng thông thường của số IMEI là: 111111-22-333333-4. Định dạng này sẽ hiệu lực đến 01/04/2004.
TAC FAC SNR CD
D14 D13 D12 D11 D10 D09 D08 D07 D06 D05 D04 D03 D02 D01
· TAC: type approval code (Mã hiệu chuẩn)
· FAC : final assembly code (Mã sản xuất, chế tạo)
· SNR: serial number (Số serial)
· CD: check digit (Số kiểm tra)
TAC được tạo thành bởi sáu số đầu tiên của dãy số IMEI. Mã này dùng để nhận diện quốc gia cấp hiệu chuẩn cho điện thoại. CHÚ Ý: từ 01/04/2004 TAC sẽ được rút gọn thành mã vùng phân phối (Type Allocation Code)
FAC (Final Assembly Code) là mã nhận diện công ty sản xuất điện thoại di động (VD: nokia, Samsung, SonyEricsson…). CHÚ Ý: từ 1 tháng 1 năm 2003 dãy số IMEI đã được sắp xếp lại. Sự sắp xếp này thay đổi định dạng truyền thống của số IMEI; mã FAC sẽ được đặt về 00 trong khoảng thời gian từ 01/01/2003 đến 01/04/2004. Sau đó FAC sẽ bị loại bỏ và TAC sẽ bao gồm 8 chữ số thay vì 6 như trước đây. Định dạng mới sẽ là 11111111-222222-3
TAC SNR CD
D14 D13 D12 D11 D10 D09 D08 D07 D06 D05 D04 D03 D02 D01
SRN (Serial Number) là một dãy số gồm sáu chữ số, nó là duy nhất và được gán cho một máy cụ thể. CD (Check Digit) thường được sử dụng để kiểm tra tính hợp lệ của số IMEI cho các thiết bị Phase 2 và Phase 2+. Phase 1 GSM handsets, thường có số sau cùng là không (0).
Hiện tại số IMEISV hay được sử dụng. Nó thêm vào sau số IMEI thông thường 02 số nữa, biểu thị phiên bản phần mềm chuẩn đi kèm theo máy. Như vậy định dạng của số IMEISV sẽ là 111111-22-333333-4-55. Sau ngày 01/04/2004 định dạng này sẽ là; 11111111-222222-3-44.

Lỗi không thể gọi đi được

Không thể gọi đi: Bắt lỗi “mobile”

Đang lúc “nước sôi, lửa cháy”, bạn bấm máy cho người cần gọi, nhưng “con dế” của bạn lại hiện lên những dòng chữ đáng ghét báo rằng bạn không thể thực hiện cuộc gọi?… Hãy tham khảo các trường hợp sau đây để tự khắc phục lỗi.

 

1. Máy báo: không được phép gọi- call is restricted

 

Trong trường hợp này, bạn không gọi được do bị chặn chiều gọi từ tổng đài (đối với thuê bao trả trước: tài khoản đã hết, thuê bao trả sau: bạn đang nợ cước) hoặc do bạn kích hoạt tính năng chặn cuộc gọi đi trong máy.

 

Khắc phục: Trước khi gọi đến tổng đài nhờ trợ giúp, bạn kiểm tra trong máy xem tài khoản còn tiền không, hoặc có tính năng kích hoạt chặn cuộc gọi không để huỷ thiết lập đó.

 

Máy Nokia: Menu -> Settings – security setting (cài đặt bảo vệ) – call barring (chặn cuộc gọi)- cancel all diverts (huỷ tất cả) – password: mật khẩu mặc đinh do nhà cung cấp dịch vụ di động cung cấp) hoặc mật khẩu bạn đã thay

 

Máy Samsung: menu – network services (dịch vụ mạng) – call barring (chặn cuộc gọi) – cancel all (huỷ tất cả) – password (mật khẩu mặc đinh do nhà cung cấp dịch vụ di động cung cấp) hoặc mật khẩu bạn đã thay

 

2. Máy báo: kiểm tra dịch vụ mạng – check caller ID sending service/ check network service:

 

Đó là khi máy bạn đang kích hoạt chế độ giấu số nhưng chưa đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ

 

Khắc phục: Tắt kích hoạt trên máy:

 

Nokia: menu – settings – call setting – gửi số riêng/ báo số/ gửi số của tôi (send my caller identity) – để chế độ bật(yes) hoặc mặc định(set by network).

 

Samsung: menu – network services – giấu số (call ID) – Default/ Send number

 

Motorola: menu – settings – in-call setup – show ID/ network default

 

3. Máy kết thúc cuộc gọi luôn, trên màn hình phía trên vạch báo sóng có số 2:

 

Những trường hợp này không xảy ra với máy Samsung. Nguyên nhân là do bạn đang để máy ở chế độ line2, chỉ nhận được cuộc gọi, không gọi đi được.

 

Khắc phục: Bạn để lại chế độ line 1 để gọi bình thường

 

Nokia: menu – settings – cài đặt cuộc gọi (call settings) – số máy đang dùng (line in use) – máy 1 (line 1)

 

Motorola: menu – settings – phone status (tình trạng máy) – active line (thuê bao chính) – line 1

 

4. Máy báo: chỉ gọi khẩn cấp- SOS call

 

Trường hợp này máy còn báo “dịch vụ giới hạn” (emergency call only/ restricted service): Trường hợp này thông thường là do khu vực bạn đang đứng sóng yếu nên khó liên lạc, chỉ cần di chuyển ra vùng phục vụ khác sẽ gọi bình thường.

 

5. Máy báo: Không gọi được cho 1 số thuê bao

 

Ngoài hiện tượng không gọi được cho một số thuê bao, đôi khi máy của bạn còn biểu hiện chỉ nghe đổ 1 hồi chuông sau đó nghe tiếng nói lạ như tiếng nước ngoài. Những hiện tượng này do các nguyên nhân sau:

 

– Thứ nhất: Phần lớn khi gặp hiện tượng trên là do thiết bị đầu cuối (thường là máy Samsung), do có chức năng ghi âm và chuyển ghi âm thành lời nhắn và máy người nhận phải tắt chế độ đó, tuỳ từng model có hướng xử lý thích hợp.

 

Cách đơn giản nhất là bạn khôi phục lại cài đặt gốc (cách này thường không ảnh hưởng đến danh bạ bạn đã lưu). Bạn cũng có thể đến trung tâm bảo hành Samsung để nhờ kiểm tra khắc phục.

 

Samsung: menu – settings – master reset – password (mật khẩu mặc định: 0000/ 00000000 hoặc mật khẩu bạn đã tự thay)

 

– Thứ hai: Ngoài ra, có thể máy người nhận dùng dịch vụ chuyển cuộc gọi vào số máy không đúng à máy người nhận phải bỏ chế độ chuyển cuộc gọi.

 

Nokia: Menu – Cài đặt (Settings) – Cài đặt cuộc gọi (Call settings) – Chuyển cuộc gọi (Call divert) – Huỷ tất cả (Cancel all)

 

Samsung: Menu – call settings – diverting – Cuộc thoại (voice call) – cancel all

 

 

Nokia tăng cường bảo mật trên điện thoại Symbian

Sau khi phát hiện lỗ hổng bảo mật tiềm tàng đối với các thiết bị chạy hệ điều hành Series 60 của Symbian, Nokia và Pointsec vừa công bố sẽ hợp tác phát triển giải pháp bảo mật dữ liệu của khách hàng trên thiết bị di động.

Giải pháp Pointsec mới có thể mã hoá dữ liệu của người dùng như thư điện tử (email), tin nhắn SMS và tin nhắn đa phương tiện MMS, lịch công tác và địa chỉ liên hệ. Giải pháp này có thể sử dụng cho các thiết bị di động Nokia Series 60 và Series 80.

 

”Nokia tin chắc rằng bảo mật là sự đảm bảo then chốt cho kinh doanh di động.” – Panu Kuusisto, giám đốc nhóm Alliances thuộc bộ phận Giải pháp Doanh nghiệp Nokia bình luận – ”Khi các thiết bị ngày càng trở lên tinh vi và nhiều thông tin doanh nghiệp nhậy cảm được lưu trữ trên đó, điều thiết yếu là phải áp dụng hệ thống bảo mật chung cho thiết bị di động, tương tự hệ thống hiện đang được áp dụng trên các thiết bị tin học hữu tuyến như máy tính xách tay”.

Peter Larsson, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Pointsec, cho biết: ”Giải pháp Pointsec cho điện thoại Symbian đem đến không chỉ tính năng bảo mật dữ liệu thời gian thực mà còn có tính năng nhận diện người sử dụng qua mã hình chuẩn (PicturePIN)”.

Giải pháp Pointsec cho điện thoại sử dụng hệ điều hành Symbian cũng bao gồm hệ thống quản lý bảo mật trung tâm, hỗ trợ bảo mật từ xa và phục hồi dữ liệu để bổ sung hệ thống hỗ trợ quản lý thiết bị di động thứ ba.

Dự kiến, Pointsec hỗ trợ cho Nokia 9500 Communicator sẽ ra mắt trong quý III năm nay.