Hướng dẫn mua PDA

Hướng dẫn mua PDA

Nếu bạn là một con người quá bạn rộn thì một chiếc máy hỗ trợ cá nhân (PDA – Personal Digital Assistant) có thể giúp bạn. Những thiết bị này nhỏ, nhẹ có thể xắp xếp hộ bạn các cuộc họp, số điện thoại và tất cả mọi thứ bạn cần hoàn thành. Ngày nay, PDA còn mang lại sự giải trí cho bạn bằng những chương trình game, âm nhạc và video; một số có gắn bộ nhận GPS và máy ảnh số. Thậm chí những loại máy PDA bình dân bây giờ đều có màn hình màu và nhiều loại được trang bị khả năng kết nối Internet không dây: Một số có Bluetooth (để kết nối qua điện thoại di động Bluetooth), loại khác dùng Wi-Fi, và loại đắt nhất là điện thoại đa năng có khả năng xử lý cuộc gọi và dữ liệu.

 

 

 Giới thiệu chung

Trước đây được biết đến như là những thư ký tiện dụng trong túi áo, PDA ngày càng trở nên đa chức năng. Loại PDA hiện đại có thể xử lý tin nhắn và email không dây, ảnh kỹ thuật số, và âm nhạc. Một số công ty còn kết hợp PDA và điện thoại di động để tạo ra một thiết bị hỗn hợp.

Bộ vi xử lý trong PDA đã nhanh hơn trước đây, do vậy PDA có thể chơi nhạc số và xử lý hình ảnh dễ dàng. Các model cao cấp có bộ vi xử lý đồ họa cho phép người dùng chơi game và xem lại video mà không làm ảnh hưởng nhiều tới tuổi thọ của pin. Những model rẻ tiền hiện nay đều có màn hình màu. Sự ra đời của màn phím mini tích hợp (được biết đến như bàn phím tay) trên nhiều model là một bước tiến được hoan nghênh nồng nhiệt bởi nhiều người tiêu dùng khi họ gặp khó khăn với phần mềm nhận dạng chữ viết tay.

Khả năng liên lạc không dây nâng cao tầm ứng dụng của PDA. Nhiều model hiện nay trang bị thêm Wi-Fi 802.11b hoặc 802.g để truy cập vào hệ thống mạng gia đình, công sở hoặc các điểm Internet không dây. Một số được trang bị Bluetooth để có thể kết nối với máy để bàn hoặc máy tính xách tay, các thiết bị phụ kiện (như tai nghe), hoặc với Internet qua một điện thoai di động được trang bị phù hợp. Một số lượng các thiết bị hỗn hợp PDA/ điện thoại, như Palm Treo, kết hợp một PDA với một điện thoại di động.

 

 

 

 Các đặc điểm chínhPlatform

: Đa số PDA chạy trên một trong hai hệ điều hành phổ biến (hay platform): Palm OS từ PalmSource (giờ đây là một công ty con của công ty Access của Nhật) và hệ điều hành ngày càng phổ biến của Microsoft, Windows Mobile OS. Một số thiết bị chạy trên nền tảng khác—nổi bật là Blackberry của công ty Research In Motion—nhưng Palm OS và Windows Mobile chiếm lĩnh thị phần lớn của thị trường.

Mặc dù những platform này trước đây khác nhau nhiều, nhưng sự khác nhau đó đã được giảm dần – đến mức độ công ty Palm giờ đây sản xuất thiết bị hỗn hợp Treo PDA/phone cho cả hệ điều hành Palm OS và Windows Mobile. Các loại PDA được dựa trên các phiên bản trước đây của Palm OS thường là các thiết bị đơn giản hơn và rẻ tiền hơn, và ngày nay những loại Palm rẻ tiền tiền nhất vẫn rẻ hơn các loại PDA sử dụng Windows Mobile hạng thường. Tuy nhiên các mẫu cao cấp của Palm hiện nay tương xứng với các loại dùng Windows Mobile ở các tính năng như máy ảnh và khả năng kết nối Internet. Và trong khi tất cả các PDA dùng Windows Mobile thường tương đối đắt tiền thì ngày nay bạn có thể tìm thấy một vài mẫu cạnh tranh trực tiếp với các loại Palm tầm trung.

 

Windows Mobile so với Palm OS

: Kế hoạch bạn dự tính sử dụng với PDA sẽ đóng góp phần quan trọng nhất trong việc chọn hệ điều hành. Các thiết bị sử dụng Palm OS, tìm thấy đa số ở PDA sản xuất bởi Palm, mang lại sử dụng dụng đơn giản. Khi lấy ra khỏi hộp, các thiết bị Palm sẽ đồng bộ các cuộc gặp và liên hệ với phần mềm máy tính quản lý thông tin cá nhân độc quyền của hệ điều hành Palm OS, gọi “Palm Desktop”. Đa số các hãng đều cung cấp một phần mềm để tích hợp với dữ liệu của Microsoft Outlook. Đê có thể tạo và chỉnh sửa các văn bản Microsoft Office trên một thiết bị Palm OS, bạn sẽ cần một phần mềm như Documents to Go của Dataviz (được cài trong một số thiết bị Palm) hoặc Quickoffice của Cutting Edge Software.

 

 

O2 XDA Atom Exec sử dụng Windows Mobile 5.0

Hệ điều hành Windows Mobile của Microsoft về cơ bản như một phiên bản rút gọn của hệ điều hành trên máy tính. Nó có thể chạy nhiều chương trình cùng một lúc – mặc dù chỉ một chương trình có thể hiện thị trên màn hình tại một thời điểm. Không như hệ điều hành Palm là đóng một chương trình khi bạn mở chương trình khác, Windows Mobile yêu cầu bạn tự tay đóng chương trình hoặc nó sẽ vẫn chạy dưới nền trong và sử dụng bộ nhớ mà bạn có thể muốn dùng cho các mục đích khác. Windows Mobile nhìn chung yêu cầu nhiều bộ nhớ hơn Palm OS, do đó đa phần các thiết bị sử dụng Windows Mobile có ít nhất 64MB bộ nhớ.

 

 

Palm TX sử dụng hệ điều hành Palm

Về phương diện sử dụng, hệ điều hành Windows phức tạp hơn so với Palm OS. Nhưng bạn cũng có thể mua các phiên bản đơn giản của các ứng dụng văn phòng như Outlook, Word, Excel và PowerPoint – cho phép bạn tạo và chỉnh sửa văn bản theo cách bạn muốn như ở máy tính để bàn. Khi bạn đồng bộ PDA Windows Mobile với máy tính của bạn, các văn bản sẽ được cập nhật. Phần mềm Windows Media Player 10 trong Windows Mobile 5 chạy các file MP3, WMA, và các file dạng khác; nó cũng cho phép bạn chạy nội dung từ những website sử dụng công nghệ quản lý bản quyền kỹ thuật số (Digital Rights Management) của Microsoft. Một số lượng lớn các hãng sản xuất đang cung cấp các thiết bị sử dụng Windows Mobile. HP được biết đến cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng trong quá khứ nhưng đang có nhiều công ty cạnh tranh nổi lên – đặc biệt là trong lĩnh vực thiết bị hỗn hợp PDA-phone.

CPU của PDA

: Có một thời gian không ai quan tâm tới bộ vi xử lý của PDA, một phần bởi vì chúng sử dụng rất ít điện để quan tâm tới việc tăng tuổi thọ của pin, và một phần khác vì chúng được gắn trong. Nói cách khác bạn không thể nâng cấp hoặc thay thế chúng như cách mà bạn thay thế bộ chip gắn trên bo mạch chủ máy tính. Nhưng vì thị trường ngày càng cạnh tranh, một phần nhờ sự tham gia của hãng Intel vào thị trường này. Các hãng sản xuất PDA bắt đầu quảng cáo các chip sử dụng trong máy của họ — và người mua hiểu biết sẽ biết rằng chip tốt sẽ thực hiện công việc tốt hơn ở các máy cao cấp.

Bộ vi xử lý XScale ARM của Intel đang dẫn đầu xu hướng này. Loại mới nhất – dòng PXA27x, trước đây được gọi là Bulverde—có thể chạy tới 624 MHz và có thể sử dụng hoặc không cần bộ nhớ gắn kèm.

Bộ nhớ trong (RAM)

: Các chức năng quản lý cơ bản (cuộc họp, báo thức, danh sách liên hệ, công việc và thư nhắn) không yêu cầu nhiều bộ nhớ. Dung lượng 32MB ở các máy Palm tầm trung là đủ nếu những việc kia là tất cả những gì bạn muốn làm. Các phần mềm kèm theo như các tiện ích hoặc game sẽ nhanh chóng chiếm nhiều bộ nhớ, do đó nên chọn máy có dung lượng RAM tối thiểu là 64MB hoặc hơn.

Các ứng dụng trên các thiết bị Windows Mobile yêu cầu nhiều bộ nhớ, đặc biệt khi chơi nhạc hoặc xem video. Những thông số kỹ thuật cho các PDA Windows Mobile ngày nay thường phân biệt hai loại bộ nhớ trong: RAM và ROM (trên flash). ROM là nơi mà PDA lưu giữ hệ điều hành và các thông tin quan trọng như thông tin liên hệ. Nếu pin của bạn sắp hết và thiết bị của bạn không có điện năng, các dữ liệu trong ROM không bị ảnh hưởng tới. Mặt khác, RAM yêu cầu điện năng, nên nếu bạn mất điện, bạn sẽ mất dữ liệu trong RAM. Đa số phần mềm chạy trong RAM, nên nếu bạn chạy nhiều chương trình trên PDA Windows Mobile, bạn sẽ càng cần nhiều RAM. Hãy tìm máy có ít nhất 64MB ROM và RAM.

Đa số tất cả các thiết bị Windows Mobile có khe cắm thẻ ngoài. CompactFlash từng được biết đến là loại thẻ thông dụng, nhưng SD đang trở nên phổ biến. Một số model chấp nhận cả hai loại CompactFlash và SD. Các khe này cũng có thể kết nối với các thiết bị như máy ảnh số, máy MP3, điện thoại hoặc thiết bị thu sóng GPS.

 

Nhập dữ liệu (Bàn phím)

: Khả năng nhận dạng chữ viết tay trên các thiết bị Palm và Windows Mobile đã có nhiều tiến triển trong những năm qua, và tất cả PDA hỗ trợ nhận dạng chữ viết đều kèm theo một bàn phím ảo tìm-và-chọn được điều khiển bằng phần mềm. Một số mẫu máy với bàn phím tay tích hợp vẫn hỗ trợ cách nhập thông tin bằng kiểu chạm màn hình. Tuy nhiên, những loại máy Palm phổ biến như Treo (điện thoại di động hỗn hợp với bàn phím tích hợp) không hỗ trợ việc nhận dạng chữ viết tay mặc dù chúng có màn hình chạm (touch screen). Nhiều người muốn dùng PDA để thay thế máy tính xách tay đã phải dùng các bàn phím của các hãng khácđể sử dụng.

Loại màn hình

: Màn hình màu đã trở nên phổ biến ngay cả ở các loại PDA trung bình, và độ phân giải màn hình đã trở thành yếu tố phân biệt. Trong khi màn Windows Mobile đã từng cho là màn hình màu có độ phân giải cao nhất (QVGA, hay quarter VGA, màn hình vớiđộ phân giải 320-by-240-pixel) – một số PDA Palm hiện nay cung cấp độ phân giải 320-by-320- hoặc thậm chí 320-by-480-pixel (so với 160-by-160-pixel ở những model trước đó hoặc model rẻ tiền).

Không phải tất cả màn hình màu được tạo ra như nhau: Màn hình ở model rẻ tiền thường không chắc và nét như ở model đắt tiền hơn. Đó là lý do tại sao bạn nên trực tiếp kiểm tra model trước khi bạn mua.

 

 

Điện năng pin

: Các máy PDA hiện đại có gắn pin trong và bạn chỉ cần nạp pin bằng cách đặt PDA trong một bàn kê có sẵn hoặc gắn nó vào một dây cáp kèm theo. Tuổi thọ của pin phụ thuộc đa phần vào kích thước và độ sáng của màn hình, các ứng dụng bạn chạy và khi bạn sử dụng Wi-Fi (tiêu tốn nhiều năng lượng pin). Tuổi thọ có thể từ 2-10h.

Máy quay phim

: Nhiều máy PDA hiện nay bao gồm máy quay gắn trong giống như một số ởđiện thoại di động. Máy quay của PDA cho phép bạn chụp ảnh của ai đó ở một chế độ sáng vừa phải. Độ phân giải trong khoảng VGA (640 x 480 pixels) cho tới 1 thậm chí 2 Megapixel.

GPS

: Với sự phổ biến của các hệ thệ thống định vị GPS sử dụng trong ô tô, một số các nhà sản xuất (điển hình như Garmin International) đã sản xuất PDA có gắn thiết bị nhận GPS và các phần mềm định vị kèm theo nhằm cung cấp hướng dẫn bản đồ và định vị bằng giọng nói. Tuy nhiên, bạn không thể có cả hai GPS và Wi-Fi ở cùng một máy. Nếu bạn muốn, bạn có thể mua riêng bộ nhận GPS và phần mềm, sau đó cắm thiết bị vào khe CompactFlash hoặc SD Card trên PDA hoặc thông qua Bluetooth.

Nếu bạn đang cần một điện thoại và một PDA, bạn nên xem xét khả năng mua một thiết bị hỗn hợp PDA/phone để tránh việc phải mang cả hai thiết bị riêng lẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 Một số hướng dẫn khi mua PDAMua loại đơn giản

: ·

 

Chọn hệ điều hành: Nếu bạn chỉ đơn giản quản lý lịch các cuộc gặp, danh sách liên hệ và danh sách việc cần làm khi bạn không có máy tính ở bên cạnh, cách tốt nhất là dùng thiết bị sử dụng Palm OS hạng trung như Palm Z22. ·

 

Chi thêm một chút cho bộ nhớ hoặc một khe mở rộng: Như vậy bạn luôn có thể thêm phần mềm mới hoặc ảnh hoặc nhạc sau này. ·

 

Nâng cao khả năng của PDA với các phần mềm khác: Hàng nghìn phần ứng dụng đã được viết cho Palm PDA và có thể tải từ trang website PalmGear.com. Loại cao cấp với nhiều tính năng

: ·

 

Chọn hệ điều hành: Do quan hệ với Windows, các thiết bị sử dụng Windows Mobile đang được ủng hộ nhiều hơn từ phía các công ty. Nhưng các thiết bị Palm mới nhất như Treo 650 đang nổi lên vì chúng có gắn điện thoại di động, khả năng nghe nhạc và xem video, và hiển thị ảnh kỹ thuật số. Như vậy, khi chọn lựa vấn đề cốt lõi vẫn là do cảm nhận riêng của bạn về máy. Các loại PDA dùng Palm OS thì dễ sử dụng hơn trong khi các PDA Windows có giao diện đẹp hơn khi dùng với các ứng dụng máy tính như Microsoft Office. ·

 

Mua một thẻ lưu trữ: Thẻ CompactFlash và SD cho phép bạn lưu trữ nhạc hoặc video để xem hoặc nghe trên PDA. CompactFlash rẻ hơn SD và kích thước cũng to hơn. ·

 

Giữ kết nối: PDA với Wi-Fi, một điện thoại di động tích hợp, hoặc/ và Bluetooth sẽ giúp bạn xử lý công việc nhiều hơn mà không cần nhiều dây. Nếu bạn dự định quản lý email hoặc lướt Web khi đang đi trên đường, hãy nhớ những lựa chọn trên khi chọn mua máy.

 

Wifi hay Wimax?

 

 

Wifi hay Wimax?

 


Wi-Fi cho mọi người đã trở thành mục tiêu của một vài thành phố. Mục tiêu là giúp mọi người có thể tiếp cận Internet tốc độ cao, để từ đó chính quyền địa phương có thể chuyển sang cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến thay vì theo các phương pháp truyền thống. Khách sạn vẫn là nơi có nhiều điểm truy cập Wi-Fi nhất với hơn 60.000 điểm truy cập trên toàn thế giới.

Theo một dự báo của trung tâm nghiên cứu Infonetics, doanh thu của điện thoại Wi-Fi sẽ lên đến gần 1.9 triệu đô la vào năm 2009. Ngoài ra, các chuyên gia còn dự đoán thị trường chipset WLAN sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng đột biến trong vài năm tới. Doanh số bán ra của thị trường này sẽ tăng từ 140 triệu bộ chip vào năm 2005 lên 430 triệu vào năm 2009, theo dự báo của hãng nghiên cứu In-Stat.

Tuy nhiên, sự ra đời của WiMAX làm nảy sinh một câu hỏi: liệu WiMAX có đe dọa đến sự phát triển của Wi-Fi? Nhưng đến nay đó không là vấn đề đáng băn khoăn nữa, các nhà cung cấp hầu như đã công nhận khả năng bổ trợ về mặt công nghệ và thiết kế của Wimax cho các tính năng hấp dẫn và tiện lợi của Wi-Fi. ở giai đoạn mới phát triển WiMAX được thiết kế dựa trên chuẩn IEEE để cung cấp backhaul tối ưu cho các điểm truy cập Wi-Fi.

Sự bổ trợ này thực sự hiệu quả khi Wi-Fi hoạt động tổi ưu nhất tại những nơi có mật độ người sử dụng cao trong một vùng phủ sóng hẹp (100 m2) với lưu lượng kết nối lớn thì WiMAX có thể cung cấp khu vực truy cập không dây băng thông rộng lớn hơn với tốc độ cao và vùng phủ sóng rộng.

WiMax hay 3G ?

Cho đến nay trên thế giới vẫn còn tồn tại những luồng ý kiến trái ngược nhau về việc nên lựa chọn 3G hay WiMax cho mobile. Một số ý kiến cho rằng công nghệ Wimax và 3G đều cung cấp băng thông rộng không dây qua sóng radio để phát triển những công nghệ vượt trội, vậy tại sao các nhà cung cấp cần Wimax khi có đã công nghệ 3G? Một số nhà cung cấp khác cũng đặt câu hỏi: tại sao họ đầu tư rất nhiều chi phí vào hệ thống mạng 3G khi Wimax vẫn có thể cung cấp các dịch vụ băng thông rộng không dây với chi phí thấp hơn.

Theo sự đánh giá của các nhà cung cấp, nếu nhà khai thác hướng vào thoại thì 2G và 3G là lựa chọn tốt, nếu nhà khai thác hướng vào cung cấp dịch vụ thuê bao băng rộng dữ liệu thì Wimax là lựa chọn tốt. Nếu dùng 3G để mở rộng vùng phủ sóng của truy nhập dữ liệu thì sẽ rất tốn kém còn nếu dùng wimax để kéo dài vùng phủ sóng của thoại thì cũng tốn kém.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng cả 2 công nghệ này sẽ hỗ trợ hiệu quả cho di động băng thông rộng không giới hạn hiện đang rất phát triển hiện nay. Và cả hai công nghệ đều là hai mắt xích quan trọng trong nền tảng kiến trúc mạng tổng thể, sẽ đáp ứng nhu cầu liên lạc di động băng thông rộng không giới hạn.

Nếu như Wimax là công nghệ được tối ưu hóa cho việc truyền dữ liệu tốc độ cao cho người sử dụng các dịch vụ cố định và di động thì 3G lại được tối ưu hóa cho dịch vụ giọng nói, truyền dữ liệu chậm hơn đối với người sử dụng cần di chuyển ở một tốc độ nhất định trong khu vực phủ sóng.

Tất nhiên, không có lý do gì Wimax không thể được sử dụng cho các ứng dụng thoại di động đặc biệt là khi có sự xuất hiện của thoại IP và có sự hỗ trợ của các phiên bản Wimax di động. Cũng giống như vậy, 3G có thể được sử dụng để kết nối dữ liệu tốc độ cao.

Di động không giới hạn

Mỗi một công nghệ đều có những thế mạnh riêng, một công nghệ cho dù đó là 3G cũng không thể giải quyết được tất cả các nhu cầu phát triển mạng vì thế tốt nhất là nên tận dụng thế mạnh của nhiều công nghệ. Di động không giới hạn là mục tiêu và nâng cao khả năng tích hợp giữa các mạng là chiến lược của Motorola nhằm bảo đảm cho người sử dụng truy cập mọi lúc, mọi nơi.

Ngoài cơ sở hạ tầng mạng và băng tần sử dụng, chúng ta cần phải phát triển các thiết bị ứng dụng Wimax di động cho người sử dụng cuối cùng và nâng cao khả năng tích hợp giữa mạng của các nhà khai thác.

Motorola cũng đang tích cực hợp tác với các bên liên quan để đảm bảo khả năng tích hợp tốt giữa các mạng. Tháng 5/2006, Motorola thông báo mạng WiMAX wi4 (di động không dây thế hệ 4G) của Motorola có khả năng tải các dịch vụ truyền thông đa phương tiện và xem video qua máy tính xách tay sử dụng card PCMCIA có tích hợp con chip 802.16e của Beceem Communications.

Tháng 10/2005, Motorola cũng đã hợp tác với Intel để đẩy nhanh sự phát triển của WiMAX và nâng cấp Wimax di động dựa trên chuẩn IEEE 802.16e cho các ứng dụng cố định và băng thông rộng không dây.

Ngoài ra để cùng hợp tác phát triển các chuẩn WiMAX, các công ty trên cũng cùng nhau thử nghiệm khả năng tích hợp các máy điện thoại di động của Motorola, các thiết bị mạng và thiết bị đầu cuối cho khách hàng với các sản phẩm của Intel.

Đồng thời với việc tiếp tục tiên phong phát triển công nghệ Wimax, dòng giải pháp băng thông rộng không dây MOTOwi4TM – cùng với tầm nhìn di động không giới hạn của Motorola – sẽ đảm bảo một tương lai kết nối rộng mở tới người tiêu dùng – với các dịch vụ viễn thông giá rẻ giúp họ luôn được kết nối băng thông rộng không dây không giới hạn, mọi nơi, mọi lúc.

HƯỚNG DẪN CÀI iTune CHO L7, V3I(R479),V360!

 

HƯỚNG DẪN CÀI iTune CHO L7, V3I(R479),V360!

Tiến Hành Cài Ðặt Và Chỉnh Sửa: 

*Lưu ý: đã tested L7 = 100% OK, đối với V3i(R479) = con được, con không ( chưa có nhiều máy để biết nguyên nhân)
*Chúc các bạn thành công.

Kết nối phone với PC ở chế độ data/fax
1/ D
ùng MotoMidMan để cài itunes cho L7
2/ Sau khi cài itunes, ấn phải chuột vào itunes trên MotoMidman chọn thuộc tính “Attributes” là Corelet, rồi Restart lại phone.
3/ Tiếp theo > connect phone với PC ở chế độ memory card và mở Mototunes
Click Action và scan mobile
Nếu phone đã có sẵn file mp3 trong thẻ, tiếp tục chọn Update Mobile…
và 1 folder itunes cùng các playlist file sẽ được tạo trong thẻ nhớ
Lúc n
ày icon itunes vẫn ko hiển thị được trong menu
Tuy nhi
ên ta có thể khắc phục bằng cách tạo short cut (gán phím tắt) để mở itunes.

Cách tạo shortcut cho itunes:

Tạo 5 shortcut trước khi ghi đè seem, cách tạo Shortcut: > Menu / tiện ích / phím tắc / tạo mới…(đến đấy thì các bạn sẽ biết tạo shortcut thoa tác thế nào rồi) > VD:
1)Webaccess Browser(vào Web)
2)Alarm(nhắc nhở)
3)Phone Book(danh bạ)
4)Ringtones(kiểu chuông)
5)USB Settings(cài đặt USB) -> sẽ được thay bằng shortcut của itunes khi ghi đè seem

Ghi đè file 0002_0005.zip seem file
(phải lưu lạii file gốc của 0002_0005 seem đề phòng bất trắc)

Xử lý seem: mở MotoKit
Click Seem
Press 0002 at No
Press 0005 at Rec
Click save to file to backup you original seem
Click Upload and choose the file i link to you 0002_0005.zip
Save and restart…

Ðể mở itunes ta dùng phím nóng MENU + 5
Việc dùng itunes các bạn sẽ thấy nhanh hơn khi dùng Digital Audio Player và có khi còn nhanh hơn cả mở bằng Original sound player

Nếu có xảy ra lỗi bạn nên thay bằng file 0032_0001.seem dưới dây (khi dùng cho Malaysia/UK or Bootloader 08.D0 )
http://www.cyguru.com/0032_0001.seem
http://www.cyguru.com/0002_0005.seem

Keo gắn và phương pháp cạy keo IC

Keo gắn và phương pháp cạy keo IC

 

 

 

Vì sao nhà sản xuất phải đổ keo :
– Một l
à tạo thành một màn chắn đề phòng các tác động điện trường do người sửa chữa vô ý chạm vào dễ gây “sốc” tĩnh điện làm hỏng MOSFET tập trung chủ yếu trong CPUFLASH
– Hai là để chống hơi nước chui vào ngưng đọng trong gầm IC làm ngắn mạch dẫn gây rối loạn tín hiệu xoay chiều, làm ngắn mạch điện một chiều- nếu nhẹ thì máy bị treo, nặng thì bị chập, gây nguy hiểm cho các linh kiện lân cận.
– Ba là tạo thành chất liên kết gắn chặt linh kiện với main giúp chúng không rung khi bị chấn động mạnh, nhờ vậy mà các mối hàn không bị bong gây sự cố hệ thống mạch. Tất nhiên đây chỉ là tác dụng thứ yếu.
Như vậy người ta chỉ đổ keo phòng vệ cho những IC hoặc vùng nhạy cảm với trường tĩnh điện dễ gây rối loạn hệ thống , mà trong ĐTDĐ thì đầu mối của hệ thống điều khiển chính là CPU, bởi vậy người ta chỉ cần bảo an cho khu vực này là đủ an toàn.
Nhược điểm của keo là dẫn nhiệt rất kém khi đã bão hòa, độ thẩm thấu cao nên bám dính chặt, tiết diện các mạch in lại nhỏ, lực bám bề mặt thấp nên keo dễ trở thành tác nhân làm đứt mạch, thậm chí nhiệt độ môi trường thay đổi làm keo dãn nở đột ngột cũng đủ lực làm các mạch in này bị đứt.
T
ùy hãng sản xuất người ta sử dụng các loại keo khác nhau và chúng đều là những hợp chất chống oxi hoá cao, thường là epoxi được hoá hợp bằng công thức ức chế bão hoà. Keo này khi còn mềm dẫn nhiệt tốt hơn, nhưng máy đã cũ thì nó vẫn bị “lão hoá”, trở nên “cứng” và bởi vậy chúng càng lì lợm hơn với nhiệt – khác với NOKIA, ngay từ khi xuất xưởng keo đã được bão hòa “cứng”. Riêng keo gắn trên MOTOROLA có gốc là Polime giống như keo “502” bán trên thị trường, có vẻ “dắn” nhưng lại dễ cạy hơn các loại trên .
Trước khi quyết định “cạy keo” nhất thiết ta phải thám sát “độ” cứng của keo, nếu chúng đã cứng thì xác xuất rủi do rất cao:Ta dùng kim ấn nhẹ trên lớp keo, nếu thấy kim xuyên được vào trong keo thì keo còn mềm; ngược lại thì keo đã bị “già”. Ta phải thật cẩn thận vì đang phải đối mặt với rủi do cao. Hơn nữa hầu hết keo đổ trên điện thoại đều có cấu trúc mạng phân tử có tính hiệu ứng nhiệt – nhiệt tác dụng vào keo càng tăng; thời gian nhiệt tác dụng càng lâu- sau khi nguội nó càng cứng và càng “lì”- nếu chúng ta xử trí không đúng và nhanh trong lần đầu thì càng về sau càng khó khăn hơn.
V
ì sao ta phải “cạy” keo:
– Một, keo là loại vật liệu tạo ra môi trường dẫn nhiệt chậm, khối lượng càng lớn dẫn nhiệt càng hạn chế, vậy phải làm cho môi trường này thay đổi để dẫn nhiệt tốt hơn bằng cách phải cạy bớt chúng ra để giảm bớt khối lượng, tạo điều kiện cho nhiệt tác động nhanh vào mối hàn trong gầm IC. Tránh được nguy cơ các linh kiện trong IC phải chịu lưu nhiệt lâu hơn làm cho cấu trúc bên trong IC bị”om”, sinh ra dò rỉ, thậm chí bị chập
– Hai, do keo là chất bám dính chặt, nên phải phá vỡ cấu trúc của chúng để khi nhấc IC ra thì keo không còn đủ “lực” kéo đứt mạch in.
Thực chất việc cạy keo l
à ta loại bớt khối lượng keo để tăng nhanh thời gian dẫn nhiệt vào chân IC, tránh nguy cơ IC bị chết và đứt mạch in.
Quá tr
ình cạy keo phải diễn ra làm 2 bước:
Bước1 là dùng mỏ hàn để “dọn” keo xung quanh IC :
Đây là bước mở đầu quan trọng nếu bạn không chịu khó rèn luyện kỹ năng thì thường hay làm đứt mạch in ngay trong bước 1 này. Kỹ năng đó là phải định được lực tác động lên lớp keo: Nếu “dũi” quá mạnh mũi mỏ hàn sẽ “bập” vào mạch in làm đứt chúng; nếu quá nhẹ không đủ lực cho mũi mỏ hàn chui vào bên trong lớp keo, kết quả là không những không cạy được keo lên mà nhiệt mỏ hàn còn “tôi” cho keo cứng thêm.
Để hạn chế rủi ro trên, trước hết ta phải chắc chắn mỏ hàn “dũi” keo đã được sửa “tù” đầu và tuyệt đối không có cạnh sắc. Nhiệt độ để mỏ hàn có thể làm “vỡ” keo thường phải cao hơn mức hàn bình thường. Trước khi thao tác nhất thiết phải gá main thật chắc chắn , chọn góc nghiêng mỏ hàn thích hợp, hành động phải chậm dãi và tự tin, đường “dũi” phải bám, tránh trơn trượt rất nguy hiểm.
Dũi bỏ tuần tự từ ngo
ài vào trong từng “vòng” một cho keo “trồi” lên từng lớp mỏng, đủ để quan sát rõ mạch in thì dừng lại vệ sinh sạch vết cạy, quá trình cạy không được nóng vội tham “bóc” mảng lớn.
Khi sát “gờ” IC th
ì dùng kim tạo rãnh hướng nhiệt và chuyển sang bước 2 là lấy IC ra khỏi main:
Bạn dùng mỏ khò giảm nhiệt và gió tới mức đủ làm nóng già main ( thường tại điểm tiếp cận có nhiệt độ ~ 100 độ C ) vát đầu khò nghiêng xung quanh cạnh IC- Đây là giai đoạn khò ủ nhiệt, bạn không được khò trực tiếp lên “mặt” IC, cứ đảo đều khò như vậy cho đến khi cảm thấy IC nóng già thì bạn tăng nhiệt và gió lên bằng nhiệt độ khò thông dụng – tiếp tục khò xung quanh IC đến khi cảm thấy keo “sủi” lên, đảo nhanh mỏ khò và khò tròn đều trên mặt – từ từ dùng “panh” nghiêng IC và lùa nhanh nhiệt vào gầm rồi lại từ từ “gắp” IC ra ngoài. Mọi sự thành bại là nằm trong thời điểm “từ từ” này, mọi sự nóng vội và thiếu tinh tế đều có thể làm đứt hàng loạt chân IC và mạch in dưới gầm, tất nhiên việc câu lại nó đều tiềm ẩn một loạt rủi ro kế tiếp và thường được kết thúc bằng hiện tượng không bật lên nguồn.

Để tạo trạng thái thoải mái khi làm việc là một thủ pháp tâm lý mà bất cứ người thợ kỹ thuật nào cũng phải rèn luyện. Trước hết ta phải xác định được loại IC phải xử lý có bán sẵn trên thị trường không, tiếp đó ta phải đàm phán với khách hàng cùng chia sẻ rủi ro và đặc biệt là họ cảm nhận và thông cảm được với năng lực kỹ thuật của ta. Nếu mọi chuyên suông sẻ thì tự nó sẽ tạo cho ta nội tâm thoải mái, nếu ngược lại- phải dứt khoát từ chối sửa chữa. Hám lợi và sĩ diện trong trường hợp này thì chỉ làm tổn thương đến uy tín và kinh tế của chính ta.
Cụ thể trong trường hợp trên, nếu đã mua được IC thì ta yên tâm và nếu có khò quá nhiệt, ta vẫn sẵn có IC để thay thế. Vấn đề còn lại là chọn giải pháp cạy, ở
đây nên chọn giải pháp bảo toàn main, có nghĩa là khò thật nóng IC, đến mức keo hoá lỏng để dễ nhấc IC ra, tránh được tình trạng thiếc và keo bị”sống” kéo cả mạch in lên. Tuyệt đối tránh tâm lý vừa cạy vừa sợ.
Vậy ta sợ những g
ì:
– Sợ quá nhiệt và khò lâu, khò nhiều lần làm IC bị chết.
– Sợ keo còn sống, gắp IC ra sẽ làm đứt mạch in.
– Sợ nếu IC chết liệu có m
à mua không.
– Sợ nếu mạch in đứt thì có câu được không..
V
à vân vân những cái sợ viển vông khác ám ảnh người thợ. Vậy thì ta phải đẩy tất cả các cái sợ này ra khỏi “tư duy” . Kinh nghiệm của tôi là: Ta càng sợ thì tay chân càng lóng ngóng càng gặp rủi ro cao-và phải rèn luyên thói quen “Sợ làm mắc nợ”- Muốn vậy chỉ có con đường duy nhất đúng là không ngừng rèn luyện kỹ năng để kiểm soát tốt hành vi bằng cảm nhận đúng. Và bởi vậy cách cạy keo an toàn nhất là không ngừng luyện bàn tay cho dẻo, luyện tư duy bền bỉ để có những thao tác chuẩn xác kịp thời khi lấy IC ra. Các cụ dạy “Nhất nghệ tinh” chính là vậy.
Trong trường hợp ngược lại ta nên đàm phán với khách hàng với thái độ thiện chí.

Kỹ năng thao tác cách sử dụng máy khò – hàn linh kiện

 

K năng thao tác cách s dng máy khò – hàn linh kin

anh em mới vào nghề hay quan tâm đến cách sử dụng máy khò . vậy em xin hướng dẫn cách sử dụng máy khò . mong rằng sẽ giúp ích được nhiều anh em

trên forum
Máy khò :
Máy khò được cấu tạo từ 2 bộ phận có quan hệ hữu cơ :
1- Bộ sinh nhiệt có nhiệm vụ tạo ra sức nóng ph
ù hợp để làm chảy thiếc giúp tách và gắn linh kiện trên main máy an toàn. Nếu chỉ có bộ sinh nhiệt hoạt động thì chính nó sẽ nhanh chóng bị hỏng.
2- Bộ sinh gió có nhiệm vụ cung cấp áp lực thích hợp để đẩy nhiệt vào gầm linh kiện để thời gian lấy linh kiện ra sẽ ngắn và thuận lợi.
Nếu kết hợp tốt giữa nhiệt và gió sẽ đảm bảo cho việc gỡ và hàn linh kiện an toàn cho cả chính linh kiện và mạch in giảm thiểu tối đa sự cố và giá thành sửa chữa máy.
*Giữa nhiệt và gió là mối quan hệ nghịch nhưng hữu cơ: Nếu cùng chỉ số nhiệt, khi gió tăng thì nhiệt giảm, và ngược lại khi gió giảm thì nhiệt tăng. Để giảm thời gian IC ngậm nhiệt, người thợ còn dùng hỗn hợp nhựa thông lỏng như một chất xúc tác vừa làm sạch mối hàn vừa đẩy nhiệt “cộng hưởng” nhanh vào thiếc. Như vậy muốn khò thành công một IC bạn phải có đủ 3 thứ : Gió;nhiệt; và nhựa thông lỏng
*Việc chỉnh nhiệt và gió là tuỳ thuộc vào thể tích IC ( chú ý đến diện tích bề mặt) và thông thường linh kiên có diện tích bề mặt càng rộng thì lùa nhiệt vào sâu càng khó khăn-nhiệt nhiều thì dễ chết IC; gió nhiều thì tuy có thể lùa nhiệt sâu hơn nhưng phải bắt IC ngậm nhiệt lâu. Nếu qúa nhiều gió sẽ làm “rung” linh kiện, chân linh kiện sẽ bị lệch định vị, thậm chí còn làm “bay” cả linh kiện…
*Đường kính đầu khò quyết định lượng nhiệt và gió. Tùy thuộc kích cỡ linh kiện lớn hay nhỏ mà ta chọn đường kính đầu khò cho thích hợp, tránh quá to hoặc quá nhỏ: Nếu cùng một lượng nhiệt và gió, đầu khò có đường kính nhỏ thì đẩy nhiệt sâu hơn, tập trung nhiệt gọn hơn, đỡ “loang” nhiệt hơn đầu to, nhưng lượng nhiệt ra ít hơn, thời gian khò lâu hơn. Còn đầu to thì cho ra lượng nhiệt lớn nhưng lại đẩy nhiệt nông hơn, và đặc biệt nhiệt bị loang làm ảnh hưởng sang các linh kiện lận cận nhiều hơn.
Trước khi khò nhiệt ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau:– Phải che chắn các linh kiện gần điểm khò kín sát tới mặt main để tránh lọt nhiệt vào chúng , tốt hơn là nên dùng “panh” đè lên vật chắn để chúng không bồng bềnh.

– Nên cố gắng cách ly các chi tiết bằng nhựa ra khỏi main.
– Nếu trên main có CAMERA thì phải bỏ chúng ra bảo quản riêng. Nếu vô ý để vật kính CAMERA tiếp cận với nhiệt và hoá chất thì nó sẽ bị biến tính.
– Tuyệt đối không được tập trung nhiệt đột ngột và lâu ở một vùng, cũng không nên giải nhiệt quá nhanh sẽ xảy ra hiện tượng giãn nở đột ngột làm mạch in bị “rộp”. Nếu nặng thì main còn bị cong, vênh dẫn đến “rạn” ngầm mạch in
– Khi định vị main bằng bộ gá, không được ép quá chặt, khi kh
ò nhiệt độ sẽ làm cho main bị biến dạng.
– Nếu thay cáp, chỉ khò vào cáp khi bề mặt cáp đã nằm đồng nhất trên mặt phẳng. Nếu phải uốn trong khi khò thì không được để cáp cong quá 45 độ. Chất phủ mạch dẫn sẽ bị dạn đứt khi cáp nguội.
– Khi tiếp cận m
àn hình nhớ che chắn kỹ, và phải khò vát từ phía trong ra, tránh hướng đầu khò vào màn hình; nếu có thể bạn nên dùng mỏ hàn, tuy có lâu nhưng an toàn.
Để giúp việc khò hiệu quả, người ta thường phải dùng dung môi hỗ trợ là nhựa thông lỏng. Đây là hỗn hợp “Bu tin” và nhựa thông, nó có đặc tính vừa dẫn nhiệt rất nhanh vừa “cộng hưởng” nhiệt rất tốt. Nếu ta khò mà không có nhựa thông thì thời gian khò dài hơn, linh kiện sẽ ngậm nhiệt lâu hơn dễ gây chết linh kiện nhiều hơn. Nhưng nếu lạm dụng nó thì nhiều khi nó lại là tác nhân gây hỏng linh kiện do ta để chúng loang sang các linh kiện khác, hoặc quét quá nhiều khi đạt nhiệt độ sôi, nó sẽ đội linh kiện lên làm sai định vị chân.

Việc khò linh kiện được chia làm 2 giai đoạn :
Giai đoạn lấy linh kiện ra:
Giai đoạn n
ày ai cũng cố không để nhiệt ảnh hưởng nhiều đến IC, giữ IC không bị chết.Do vậy tạo tâm lý căng thẳng dẫn đến sai lầm là sợ khò lâu; sợ tăng nhiệt dẫn đến thiếc bị “sống” làm đứt chân IC và mạch in.
Để tránh những sự cố đáng tiếc như trên, ta phải nhất quán các quy ước sau đây:
– Phải giữ bằng được sự to
àn vẹn của chân IC và mạch in bằng cách phải định đủ mức nhiệt và gió, khò phải đủ cảm nhận là thiếc đã “chín” hết
– Gầm của IC phải thông thoáng, muốn vậy phải vệ sinh sạch xung quanh và tạo “hành lang” cho nhựa thông thuận lợi chui vào .
– Nhựa thông lỏng phải ngấm sâu vào gầm IC , muốn vậy dung dịch nhựa thông phải đủ “loãng”- Đây chính là nguy cơ thường gặp đối với nhiều kỹ thuật viên ít kinh nghiệm.
– Khi khò lấy linh kiện chúng ta thường phạm phải sai lầm để nhiệt thẩm thấu qua thân IC rồi mới xuống main. Nếu chờ để thiếc chảy thì linh kiện trong IC đã phải “chịu trận” quá lâu làm chúng biến tính trước khi ta gắp ra. Để khắc phục nhược điểm chí tử này, ta làm như sau: Dùng nhựa thông lỏng quét vừa đủ quanh IC , nhớ là không quét lên bề mặt và làm loang sang các linh kiện lân cận. Theo linh cảm, các bạn chỉnh gió đủ mạnh “thúc” nhựa thông và nhiệt vào gầm IC-Chú ý là phải khò vát nghiêng đều xung quanh IC để dung dịch nhựa thông dẫn nhiệt sâu vào trong.
Khi cảm nhận thiếc đã nóng già thì chuyển “mỏ” khò thẳng góc 90◦ lên trên, khò tròn đều quanh IC trước (thường “lõi” của nó nằm ở chính giữa), thu dần vòng khò cho nhiệt tản đều trên bề mặt chúng để tác dụng lên những mối thiếc nằm ở trung tâm IC cho đến khi nhựa thông sôi đùn IC trồi lên , dùng “nỉa” nhấc linh kiện ra
Kỹ năng này đặc biệt quan trọng vì IC thường bị hỏng là do “già” nhiệt vùng trung tâm trong giai đoạn khò lấy ra. Tất nhiên nếu “non” nhiệt thì thiếc bị “sống”- khi nhấc IC nó sẽ kéo cả mạch in lên, thì đây mới chính là điều kinh khủng nhất.
Giai đoạn gắn linh kiện vào:
– Trước tiên làm vệ sinh thật sạch các mối chân trên main, quét vừa đủ một lớp nhựa thông mỏng lên đó. Xin nhắc lại: Nhựa thông chỉ vừa đủ tạo một lớp màng mỏng trên mặt main. Nếu quá nhiều , nhựa thông sôi sẽ “đội” linh kiện lên làm sai định vị. Chỉnh nhiệt và gió vừa đủ → khò ủ nhiệt tại vị trí gắn IC. Sau đó ta chỉnh gió yếu hơn (để sức gió không đủ lực làm sai định vị). Nếu điều kiên cho phép, lật bụng IC khò ủ nhiệt tiếp vào các vị trí vừa làm chân cho nóng già→ đặt IC đúng vị trí (nếu có thể ta dùng dùi giữ định vị) và quay dần đều mỏ khò từ cạnh ngoài vào giữa mặt linh kiện.
-. Nên nhớ là tất cả các chất bán dẫn hiện nay chỉ có thể chịu được nhiệt độ khuyến cáo (tối đa cho phép) trong thời gian ngắn (có tài liệu nói nếu để nhiệt cao hơn nhiệt độ khuyến cáo 10 % thì tuổi thọ và thông số của linh kiện giảm hơn 30%). Chính vì vậy cho dù nhiệt độ chưa tới hạn làm biến chất bán dẫn nhưng nếu ta khò nhiều lần và khò lâu thì linh kiện vẫn bị chết.Trong trường hợp bất khả kháng (do lệch định vị, nhầm chiều chân…) ta nên khò lấy chúng ra ngay trước khi chúng kịp nguội.
Tóm lại khi dùng máy khò ta phải lưu ý:
– Nhiệt độ làm chảy thiếc phụ thuộc vào thể tích của linh kiện, linh kiện càng rộng và dày thì nhiệt độ khò càng lớn-nhưng nếu lớn quá sẽ làm chết linh kiện.
– Gió là phương tiện đẩy nhiệt tác động vào chân linh kiện bên trong gầm, để tạo thuận lợi cho chúng dễ lùa sâu, ta phải tạo cho xung quanh chúng thông thoáng nhất là các linh kiện có diện tích lớn.Gió càng lớn thì càng lùa nhiệt vào sâu nhưng càng làm giảm nhiệt độ, và dễ làm các linh kiện lân cận bị ảnh hưởng. Do vậy luôn phải rèn luyện cách điều phối nhiệt-gió sao cho hài hoà.
– Nhựa thông vừa là chất làm sạch vừa là chất xúc tác giúp nhiệt “cộng hưởng” thẩm thấu sâu vào gầm linh kiện, nên có 2 lọ nhựa thông với tỷ lệ loãng khác nhau. Khi lấy linh kiện thì phải quét nhiều hơn khi gắn linh kiện, tránh cho linh kiện bị “đội” do nhựa thông sôi đùn lên, nếu là IC thì nên dùng loại pha loãng để chung dễ thẩm thấu sâu.
– Trước khi thao tác phải suy luận xem nhiệt tại điểm kh
ò sẽ tác động tới các vùng linh kiện nào để che chắn chúng lại, nhất là các linh kiện bằng nhựa và nhỏ.
-Các linh kiện dễ bị nhiệt làm chết hoặc biến tính theo thứ tự là : Tụ điện, nhất là tụ một chiều; điốt; IC; bóng bán dẫn; điện trở…
Đây l
à vấn đề rộng đòi hỏi kỹ thuật viên phải luôn rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm-Bởi chính nhiệt là 1 trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của phần cứng, để chúng tiếp cận với nhiệt độ lớn là việc “vạn bất đắc dĩ”, bởi vậy kỹ năng càng điều luyện càng tốt !

 

 

Hướng dẫn cách dùng Soft BackUp Contact trên S60

Hướng dn cách dùng Soft BackUp Contact trên S60

 

Nhiều bạn khi 4mat máy…. nhưng ko biết hoặc “lơ mơ” về cách sử dụng Soft BackUp Contacts (dùng để sao lưu số điện thoại ở Contact). Vậy mình sẽ giới thiệu các bước BackUp (gồm 2 phần Export(sao lưu Contact) và Import(nhập lại Contact) cho các bạn :

I. Export :

– Vào chương trình BackUp Contact
Làm như hình :

Vào Export Sel

Chọn Select All

Sau khi Select All. Ấn Option \ Export \to Local File

Chọn ổ để chứa File sau khi BackUp (C : bộ nhớ máy ; E : bộ nhớ thẻ nhớ ). Sau này các bạn 4mat máy , nên các bạn phải chọn bộ nhớ thẻ

Sau khi các bạn chọn ổ để chứa File , các bạn chon tiếp Folder để nhớ File BackUp đó (để các bạn tiện theo dõi mình đã mở Folder “Sao lưu Contact” trên máy của mình)

Sau khi chọn các bạn ấn Ok. Vậy là máy sẽ tự sao lưu BackUp vào thẻ của mình (với cách làm của mình thì File BackUp Contact sau này sẽ nằm ở E:\Sao luu Contact )

Đây là hình ảnh File sau khi mình BackUp ra thẻ nhớ 123.vcf (tên File mình lấy là 123 , còn *.vcf là sau khi BackUp Contact sẽ có thêm *.vcf)

Vậy là đã xong quá trình Export

II. Import

Vào chương trình BackUp Contact :

Chọn Import Sel \ from Local File. Rồi các bạn tìm file lúc nãy BackUp ở đâu thì vào đó

(lúc nãy mình để ở E:\Sao luu Contact , vậy mình chỉ việc vào đó là thấy ). Sau khi đã tìm đc các bạn ấn Open , lúc này máy sẽ chạy vào hiện chứ “Preparing Contact”

Khi “Preparing Contact” các bạn ấn Options\Select All

Sau khi ấn Select All các bạn vào lại Options\Import. Chạy xong máy sẽ báo…… Contacts Successfully Imported…….

Vậy là quá trình Import của các bạn đã xong. Giờ các bạn vào Contact kiểm tra lại nhé

PS : Có thể do lúc Post bài “Hướng dẫn sử dụng…” có 1 vài “sai sót” nhỏ , “ngôn ngữ” ko đc dễ hiểu…….Nếu sai mong các bạn bỏ qua

 

kinh nghiệm sử dụng phím tắt của Sony Ericsson P1

Bài viết chia sẻ kinh nghiệp về việc sử dụng phím tắt của Sony Ericsson P1 giúp bạn thao tác với các chức năng của chiếc điện thoại mới nhất sử dụng hệ điều hành Symbian UIQ 3.0 của Sony. Bài viết sẽ được cập nhật liên tục trong diễn đàn. Nếu bạn có những khám phá mới hơn trong các thao tác phím tắt, xin chia sẻ cùng mọi người.

1/. Trở về màn hình Standby từ màn ứng dụng bất kỳ: Nhấn và giữ phiếm Back (bên hông máy)

2/. Khóa phiếm: Từ màn hình “Standby” nhấn và giữ phiếm Back (bên hông máy). Cách khác, nhấn phiếm có hình chìa khóa (bên trái phiếm *) rồi tap vào “Lock” hoặc “Unlock”.

3/. Đổi phiếm tắt @ bên hông máy để chuyến nhanh đến một số ứng dụng. Mặc định là mở Web, nên đổi thành “Main menu” hoặc “Stand by” hoặc “Media player” (Lưu ý là khác với P990, P1 không có phiếm tắt cho Media player)

4/. Tập hợp 1 số phiếm tắt trong ứng dụng Camera:

·

0: Camera Settings

·

1: Frame Size

·

2: Shoot Mode

·

3: Zoom Out

·

4: Auto Focus

·

6: Zoom In

·

7: Night Mode

·

*: Light

·

#: Display
5/. Trong hầu hết ứng dụng, phiếm Backspace (<-) có thể dùng để xóa nhanh (thay vì vào more > delete)

6/. Khi chạy c/trình SE Update, thay vì nhấn phiếm C có thể nhấn phiếm @ bên hông máy

Các bước nâng cấp âm thanh dòng P2K

 

Các bước nâng cấp âm thanh dòng P2K

Nâng cấp V3

–> Nên…..Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tăng volume cho các điện thọai MOTOROLA P2k ( Vxxx ,V3, E398 ….)

1/ Download Motorolap2ktool về giảI nén ra.

2/ Cắm cáp USB nối điện thoại vào PC.(Nhớ để chế độ data/fax)

Mênu – Setting – Connectivity – Usb – Data/fax

3/ Nếu win đòi driver thì bạn cứ next or chọn đường dẫn đến usbdriverp2k(tốt nhất PC bạn nên cài đặt sẵn PST sẽ có nhiều thuận lợi trong lúc phá dế mình..heee…eee..)

4/ Chạy chương Trình P2Ktools đợi đến khi status đổi thành Connect màu xanh là Mobile đã kết nối PC rồi.

5/ Sau đó click vào Tool -> change Volume

6/ Click “GET” để lấy thông số volume của máy

7/ Sau đó chỉnh lại các thông số lại :

+ Earpiece: Âm của earphone.
+ Inner keypad: Âm phát ra khi bấm phím.
+ Speakerphone: Âm loa ngoài.
+ Ringtone/video: Âm của ringtone , mp3, video…

*Chú ý :
– Không nên chỉnh volume quá 5 nếu không dễ hư loa Và lổi hệ điều hành, ngoại trừ System tone , Nếu hỏng nặng có khi bạn cũng phải flash lại MP của máy , theo tôi bạn chỉ nên chỉnh 3 – 5 là đủ rồi , nhất là
đối với V3 khi đó sẽ nghe to gần như bằng cái Nókia N-Gage.

8/ Sau khi chỉnh xong click Set để Apply sau đó khởi động lại phone bạn sẽ thấy sự khác biệt : âm thanh nghe to hơn , khi đàm thọai cũng nghe rõ hơn


Chúc các bạn thành công…

Tự cài nhạc, hình, phim…lên điện thoại Motorola

Mobile Phone Tool, công cụ quản lý, tùy biến mạnh mẽ cho điện thoại Motorola.

Việc cài một bản nhạc, hình nền, phim từ máy tính trở nên rất đơn giản với Mobile Phone Toon. Hơn thế nữa bạn cũng đẽ dàng làm điều ngược lại, các đoạn ghi âm, hình, đoạn phim mà bạn thực hiện trên đện thoại cũng dễ dàng được chuyển qua máy tính.

Ngoài ra Mobile Phone Tool còn cung cấp chức năng cao cấp hơn, đó là gọi đt, nhắn tin sms, mms trực tiếp từ máy tính của bạn. Bạn có thể dễ dàng chuyển doanh bạn từ máy tính sang điện thoại và ngược lại, kể cả danh bạ lưu trên SIM.

Với giao diện hiện đại, dễ sử dụng Mobile Phone Tool còn cung cấp các công cụ để ban có thể cắt một đoạn nhạc từ một bài hát để làm nhạc chuông, dễ dàng lấy một tấm hình trên máy tính làm hình nền đt. Mọi việc chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Mobile Phone Tool hỗ trợ tất cả các kết nối, cáp USB, Hồng Ngoại, Bluetooth…

Mobile Phone Tool có trong đĩa kèm theo máy của Motorola.
Mobile Phone Tool (MPT) thật đơn giản và tiện lợi.

Sau khi cài đặt từ đĩa, nên cập nhật bản mới nhất. Tổng số tải về là hơn 25Mb.

(1): Sau khi đã chọn đoạn nhạc hay cả một bài hát để bỏ lên máy điện thoại(đt), dùng chức năn này để nhạc lớn dần ở khúc đầu và nhỏ dần ở khúc cuối.
(2): Quản lý hình ảnh giữa đt và máy tính.
(3): Quản lý phim giữa đt và máy tính
(4): Quản lý các tệp trên máy đt
(5): Soạn MMS trên máy tính
(6): Có thể chuyển nhạc trực tiếp từ CD hay từ trên máy tính quá đt
(7): Sau khi làm nhạc xong nhấn “Transfer” để chuyển lên đt