Xếp hàng mua iPhone 4 từ 5h sáng

Anh Huỳnh Phan Duy là người đầu tiên xếp hàng chờ mua iPhone 4 tại siêu thị VinaPhone 80 Nguyễn Du (TP HCM) từ 5h30 sáng nay.

Từ khoảng 7h sáng, các siêu thị phân phối iPhone 4 của Viettel và VinaPhone đã khá đông người xếp hàng. Tất cả đã đăng ký mua máy thông qua trang web nhà mạng.

Tại 80 Nguyễn Du (Quận 1, TP HCM), tờ mờ sáng đã có người tới đợi mua chiếc máy này. Anh Huỳnh Phan Duy, vị khách chờ từ 5h30 sáng cho biết, anh đăng ký trên mạng từ hôm 21/9, nhưng chưa đặt cọc, Anh Duy đang rất hồi hộp để chờ sở hữu chiếc iPhone 4 của nhà mạng hôm nay.

Dưới đây là những hình ảnh đầu tiên về cảnh xếp hàng mua iPhone 4 tại TP HCM.

Gần 7h sáng, khoảng hơn 30 người đã xếp hàng trước siêu thị VinaPhone chờ mua chiếc di động mới nhất từ Apple.

Tất cả những người xếp hàng cho biết, họ đã đăng ký mua iPhone 4 thông qua trang web và cầm theo chứng minh thư, giấy tờ để sẵn sàng làm thủ tục nhận iPhone 4 ngay sáng nay.

Anh Huỳnh Phan Duy (trái), là người đứng ở vị trí số một, anh đến đây lúc 5h30 sáng.

Không khí lúc 7h15.

7h30, VinaPhone bắt đầu mở cửa.

Nokia E5 giá 4,9 triệu tại TP HCM

Chiếc di động mới nhất của dòng E đã xuất hiện tại TP HCM qua đường xách tay với giá 4,9 triệu, rẻ hơn E71 và E72.

E5 là đại diện mới nhất trong các model có bàn phím QWERTY dưới màn hình của E-series. Kế thừa kiểu dáng của các bản E71, E72 và cả E63 giá thấp, E5 trông vuông vắn, bè, máy cần khá chắc tay, vỏ nhựa, nắp pin bằng kim loại. Model này trang bị đầy đủ các kết nối, camera 5 Megapixel.

Bản chính hãng phải tới cuối năm nay mới có mặt chính thức, trong khi bản xách tay đã có hàng với giá gần 4,9 triệu. Ba model dòng E đi trước hiện vẫn bán trên thị trường là E63 (3,6 triệu đồng), E71 (5,3 triệu) và E72 (6,8 triệu).

Dưới đây là hình ảnh “đập hộp” chiếc Nokia E5 phiên bản màu trắng tại TP HCM.

Hộp đựng E5 không khác nhiều so với các bản đi trước, khá lớn và thô.

Máy đi kèm các phụ kiện như  sạc, tai nghe, dây kết nối máy tính, sách hướng dẫn sử dụng.

E5 có kích thước 115 x 58,9 x 12,8 mm, lớn hơn các bản E71, E72 đi trước.

Model này có màn hình 2,36 inch, độ phân giải 320 x 240 pixel, 256 nghìn màu.

Giao diện màn hình Home có đôi chút khác biệt với các bản E-series đi trước, một dãy Menu trượt phía dưới cho phép đi vào các ứng dụng cũng như kết nối mạng xã hội.

Máy sử dụng hệ điều hành Symbian OS 9.3, Series 60 rel. 3.2, vi xử lý tốc độ 600 MHz, kết nối 3G/HSDPA, HSUPA, Wi-Fi, GPS.

Bàn phím QWERTY.

E5 chính hãng phải tới cuối năm mới có hàng.

Cạnh phải của máy với nút tăng giảm âm lượng.

Cạnh trái. Giống như E71, E72, hai phím bấm hai bên máy nằm đối diện có nhiệm vụ bật nắp đậy pin.

Cổng kết nối microUSB, giắc cắm tai nghe 3,5 mm và sạc nằm trên đỉnh.

Phía dưới bản E5 màu trắng.

Mặt sau của máy với nắp đậy pin bằng kim loại.

Camera 5 Megapixel với đèn flash LED được bó khung trong ô, nằm thấp hơn so với vỏ máy.

E5 là chiếc E-series mới nhất được đặt lại tên theo quy định của Nokia gần đây. Tên ban đầu của máy là E5-00, thuộc phân khúc giữa của dòng E. Dự kiến sẽ có các bản E5-01, E5-02 ra mắt trong thời gian tới.

Pin dung lượng 1.200 mAh, thấp hơn E71, E72.

C3 làm náo loạn nhà thi đấu Quân Khu 7

Giống ở ngoài Hà Nội, nhiều người dân trong TP HCM cũng đi xếp hàng mua Nokia C3 với giá rẻ hơn 500 nghìn đồng từ 5 giờ sáng.

Từ 5 giờ sáng đã có hơn 100 người đến xếp hàng ngoài nhà thi đấu Quân Khu 7, chờ đợi. Hai tiếng sau, con số người xếp hàng đã lên tới hàng nghìn người, không khí trở nên sôi động, người đi mua C3 thì rất hào hứng.

Từ sau 8 giờ sáng, những ai đến muộn là bảo vệ không cho vào nữa.

Nhân viên Nokia tư vấn cho khách hàng về điện thoại C3.

Bên trong nhà thi đấu Quân Khu 7, khách hàng lần lượt vào mua C3 với giá gần 2,3 triệu đồng theo hướng dẫn của nhân viên Nokia. Trong vòng mấy tiếng buổi sáng mà lượng máy Nokia dành cho TP HCM đã bán hết veo. Nhiều người phải ra về tay không.

Ảnh chụp bằng Nokia N8 tại TP HCM

Những bức hình chụp Nokia N8 trên đường phố Sài Gòn cũng như các sự vật khác ở chế độ Auto.

Theo độc giả có nickname Draco, N8 lấy nét và lưu ảnh rất nhanh. Model này được anh mượn của một người bạn và chụp thử, không thiết lập các chế độ chụp, tuy nhiên hình ảnh khá tốt.

Dưới đây là 7 tấm hình chụp bằng N8.

Cầu Công Lý.

Muối tiêu chanh.

Cây hoa súng Thái Lan.

Hoa.

Chén ấm.

Hai tấm ảnh chụp Wide ngoài trời nắng.

Những dịch vụ 3G phổ biến ở Việt Nam

Mobifone chính thức cung cấp 3G từ hôm qua, hiện đã có 2 nhà mạng giới thiệu băng thông tốc độ cao này với gần 10 dịch vụ khác nhau.

Bắt đầu thử nghiệm từ giữa năm, ngày 12/10, Vinaphone là nhà mạng đầu tiên triển khai cung cấp 3G. Hôm qua, Mobifone là nhà mạng thứ hai ra mắt dịch vụ này tại Việt Nam. Trong khi đó, tại sảnh các cao ốc ở Hà Nội, TP HCM, Viettel đang tổ chức một loạt các sự kiện quảng bá 3G, nhưng chưa ra mắt chính thức. Hiện tại, tốc độ mạng 3G tại Việt Nam đã nâng lên tối đa chuẩn HSDPA 7,2 Mb/giây.

vinaphone

Vinaphone là nhà mạng triển khai 3G đầu tiên

Theo thử nghiệm, sau hơn 2 tháng ra mắt, dịch vụ 3G của Vinaphone vẫn chưa phủ hết sóng tại các thành phố lớn, ngay cả Hà Nội, TP HCM. Tương tự, Mobifone ra mắt hôm qua, nhưng nhiều khu vực vẫn đang ở tình trạng chập chờn. Tuy nhiên, tại các điểm có sóng 3G, tốc độ dù chưa cao như quảng cáo, nhưng người dùng có thể sử dụng các dịch vụ mà nhà mạng này đưa ra khá hoàn hảo.

Khác với thế hệ 2,5G, EDGE, mạng 3G có tốc độ nhanh hơn, nên người dùng có thể sử dụng được các dịch vụ cần dung lượng lớn như xem video, lướt web tốt hơn với nền tảng 2,5G.

Dưới đây là những dịch vụ 3G phổ biến nhất mà các nhà mạng GSM tại Việt Nam giới thiệu đến người dùng.

Video Call

video callĐây được xem là một ứng dụng truyền thống về 3G, và được nhiều người dùng liên tưởng nhất khi nhắc tới chuẩn kết nối này. Video Call là dịch vụ đàm thoại video. Thay vì gọi điện giọng nói thông thường, trên màn hình di động sẽ hiển thị hình ảnh video của người gọi, tuy nhiên, để sử dụng, cả điện thoại của người gọi và người nhận cần có camera thứ hai ở phía trước. Cả Mobifone, Vinaphone đều đưa ra gói dịch vụ này.

Internet Mobile

Đây là dịch vụ được cả Vinaphone và Mobifone ứng dụng. Khách hàng có thể truy cập vào 3G, đọc báo, xem video từ Internet, tải ảnh, video cũng như gửi nhận mail. Dịch vụ được đông đảo người chọn lựa nhất tại Việt Nam hiện nay, nhất là những khách hàng làm việc di động, luôn muốn cập nhật thông tin qua mạng nhanh.

Mobile TV

Những chiếc di động có xuất xứ từ Trung Quốc, hỗ trợ ăng ten bắt sóng TV analog, đang rất phổ biến. Ngoài ra, Nokia cũng từng ra mắt các model tại Việt Nam hỗ trợ truyền hình kỹ thuật số như N77, N92 và N96. Tuy nhiên, dịch vụ Mobile TV của cả ba nhà mạng tại Việt Nam lại khác biệt.

Dựa vào kết nối dữ liệu, người dùng có thể truy cập vào trang web, xem các kênh truyền hình ở chế độ live. Bên cạnh đó, Mobile TV còn cung cấp các nội dung theo yêu cầu như xem video, phim, nhạc…

Mobile Broadband

mobile TV

Đàm thoại video là dịch vụ phổ truyền thống của 3G

Cả Vinaphone và Viettel đều đặt tên dịch vụ dùng SIM 3G làm đường mạng cho laptop thông qua USB HSPA/HSDPA là Mobile Broadband, trong khi tên của dịch vụ này Mobifone đặt là Fast Connect. Mobile Broadband thích hợp cho những người dùng di động, sử dụng Internet trên laptop tại các khu vực không có Internet.

Cổng thông tin 3G

Tên của dịch vụ này Vinaphone đặt là 3G Portal, Mobifone là Wap Portal 3G, trong khi Viettel gọi bằng Websurf. Đây được xem là một kênh tin tức do nhà mạng cung cấp, cập nhật các báo điện tử và đưa lên di động, phù hợp với kích thước từng loại máy, hệ điều hành.

Các dịch vụ khác

Trên đây là 5 dịch vụ phổ biến nhất mà cả ba nhà mạng tại Việt Nam cung cấp. Trong khi đó, Vinaphone và Viettel còn giới thiệu một số dịch vụ độc đáo khác.

Mobile camera được xem là “hàng độc” của Vinaphone, dịch vụ này cho người dùng xem trình trạng giao thông tại các ngã tư Hà Nội trực tiếp. Ứng dụng hữu ích với những người cần xem các đoạn đường có khả năng bị tắc trong giờ cao điểm. Vinaphone cho biết, sắp tới TP HCM cũng sẽ có dịch vụ này.

Trong khi đó, nhà mạng Viettel chia ra tới 9 gói dịch vụ khác nhau. Ngoài điện thoại video, lướt web nhanh, xem TV, thuê bao 3G của nhà mạng này còn có thể sử dụng Mclip (xem và tải clip về điện thoại), Vmail (nhận mail thông qua pushmail), Mstore (gian ứng dụng cho điện thoại), Imuzik 3G (nghe, tải nhạc), Gameonline (tương tác với thuê bao khác chơi game).

S-Fone cung cấp thêm nhiều dịch vụ tiện ích

Từ ngày 21/11/2008 S-Fone triển khai dịch vụ tra cứu thông tin xe buýt trên địa bàn TP. HCM và sẽ chính thức ra mắt vào ngày 12/12/2008.

 

S-Fone tiếp tục giới thiệu thêm nhiều dịch vụ tiện ích mới trên đầu số 9×99

Dịch vụ tra cứu thông tin xe buýt của S-Fone cho phép các thuê bao 095 có thể dễ dàng tra cứu thông tin các tuyến xe buýt mà mình quan tâm cũng như giá vé, lịch di chuyển và các thông tin cần thiết khác một cách nhanh chóng, thuận tiện chỉ bằng cách soạn tin nhắn theo mẫu và gửi tới các đầu số 9099, 9199, 9299.

Cụ thể:

  • Tra cứu thông tin tuyến đường lượt đi xe buýt chạy qua, soạn tin XB DI <mãtuyến> gửi 9299. 
  • Tra cứu thông tin tuyến đường lượt về xe buýt chạy qua, soạn tin XB VE <mãtuyến> gửi 9299.
  • Tra cứu thông tin thời gian xe bắt đầu chạy, thời gian kết thúc trong ngày và thời gian chờ lượt, soạn tin XB TG <mãtuyến> gửi 9199.
  • Tra cứu thông tin giá vé tương ứng với mỗi loại vé, soạn tin XB GV <mãvé> gửi 9199. Để nhận thông tin hướng dẫn từ nhà cung cấp cho dịch vụ thông tin xe buýt, soạn tin: HELP XB gửi 9099.

Với dịch vụ thông tin S-Fone, soạn tin nhắn theo mẫu gửi tới 9099, thuê bao S-Fone sẽ có được tất cả những thông tin về gói cước, trung tâm bảo hành, địa điểm đóng cước, vùng phủ sóng, giá máy, chức năng máy, các Cửa hàng trực tiếp của S-Fone trên toàn quốc.

Cụ thể:

  • Tra cứu thông tin tất cả các gói cước trả trước hay trả sau của S-Fone, soạn tin SF <Loaithuebao> gửi 9099.
  • Tra cứu đặc điểm, cách tính cước, thời gian giảm cước của gói cước mà khách hàng quan tâm, soạn tin SF GC <tengoicuoc> gửi 9099. 
  • Tra cứu thông tin trung tâm bảo hành của một Hãng điện thoại nào đó, soạn tin SF BH < TP> <tenhang> gửi 9099.
  • Tra cứu thông tin địa điểm các cửa hàng trực tiếp của S-Fone, soạn tin SF CSC < tentinh/TP > gửi 9099.
  • Tra cứu thông tin địa điểm thanh toán cước của TP.HCM, Hà Nội, các tỉnh thành, soạn tin tương ứng SF HCM <tenquan>, SF HNI <tenquan> hoặc SF DD <tentinh> gửi 9099. 
  • Tra cứu thông tin vùng phủ sóng trên toàn quốc, soạn tin SF PS <tentinh/TP> gửi 9099.
  • Tra cứu thông tin giá máy của S-Fone, soạn tin SF GM <tenhang > gửi 9099.
  • Tra cứu thông tin tính năng máy, soạn tin SF TN <LoaiDT> gửi 9099.

Ngoài ra, trong trường hợp khách hàng không nhớ cú pháp gửi tin nhắn, hoặc cần thêm sự hướng dẫn từ nhà cung cấp có thể soạn tin với nội dung Help SF gửi đến đầu số 9099 để nhận được hướng dẫn cụ thể.

Cùng với 2 dịch vụ trên, với mục tiêu cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích hơn cho các khách hàng hòa mạng 095, mới đây, S-Fone cũng đã phối hợp với Công ty Cổ phần truyền thông GapIT triển khai dịch vụ Yahoo! SMS Messenger – chat Yahoo! bằng điện thoại di động qua đầu số 8269. Với dịch vụ này, thuê bao 095 có thể đăng nhập vào tài khoản Yahoo! Messenger ngay trên điện thoại di động mà không cần cài đặt GPRS để thực hiện các thao tác như chat, nhận lời nhắn, thêm/bớt danh sách bạn bè… chỉ bằng cách soạn tin nhắn theo mẫu gửi đến tổng đài 8269.