“Ông lớn” Alibaba đến Việt Nam

Việt Nam đang là thị trường thu hút những tập đoàn CNTT hàng đầu. Tiếp sau sự thâm nhập của Microsoft, Intel, HP, IBM, Google, Yahoo… Alibaba cũng đã lựa chọn OSB Holding là đối tác đầu tiên của mình tại thị trường mà họ thừa nhận là đã “nhòm ngó” từ lâu.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến các doanh nghiệp phải “thắt lưng buộc bụng” và lựa chọn đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử là một biện pháp tiết kiệm hiệu quả. Có thể nói đây là cơ hội vàng cho thương mại điện tử (TMĐT) mà Alibaba là một ví dụ điển hình. Trong khi các tập đoàn CNTT toàn cầu đối mặt với muôn vàn khó khăn, liên tục cắt giảm nhân sự và lợi nhuận dương trong năm tài chính 2008 dường như là một điều gì đó xa xỉ thì Alibaba vẫn có lợi nhuận tăng 36% so với năm 2007.

Tại Việt Nam, nhiều năm qua các doanh nghiệp vẫn loay hoay trong việc ứng dụng thương mại điện tử do thiếu một môi trường thực sự hấp

dẫn, thiếu nhận thức đúng

Amazon dẫn đầu thị trường bán lẻ trực tuyến, eBay đứng đầu trong các website về đấu giá còn Alibaba không có đối thủ trong lĩnh vực sàn giao dịch TMĐT B2B cho doanh nghiệp (theo Forbes). Alibaba có đến 8  triệu doanh nghiệp quốc tế từ 240 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu và hơn 30 triệu doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký hoạt động.

đắn về TMĐT, thiếu thông tin và gặp phải nhiều rào cản từ pháp luật đến vấn đề thanh toán hay nhân sự. Tuy nhiên, có thể thấy TMĐT hiện nay đã len lỏi vào mọi mặt của đời sống, đặc biệt là mua bán trực tuyến trong nước hiện nay đang rất phát triển. Doanh nghiệp Việt Nam cũng đã rất nỗ lực ứng dụng thương mại điện tử, minh chứng là tính đến nay, có xấp xỉ 100.000 tài khoản đăng ký hoạt động trên http://www.alibaba.com đến từ Việt Nam, một con số hoàn toàn bất ngờ. Số doanh nghiệp tham gia lớn như vậy nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp tận dụng hiệu quả TMĐT bởi một môi trường kinh doanh tốt chưa phải là yếu tố quyết định thành công mà đó mới chỉ là điều kiện cần; điều kiện đủ chính là sự tự vận động, tìm tòi của doanh nghiệp.

Ông Đặng Trần Đạt, Giám đốc công ty Donexco cho biết trong 3 tháng đầu tham gia, công ty ông không có một đơn hàng nào, tuy nhiên sau 3 tháng chịu khó tìm hiểu và thay đổi cách thức chào hàng, công ty đã có dồn dập các thư hỏi hàng, nhiều đơn hàng đến nỗi công ty phải từ chối vì không đủ năng lực sản xuất.

13bdonexcoweb2

Gian hàng ảo của công ty Donexco
Alibaba có đại diện bán hàng tại Việt Nam là một tin vui đối với các doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động trên alibaba.com. Doanh nghiệp sẽ được tư vấn và hỗ trợ ngay tại Việt Nam chứ không cần phải liên lạc với đại diện Alibaba tại nước ngoài. Ông Trần Đình Toản, Phó Tổng Giám đốc OSB Holding nói: “Chúng tôi cam kết hỗ trợ tối đa các thành viên của Alibaba tại Việt Nam từ vấn đề thanh toán, xây dựng gian hàng ảo, hướng dẫn tận dụng hiệu quả các công cụ hay bất kỳ khó khăn gì doanh nghiệp gặp phải khi tham gia hoạt động.”

Theo SH

Chip di động mới của LG đạt tốc độ gấp 8 lần hiện tại

Hôm qua, LG tiết lộ chip di động mới đạt tốc độ kết nối gấp 8 lần smartphone hiện tại với khả năng download tốc độ 60 Mb một giây vả tải lên 20 Mb một giây.

Điện thoại LG tương lai sẽ có tốc độ gấp 8 lần smartphone hiện nay. Ảnh: Reuters.

Chip di động mới của LG chạy trên mạng LTE – chuẩn kết nối được xem là 4G, đối địch với mạng 3G hiện nay. Đại diện của hãng cho biết, chip mới đã được phát triển và kiểm tra trên các model 4G, và sẽ đưa vào điện thoại khi mạng 4G này phát triển.

Hiện tại, điện thoại di động với chuẩn kết nối HSDPA (3,5G) đang có tốc độ kết nối tối đa là 7,6 Mb/giây. Với chuẩn kết nối mới, người dùng có thể lướt web nhanh hơn, tải và xem phim định dạng phân giải cao mà không cần chờ đợi.

Mạng LTE hiện nhận được nhiều sự ủng hộ, tốc độ download tối đa trên mạng này về lý thuyết có thể lên tới 100 Mb/giây. Nhiều nhà mạng lớn trên thế giới như AT&T (Mỹ), Vodafone (Anh) cũng tích cực ủng hộ LTE, mở cánh cửa đối địch với WiMax.

WiMax cũng được xem là chuẩn kết nối 4G khác và hiện được sự hậu thuẫn của Google, Intel, Sprint, Samsung. Chuẩn này cho phép đạt tốc độ 75 Mb mỗi giây, không nhanh bằng WiMax nhưng hiện đã xuất hiện tại Mỹ (mạng Sprint).

theo InformationWeek

Sắp đến thời điện thoại không cần sạc pin

Màn hình smartphone thực hiện chức năng pin năng lượng mặt trời.

Intel đang phát triển một loại cảm biến nhỏ xíu có thể thu năng lượng từ môi trường xung quanh, như ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cơ thể. Trong tương lai, loại năng lượng này sẽ “tiếp sức” cho các thiết bị di động, trong đó có cả ĐTDĐ. Vì thế, người dùng sẽ không phải quan tâm đến việc sạc pin cho thiết bị của mình.

Justin Rattner, GD công nghệ của Intel, cho hay, hiện tại đã có một số loại đồng hồ có thể nạp năng lượng bằng nhiệt độ cơ thể con người; và cũng đã có một số smartphone nguyên mẫu có màn hình đóng vai trò như là pin năng lượng mặt trời. Intel cũng đang nghiên cứu cách nạp pin cho điện thoại bằng nguồn năng lượng sinh ra khi người dùng di chuyển bộ phận trackball của điện thoại. Sóng di động hay các tín hiệu truyền hình cũng có thể dùng để xạc pin cho các thiết bị cầm tay.

Hiện Intel chưa có kế hoạch quảng bá công nghệ mới vì nghiên cứu vẫn đang được thực hiện.

Theo TechWorld

Intel vội vã đính chính lời miệt thị iPhone

Tại hội thảo phát triển Intel IDF tại Đài Loan, Shane Wall và Pankaj Kedia, hai quan chức cấp cao của Intel không chỉ mạnh mồm khẳng định lại luận điệu cũ rích  “chip dùng kiến trúc ARM không thể dùng được với Internet hiện tại”, mà còn đưa ví dụ “nóng hổi” là chiếc iPhone đang nỏi đình nổi đám của Apple.

Nhưng xem ra không phải mọi lãnh đạo Intel đều nghĩ vậy. Trong một bài viết blog vào thứ Năm, Anand Chandrasekher, trưởng bộ phận giải pháp tiết kiệm năng lượng của Intel thừa nhận chip Atom được dán mác “tiết kiệm điện” của Intel trên thực tế chưa thể cạnh tranh nổi với các chip dùng kiến trúc ARM hiện nay. Chip ARM được sử dụng trong iPhone và hơn 90% điện thoại di động toàn cầu. Hơn thế nữa, bài viết còn “tán tụng” iPhone là sản phẩm cực kì sáng tạo, mở ra trải nghiệm mới mẻ cho người dùng. Lời tuyên bố tại Đài Loan là hoàn toàn sai – đại diện Intel không nên bình luận trực tiếp về một sản phẩm cụ thể.

Lời miệt thị tại hội thảo không chỉ cho thấy Intel chỉ là anh “lính mới tò te” trong lĩnh vực di động, mà còn khiến người chứng kiến tự hỏi quan hệ Intel – Apple đã “xuống cấp” đến mức nào sau hơn 3 năm các vi xử lý Intel hiện diện trên máy tính Mac của Apple.

Quan hệ Intel-Apple về cơ bản mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Apple nhận được sức mạnh xử lý hàng đầu của các chip Intel cho máy Mac, trong khi Intel “chơi thân” được với công ty đầu ngành về sức sáng tạo và đổi mới. Nhưng Apple không nhất nhất “theo đuôi” Intel như những “kẻ qui luỵ” khác. Hãng “không thèm” tham gia chương trình Intel Inside, không cần “dán mác” Intel mới bán được hàng. Có lẽ đó cũng là lý do Apple mua lại P.A. Semi, một hãng chuyên về vi xử lý dùng kiến trúc ARM để tự chế tạo lấy chip cho iPhone. Gần đây nhất, việc Apple quay sang dùng chip đồ hoạ của Nvidia thay vì chip tích hợp của Intel càng khẳng định: chip đồ hoạ tích hợp của Intel nằm… bét bảng trên thị trường.

Vi xử lý Intel vẫn sẽ tiếp tục là trái tim các MacBook Pro của Apple

Dự án laptop mini (netbook) hợp tác giữa “trái tim” vi xử lý Intel và thiết kế của Apple cũng chẳng thấy đâu. Apple xem ra chú tâm vào iPhone và Mac hơn là giúp Intel mở rộng “miếng bánh” thị phần của thị trường đầy hấp dẫn này.

Intel vẫn còn hợp tác với Apple trong thời gian dài nữa, dù tình cảm đôi bên có bớt “mặn nồng” đi đôi chút. Nhưng rõ ràng Apple có sức ảnh hưởng rất lớn, đến mức “buộc” Intel phải xin lỗi. Gã khổng lồ này vốn dĩ chưa từng  “hạ mình làm lành”, ngay cả với IBM, một “gã bự” không kém trong lĩnh vực vi xử lý cho máy chủ.

Qua tuần trăng mật với Apple, Intel chê iPhone thậm tệ!

Phó chủ tịch Intel Shane Wall tại hội thảo IDF Đài Loan ngày hôm qua không ngớt lời chê bai điện thoại iPhone: “Điểm yếu của Intel không nằm ở Apple, mà từ ARM”.

Phó chủ tịch Intel Shane Wall tại hội thảo IDF Đài Loan ngày hôm qua không ngớt lời chê bai điện thoại iPhone: “Điểm yếu của Intel không nằm ở Apple, mà từ ARM”.

Lễ kí kết hợp đồng sử dụng chipIntel cho các máy Mac của Apple, 2006

Intel vốn được “biết tiếng” sau lời tuyên bố mọi chip dựa trên nền tảng kiến trúc ARM đều không đủ mạnh để “trải nghiệm một Internet đầy đủ”. Thế nên, quyết định liệt cả iPhone vào danh sách này quả là bất ngờ. Theo ngài phó chủ tịch Intel, iPhone “bó tay” trước “bất kì ứng dụng nào đòi hỏi năng lực xử lý” – chiếc smartphone này thành công chỉ nhờ giao diện đa cảm ứng tuyệt vời cũng như tài tiếp thị của giám đốc Steve Job.

Nói rõ hơn, Intel đang cố gắng bắt kịp dòng chảy công nghệ vào lĩnh vực di động một cách muộn màng, đưa kiến trúc x86 truyền thống của mình đối đầu với kiến trúc ARM vốn đang thống trị 90% thị trường mobile phone toàn cầu. Intel “mạnh mồm” khẳng định Internet ngày nay dựa trên nền tảng PC vốn chạy bằng các chip xây dựng trên kiến trúc x86 của Intel, vì thế x86 cũng sẽ là giải pháp duy nhất dành cho các điện thoại đa chức năng của tương lai.

Nhưng không phải ai cũng đồng ý với Intel. Engadget, một blog công nghệ khá nổi tiếng, bình luận dù Intel có chê bai thế nào, rất ít người phàn nàn về việc iPhone không thể chạy được “Internet đầy đủ”. Intel cực lực chỉ trích iPhone kém cỏi không hiển thị được nội dung Flash, nhưng thực tế nằm ở bản thân Apple hơn là hạn chế phần cứng. Mặc dù nhiều nguồn tin cho thấy Adobe đã có sãn phiên bản Flash Lite dành riêng cho iPhone, chính giám đốc điều hành Steve Job của Apple từ chối sự nhiệt tình này do cho rằng Flash không đủ cho iPhone!

Khi lần đầu tiên tuyên bố “ĐTDĐ dùng chip ARM không đủ mạnh để lướt web”, Intel từ chối cho biết tên các mobile phone hãng dùng kiểm chứng vì “không muốn làm người khác xấu hổ”. Vào lúc đó, Intel hẳn vẫn mộng tưởng có thể kéo Apple về phía mình khi chip Moorestown ra mắt, cũng như còn đang “tràn trề hi vọng” sau thành công “chèo kéo” máy Mac từ dùng chip IBM chuyển sang Intel.

Nhưng hoá ra, Apple không hề muốn bị “gả bán” cho Intel. Thay vào đó, hãng đặt cược vào kiến trúc ARM bằng hợp đồng với hãng P.A. Semi, lên kế hoạch dùng chip mới này trong các iPhone và iPod touch thế hệ tiếp theo. Tiếp đó, Apple “làm ngơ” chip đồ hoạ tích hợp của Intel trong MacBook mới để quay sang Nvidia, gián tiếp nhấn mạnh Intel “chưa là gì cả” trong lĩnh vực đồ hoạ.

Vậy nên, không có gì ngạc nhiên khi “bỗng dưng” iPhone biến thành ví dụ điển hình của loại điện thoại đa chức năng không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, như Shane Wall hùng hồn tuyên bố. Khổ nỗi, giới phát triển phần mềm, khách hàng, và nhà cung cấp dịch vụ di động đều… chẳng coi lời Intel ra gì. Các chip dùng kiến trúc ARM đã có mặt trong hàng tỉ mobile phone từ trước tới nay, và sẽ có mặt trong hàng tỉ mobilphone nữa trong nhiều năm tới.

Theo CNet