Di động Motorola 2 SIM với bàn phím QWERTY

Motorola vừa trình làng chiếc EX115 hỗ trợ 2 SIM, máy có bàn phím QWERTY của dòng Q và được bán giá 95 euro (2,5 triệu đồng).

Đây là một trong những mẫu di động hai SIM đầu tiên từ Motorola, máy có màn hình 2,3 inch, phía dưới là bàn phím QWERTY, thiết kế thừa hưởng những chiếc MotoQ của hãng ra mắt nhiều năm trước.

Motorola EX115 không hỗ trợ nhiều kết nối, máy chạy trên mạng GSM, với GPRS và EDGE, bộ nhớ trong 50MB, hỗ trợ đài FM, các ứng dụng giải trí cơ bản. Pin theo máy dung lượng 930 mAh.

EX115 sẽ có mặt trên thị trường trong tháng 10 với giá 95 euro, máy có hai màu và trắng bạc và nâu xám.

‘Tân cổ giao duyên’ BlackBerry Curve 8900

Thiết kế kết hợp giữa hình dáng truyền thống của BlackBerry nhưng lại mang nhiều nét của chiếc Bold mới, Curve 8900 không chỉ là di động e-mail mà còn mở rộng kết nối và giải trí.

Trong những chiếc BlackBerry mới đây, nếu như Bold dũng cảm mở rộng các tính năng giải trí, Storm đi vào lãnh địa cảm ứng thì Curve 8900 vừa xuất hiện, trở lại truyền thống là một model dành cho e-mail thân thiện, nhưng cũng rất nhiều cải tiến.

1878

8900 kết hợp thiết kế cổ điển lẫn hiện đại. Ảnh: Cnet.

BlackBerry Curve 8900 là sự lai tạp giữa thiết kế của Curve 8310 và Bold 9000. Máy sở hữu bộ khung của máy chắc chắn, kiểu dáng theo truyền thống của hãng. 8900 hơi bẹt nhưng không đậm như Bold, dễ dàng cầm gọn trong lòng bàn tay.

BlackBerry mới sở hữu màn hình sáng và rộng, bên dưới là bàn phím QWERTY đầy đủ được bố trí đơn giản, chuyên nghiệp như các model đi trước của RIM. Mỗi nút bấm được đắp nổi và cắt vát ở cạnh góc, dễ dàng đặt ngón tay lên tìm kiếm và nhấn phím.

Giống như các “đàn anh” dòng Curve trước đây, 8900 tiếp tục được trang bị trackball dễ dàng dùng để cuộn khi mở e-mail, duyệt web hoặc di chuyển trên Menu.

Hai phím cứng nằm ở bên phải và bên trái máy cho phép người dùng kích hoạt các ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, mặc định ban đầu khi mua máy từ nhà sản xuất về là bật ghi âm và chụp ảnh.

Mặt sau, Curve 8900 có camera 3,2 Megapixel, bên cạnh là đèn LED sáng. Chiếc di động mới này sở hữu giắc cắm tai nghe 3,5 mm, phía trên đỉnh là phím bấm khóa máy và ngắt âm thanh.

BlackBerry Curve 8900 có thể không phải là model mang nhiều đột phá về thiết kế như Bold, nhưng có thể xem đây là chiếc Bold mini, với thiết kế đẹp, dễ dàng nắm, máy không thu hút mắt nhìn, nhưng sử dụng thực tế lại tiện dụng hơn cả Bold.

2322

Máy có bàn phím QWERTY, mạnh về e-mail. Ảnh: Cnet.

Tính năng bản chất của 8900 chính là e-mail. Giống như phần đông các sản phẩm của RIM, máy được hỗ trợ bởi một nền tảng tốt, dễ dàng cài đặt các account cá nhân và doanh nhiệp, sử dụng để kết nối với các phần mềm trên máy tính không hề khó khăn. Người dùng có thể đi vào server BlackBerry và sử dụng các dịch vụ, nhận gửi thư điện tử từ 10 tài khoản khác nhau.

Bên cạnh đó, sản phẩm này còn hướng tới tính năng giải trí. Máy hỗ trợ chơi nhạc với các định dạng khác nhau, như MP3, AAC, xem phim với các file phân giải cao như DivX, Xvid. Chương trình giải trí được thiết kế thông minh, cho phép tại danh sách bài hát, nghe bài hát theo ngẫu hứng hay chọn các chế độ âm thanh. Trong khi đó, xem phim trên màn hình với hình ảnh sáng, nét và sạch sẽ.

Các bức ảnh chụp từ camera 3,2 Megapixel chỉ ở mức trung bình. Nếu để ảnh chụp gần, trong điều kiện ánh sáng tốt thì có thể in hoặc gửi tin nhắn MMS, tuy nhiên trong các điều kiện ánh sáng yếu, người dùng có thể bật đèn LED, tuy nhiên hình ảnh chưa như ý muốn.

3214

Curve 8900 còn là điện thoại giải trí và nhiều kết nối. Ảnh: Infosyncworld.

Với người dùng Việt Nam, các trang bị về kết nối của 8900 đủ đáp ứng nhu cầu. Máy cho phép lướt web, tải dữ liệu qua Wi-FI, GPRS và EDGE. Tuy nhiên, Curve mới nhất là không có kết nối 3G, sẽ bất tiện với những người yêu kết nối này ở các quốc gia khác.

Curve 8900 còn hỗ trợ một số tính năng kết nối khác như tham gia mạng xã hội Facebook, chat trên Yahoo Messenger hay xem bản đồ trực tuyến bằng Google Maps.

Máy tích hợp tính năng định vị toàn cầu GPS, cho phép xác định vị trí bằng bản đồ Google Maps dễ dàng. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng bản đồ BlackBerry Maps. Tuy nhiên, phần mềm này chưa có bản đồ Việt Nam, còn Google Maps thì phải luôn kết nối Internet.

Chất lượng sử dụng pin trên được đánh giá cao, khoảng trên 2 ngày sau mỗi lần sạc với người sử dụng các tính năng thông thường. Chất lượng cuộc gọi chưa thật tốt, âm thanh còn yếu, tăng âm lượng vẫn nhỏ. Giao diện trên máy nhanh và mượt mà, các ứng dụng chạy tốt.

BlackBerry Curve 8900 đã có mặt tại Việt Nam với giá bán khoảng 11 triệu đồng.

10 sự kiện viễn thông di động năm 2008

Điểm nhấn lớn nhất là việc chuẩn bị cho nền công nghệ thông tin di động của Việt Nam đạt chuẩn 3G. Bên cạnh đó, thị trường thiết bị đầu cuối vẫn có những biến động lớn.

1821

1. Vietnam Telecom và Vietnam Electronic 2008: Nóng theo 3G

Việc Việt Nam sẽ cấp giấy phép cho bốn doanh nghiệp viễn thông hoạt động với công nghệ 3G vào đầu năm mới đã khiến cuộc triển lãm Vietnam Telecomp và Vietnam Electronic 2008 diễn ra cuối tháng 11/2008 sôi động hơn bao giờ, với sự tham gia trình diễn các dịch vụ, sản phẩm và công nghệ mới của nhiều doanh nghiệp viễn thông quốc tế.

Tuy vậy, có vẻ vì sự sôi động của các đơn vị cung cấp hạ tầng, dịch vụ mạng nên thiếu vắng nhiều gương mặt của các hãng cung cấp thiết bị đầu cuối. Chỉ có Samsung tham dự hội chợ, cùng “tân binh” Q-Mobile – thương hiệu Việt.

Viettel Telecom chỉ tham gia ẩn cùng SK Telecom còn S-Fone quyết định không tham gia Vietnam Telecom 2008. Động thái này cho thấy hai mạng có vẻ như đang âm thầm chuẩn bị cho một “sân chơi” mới?

2. Tạm ngừng đăng ký thuê bao trả trước qua SMS và website

Việc đăng ký thông tin thuê bao trả trước qua tin nhắn và website trước đây được thực hiện thiếu chặt chẽ, do cơ sở hạ tầng thông tin chưa hoàn thiện. Tháng 10/2008, Chính phủ quyết định các nhà mạng tạm ngưng cho phép đăng ký thông tin thuê bao trả trước qua hai loại hình ấy. Việc đăng ký chỉ được thực hiện tại các trung tâm dịch vụ khách hàng của các nhà mạng.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, khi nào Bộ Công an hoàn thiện cơ sở dữ liệu về thông tin cá nhân thì dựa trên đó, các nhà mạng có thể tiến hành rà soát và cho phép đăng ký qua SMS và website trở lại.

3. HT Mobile lìa “đấu trường” CDMA

Chỉ sau một năm chính thức xuất hiện, HT Mobile phải từ bỏ công nghệ CDMA. Từ một nhà mạng từng có tiếng vang ban đầu khá tốt, vì một số giới hạn trong việc phát triển công nghệ này tại Việt Nam, HT Mobile đã phải từ bỏ chuẩn công nghệ mình theo đuổi.

Sự kiện này khiến cho thế quân bình giữa GSM và CDMA tại Việt Nam bị phá vỡ khi chỉ còn EVN và S-Fone cung cấp CDMA. Có thể thấy: CDMA thất bại trong việc chinh phục người tiêu dùng Việt có lẽ không hẳn bởi công nghệ, mà do thiết bị đầu cuối, do thói quen người tiêu dùng…

Khi HT mobile chuyển sang GSM, các khách hàng của HT phải “di trú” sang mạng CDMA S-Fone.

S-Fone hiện là mạng lớn nhất trên thị trường CDMA, công bố đạt sáu triệu thuê bao ở thời diểm tháng 12/2008. Đây là một bước tiến đáng mừng đối với mạng CDMA!

4. Ra đời Gtel Mobile – mạng di động thứ bảy của Việt Nam

Thị trường viễn thông Việt Nam bước sang cục diện mới với việc HT Mobile chuyển sang GSM, cùng với việc Vimpelcom – nhà cung cấp dịch vụ di động lớn thứ nhì của Nga – thành lập liên doanh với Công ty Gtel của Bộ Công an, và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép trở thành nhà mạng thứ bảy tại Việt Nam.

Sự kiện này gây xôn xao ngành viễn thông trong nước và quốc tế. Việc cho phép hình thành liên doanh thứ bảy này chứng tỏ thị trường viễn thông của Việt Nam rất tiềm năng. Tuy nhiên, con số bảy là quá nhiều, bởi đến như Trung Quốc – thị trường viễn thông lớn thế giới – mà cũng chỉ có ba nhà khai thác. Do đó, trong tương lai, khi được cấp phép 3G, hẳn sẽ có cuộc thanh lọc và sáp nhập giữa các nhà mạng.

Sự kiện Gtel ra đời đặt ra nhiều câu hỏi. Một nhà khai thác hoàn toàn mới liệu có đủ điều kiện để nhận được “tấm vé” 3G tham gia vào cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt của thị trường năm 2009? Và từ lúc công bố liên doanh này hồi đầu năm đến nay, tới tận thời điểm cuối năm 2008, vẫn chưa thấy bất cứ một động tĩnh gì của Gtel Telecom.

5. Viettel, MobiFone và VinaPhone phủ sóng GPRS trên cả nước

Bước tiến lớn nhất về dịch vụ của cả ba nhà mạng GSM chính là việc hoàn tất phủ sóng GPRS trên cả nước. Sự kiện này mở ra cho ngành viễn thông di động Việt Nam cơ hội phổ biến các dịch vụ đa phương tiện.

Kèm theo đó, các nhà mạng đã nhanh chóng giảm giá cước GPRS khá nhiều. VinaPhone và MobiFone còn cung cấp các gói cước GPRS với mức giá khá thấp là 125.000 đồng/tháng, dùng không giới hạn.

Bên cạnh đó, hai doanh nghiệp viễn thông VinaPhone và MobiFone đều tích cực tham gia chương trình giảm giá cước nội mạng của VNPT, với mức cước đồng hạng từ di động đến di động, đến cố định của các mạng thuộc VNPT đều với mức giá 1000đồng/phút.

6. Viettel chính thức phân phối điện thoại di động Nokia và BlackBerry

Trong năm 2007, sau khi Viettel chính thức phân phối điện thoại di động Samsung thì người ta bắt đầu chú ý đến hoạt động của nhà mạng này trong lĩnh vực thiết bị đầu cuối.

Viettel thuyết phục thêm được Nokia, với model 1209. Model này lúc đầu chỉ được bán tại hệ thống bán lẻ của Viettel, sau đó cũng nhanh chóng được bán tại nhiều hệ thống siêu thị điện thoại di động lớn khác.

Từ ngày 18/12/2008, Viettel chính thức cung cấp dịch vụ thư điện tử Pushmail và phân phối điện thoại BlackBerry. Người sử dụng sẽ yên tâm với công nghệ tiên tiến của RIM.

7. Giá điện thoại di động tăng theo giá USD

Vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2008, lần đầu tiên xày ra một sự kiện “chưa từng có”: giá điện thoại di động tăng mạnh. Bởi điện thoại di động trên thị trường Việt Nam phần lớn là hàng nhập khẩu, trả bằng đô-la Mỹ. Giá đô-la tăng, nên nhiều model điện thoại di động đã tăng giá theo. Vì sự kiện này, không ít nhà phân phối điện thoại di động cho rằng phải chịu lỗ khá nhiều.

8. Khuyến mại “dế” GSM chỉ dùng trên một mạng

Lâu nay, việc bán ưu đãi thiết bị đầu cuối và giới hạn chỉ sử dụng trên một mạng không có gì xa lạ tại Mỹ và châu Âu, nhưng tại Việt Nam vẫn chưa hề có nơi mạng GSM. Chính vì thế, MobiFone và Viettel đã cung cấp một số model Motorola W175 (MobiFone), Nokia 1200 (Viettel), Samsung E1110 (Viettel) chỉ dùng được trên các mạng này.

Thật ra, người mua gần như vẫn phải trả đủ tiền mua máy và mức ưu đãi cũng có giới hạn. Theo các chuyên gia viễn thông quốc tế, việc phân phối điện thoại di động sẽ có nhiều thay đổi khi có sự tham gia của các nhà mạng quốc tế. Lúc đó, người tiêu dùng sẽ được dùng những chiếc di động “hot” và đắt tiền hơn của một nhà mạng. Điều này sẽ diễn ra nhanh chóng khi Việt Nam thực hiện xong cổ phần hoá, cho phép các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài mua cổ phần của các công ty viễn thông Việt Nam.

9. Hệ thống bán lẻ trong nước: Chuẩn bị trước “giờ G”

Hệ thống bán lẻ trong nước có những động thái tích cực trước sự thâm nhập của hệ thống bán lẻ quốc tế. Hai hệ thống siêu thị điện thoại di động Viễn Thông A, Thế Giới Di Động, được giới kinh doanh cho là lớn nhất hiện nay, đã có một năm “bành trướng” mạnh mẽ.

Trong năm 2008, hai hệ thống này chính thức mở rộng ra rất nhiều tỉnh thành khác nhau, chạy đua phát triển thành hệ thống bán lẻ cả nước để đón đầu thời điểm: kể từ ngày 1/1/2009, các hệ thống bán lẻ nước ngoài sẽ được tự do gia nhập thị trường Việt Nam.

10. Dòng điện thoại màn hình cảm ứng bán chạy dù thị trường ế ẩm

Bắt nguồn từ sự thành công của iPhone năm trước, rồi iPhone 3G năm nay, thị trường điện thoại di động Việt Nam quan tâm hơn nhiều đối với dòng sản phẩm Touch Screen (màn hình cảm ứng) từng bị bỏ quên. Tín hiệu vui của dòng Touch screen bắt nguồn từ những cải tiến công nghệ của dòng sản phẩm này.

Không chỉ có iPhone, thị trường Việt Nam còn có sự góp mặt đông đảo của HTC với HTC Touch Diamond, HTC Touch HD, Samsung với Samsung F480, Samsung i900 Omnia, hay một số model của Eten. Đồng hành cùng sự kiện này, HTC ghi dấu bằng một showroom khá hoành tráng tại Tp. Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, giới kinh doanh điện thoại di động trong năm 2008 đều thấy rằng tình hình kinh doanh ế ẩm kéo dài. Việc kinh tế đình trệ khiến cho tình hình kinh doanh điện thoại di động cũng chịu tác động không nhỏ. Kéo dài từ tháng 8 đến những ngày mua sắm cuối năm, thị trường vẫn không có tín hiệu khởi sắc nào đáng kể. Đây được xem là sự kiện buồn nhất của lĩnh vực di động!

(Theo VNN)

Spb GPRS Monitor

Spb GPRS Monitor là chương trình tính toán tổng lượng dữ liệu được truyền tải qua GPRS, mạng CDMA hoặc GSM.

Spb GPRS Monitor là chương trình tính toán tổng lượng dữ liệu được truyền tải qua GPRS, mạng CDMA hoặc GSM. Đồng thời, bạn có thể xác định chi phí tổng cộng thông qua tổng lượng dữ liệu mà mình đã sử dụng.

* Download tại đây.

Hướng dẫn đăng ký sử dụng dịch vụ GPRS , MMS

Mạng Mobifone

Vào phần tin nhắn soạn nội dung:GPRS + gởi đến số 9234
Tổng đài sẽ gởi một tin nhắn về nội dung là: “Đã đấu dich vụ GPRS/MMS cho số…”. Nếu máy đã đấu rồi thì nội dung sẽ là: “Số máy …đã được đấu dịch vụ GPRS”
Có một số đầu số thuộc TT2 hay TT3 thì GPRS đã tự đấu

Mạng Vinaphone

Cách 1: Bằng tin nhắn

Vào Tin nhắn soạn nội dung:
SET GPRS và gởi đến số 333

Mạng sẽ gởi về tin nhắn Configuration Message, bạn chỉ việc Save lại và Active cấu hình này là xong. (Một số máy đòi mã PIN thì bạn nhập vào 1111)

Viettel

Đăng ký sử dụng dịch vụ

Bước 1: Khách hàng gửi tin nhắn để đăng ký sử dụng dịch vụ GPRS, khách hàng chọn 1 trong 2 gói cước: GPRS1 hoặc GPRS2
• Gói cước GPRS1: Soạn tin nhắn “GPRS1” gửi tới 191
• Gói cước GPRS2: Soạn tin nhắn “GPRS2” gửi tới 191
Bước 2: Khách hàng gửi tin nhắn để cài đặt cấu hình tự động
• Khách hàng gửi tin nhắn: “GPRS_ tenmay” gửi tới 191.
• Hệ thống sẽ trả về bản tin hướng dẫn và các tin nhắn cài đặt, khách hàng phải lưu lại các tin nhắn và khởi động lại máy trước khi sử dụng

Cài đặt tự động GPRS, MMS
Cài đặt tự động GPRS, MMS
Soạn tin:
GPRS đời_máy gửi đến 333
MMS đời_máy gửi đến 333
Soạn tin:
GPRS TênHãngLoạiMáy gửi đến 994
MMS TênHãngLoạiMáy gửi đến 994
Ví dụ:
Samsung E100:
GPRS E100 –> 333 MMS E100 –> 333
Nokia 7210:
GPRS 7210 –> 333 MMS 7210 –> 333
Tên hãng viết tắt: Nokia:N, Samsung:SA, Sony Ericsson:E, Motorola:M, LG:L, Siemens:S
Ví dụ: Samsung E100:
GPRS SAE100 –> 994 MMS SAE100 –> 994
Nokia 7210:
GPRS N7210 –> 994 MMS N7210 –> 994
Trong giây lát bạn sẽ nhận được tin nhắn trả lời. Bạn phải ghi lại cấu hình vào máy để sử dụng. Nếu bạn không thể cài đặt tự động, bạn phải cài đặt bằng tay với các thông số dưới đây
Thông số GPRS-Vinaphone
Thông số GPRS-MobiFone
+ Homepage: http://wap.vinaphone.vnn.vn
+ Security: off
+ IP address: 10.1.10.46
+ Bearer: GPRS
+ Username: mms
+ Password: mms
+ APN/GPRS access point: m3-world
+ Homepage: http://wap.mobifone.com.vn
+ Security: off
+ IP address: 203.162.21.107
+ Bearer: GPRS
+ Username: mms
+ Password: mms
+ APN/GPRS access point: m-wap
Thông số MMS-Vinaphone
Thông số MMS-MobiFone
+ Homepage: http://mms.vinaphone.vnn.vn:8002
+ Security: off
+ IP address: 10.1.10.46
+ Bearer: GPRS
+ Username: mms
+ Password: mms
+ APN/GPRS access point: m3-mms
+ Homepage: http://203.162.21.114/mmsc
+ Security: off
+ IP address: 203.162.21.114
+ Bearer: GPRS
+ Username: mms
+ Password: mms
+ APN/GPRS access point: m-i090

Từ 15/08/2006 Vietel Mobile triển khai cung cấp chính thức dịch vụ GPRS
Giá cước dịch vụ Đăng ký dịch vụ và cài đặt cấu hình
Bao gồm 2 gói cước:
+ GPRS 1: Phí thuê bao 5.000đ/tháng. Cước sử dụng: 20đ/kB.
+ GPRS 2: Phí thuê bao 20.000đ/tháng. Cước sử dụng: 6đ/kB.Dịch vụ MMS: giá cước 1.000đ/MMS.
Khách hàng muốn đăng ký dịch vụ MMS phải đăng ký dịch vụ GPRS. Cấu hình MMS được gửi kèm theo cấu hình GPRS.
+ Đăng ký:
* Gói cước GPRS1: Soạn tin: GPRS1 gửi đến 191
* Gói cước GPRS2: Soạn tin: GPRS2 gửi đến 191
+ Tải cấu hình tự động:
Soạn tin: GPRS_TênMáy gửi đến 191.
TênMáy không bao gồm tên hãng sản xuất. Ví dụ: Sony Ericsson P900 thì chỉ cần soạn: GPRS P900; Nokia 3230 chỉ cần soạn: GPRS 3230

VinaPhone cung cấp sử dụng dịch vụ GPRS qua tin nhắn

Từ ngày 01.11.2008, Công ty VinaPhone chính thức cung cấp và đưa ra tiện ích đăng ký sử dụng dịch vụ GPRS qua tin nhắn cho toàn bộ thuê bao (trả trước, trả sau) mạng VinaPhone.

Từ ngày 01.11.2008, Công ty VinaPhone chính thức cung cấp và đưa ra tiện ích đăng ký sử dụng dịch vụ GPRS qua tin nhắn cho toàn bộ thuê bao (trả trước, trả sau) mạng VinaPhone.

Để sử dụng dịch vụ GPRS – MMS khách hàng chỉ cần soạn tin nhắn: gprs gửi 333, Hệ thống sẽ tự động đăng ký dịch vụ trên tổng đài cho khách hàng đồng thời gửi bản tin cấu hình tự động dịch vụ GPRS về máy di động, khách hàng chỉ cần nhập vào mã PIN là 1111 và lưu lại bản tin cấu hình là đã có thể sử dụng được dịch vụ.

Các hình thức cài đặt GPRS trước đây như soạn tin: GPRS<>loại máy gửi 333 hoặc Set<>GPRS gửi 333 hoặc gửi bản tin cấu hình tự động dịch vụ từ Vinaportal cũng sẽ được VinaPhone tự động đăng ký dịch vụ trên tổng đài cho khách hàng. Đặc biệt, để hỗ trợ cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ VinaPhone miễn phí hoàn toàn tiện ích nhắn tin đăng ký dịch vụ này.

Viettel giảm tới 70% cước GPRS

Viettel Telecom vừa thực hiện đợt giảm giá cước dịch vụ GPRS lớn nhất từ trước tới nay. Theo đó giá cước của dịch vụ này giảm mạnh từ 50% đến 73% so với giá cước cũ.

Cụ thể, với Gói GPRS1: cước tải giảm từ 15đ/kb xuống còn 5đ/kb (giảm 67%); Gói GPRS2: cước thuê bao giảm từ 20.000 đồng xuống còn 10.000 (giảm 50%), cước tải giảm từ 3 đồng xuống 1 đồng (giảm 67%); thuê bao CIAO (miễn phí cước thuê bao) cước tải cũng giảm từ 7.5đ/kb xuống còn 2 đ/kb (giảm 73%).

Theo mức cước mới này, chi phí sử dụng GPRS của Viettel đã trở nên rất hợp lý. Đơn cử một ví dụ, nếu như trước đây, để tải về một file có dung lượng 1Mb, khách hàng phải trả khoảng 6.000 đồng thì nay chỉ còn 1.000 đồng. Với mức cước như vậy, khách hàng sẽ thỏai mái hơn khi sử dụng các dịch vụ truyền tải với lưu lượng lớn như: đọc báo, chatting, game online hay gửi/nhận email…

Hiện nay, Viettel có 3 gói cước GPRS phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Gói GPRS1 thích hợp cho nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng GPRS để tải nhạc chuông, hình nền, lưu lượng truyền tải trung bình hàng tháng dưới 1,5Mb; Gói cước GPRS2 thích hợp cho khách hàng có nhu cầu sử dụng GPRS thường xuyên, lưu lượng truyền tải trung bình hàng tháng lớn từ 1,5 Mb đến 190 Mb. Khách hàng đăng ký gói cước này để sử dụng các dịch vụ như: game online, chatting, gửi/nhận email, duyệt web…; Gói GPRS3 (cước thuê bao 200.000 đ/tháng, miễn phí cước tải) dành cho đối tượng sử dụng điện thoại như moderm kết nối Internet.

Với mức cước rẻ và phân loại gói cước phù hợp với từng đối tượng khách hàng, chắc chắn GRPR sẽ trở thành một dịch vụ phổ biến và không thể thiếu đối với đa số người dùng trong tương lai không xa.

Dịch vụ GPRS được Viettel cung cấp từ tháng 10/2005. Chỉ sau hơn một năm cung cấp, Viettel đã trở thành mạng di động đầu tiên phủ sóng toàn quốc dịch vụ này, qua đó giúp cho các khách hàng có thể kết nối internet di động bất cứ lúc nào tại bất cứ đâu, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, nơi chưa có kết nối cáp internet băng rộng. Vừa qua, Viettel đã nâng cấp GPRS lên EDGE (7,5G) với tốc độ nhanh hơn (có thể lên đến 384 kb/s), giúp cho dịch vụ này càng thêm tiện ích đối với khách hàng. Với GPRS/EDGE, khách hàng có thể truy cập vào các tờ báo điện tử để xem tin tức, cập nhật các thông tin về thời tiết, thị trường, gửi/nhận email, tải các bài hát, hình ảnh,… cùng rất nhiều các tiện ích và ứng dụng hấp dẫn khác.

Có thể nói, với việc giảm cước lần này, Viettel tiếp tục khẳng định mục tiêu luôn hướng đến người dùng nhằm tối đa lợi ích cho khách hàng. Trước đó, Viettel đã thực hiện việc giảm cước gọi quốc tế từ 8.000 đồng/phút xuống chỉ còn 3.600 đồng/phút khiến cho cước gọi quốc tế tại Việt nam thuộc nhóm những nước có mức cước thấp nhất thế giới./.

Dịch vụ GPRS (General Package Radio Service): là dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp, cho phép thuê bao khi sử dụng dịch vụ có thể kết nối để truyền/tải số liệu từ máy điện thoại đến các mạng số liệu với tốc độ 150kbps.

Ứng dụng:

Truy nhập Internet/Wap

Gửi/nhận email; Nhắn tin đa phương tiện (MMS)

Tải nhạc chuông, hình nền, java game

Xem video trực tuyến…

Bảng giá cước GPRS mới của Viettel

Nội dung

Loại cước

Mức cước cũ

Mức cước mới

Tỉ lệ giảm

Gói 1

Cước thuê bao (đ/tháng)

5000

5000

Cước tải (đ/kb)

15

5

67%

Gói 2

Cước thuê bao (đ/tháng)

20.000

10.000

50%

Cước tải (đ/kb)

3

1

67%

Gói Ciao

Cước thuê bao (đ/tháng)

0

0

Cước tải (đ/kb)

7.5

2

73%

Chi tiết xin vui lòng liên hệ: Anh Nguyễn Ngọc Thái
Phòng Truyền Thông – Viettel Telecom
Tầng 5, Số 142 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0988 00 86 89 / 04 2731505
Email:thainn@viettel.com.vn

Cách tắt/mở GPRS/EDGE

Cách tắt/mở GPRS/EDGE
Hay hiện chữ E ngay cột sóng

Cách 1
Bạn vào Settings -> Fetch New Data chọn Push = OFF và Fetch = Manually.
Vào Settings -> General -> Network tắt Data Roaming.

Cách 2
1. Dùng Safari của iPhone để truy cập vào trang web http://www.unlockit.co.nz
2. Bấm vào Continue to Next Page
3. Bấm vào Disable Data (Fake APN)
4. Chọn Install.

Cách thiết lập GPRS cho tất cả điện thoại di động

Mặc dù điện thoại của bạn đa số hỗ trợ mạng WiFi và mạng EDGE để cung cấp tính năng kết nối mạng không dây cho các ứng dụng cần truy cập vào Internet, nhưng người dùng Việt Nam vẫn còn cảm thấy khó khăn để sử dụng chiếc điện thoại không thể tách rời với Internet này vì họ chưa thể sử dụng được EDGE với các mạng hiện tại và WiFi thì không phải nơi đâu cũng có. Vì thế cách duy nhất là bạn phải nhờ đến GPRS. Bài viết sau hướng dẫn các bước đơn giản để cài GPRS cho điện thoại của mình.

Các bước cài đặt GPRS-EDGE cho iPhone như sau:

Vào: Cài đặt ( Setting ) – Tổng quan (General) – Mạng (Network) – EDGE- cài các thông số tương ứng cho nhà cung cấp mạng mà bạn đang dùng. Chi tiết như sau:

VinaPhone:
APN: (để trống)
User name: mms
Password: mms

Mobifone:
APN: m-wap
Username: mms
Password: mms

Viettel:
APN: v-internet
Username: (để trống)
Password: (để trống)

http://www.GiaiMaDienThoai.Net – Giải mã điện thoại mang từ nước ngoài về Việt Nam