Gói cước Mobi365 lập kỷ lục “hút” thuê bao

MobiFone cho biết gói cước giá rẻ Mobi365 đã đạt 4 triệu thuê bao sau bốn tháng ra mắt, kỷ lục về thu hút thuê bao của một gói cước di động ở Việt Nam.

1837

Gói cước Mobi365 đang hút

được lượng khách hàng “khủng”

nhất từ trước đến nay.

Ban đầu, MobiFone chỉ dự kiến sẽ có khoảng 10% khách hàng của mình đăng ký sử dụng Mobi365 sau 1 năm chính thức giới thiệu. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng bốn tháng tung ra thị trường, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng gói dịch vụ này đã vượt tỷ lệ 10%. Tính đến cuối năm 2008, theo MobiFone, lượng khách hàng đăng ký sử dụng gói cước Mobi365 đã lên tới gần 4 triệu thuê bao, trên tổng số 31 triệu thuê bao của MobiFone.

Với số lượng thuê bao này, Mobi365 đã lập một kỷ lục mà không có bất cứ một gói cước, của bất kỳ một mạng di động nào tại Việt Nam đạt được trước đó. Đặc biệt, con số thuê bao kỷ lục này của Mobi365 đạt được trong thời điểm nền kinh tế nói chung gặp rất nhiều khó khăn, việc kích thích nhu cầu tiêu dùng ở đối tượng có thu nhập thấp khó khăn.

Kết quả của việc tung ra gói cước Mobi365 đang hiện thực hoá quyết tâm của MobiFone tấn công vào nhóm khách hàng có thu nhập thấp, chủ yếu ở vùng nông thôn, nơi trước đó không phải là “địa bàn” của MobiFone.

Theo ông Đinh Việt Hưng, Trưởng phòng Giá cước tiếp thị của MobiFone, mỗi gói cước được đưa ra là để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng riêng. Nghiên cứu thực tế của MobiFone nhận thấy một lượng khách hàng có thu nhập thấp, chủ yếu ở vùng nông thôn, cần có gói cước giá rẻ dưới 80.000 đồng/tháng. Đó là lý do MobiFone tung ra gói cước Mobi365. Cho đến thời điểm này, gói cước này đang tạo được đà phát triển thuê bao tốt để khẳng định vị trí của mạng MobiFone trong cuộc chạy đua hút thuê bao mới.

(theo ICTnews)

Tổng kết đo kiểm chất lượng di động 2008: MobiFone tiếp tục giữ vị trí số 1 về chất lượng

1822

Cạnh tranh giữa các mạng di động

đã tiến sang các yếu tố phi kỹ thuật

Cục quản lý chất lượng, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ thông tin di động của 2 mạng di động cuối cùng được đo kiểm trong năm 2008 là S-Fone và EVN Telecom. Việc đo kiểm chất lượng của 2 mạng này được thực hiện tại TP Hồ Chí Minh.

Theo kết quả được công bố, S-Fone có chỉ số về chất lượng thoại là 3,14 điểm (tiêu chuẩn là >= 3 điểm); tỷ lệ cuộc gọi thiết lập thành công là 98,82% (tiêu chuẩn là >= 92%); tỷ lệ cuộc gọi bị rơi là 0,45% (tiêu chuẩn là <=5%). Tỷ lệ khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ (số vụ khiếu nại/100 khách hàng/3 tháng) của S-Fone là 0,01 (tiêu chuẩn là =< 0,25). Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng chiếm mạch thành công và nhận được trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây là 93,46% (tiêu chuẩn là >=80%). Với EVN Telecom, các chỉ số nói trên như sau: chỉ số về chất lượng thoại là 3,025; tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công là 98,68%; tỷ lệ cuộc gọi bị rơi là 0,64%. Tỷ lệ khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ là 0,0004. Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng chiếm mạch thành công là 91,37%.

Như vậy, sau khi công bố kết quả đo kiểm năm 2008 của 5 mạng di động đang hoạt động (MobiFone, Viettel, VinaPhone, S-Fone, EVN Telecom), MobiFone tiếp tục là mạng di động đứng số 1 về hầu hết các tiêu chuẩn đo kiểm chủ chốt. Chất lượng thoại MobiFone tiếp tục là số 1 với số điểm 3,522 (cao nhất trong số các mạng di động – Viettel 3,517 điểm, VinaPhone 3,383 điểm). Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi là 0,29% (thấp nhất trong toàn bộ các mạng di động- Viettel 0,35%, VinaPhone 0,5%). Tỷ lệ cuộc gọi tới Call Center thành công và nhận được trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây cũng đạt cao nhất với tỷ lệ 98,82% (Viettel 91,76%, VinaPhone 85,88%).

2282

Có một chỉ tiêu MobiFone “đứng sau” EVN Telecom là: tỷ lệ khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ (số vụ khiếu nại/100 khách hàng/3 tháng) thì MobiFone là 0,008 (dịch vụ E-Mobile của EVN Telecom là 0,0004). Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là lượng khách hàng sử dụng E-Mobile của EVN Telecom là cực thấp và không bằng 1/20 số lượng khách hàng của MobiFone nên việc EVN Telecom có ít khiếu nại hơn so với MobiFone không có ý nghĩa EVN Telecom ở “cửa trên” của MobiFone trong thực tế (MobiFone có trên 31 triệu khách hàng còn E-Mobile thì chưa tới 1,5 triệu).

Kết quả đo kiểm về chất lượng mạng di động của Cục quản lý chất lượng còn cho thấy một điều khá thú vị: chất lượng thoại của các mạng CDMA tiếp tục đứng sau các mạng GSM. Trước đó, khi mới ra đời, các mạng CDMA thường được quảng cáo là có tiếng thoại trong và rõ vượt trội so với các mạng GSM; nhưng kết quả đo kiểm của Cục quản lý chất lượng trong 2 năm liên tiếp (2007-2008) đều cho thấy điều ngược lại.

Theo đánh giá của các chuyên gia về viễn thông, năm 2008, chất lượng của các mạng di động đều đã có cải thiện và đều vượt so với tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh giữa các mạng di động đã đẩy vấn đề chất lượng vượt khỏi các tiêu chuẩn đo kiểm mang tính kỹ thuật đơn thuần mà đã đi vào những yếu tố phi kỹ thuật. Khi mà các chỉ tiêu về kỹ thuật xấp xỉ nhau thì mạng di động nào được người tiêu dùng có cảm nhận về chất lượng tốt hơn sẽ là mạng di động được họ chọn khi hoà mạng. Vào thời điểm hiện nay, theo bạn, mạng di động nào được đa số người tiêu dùng cảm nhận là có chất lượng dịch vụ tốt nhất và chăm sóc khách hàng tốt nhất ?

(theo Hanoimoi)

10 sự kiện viễn thông di động năm 2008

Điểm nhấn lớn nhất là việc chuẩn bị cho nền công nghệ thông tin di động của Việt Nam đạt chuẩn 3G. Bên cạnh đó, thị trường thiết bị đầu cuối vẫn có những biến động lớn.

1821

1. Vietnam Telecom và Vietnam Electronic 2008: Nóng theo 3G

Việc Việt Nam sẽ cấp giấy phép cho bốn doanh nghiệp viễn thông hoạt động với công nghệ 3G vào đầu năm mới đã khiến cuộc triển lãm Vietnam Telecomp và Vietnam Electronic 2008 diễn ra cuối tháng 11/2008 sôi động hơn bao giờ, với sự tham gia trình diễn các dịch vụ, sản phẩm và công nghệ mới của nhiều doanh nghiệp viễn thông quốc tế.

Tuy vậy, có vẻ vì sự sôi động của các đơn vị cung cấp hạ tầng, dịch vụ mạng nên thiếu vắng nhiều gương mặt của các hãng cung cấp thiết bị đầu cuối. Chỉ có Samsung tham dự hội chợ, cùng “tân binh” Q-Mobile – thương hiệu Việt.

Viettel Telecom chỉ tham gia ẩn cùng SK Telecom còn S-Fone quyết định không tham gia Vietnam Telecom 2008. Động thái này cho thấy hai mạng có vẻ như đang âm thầm chuẩn bị cho một “sân chơi” mới?

2. Tạm ngừng đăng ký thuê bao trả trước qua SMS và website

Việc đăng ký thông tin thuê bao trả trước qua tin nhắn và website trước đây được thực hiện thiếu chặt chẽ, do cơ sở hạ tầng thông tin chưa hoàn thiện. Tháng 10/2008, Chính phủ quyết định các nhà mạng tạm ngưng cho phép đăng ký thông tin thuê bao trả trước qua hai loại hình ấy. Việc đăng ký chỉ được thực hiện tại các trung tâm dịch vụ khách hàng của các nhà mạng.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, khi nào Bộ Công an hoàn thiện cơ sở dữ liệu về thông tin cá nhân thì dựa trên đó, các nhà mạng có thể tiến hành rà soát và cho phép đăng ký qua SMS và website trở lại.

3. HT Mobile lìa “đấu trường” CDMA

Chỉ sau một năm chính thức xuất hiện, HT Mobile phải từ bỏ công nghệ CDMA. Từ một nhà mạng từng có tiếng vang ban đầu khá tốt, vì một số giới hạn trong việc phát triển công nghệ này tại Việt Nam, HT Mobile đã phải từ bỏ chuẩn công nghệ mình theo đuổi.

Sự kiện này khiến cho thế quân bình giữa GSM và CDMA tại Việt Nam bị phá vỡ khi chỉ còn EVN và S-Fone cung cấp CDMA. Có thể thấy: CDMA thất bại trong việc chinh phục người tiêu dùng Việt có lẽ không hẳn bởi công nghệ, mà do thiết bị đầu cuối, do thói quen người tiêu dùng…

Khi HT mobile chuyển sang GSM, các khách hàng của HT phải “di trú” sang mạng CDMA S-Fone.

S-Fone hiện là mạng lớn nhất trên thị trường CDMA, công bố đạt sáu triệu thuê bao ở thời diểm tháng 12/2008. Đây là một bước tiến đáng mừng đối với mạng CDMA!

4. Ra đời Gtel Mobile – mạng di động thứ bảy của Việt Nam

Thị trường viễn thông Việt Nam bước sang cục diện mới với việc HT Mobile chuyển sang GSM, cùng với việc Vimpelcom – nhà cung cấp dịch vụ di động lớn thứ nhì của Nga – thành lập liên doanh với Công ty Gtel của Bộ Công an, và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép trở thành nhà mạng thứ bảy tại Việt Nam.

Sự kiện này gây xôn xao ngành viễn thông trong nước và quốc tế. Việc cho phép hình thành liên doanh thứ bảy này chứng tỏ thị trường viễn thông của Việt Nam rất tiềm năng. Tuy nhiên, con số bảy là quá nhiều, bởi đến như Trung Quốc – thị trường viễn thông lớn thế giới – mà cũng chỉ có ba nhà khai thác. Do đó, trong tương lai, khi được cấp phép 3G, hẳn sẽ có cuộc thanh lọc và sáp nhập giữa các nhà mạng.

Sự kiện Gtel ra đời đặt ra nhiều câu hỏi. Một nhà khai thác hoàn toàn mới liệu có đủ điều kiện để nhận được “tấm vé” 3G tham gia vào cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt của thị trường năm 2009? Và từ lúc công bố liên doanh này hồi đầu năm đến nay, tới tận thời điểm cuối năm 2008, vẫn chưa thấy bất cứ một động tĩnh gì của Gtel Telecom.

5. Viettel, MobiFone và VinaPhone phủ sóng GPRS trên cả nước

Bước tiến lớn nhất về dịch vụ của cả ba nhà mạng GSM chính là việc hoàn tất phủ sóng GPRS trên cả nước. Sự kiện này mở ra cho ngành viễn thông di động Việt Nam cơ hội phổ biến các dịch vụ đa phương tiện.

Kèm theo đó, các nhà mạng đã nhanh chóng giảm giá cước GPRS khá nhiều. VinaPhone và MobiFone còn cung cấp các gói cước GPRS với mức giá khá thấp là 125.000 đồng/tháng, dùng không giới hạn.

Bên cạnh đó, hai doanh nghiệp viễn thông VinaPhone và MobiFone đều tích cực tham gia chương trình giảm giá cước nội mạng của VNPT, với mức cước đồng hạng từ di động đến di động, đến cố định của các mạng thuộc VNPT đều với mức giá 1000đồng/phút.

6. Viettel chính thức phân phối điện thoại di động Nokia và BlackBerry

Trong năm 2007, sau khi Viettel chính thức phân phối điện thoại di động Samsung thì người ta bắt đầu chú ý đến hoạt động của nhà mạng này trong lĩnh vực thiết bị đầu cuối.

Viettel thuyết phục thêm được Nokia, với model 1209. Model này lúc đầu chỉ được bán tại hệ thống bán lẻ của Viettel, sau đó cũng nhanh chóng được bán tại nhiều hệ thống siêu thị điện thoại di động lớn khác.

Từ ngày 18/12/2008, Viettel chính thức cung cấp dịch vụ thư điện tử Pushmail và phân phối điện thoại BlackBerry. Người sử dụng sẽ yên tâm với công nghệ tiên tiến của RIM.

7. Giá điện thoại di động tăng theo giá USD

Vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2008, lần đầu tiên xày ra một sự kiện “chưa từng có”: giá điện thoại di động tăng mạnh. Bởi điện thoại di động trên thị trường Việt Nam phần lớn là hàng nhập khẩu, trả bằng đô-la Mỹ. Giá đô-la tăng, nên nhiều model điện thoại di động đã tăng giá theo. Vì sự kiện này, không ít nhà phân phối điện thoại di động cho rằng phải chịu lỗ khá nhiều.

8. Khuyến mại “dế” GSM chỉ dùng trên một mạng

Lâu nay, việc bán ưu đãi thiết bị đầu cuối và giới hạn chỉ sử dụng trên một mạng không có gì xa lạ tại Mỹ và châu Âu, nhưng tại Việt Nam vẫn chưa hề có nơi mạng GSM. Chính vì thế, MobiFone và Viettel đã cung cấp một số model Motorola W175 (MobiFone), Nokia 1200 (Viettel), Samsung E1110 (Viettel) chỉ dùng được trên các mạng này.

Thật ra, người mua gần như vẫn phải trả đủ tiền mua máy và mức ưu đãi cũng có giới hạn. Theo các chuyên gia viễn thông quốc tế, việc phân phối điện thoại di động sẽ có nhiều thay đổi khi có sự tham gia của các nhà mạng quốc tế. Lúc đó, người tiêu dùng sẽ được dùng những chiếc di động “hot” và đắt tiền hơn của một nhà mạng. Điều này sẽ diễn ra nhanh chóng khi Việt Nam thực hiện xong cổ phần hoá, cho phép các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài mua cổ phần của các công ty viễn thông Việt Nam.

9. Hệ thống bán lẻ trong nước: Chuẩn bị trước “giờ G”

Hệ thống bán lẻ trong nước có những động thái tích cực trước sự thâm nhập của hệ thống bán lẻ quốc tế. Hai hệ thống siêu thị điện thoại di động Viễn Thông A, Thế Giới Di Động, được giới kinh doanh cho là lớn nhất hiện nay, đã có một năm “bành trướng” mạnh mẽ.

Trong năm 2008, hai hệ thống này chính thức mở rộng ra rất nhiều tỉnh thành khác nhau, chạy đua phát triển thành hệ thống bán lẻ cả nước để đón đầu thời điểm: kể từ ngày 1/1/2009, các hệ thống bán lẻ nước ngoài sẽ được tự do gia nhập thị trường Việt Nam.

10. Dòng điện thoại màn hình cảm ứng bán chạy dù thị trường ế ẩm

Bắt nguồn từ sự thành công của iPhone năm trước, rồi iPhone 3G năm nay, thị trường điện thoại di động Việt Nam quan tâm hơn nhiều đối với dòng sản phẩm Touch Screen (màn hình cảm ứng) từng bị bỏ quên. Tín hiệu vui của dòng Touch screen bắt nguồn từ những cải tiến công nghệ của dòng sản phẩm này.

Không chỉ có iPhone, thị trường Việt Nam còn có sự góp mặt đông đảo của HTC với HTC Touch Diamond, HTC Touch HD, Samsung với Samsung F480, Samsung i900 Omnia, hay một số model của Eten. Đồng hành cùng sự kiện này, HTC ghi dấu bằng một showroom khá hoành tráng tại Tp. Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, giới kinh doanh điện thoại di động trong năm 2008 đều thấy rằng tình hình kinh doanh ế ẩm kéo dài. Việc kinh tế đình trệ khiến cho tình hình kinh doanh điện thoại di động cũng chịu tác động không nhỏ. Kéo dài từ tháng 8 đến những ngày mua sắm cuối năm, thị trường vẫn không có tín hiệu khởi sắc nào đáng kể. Đây được xem là sự kiện buồn nhất của lĩnh vực di động!

(Theo VNN)

Mạng di động tốt nhất VN được định giá bao nhiêu?

Một nguồn tin từ MobiFone cho biết Tập đoàn Credit Suisse – đơn vị tư vấn cổ phần hoá cho MobiFone đã định giá sơ bộ giá trị của mạng di động này khoảng 2 tỷ USD.

1793

Trao đổi với báo chí tối 7.1, ông Lê Ngọc Minh – Giám đốc MobiFone không khẳng định cũng không phủ nhận thông tin này nhưng cho biết: tình hình kinh tế nói chung cũng như tình hình của thị trường chứng khoán hiện tại (cả trong nước và thế giới) cũng có thể tác động đến kết quả định giá.

Có một điểm khá thú vị về thời điểm định giá MobiFone: mạng di động này được định giá trong năm mà nền kinh tế nói chung cực kỳ khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều suy giảm doanh thu, lợi nhuận nhưng lại là năm mà MobiFone đạt được những thành công lớn nhất trong lịch sử phát triển. Tính đến hết năm 2008, mạng di động này đã cán đích 31 triệu thuê bao (theo cách tính của Bộ Thông tin và Truyền thông) – số lượng thuê bao mới phát triển năm 2008 của MobiFone nhiều hơn cả 14 năm phát triển trước đó cộng lại. Doanh thu năm 2008 của mạng này đạt 17.500 tỷ đồng, lợi nhuận đạt tới 5.800 tỷ đồng (lợi nhuận trên doanh thu lên tới hơn 33%), nộp ngân sách 3.500 tỷ đồng.

Người đứng đầu MobiFone cho biết, với mức lợi nhuận năm 2008 là 5.800 tỷ đồng, việc định giá MobiFone là 2 tỷ USD tương đương với việc khoản tiền đầu tư sẽ sinh lời khoảng xấp xỉ 17%/năm – một mức lợi nhuận lý tưởng trong giai đoạn hiện nay khi mà hầu hết các công ty đều gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh. “Đây là chưa kể đến các lợi thế khác của MobiFone như là mạng di động tốt nhất Việt Nam hiện nay, có tới 31 triệu khách hàng (cuối năm 2008) theo cách tính của Bộ Thông tin và Truyền thông…”, ông Minh nói.

Trong năm 2008, MobiFone được coi như một ngoại lệ của khủng hoảng khi mạng di động này tăng trưởng và phát triển bất chấp các khó khăn của nền kinh tế. Theo thống kê của VNExpress – tờ báo điện tử số 1 Việt Nam, hơn 90% tỷ phú có tên trong danh sách 100 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sử dụng mạng MobiFone hàng ngày. Trước khi có thống kê này, trong 2 năm liên tục, MobiFone là mạng di động đứng số 1 về các tiêu chuẩn đo kiểm chất lượng mạng di động do Cục quản lý Chất lượng – Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện.

2261

Theo ông Minh, với những điều kiện bình thường và chưa tính đến những lợi thế cạnh tranh đặc biệt của MobiFone thì mạng di động được coi là tốt nhất Việt Nam này cũng có thể định giá ít nhất là 3 tỷ USD. Với mức định giá khoảng 3 tỷ USD thì mỗi năm tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư tính theo mức lợi nhuận của năm 2008 của MobiFone cũng là hơn 11%/năm. “Với mức lãi suất ngân hàng hiện nay tại Việt Nam là dưới 8%/năm thì việc đầu tư vào MobiFone với mức định giá đó sẽ là một cơ hội đầu tư đáng quan tâm”, ông Minh nhận xét.

Ông Minh cũng cho biết thêm, năm 2009 dù nền kinh tế sẽ tiếp tục còn khó khăn nhưng các mạng di động có tiềm lực như MobiFone sẽ vẫn giữ được sự tăng trưởng cao và đạt lợi nhuận lớn. Ông Minh cũng bày tỏ hy vọng MobiFone sẽ hoàn tất việc IPO trong năm 2009 để có thể bắt đầu một thời kỳ mới. Ông này cũng tiết lộ, ngay sau khi tiến trình cổ phần hoá hoàn tất, MobiFone sẽ thực hiện ngay nhiều cơ chế mới nhằm tạo những động lực mạnh mẽ hơn cho tất cả các đơn vị, bộ phận kinh doanh trên toàn quốc.

Về lộ trình cổ phần hoá, ông Minh khẳng định không có chuyện trì hoãn vì thị trường chứng khoán tụt dốc. “Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng. Vấn đề là MobiFone là mạng di động đầu tiên tại Việt Nam được cổ phần hoá và lại là một doanh nghiệp rất lớn, thông tin di động cũng là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế nên các cấp có thẩm quyền khi quyết định cũng cần cân nhắc một thời điểm sao cho có lợi nhất cho nền kinh tế”, ông Minh nói.

(theo Hà Nội Mới)


Chuyện “ngược đời” của ngành di động 2008

1788

MobiFone là mạng di động

có chất lượng tốt nhất theo

kết quả đo kiểm của Bộ TT&TT.

Trong khi nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế, lĩnh vực thông tin di động vẫn tăng trưởng ở mức bùng nổ cả về thuê bao, doanh thu và lợi nhuận.

Năm 2008, khi mà nền kinh tế Việt Nam chịu tác động nặng nề của khủng hoảng kinh tế với việc tỷ lệ lạm phát cao, tăng trưởng bị suy giảm thì sự phát triển cực mạnh của ngành thông tin di động Việt Nam được coi như một điểm son chói sáng của nền kinh tế. Không chỉ đơn thuần tăng trưởng về số lượng thuê bao, các mạng di động đều có sự phát triển mạnh về doanh thu, lợi nhuận cũng như nộp ngân sách cho nhà nước.

Cuối năm 2008, ai cũng có thể nhận thấy rõ sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mạng di động khi MobiFone có thời điểm tăng trưởng mới với tốc độ kỷ lục. Theo thông tin từ ba nhà cung cấp dịch vụ, những ngày cuối năm có lúc thuê bao mạng MobiFone phát triển mới đã lên tới gần 500.000 thuê bao/ngày, Viettel 160.000 thuê bao/ngày, VinaPhone có thời điểm là 120.000 thuê bao/ngày.

Đi kèm với đó là việc cả 3 mạng di động này đều dự kiến đạt hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận. Theo dự kiến của MobiFone, mạng di động này có doanh thu trên 1 tỷ USD, lợi nhuận gần 6.000 tỷ đồng và đóng góp cho ngân sách lên tới gần 3.500 tỷ đồng – một con số trong mơ của bất kỳ một doanh nghiệp nào tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế của năm 2008. Chưa hết, mạng di động này tiếp tục đặt ra các mục tiêu cao hơn cho năm 2009 dù theo dự đoán của nhiều chuyên gia, đây sẽ là năm còn khó khăn hơn của nền kinh tế Việt Nam.

Phía VinaPhone tuyên bố tỷ lệ lợi nhuận năm nay rất khả quan.

Chưa hết, năm 2008 cũng là năm mà người tiêu dùng có thể thấy rõ nhất nỗ lực cực cao của tất cả các mạng di động trong việc phổ cập dịch vụ thông tin di động tới cả nhóm khách hàng thu nhập thấp, ở khu vực nông thôn. Ví dụ điển hình của việc khai thác thị trường bình dân này là gói cước Mobi365 (MobiFone) và Vina365 (VinaPhone) – gói cước mà khách hàng chỉ cần tiêu 1.000 đồng/tháng cũng có thể sử dụng được dịch vụ di động.

2258

Thế nhưng, tấn công vào thị trường bình dân, đem dịch vụ di động đến với người nghèo, cộng với việc giảm giá, khuyến mãi liên tục cực lớn, các mạng di động như MobiFone, Viettel, VinaPhone đều vẫn “sống khoẻ”, lợi nhuận cao.

Năm 2008, trong khi Chính phủ phải thực hiện các biện pháp kiểm soát việc tăng giá, tránh “đổ dầu vào lửa” bởi chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh, chỉ duy có ngành thông tin di động lại ngược hẳn. Các cơ quan quản lý thậm chí còn phải tính toán đến việc phải ra văn bản ‘hãm phanh’ các doanh nghiệp trong việc giảm giá, khuyến mãi cước di động vì các công ty này giảm giá, khuyến mãi quá lớn. Trên phương diện giá cả, ngành thông tin di động nói chung cũng đã góp một phần vào công cuộc chống lạm phát một cách tự nhiên mà không cần bất cứ một cơ quan quản lý nào can thiệp.

Một điểm đặc biệt khác của thị trường thông tin di động 2008: chất lượng. Nếu năm 2007, người tiêu dùng vẫn còn quan tâm nhiều đến giá cước thì năm 2008, chất lượng dịch vụ của các mạng di động được đặt lên hàng đầu. Nếu như năm 2007, MobiFone vượt rất xa các mạng di động khác trên mọi tiêu chuẩn chất lượng được Cục quản lý chất lượng (Bộ Thông tin và Truyền thông) đo kiểm thì năm 2008, dù MobiFone vẫn dẫn đầu, khoảng cách này đã ngắn lại. MobiFone chỉ còn dẫn trước các mạng di động khác ở chỉ tiêu về CallCenter – chỉ tiêu phản ánh sự lắng nghe khách hàng. Nói cách khác, chất lượng của di động năm 2008 không còn ở đẳng cấp của kỹ thuật nữa mà đã chuyển sang lĩnh vực của sự cảm nhận con tim. Đây là điều vô cùng đặc biệt trong bối cảnh thị trường di động phát triển phi mã và người ta tưởng chừng như các mạng di động không quan tâm gì đến chất lượng.

Năm 2009, ngành thông tin di động Việt Nam có tiếp tục được những “chuyện ngược đời” đã thực hiện được trong năm 2008 khi mà nền kinh tế Việt Nam dự báo còn khó khăn hơn? Chưa ai có thể biết chính xác nhưng ông Lê Ngọc Minh, Giám đốc MobiFone nhận xét: “Trong khó khăn lớn luôn ẩn chứa những cơ hội lớn, nếu bạn biết tận dụng nó, bạn sẽ vượt lên”.

(theo ICTnews)

Một ngoại lệ của khủng hoảng

1774

Các khách hàng của MobiFone

luôn được hưởng dịch vụ tốt nhất

trong số các mạng di động tại Việt Nam

Cuối năm 2008, người ta chứng sự bùng nổ chưa từng thấy của thị trường thông tin di động. Điển hình của sự bùng nổ là sự tăng trưởng đến mức không tưởng của MobiFone với số lượng thuê bao mới có ngày lên tới gần 500.000.

Trong bối cảnh nền kinh tế chung gặp nhiều khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam phải cắt giảm chỉ tiêu tăng trưởng thì sự bùng nổ về tăng trưởng thuê bao của MobiFone bất chấp những khó khăn của nền kinh tế là một điều hiếm thấy. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện.

Kết thúc năm 2008, mạng di động này có kết quả kinh doanh thậm chí còn ấn tượng hơn so với việc phát triển thuê bao. Doanh thu đạt trên 17.000 tỷ đồng và lợi nhuận thực đạt tới gần 6.000 tỷ đồng (chiếm 35% doanh thu) – một con số ở mức rất khó tin đối với bất kỳ một doanh nghiệp Việt Nam nào trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay. Thêm vào đó, đóng góp vào ngân sách nhà nước năm 2008 của mạng di động này cũng xếp vào loại siêu hạng: gần 3.500 tỷ đồng. Có lẽ không cần phải bình luận gì thêm về những con số này.

Điều đáng nói thêm về các con số lợi nhuận, đóng góp ngân sách ở trên là mạng di động này đạt được kết quả trong bối cảnh thị trường di động đã ở giai đoạn cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Năm 2008, một mạng di động CDMA đã phải dừng cuộc chơi, chuyển từ công nghệ CDMA sang công nghệ GSM để tìm một hướng đi mới vì sự cạnh tranh quá khốc liệt. Chưa hết, sự khốc liệt về cạnh tranh còn thể hiện ở chỗ, năm 2008, tất cả các mạng di động trong đó có MobiFone khuyến mại, giảm giá cho các khách hàng của mình nhiều đến mức các cơ quan quản lý phải dự kiến ban hành văn bản để hạn chế bớt khuyến mại, giảm giá vào đầu năm 2009. Đáng nói hơn nữa, sự giảm giá, khuyến mại ở mức kinh dị của các mạng di động lại diễn ra trong bối cảnh “bão giá” (hầu hết các hàng hóa, dịch vụ khác trong nền kinh tế đều tăng giá vù vù). Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như vậy mà MobiFone vẫn có thể có được tỷ lệ lợi nhuận lên tới 35% trên doanh thu thì mới biết việc điều hành kinh doanh ở mạng di động này phải hoàn thiện ở mức thế nào.

2250

Chưa hết. Tăng trưởng cực nhanh về thuê bao nhưng mạng di động này vẫn tiếp tục

Trong bối cảnh nền kinh tế chung gặp nhiều khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam phải cắt giảm chỉ tiêu tăng trưởng thì sự bùng nổ về tăng trưởng thuê bao của MobiFone bất chấp những khó khăn của nền kinh tế là một điều hiếm thấy. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện.

Kết thúc năm 2008, mạng di động này có kết quả kinh doanh thậm chí còn ấn tượng hơn so với việc phát triển thuê bao. Doanh thu đạt trên 17.000 tỷ đồng và lợi nhuận thực đạt tới gần 6.000 tỷ đồng (chiếm 35% doanh thu) – một con số ở mức rất khó tin đối với bất kỳ một doanh nghiệp Việt Nam nào trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay. Thêm vào đó, đóng góp vào ngân sách nhà nước năm 2008 của mạng di động này cũng xếp vào loại siêu hạng: gần 3.500 tỷ đồng. Có lẽ không cần phải bình luận gì thêm về những con số này.

Điều đáng nói thêm về các con số lợi nhuận, đóng góp ngân sách ở trên là mạng di động này đạt được kết quả trong bối cảnh thị trường di động đã ở giai đoạn cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Năm 2008, một mạng di động CDMA đã phải dừng cuộc chơi, chuyển từ công nghệ CDMA sang công nghệ GSM để tìm một hướng đi mới vì sự cạnh tranh quá khốc liệt. Chưa hết, sự khốc liệt về cạnh tranh còn thể hiện ở chỗ, năm 2008, tất cả các mạng di động trong đó có MobiFone khuyến mại, giảm giá cho các khách hàng của mình nhiều đến mức các cơ quan quản lý phải dự kiến ban hành văn bản để hạn chế bớt khuyến mại, giảm giá vào đầu năm 2009. Đáng nói hơn nữa, sự giảm giá, khuyến mại ở mức kinh dị của các mạng di động lại diễn ra trong bối cảnh “bão giá” (hầu hết các hàng hóa, dịch vụ khác trong nền kinh tế đều tăng giá vù vù). Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như vậy mà MobiFone vẫn có thể có được tỷ lệ lợi nhuận lên tới 35% trên doanh thu thì mới biết việc điều hành kinh doanh ở mạng di động này phải hoàn thiện ở mức thế nào.

Chưa hết. Tăng trưởng cực nhanh về thuê bao nhưng mạng di động này vẫn tiếp tục giữ được vị trí mạng di động tốt nhất Việt Nam qua kết quả đo kiểm về chất lượng của Cục quản lý chất lượng, Bộ Thông tin và Truyền thông. Với việc phát triển thuê bao mới trong năm 2008 nhiều hơn tổng số lượng phát triển thuê bao mới của cả 14 năm trước đó cộng lại nhưng vẫn đạt các chỉ số đo kiểm về kỹ thuật số 1 trong các mạng di động tại Việt Nam, MobiFone là một trường hợp ngoại lệ của ngành thông tin di động khi vẫn cân bằng được chất lượng dịch vụ và tốc độ phát triển.

Với những kết quả đó, MobiFone không chỉ là một điểm sáng của ngành thông tin di động mà còn là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong thời khó khăn. Năm 2009, liệu mạng di động này còn có thể tiếp tục phong độ của mình? Thời gian sẽ cho câu trả lời chính xác.

(theo Báo Thương Mại)



Thị trường di động cuối năm: Thuê bao mới phát triển “phi mã”

Trong hơn 1 tuần cuối cùng của năm 2008, tổng số thuê bao phát triển mới mỗi ngày của 3 mạng MobiFone, Viettel, VinaPhone lên tới hơn 500.000 thuê bao.

1757

“Hiện tượng MobiFone”

Theo con số thống kê, mạng MobiFone có tốc độ tăng trưởng thuê bao mạnh nhất trong những ngày cuối năm. MobiFone đã lập kỷ lục phát triển được khoảng 250.000 thuê bao /ngày với hơn 50% thị phần. Thứ Sáu ngày 26/12/2008, mạng MobiFone công bố đã đạt trên 29 triệu thuê bao (theo cách tính của Bộ TT &TT). Cũng riêng trong ngày này, số lượng thuê bao kích hoạt mới đã vọt lên ngưỡng 365.000 thuê bao. Mức độ phát triển thuê bao còn tiếp tục phi mã vào những ngày sau đó và có ngày đã lên tới con số trên 485.000 thuê bao mới /ngày.

Lý giải về nguyên nhân gây ra sự đột biến về phát triển thuê bao của các mạng di động nói chung trong những ngày cuối năm, các chuyên gia về viễn thông di động đưa ra 3 lý do. Thứ nhất, vào thời điểm cuối năm, nhu cầu về hoà mạng thông tin di động thường cao hơn các thời điểm khác trong năm. Thứ hai, các chính sách khuyến mãi, thúc đẩy bán hàng hiện được các mạng di động như MobiFone, Viettel, VinaPhone thúc đẩy rất mạnh. Thứ ba, nhu cầu về chạy đua với thời gian để hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh của tất cả các mạng di động vào thời điểm cuối năm khiến các mạng di động có thêm nhiều biện pháp hơn để đẩy mạnh phát triển thuê bao mới.

Về mức độ phát triển mạnh của MobiFone so với các mạng di động khác, một số chuyên gia về thông tin di động đưa ra nhận xét khá thú vị: “Đó là do nghẽn mạng”. Theo lý giải của các chuyên gia này, vào thời điểm cuối năm, giáp Tết, khi mà hiện tượng rớt cuộc gọi, nhắn tin bị chậm nhiều giờ liền thậm chí hàng mấy ngày, cuộc gọi bị nhiễu… thì khách hàng sẽ tìm đến mạng nào có mạng lưới ổn định nhất, chất lượng dịch vụ tốt nhất để tránh các phiền hà không đáng có. Bên cạnh đó, đối với các đại lý bán hàng, ngoài việc được hưởng chính sách hoa hồng, hỗ trợ bán hàng tốt, họ cũng có nhu cầu lớn hơn khi bán các dịch vụ có chất lượng cao để phục vụ khách hàng. Hai yếu tố này cộng lại chính là nhân tố chính khiến cho lượng thuê bao kích hoạt mới trong những ngày cuối năm của MobiFone tăng đến mức không thể tin được.

2240

Tất cả đều phát triển “sốc”

Nguồn tin từ VinaPhone cho biết, sau khi thực hiện chính sách 1.000 đồng /phút cho tất cả các cuộc gọi từ VinaPhone tới MobiFone, các thuê bao cố định của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và ngược lại, kèm theo các chương trình khuyến mãi lớn, thuê bao mới của VinaPhone tăng trưởng khoảng 80.000-100.000 thuê bao /ngày – mức tăng trưởng chưa từng có trong lịch sử của mạng di động này. Viettel cũng cho biết, mức tăng trưởng bình quân hiện tại của mạng di động này là khoảng 160.000 thuê bao hoà mạng mới /ngày.

Các chuyên gia cho rằng, ngoài nhu cầu tăng mạnh vào tháng cuối năm còn có sự tác động mạnh của việc các mạng di động đua nhau thực hiện “khuyến mãi chạy chính sách”. Theo dự kiến, đầu năm 2009, Bộ TT &TT sẽ ra các quy định hạn chế bớt việc khuyến mãi quá lớn của các mạng di động và việc nhân 3 tài khoản, tặng 100% giá trị thẻ nạp cũng sẽ không còn mà phải ở mức thấp hơn. Đây cũng chính là lý do cả 3 mạng di động lớn nhất Việt Nam là MobiFone, Viettel, VinaPhone cùng tung ra chương trình tặng 100% giá trị thẻ nạptiền cho các khách hàng trả trước. VinaPhone là từ 23-26/12/2008, MobiFone thực hiện từ ngày 25-29/12/2008 (cho tất cả các khách hàng trả trước). Cùng với VinaPhone và Viettel cũng tặng 100% giá trị thẻ nạp tiền cho khách hàng nhưng chỉ áp dụng cho các thuê bao hoà mạng mới và chỉ với 5 thẻ nạp đầu tiên.

Mặc dù thừa nhận việc tặng tiền cho các khách hàng trả trước với quy mô cực lớn trong 5 ngày cuối năm là việc khuyến mãi để “né” chính sách có thể ban hành sớm nhưng đại diện của MobiFoneM, ông Đinh Việt Hưng – Trưởng phòng Giá cước Tiếp thị, bổ sung thêm: “Các doanh nghiệp được làm những gì pháp luật cho phép và trong khuôn khổ đó, MobiFone muốn làm những gì có lợi nhất cho khách hàng của mình. Hơn nữa, vào thời điểm cuối năm, nhất là khi kinh tế có nhiều khó khăn như hiện nay, khách hàng cũng có nhiều khoản chi tiêu cần phải cân đối thì MobiFone hay các mạng di động khác muốn chia sẻ với khách hàng một phần lo lắng bằng quà tặng là một điều tích cực nên khuyến khích”.

Theo đánh giá của các chuyên gia về viễn thông, đợt khuyến mãi tặng 100% thẻ nạp này là đợt tặng cuối cùng của năm 2008 nhưng có thể cũng là đợt cuối cùng của các mạng di động nếu quy định hạn chế khuyến mãi của Bộ TT &TT được ban hành sớm.

(theo ICTnews)

Thị trường di động 2009: Khó khăn cũng là cơ hội!

1756

Mạng di động nào làm khách hàng hài lòng nhất

sẽ có cơ hội phát triển thuê bao nhanh

và ổn định nhất. Ảnh: T.S.


Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng khoảng kinh tế toàn cầu nhưng ngành thông tin di động vẫn tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, vì sao?

Năm 2009 khi kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn năm 2008 thì thị trường di động còn tiếp tục bùng nổ? Để giải đáp phần nào những câu hỏi này, VietnamNet đã có cuộc trao đổi với ông Lê Ngọc Minh – Giám đốc MobiFone.


– Theo ông, phải chăng ngành thông tin di động Việt Nam không chịu ảnh hưởng gì của khó khăn kinh tế nói chung, khi mà các mạng di động GSM lớn đều tăng trưởng thuê bao gấp đôi, bất chấp các khó khăn về kinh tế?

– Không phải là ngành thông tin di động không bị ảnh hưởng, thực tế là có bị ảnh hưởng nhưng vẫn tiếp tục có được mức tăng trưởng với tốc độ cao trong năm 2008. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tốc độ tăng trưởng cao này là ngành thông tin di động của Việt Nam phát triển chậm một nhịp so với thế giới và nhu cầu chung, vì vậy trong những năm vừa qua thì tiềm năng phát triển của ngành thông tin di động Việt Nam vẫn lớn hơn tốc độ phát triển thực tế của thị trường.

Vài năm trở lại đây, khi các mạng di động đã tìm được những bước đi đúng đắn để kích thích cũng như khai thác thị trường một cách có hiệu quả thì thị trường thông tin di động bước vào giai đoạn bùng nổ. Sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường di động và nhu cầu của người tiêu dùng đã lấn át cả những khó khăn hiện tại của nền kinh tế và tạo ra sự tăng trưởng rất cao cho ngành.


– Nếu không có các khó khăn về kinh tế thì điều gì sẽ xảy ra với thị trường thông tin di động Việt Nam?

– Vào thời điểm hiện tại, thông tin di động đã trở thành một dịch vụ thiết yếu hàng ngày đối với hàng chục triệu người dân Việt Nam, giống như cơm ăn, áo mặc của người dân, dẫu nền kinh tế có khó khăn thì mọi người vẫn phải sử dụng dịch vụ này vì sự tiện dụng và giá thành đã hạ xuống khá thấp.

Cùng với việc các mạng di động liên tục có những cách thức mới trong việc khai thác thị trường như tung ra các gói cước dành cho người có thu nhập rất thấp, đầu tư cực nhanh, cực lớn cho mạng lưới, khuyến mại, thúc đẩy bán hàng rất mạnh… năm 2008 lẽ ra thị trường thông tin di động Việt Nam có thể bùng nổ mạnh hơn nhiều và đạt đến mức phát triển bão hoà về thuê bao nếu như không bị những khó khăn chung của nền kinh tế tác động.


– Nhưng trong năm 2008, cũng có những mạng di động đã gặp nhiều khó khăn trong phát triển như HT Mobile (hiện đã chuyển sang công nghệ GSM và đổi tên thành Vietnam Mobile). Vậy ông đánh giá thế nào về dấu hiệu này?

– Mỗi mạng có một chiến lược phát triển riêng và một cách thức riêng để khai thác khi thị trường bùng nổ. Mỗi mạng cũng có một cách thức đối phó riêng khi tình hình kinh tế chung có khó khăn, nên tôi xin được không nhận xét về tình hình của các mạng khác. Theo quan điểm cá nhân tôi, trong tình hình hiện nay, mạng di động nào có tiềm lực, có bề dày, đặc biệt là về chất lượng dịch vụ thì sẽ có cơ hội khai thác thị trường tốt hơn, phát triển mạnh hơn.

– Trong những ngày cuối năm 2008, các mạng di động đều phát triển thuê bao mới với tốc độ chóng mặt, lên tới hàng trăm nghìn thuê bao/ngày. Ông có thể lý giải nguyên nhân sự bùng nổ đó?

– Năm nào cũng vậy, vào thời điểm cuối năm, nhu cầu về thông tin di động thường tăng rất mạnh và các mạng di động đều tranh thủ cơ hội để phát triển thuê bao, đồng thời chạy đua với thời gian để hoàn thành hoặc vượt mức kế hoạch phát triển thuê bao cũng như doanh thu. Đây là lý do khiến cho tốc độ phát triển thuê bao cuối năm thường rất cao. Năm nay, cộng với việc thị trường đang trong giai đoạn bùng nổ nên số lượng thuê bao cuối năm tăng vọt cũng là điều dễ hiểu. Cũng phải nói thêm, cuối năm nay, các mạng di động đều áp dụng các chính sách khuyến mại, thúc đẩy bán hàng lớn hơn mọi năm cũng góp phần vào sự tăng vọt của thuê bao mới.

– Với tốc độ phát triển thuê bao như vậy, liệu chất lượng dịch vụ di động có được bảo đảm?

– Đây chính là vấn đề mà các mạng di động cần phải tập trung nhất trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là thời điểm cuối năm thường là giai đoạn cao điểm về chất lượng khi mà tình trạng rớt cuộc gọi, nhắn tin đến chậm, nghẽn mạng cục bộ… hay xảy ra.

Thị trường bùng nổ về thuê bao tạo ra nguy cơ là sẽ suy giảm về chất lượng, nhưng đồng thời cũng ẩn chứa trong đó một cơ hội lớn. Đó là: mạng di động nào vượt hẳn lên về chất lượng, giữ được độ an toàn, ổn định cao nhất về mạng lưới sẽ bứt phá hẳn lên.

Trong những ngày cuối năm, khi người tiêu dùng hay phàn nàn về chất lượng dịch vụ thì khách hàng sẽ thích mua và các đại lý cũng sẽ thích bán những sim di động có dịch vụ mạng tốt hơn. Tốc độ bán hàng trong những ngày cuối năm 2008 là một trong những tiêu chí quan trọng, thể hiện đẳng cấp cũng như khả năng khai thác thị trường của một mạng di động.

– Theo dự báo, nền kinh tế năm 2009 thậm chí còn có thể khó khăn hơn 2008. Ông có thể dự đoán gì về sự phát triển của thị trường thông tin di động Việt Nam trong năm tới?

– Kể cả trong điều kiện kinh tế tiếp tục khó khăn như hiện nay thì tôi vẫn dự đoán thị trường thông tin di động Việt Nam năm 2009 sẽ có sự tăng trưởng mạnh, có thể đạt tới mức phát triển bão hoà về thuê bao.

– Xin cảm ơn ông!

Tốc độ phát triển thuê bao dịp cuối năm 2008:

– MobiFone phát triển mới khoảng 250.000 thuê bao,/ngày – Viettel 160.000 thuê bao,/ngày

– VinaPhone khoảng 80.000 thuê bao/ngày.

– Kể từ ngày 26.12.2008, MobiFone tiếp tục vọt lên trước với hơn 365.000 thuê bao phát triển mới mỗi ngày và ngày kỷ lục nhất là đạt xấp xỉ 500.000 thuê bao mới/ngày.

(theo Việtnamnet)

6 điều nên biết để tránh nghẽn mạng di động

Để tránh nghẽn mạng cục bộ trong thời gian cao điểm Tết Kỷ Sửu, MobiFone đã  đưa ra 6 điểm khuyến nghị gửi tới các chủ thuê bao dù nhà cung cấp dịch vụ viễn thông này đã tiến hành nâng cao năng lực mạng lưới.

Số lượng các cuộc gọi dự báo sẽ tăng lên đột biến trong thời gian cao điểm Tết. (Ảnh: MobiFone).

Dù đã tăng dung lượng truyền dẫn kết nối thêm 2.5Gb/s, tuy nhiên MobiFone thông báo vẫn có khả năng xảy ra nghẽn cục bộ trên một số hướng liên mạng do MobiFone không thể chủ động trong việc chia tải tại các tổng đài kết nối của các mạng khác. Chính vì vậy, để bảo đảm liên lạc trong dịp Tết, MobiFone đã khuyến nghị các chủ thuê bao 6 điểm để tránh nghẽn mạng.

1. Những cuộc gọi hoặc tin nhắn chúc mừng năm mới mà khách hàng dự định thực hiện vào thời điểm trước/sau giao thừa hoặc sáng Mùng Một Tết, nếu có thể, nên thực hiện trước hoặc sau những thời  điểm đó một chút để lời chúc của mình được trọn vẹn.

2. Khi không liên lạc được, không nên gọi hoặc nhắn tin lại nhiều lần ngay lúc đó để tránh càng thêm tắc nghẽn mạng.

3. Nên tạm thời tắt chế độ báo cáo (Delivery reports) trong gửi tin nhắn đi để giảm gánh nặng cho tổng đài, liên lạc của khách hàng sẽ dễ dàng hơn.

4. Trong trường hợp nhắn tin SMS có hiện tượng chậm, nghẽn, khách hàng NÊN DÙNG MMS (multi media messages) thay cho SMS. Hiện tại tin nhắn MMS đang được MobiFone miễn phí trong ngày 1/1/2009 và khuyến mại chỉ 150đ/tin text, 300đ/tin có hình ảnh âm thanh.

5. Nên để ý tới số ký tự khi soạn tin nhắn, thực hiện dứt điểm từng tin nhắn một với số ký tự chỉ tới 160 theo hạn định của các mạng. Nếu soạn tin nhắn dài quá 160 ký tự, mạng sẽ tự động ngắt thành 2 hoặc nhiều tin nhắn để gửi đi; và nếu có nghẽn mạng, có thể các tin nhắn này sẽ không đến nơi người nhận một cách đầy đủ, hoặc có tin nhắn sẽ bị thất lạc…

6. Một số nguyên nhân khác tuy rất đơn giản, dễ dàng xử lý, nhưng thường các chủ thuê bao có thể không ngờ tới như: bộ nhớ tin nhắn trong máy đầy sẽ không nhận được tin mới tiếp theo; máy hết tiền trong tài khoản tại thời điểm đó (trả trước), hoặc thuê bao chậm nộp tiền (trả sau) quá hạn quy định cũng sẽ không thực hiện được thành công cuộc goi, nhắn tin…

Theo VTC