Hai cách ‘bẻ khoá’ để gọi điện trên iPhone 3G

Một cửa hàng điện thoại ngoài Hà Nội đã “bẻ khóa” thành công iPhone 3G bằng phần cứng để gọi điện. Như vậy, tới giờ đã có 2 phương pháp unlock chiếc điện thoại này.

Những ngày gần đây, thông tin về những model phiên bản “quốc tế” lắng xuống. Tại các cửa hàng bán lẻ, các diễn đàn công nghệ đều không còn thấy rao bán thiết bị không khoá này.

Trong khi đó, SIM ghép và iPhone khoá đang là hai mặt hàng “hot”. Những người chưa có iPhone 3G thì nóng lòng chờ giá xuống, trong khi những người đã có thì lại tìm cách để gọi điện được trên chiếc máy này.

SIM chính được cắt góc để ghép đang đưa vào khay SIM của iPhone 3G. Ảnh: Quốc Huy.

SIM chính được cắt góc để ghép đang đưa vào khay SIM của iPhone 3G.

Ghép SIM đang là giải pháp phổ biến nhất để gọi điện trên iPhone. Đây không phải là phương pháp mới, trước đây các dòng máy như Sharp, BlackBerry… đã sử dụng phương pháp này. SIM chính sẽ được cắt một mảnh nhỏ và được ghép kèm với một bảng mạch. Trên đó, một con Rom giúp “qua mặt” quá trình kiểm tra SIM của điện thoại được nằm ở vị trí cắt.

Hiện tại trên thị trường, giá bán một bộ SIM ghép dao động từ 300.000 đồng tới 900.000 đồng. Có nhiều loại SIM ghép khác nhau được sử dụng, tuy nhiên theo một nhân viên của cửa hàng Tiến Thành (đường Hoàng Văn Thụ – TP HCM) thì “tất cả đều có xuất xứ từ Trung Quốc”.

Không phải lần nào ghép SIM cũng thành công, khả năng gọi điện được sau khi gắn hai SIM với nhau chưa đến 50%. Do vậy, mỗi lần hỏng lại phải sử dụng SIM ghép mới. Bên cạnh đó, SIM ghép khó để đưa vào máy hoặc lấy ra thay đổi do chúng rất dày. Nhiều cửa hàng phải mài SIM chính cho mỏng bớt. Tuy vậy, quá trình tháo ra, tháo vào rất dễ làm khay SIM của máy bị hỏng.

Ngoài ra, iPhone 3G bị “mở mạng” bằng phương pháp ghép SIM thường mất sóng và nhanh hao pin. Mỗi lần không gọi điện được, người dùng lại phải đến cửa hàng “chăm sóc” để sửa.

Một chiếc iPhone 3G đang được mở ra để unlock phần cứng. Ảnh: Quốc Huy.

Một chiếc iPhone 3G đang được mở ra để unlock phần cứng.

Gần đây có thêm giải pháp là “bẻ khoá” bằng phần cứng.

Phương pháp unlock này hiện tại mới chỉ được cửa hàng TA Mobile (Nguyễn Du – Hà Nội) tiến hành. Theo anh Tuấn Anh, chủ cửa hàng thì can thiệp vào phần cứng sẽ triệt để xử lý các biện pháp như hao pin, mất mạng, hơn nữa máy cũng chạy ổn định hơn.

Giá unlock một chiếc iPhone 3G bằng phần cứng đắt hơn ghép SIM. Người đúng đầu chủ cửa hàng này vẫn chưa tiết lộ giá “bẻ khoá” chiếc điện thoại mới (hiện tại ghép SIM tại TA Mobile có giá 500.000 đồng).

Giống như cách thức unlock phần cứng phiên bản iPhone đầu tiên, người “phá khóa” cũng phải mở máy và tiến hành kết nối một vài vi mạch. Quá trình này đòi hỏi thợ kỹ thuật phải làm tỉ mỉ, tránh xước vỏ và hỏng mạch.

Sau khi 'bẻ khoá', iPhone mới đã nhận mạng và có thể gọi điện được. Ảnh: Quốc Huy.

Sau khi “bẻ khoá”, iPhone mới đã nhận mạng và có thể gọi điện được.

Sau khi unlock iPhone 3G bằng phần cứng, điện thoại đã có thể gọi điện và sử dụng bình thường tất cả các chức năng. “Dù sau này có phương pháp unlock bằng phần mềm, hoặc cập nhật phiên bản hệ điều hành mới thì máy đã “bẻ khoá” phần cứng vẫn không trục trặc gì”, anh Tuấn Anh chia sẻ.

Tuy nhiên, việc unlock bằng phần cứng vẫn nguy hiểm hơn là làm bằng phần mềm. Quá trình unlock, mở máy và can thiệp trên phần cứng phải không được sai sót, xước sát máy của khách. Hiện, giá bán những chiếc iPhone 3G trên thị trường Việt Nam vẫn hơn 1.000 USD.

Tổng hợp

7 điện thoại thông minh mới

Trong tháng 7, iPhone 3G có mặt và thu hút sự chú ý nhiều người, còn Nokia tân trang dòng E bằng 2 model mới bên cạnh sự xuất hiện của Sony Ericsson G900, G700 và BlackBerry Pearl 8120 qua đường xách tay.

Trong 7 smartphone có mặt trên thị trường Việt Nam, chỉ duy nhất 3 smartphone mới của Nokia là E71, E66 và 6220 Classic được phân phối chính thức. Còn di động của “Quả táo”, điện thoại BlackBerry 8120 hay các model thông minh của Sony Ericsson đều xuất hiện qua con đường tiểu ngạch.

Dưới đây là 7 smartphone vừa có mặt trên thị trường.

iPhone 3G

iPhone 3G tại Việt Nam vẫn có giá trên 1.000 USD. Ảnh: Hoàng Hà.

iPhone 3G tại Việt Nam vẫn có giá trên 1.000 USD. Ảnh: Hoàng Hà.

Đây là chiếc điện thoại gây sự chú ý của người dùng khắp nơi trên thế giới. Di động thế hệ hai của Apple hiện có mặt tại Việt Nam và đã cho phép nhắn tin, gọi điện thông qua ghép SIM hay unlock bằng phần cứng.

Tuy nhiên, giá bán những “chú” iPhone mới vẫn trên 1.000 USD cho dù đó là bản 8 hay 16 GB. Máy có thiết kế đẹp với màn hình rộng, lớp vỏ sáng bóng và nhiều tính năng giải trí.

Nokia E71 (điểm đánh giá: 7,8)

Nokia E71 có bàn phím Qwerty dễ sử dụng. Ảnh: Cnet.

Nokia E71 có bàn phím Qwerty dễ sử dụng. Ảnh: Cnet.

E71 là bản nâng cấp của E61i với bàn phím Qwerty tiện dụng nhưng thiết kế có phần nhỏ nhắn hơn với lớp vỏ ngoài bằng thép, camera 3,2 Megapixel.

Bên cạnh thiết kế dễ sử dụng, E71 hỗ trợ người dùng truy cập Internet, duyệt web thông qua kết nối 3G/HSDPA, Wi-Fi, định vị toàn cầu GPS. Model nay còn có thể cho phép chủ nhân sử dụng Microsoft Exchange để đồng bộ dữ liệu lịch làm việc, danh bạ.

Giá bán của Nokia E71 hiện là 8,8 triệu đồng.

Sony Ericsson G900

Sony Ericsson G900 có màn hình cảm ứng. Ảnh: Fonearena.

Sony Ericsson G900 có màn hình cảm ứng. Ảnh: Fonearena.

Sony Ericsson vẫn chưa đưa model này vào Việt Nam, trong khi đó G900 đã được xách tay về bán với giá 9,5 triệu đồng.

G900 là điện thoại thay thế dòng P thông minh của Sony Ericsson, máy không có bàn phím Qwerty nhưng kế thừa màn hình cảm ứng với nền UIQ. G900 bên cạnh các tính năng văn phòng như lướt web, soạn thảo văn bản, gửi nhận e-mail còn mạnh về giải trí như máy ảnh 5 Megapixel, xem phim, chơi nhạc hay.

Nokia E66

Nokia E66 với dáng trượt chắc chắn. Ảnh: Cnet.

Nokia E66 với dáng trượt chắc chắn. Ảnh: Cnet.

Không có bàn phím Qwerty như E71, nhưng model dòng E mới này nữ tính hơn với dáng trượt chắc chắn và camera 3,2 Megapixel.

Kế thừa E65, E66 mạnh mẽ hơn với hệ thống định vị toàn cầu GPS. Máy cho phép chỉnh sửa các file văn bản, duyệt web, gửi nhận e-mail thông qua kết nối Wi-Fi, 3G/HSDPA.

Giá bán của E66 hiện tại đang xấp xỉ 9 triệu đồng.

BlackBerry Pearl 8120

Pearl 8120 có kết nối Wi-Fi. Ảnh: Retrevo.

Pearl 8120 có kết nối Wi-Fi. Ảnh: Retrevo.

Pearl 8120 hiện đang là model “hot” trong giới mộ điệu BlackBerry tại Việt Nam, giá bán chiếc điện thoại này khoảng 5,7 triệu đồng. Theo đánh giá của người dùng, những máy sử dụng mạng T-Mobile có pin lâu hơn những thiết bị gắn mác AT&T.

Model này được nhấn mạnh khả năng kết nối Wi-Fi và cho phép lướt web nhanh chóng. 8120 còn được nâng cấp camera lên 2 Megapixel cho phép quay phim bên cạnh các tính năng giải trí như nghe nhạc, xem phim.

Nokia 6220 Classic (điểm đánh giá: 6,5)

Nokia 6220 Classic có thiết kế dạng thanh cổ điển. Ảnh: Cellphone.

Nokia 6220 Classic có thiết kế dạng thanh cổ điển. Ảnh: Cellphone.

Nokia 6220 Classic được trang bị camera lên tới 5 Megapixel. Máy có thiết kế đơn giản với kiểu dáng dạng thanh truyền thống.

6220 Classic chạy trên hệ điều hành Symbian OS 9.2, máy cho phép cài đặt các phần mềm mới. Ngoài ra, điện thoại này còn hỗ trợ người dùng tìm đường thông qua GPS.

Giá bán của Nokia 6220 Classic là 7,8 triệu đồng.

Sony Ericsson G700

G700 với màn hình cảm ứng dễ sử dụng. Ảnh: Handcellphone.

G700 với màn hình cảm ứng dễ sử dụng. Ảnh: Handcellphone.

Giống như G900, G700 cũng kế thừa dòng P nổi tiếng của Sony Ericsson, máy đã có mặt tại Việt Nam với giá 8,5 triệu đồng.

G700 chạy trên hệ điều hành Symbian nhưng hỗ trợ nền UIQ với giao diện màn hình cảm ứng sáng và dễ sử dụng. Máy không có kết nối Wi-Fi và camera cũng chỉ 3,2 Megapixel chứ không mạnh như G900.

Tổng hợp

7 ‘dế’ đáng chờ đợi từ nay đến cuối năm

7 ‘dế’ đáng chờ đợi từ nay đến cuối năm

Sau sự kiện “Bom tấn” iPhone 3G, từ nay đến cuối năm tâm điểm chú ý sẽ dành cho Nokia N96, di động 8 “chấm” Samsung INNOV8 và Sony Ericsson C905.

Ngoài ra còn hai tên tuổi đến từ Mỹ: Zine ZN5 – điện thoại 5 Megapixel đầu tiên của MotorolaBlackBerry Bold. Ngoài ra, “dế” chơi nhạc W902 và PDA chạy Windows Mobile đầu tiên của Sony Ericsson là Xperia X1 cũng được quan tâm nhiều.

Dưới đây là 7 “chú dế” đỉnh cao sẽ ra mắt vào nửa cuối năm nay.

Nokia N96

Nokia N96 với máy ảnh 5 Megapixel và bộ nhớ 16 GB. Ảnh: Nokia.

Nokia N96 với máy ảnh 5 Megapixel và bộ nhớ 16 GB. Ảnh: Nokia.

“Siêu phẩm” của Nokia sẽ kế tục hành trình của N95 ra mắt năm ngoái nhưng có thiết kế mượt mà hơn bên cạnh bộ nhớ được nâng lên tới 16 GB. Ngoài ra, đây vẫn là chiếc điện thoại giải trí mạnh với khả năng chơi game N-gage, nghe nhạc, xem phim, bắt sóng truyền hình số và camera 5 Megapixel.

Dự kiến N96 sẽ có mặt vào tháng 8 hoặc tháng 9 năm nay.

Sony Ericsson Xperia X1

Xperia X1 là điện thoại chạy Windows Mobile đầu tiên của Sony Ericsson. Ảnh: Letsgodigital.

Xperia X1 là điện thoại chạy Windows Mobile đầu tiên của Sony Ericsson.
Ảnh: Letsgodigital.

Xperia X1 là điện thoại sử dụng hệ điều hành Windows Mobile đầu tiên của Sony Ericsson. Máy có thiết kế nhỏ gọn, nhưng màn hình rộng phân giải lớn và giao diện tuỳ biến dễ sử dụng. Ngoài ra, model này mạnh về kết nối và nhiều tính năng văn phòng, giải trí.

Dự kiến X1 sẽ bán trên thị trường vào tháng 10 năm nay.

BlackBerry Bold

Bold vẫn có bàn phím Qwerty nhưng kiểu dáng đã mượt mà hơn. Ảnh: Gsmarena.

Bold vẫn có bàn phím Qwerty nhưng kiểu dáng đã mượt mà hơn. Ảnh: Gsmarena.

Bold vẫn giữ được “hồn” của Sony Ericsson với bàn phím cảm ứng và phím điều khiển tiện dụng. Tuy nhiên, đây là model “lột xác” với bề ngoài nhắn bóng, lớp da phía sau cao cấp cùng một loạt tính năng giải trí đa phương tiện, kết nối tốc độ cao HSDPA và hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Bold sẽ lên kệ bán hàng vào tháng 9 năm nay.

Motorola Zine ZN5

ZN5 - 'dế' chụp hình kết hợp công nghệ của Motorola và Kodak. Ảnh: Cnet.

ZN5 – “dế” chụp hình kết hợp công nghệ của Motorola và Kodak. Ảnh: Cnet.

ZN5 là sản phẩm hợp tác của Motorola với Kodak và cũng là chiếc di động chụp hình 5 Megapixel đầu tiên của thương hiệu di động đứng đầu tại Mỹ. Với hệ thống kết nối và chia sẻ ảnh nhanh, ZN5 được kỳ vọng sẽ sánh vai với di động của Sony Ericsson, Nokia trên mặt trận camera phone.

Zine ZN5 sẽ có mặt trên thị trường vào tháng 9.

Sony Ericsson C905

C905 của Sony Ericsson nổi bật với máy ảnh 8 Megapixel. Ảnh: Cnet.

C905 của Sony Ericsson nổi bật với máy ảnh 8 Megapixel. Ảnh: Cnet.

C905 tiếp tục cuộc hành trình của điện thoại chụp hình Cyber-shot nhưng camera giờ đây đã lên tới 8 Megapixel bên cạnh các chức năng hỗ trợ ảnh đẹp. Ngoài ra, model có thiết kế trượt này còn mạnh về kết nối với Wi-Fi, HSDPA và hệ thống định vị GPS.

Máy sẽ có mặt vào tháng 10.

Samsung INNOV8

Samsung INNOV8 bên cạnh máy ảnh 8 'chấm' còn có bộ nhớ lớn. Ảnh: Cnet.

Samsung INNOV8 bên cạnh máy ảnh 8 “chấm” còn có bộ nhớ lớn. Ảnh: Cnet.

Samsung cũng quyết không kém cạnh trên thị trường “dế” chụp ảnh khi trang bị cho INNOV8 camera lên tới 8 Megapixel. Bên cạnh đó, bộ nhớ của máy còn tương đương với N96 (16 GB) cùng một loạt các kết nối tốc độ cao HSDPA, Wi-Fi và GPS.

INNOV8 được Samsung hứa hẹn sẽ ra mắt ngay trong quý III.

Sony Ericsson W902

Sony Ericsson W902 ngoài nghe nhạc hay còn có máy ảnh phân giải lớn. Ảnh: Cnet.

Sony Ericsson W902 ngoài nghe nhạc hay còn có máy ảnh phân giải lớn. Ảnh: Cnet.

Mặc dù là một chiếc điện thoại nghe nhạc Walkman, nhưng W902 lại được trang bị camera lên tới 5 Megapixel. Model này còn đi kèm là thẻ nhớ 8 GB. Máy cho phép download bài hát thông qua 3G/HSDPA.

“Dế” chơi nhạc W902 sẽ có mặt trên thị trường vào quý IV năm nay.

Sưu tầm

Apple ID của iphone 3G ?

Appstore Trong này cung cấp rất nhiều các ứng dụng miễn phí nhưng khi cài đặt nó đòi Apple ID. Nếu không thấy biểu tượng này ta phải vào: Settings->General->Restriction và bật ON ứng dụng cần hiện ra Springboard lên:

Vào trong Appstore, trong này mình thấy nhiều mục như:
+ Books (46)
+ Business (14)
+ Education (16)
….
Và nhiều mục khác.
Chọn một mục bất kỳ thì thấy có danh mục các ứng dụng và tương ứng bên cạnh là giá hoặc chữ FREE.
Nhấn vào thì mình thấy giới thiệu về phần mềm và có một chữ Free màu xanh và ở phía trên tay phai chỗ mọi lần có chữ Installer giờ là Tell a Friend (Nhấn vào đây sẽ nhẩy tới mục Mail). Để cài đặt được ứng dụng này ta nhấn tiếp 1 lần nữa vào chữ FREE và lúc này chữ FREE chuyển thành chữ INSTALL màu xanh lá cây. Ta nhấn tiếp vào đây một lần nữa thì Iphone sẽ hỏi Apple Id hoặc AOL…
Và nếu không có thì cũng không cài được.

– Vấn đề 3: Tạo Apple ID
Việc này rất đơn giản, Bạn vào trang http://myinfo.apple.com rồi Click vào chỗ:
Don’t have an Apple ID?
Click here to create one.
– Bạn điền các thông tin đầy đủ.
– Sau đó cắm Cable với IPHONE và máy tính để đồng bộ với Itunes 7.7.
Từ đây trở đi có thể dùng cái Username và Password mình đã tạo tại
https://myinfo.apple.com/ chính là Apple ID để cài các phần mềm miễn phí trong Appstore rồi đó!

Cách thứ 2 để tạo Apple ID:
– Bạn vào Itunes 7.7

– Vào Itunes Store -> Creat New Apple ID
– Rồi vào Email của bạn xác nhận.
Vì nếu chỉ để cài các App Free thì mục phương thức trả chọn NONE.
Sau đó vào Itunes Store và chọn mục: All Free Application
tha hồ cài đặt rồi sang Iphone của mình vào mục Application trên ITUNES của máy tính và chọn Sync Applications là chỉ sau một lúc đồng bộ, trên IPHONE đã có được hơn 30 trò chơi miễn phí và nhiều ứng dụng khác miễn phí rồi!

iPhone 3G sắp hết hàng

Nhiều đại lý của Apple trên toàn nước Mỹ đã không còn iPhone 3G để bán. Đắt hàng nhất là phiên bản 16 GB màu đen sau tới bản màu trắng

Điện thoại iPhone 3G
Điện thoại iPhone 3G

Đắt hàng nhất là bản màu đen 16 GB. Ảnh: Themaclawyer.

Theo hãng “Quả táo”, hiện chỉ 9% Apple Store còn iPhone 3G. Hôm qua, trên toàn nước Mỹ, chỉ có 16 trong số 188 Apple Store chăng biển “iPhone 3G Available” (Có iPhone 3G). Trong khi đó, vào giữa tuần trước còn 50 shop sẵn hàng.

Phiên bản bán chạy nhất là iPhone 3G 16 GB màu đen – hiện chỉ có 3 cửa hàng còn máy. Tiếp theo đó là bản 8 GB và 16 GB màu trắng.

Một nhà phân tích của công ty iSupply dự đoán việc thiếu hàng sẽ còn tiếp tục cho tới tháng sau. Theo người này, Apple đã không chuẩn bị trước cho tình huống trên nên phải mất một thời gian mới sản xuất kịp nhu cầu người dùng. Một lý do khác là phiên bản mới được bán trên toàn thế giới nên lượng hàng có tại các thị trường khác nhau chỉ có hạn.

iPhone 3G với kết nối tốc độ cao, GPS tích hợp và giá rẻ đang là thiết bị “trong mơ” của rất nhiều người. Trong một tuần ra mắt, hơn một triệu máy đã bán hết veo.

Theo Computerworld/Techweb

Thông tin và Hướng dẫn nâng cấp iPod Touch lên Firmware 2.0

Cùng với iPhone, iPod Touch cũng được Apple dành cho phiên bản Firmware 2.0. Rất nhiều tính năng mới và đặc biệt tiếng Việt Unicode đã được sẳn sàng ngay trong Firmware. Nếu bạn đang sở hữu chiếc iPod Touch thì đừng quên tận hưởng niềm vui này.

1. Chuẩn bị:
– Download bản itune 7.7. cài đặt bản này vào máy.
– Download bảng FW có tên iPod1,1_2.0_5A347_Restore (nhớ lưu ý là PHẢI download đúng bảng này nhé. Các bạn có thể dùng Google search sẽ ra link download ngay)

2. Thực hiện
– Kết nối iPod với máy tính,
– Thực hiên Sync để lưu lại toàn bộ dữ liệu trên iPod của bạn.
– từ itunes 7.7, bạn chọn Restore, để iTunes cập nhật lại bản FW 1.1.4 chính thức vào máy (lưu ý, bạn chỉ nhấn Restore, KHÔNG được dùng tổ hợp phím Shift + Restore). Bảng FW chính thức nặng 164MB nên bạn phải chờ khá lâu đấy.
– Sau khi máy hoàn tất việc restore về FW 1.1.4, nếu itunes có yêu cầu bạn Restore dữ liệu từ a/c cũ hay tạo 1 ipod mới, bạn chọn tạo iPodcho tiết kiệm thời gian.
– Bước kế tiếp, bạn nhấn nút Shift, và chọn Restore, và chọn đường dẫn đển bảng FW 2.0 đã được download ở bước 1 nói trên. Tiếp tục chờ khoảng 10-15p.

Thế là bạn đã hoàn tất việc cập nhật FW 2.0 cho Ipod Touch của bạn. Sau khi hoàn tất việc cài đặt FW, bạn nên đăng ký 1 tài khoản Apple Store và kích hoạt trong iTunes để download các phần mềm. Có 1 sô phần mềm trên Apple Store là freeware, khá hay như Exposure, Funambol, eReader, Expense2Go, reQall,…

Lưu ý: do bảng FW 2.0 nói trên là bản không hợp pháp, nên mình xin phép tạm xóa link trong các bài trên diễn đàn. Các bạn hoàn toàn có thể dùng Google để tìm link. Mong các bạn hiểu và cùng hợp tác để diễn đàn cùng phát triển.

1 tính năng ẩn khá hay trong bản FW này là tính năng chụp ảnh màn hình đã có sẵn
Bạn có thể giứ nút Home và nhấn nút Sleep, màn hình sẽ có 1 flash trắng chạy ngang qua. Khi đó, ảnh của màn hình đã được lưu lại. Bạn có thể dùng Photo.app để xem và email các hình này.

Các phần mềm và màn hình chính

Việc xóa 1 chương trình cài đặt vào khá dễ dàng, bạn chỉ cần nhấn giữ 1 icon 10s, máy sẽ chuyển sang chế độ organising, và bạn có thể dễ dàng chọn xóa phần mềm mình không cần dùng nữa

iPhone 3G tối đa trong 15 phút, iPhone 3G sẽ không bán online

Hôm nay apple tuyên bố quá trình kích hoạt iPhone 3G được thực hiện trong các cửa hàng chỉ mất khoảng 12 đến 15 phút. Ngoài ra hãng cũng công bố, chiếc iPhone mới nhất này sẽ không được bán qua mạng để tránh các khách hàng mua để unlock trái phép.Cuộc phỏng vấn giữa phóng viên Bloomberg và Apple còn cho biết rằng có khoảng 185 cửa hiệu bán lẻ của Apple trên nước mỹ và mỗi cửa hiệu đã được huấn luyện để sẵn sàng xử lý được 100 khách hàng trong một giờ. Cùng lúc mỗi cửa hiệu có thể phục vụ được 30 khách hàng. Mặc dù không được bán Online tuy nhiên bạn vẫn có thể vào Website để kiểm tra xem có chiếc iPhone nào sẳn sàng trong các cửa hàng Apple hay không?

Đặc biệt chi tiết cuộc phỏng vấn còn cho rằng để có thể kích hoạt ngay iPhone 3G, người mua cần phải mang theo thẻ tính dụng và cung cấp số Bảo hiểm xã hội (SSN). Như thế quả là không đơn giản tí nào cho các khách hàng muốn mua iPhone để unlock. Chắc chắn cơn sốt iPhone 3G sẽ mạnh mẽ hơn ở các nước không được phát hành chính thức vì muốn mua iPhone bạn phải bắt buộc phải có “chứng minh nhân dân” và ký ngay hợp đồng 2 năm.

Trở về với Việt Nam, rõ ràng thì có hàng ngàn người đang náo nức để trông thấy sự có mặt của iPhone 3G tại đất nước quê nhà. Nhưng dường như các ràng buộc của Apple cho thấy việc mang những chiếc iPhone 3G này về Việt Nam không còn đơn giản như trong thời gian qua do việc mua hàng trở nên khá khó khăn (và tốn kém).
Giờ G vẫn chưa đến, thông tin phát hành iPhone tại các nước Châu Á cũng chưa thực sự rõ ràng, chúng ta vẫn có quyền hy vọng rằng có thể mua được những chiếc iPhone 3G dễ dàng hơn tại các nước Châu Á xung quanh mình.

iPhone 3G sẽ được bán không hợp đồng, không trợ giá!

Điện thoai IPhone 3G

Khách hàng thoả mãn yêu cầu sẽ mua được iPhone 3G với giá 199 USD cho loại 8GB và 299 USD loại 16GB, với điều kiện bắt buộc: kí hợp đồng 2 năm. Phí nâng cấp từ iPhone đời đầu lên 3G là 18 USD, trong khi khách hàng mới phải trả 36 USD kích hoạt. Các khách hàng hiện tại của AT&T nhưng không có kế hoạch “lên đời” từ trước sẽ phải trả 399 USD cho iPhone 8GB, và 499 USD cho loại 16GB.

“Chìm lỉm” trong hàng dãy số liệu là đoạn thông báo ngắn gọn, nhưng hẳn giúp “cất gánh nặng ngàn cân” cho các fan hâm mộ của iPhone sống tại Việt Nam: khách hàng có thể “rinh” iPhone 3G về nhà không cần hợp đồng với AT&T, không có trợ giá, với cái giá khá … ngất ngưởng: 599 USD và 699 USD cho loại 8GB, 16GB!

Chi phí cho các dịch vụ 3G đi kèm của AT&T cũng “trên trời” không kém: gói dịch vụ thoại, email, duyệt web và SMS trong 450 phút vào khoảng 70 USD, và 130 USD không giới hạn.

Appleinsider, một site đánh giá sản phẩm Apple uy tín, chứng minh khi so sánh giá iPhone 3G với máy đời trước: người mua kí lại hợp đồng phải trả thêm 12,5 tới 25% hơn so với duy trì dịch vụ hiện tại với AT&T.

Với cái giá 600 USD, xem ra iPhone 3G không rẻ hơn chút nào so với người anh em thế hệ đầu tiên. Vấn đề duy nhất: hiện vẫn chưa có ngày ra mắt chính thức cho iPhone 3G không-trợ-giá.