GAN cho LTE: chiếc chìa khoá vàng của 3GPP?

LTE là công nghệ tuyệt vời, nhưng nó lại có một gót chân Asin: không có sẵn giải pháp thoại nào khi mạng được triển khai. Đã có khá nhiều phương án được đặt ra, như IMS, Voice Call Continuity, CS Fallback… Có vẻ các nhà cung cấp dịch vụ đều không hài lòng, và mới đây thì GAN được xem là lựa chọn tốt nhất.

3g1

Trước tiên, hãy nói về IMS (phân hệ đa phương tiện IP) được giới thiệu từ Rel 5, nhưng cho đến nay vẫn chưa thu được kết quả đáng kể nào. Một vài nhà mạng đang thử triển khai giải pháp IMS, nhưng thực tế họ không thu được kết quả mong muốn.

Nếu có IMS, thì vấn đề thoại trên LTE sẽ không còn nữa. Chẳng hạn chúng ta có thể dùng VCC. Đã có một số đặc tả trên Dịch vụ trung tâm IMS (ICS) và VCC để giải quyết vấn đề này.

wlan-2

Do IMS chưa sẵn sàng, giải pháp thay thế đầu tiên là CSFB (Circuit Switched Fallback). Theo sơ đồ của MSC ở trên, người dùng sẽ gắn kết với mạng LTE. MSC có thể gửi Paging đến người dùng, và nếu họ chấp nhận cuộc thoại, họ sẽ được chuyển giao sang mạng 2G/3G. Vấn đề lớn nhất của giải pháp này là thời gian kết nối bị trì hoãn, và các dịch vụ PS có thể bị ngắt.

Giải pháp khác, luôn thực hiện được, là dùng các công nghệ độc quyền, như Skype, trên các dịch vụ dữ liệu.

extra-3

Tuy nhiên, tác giả bài này muốn đề cập đến GAN (Generic Access Network), tương tự giải pháp dùng trên Femtocell. Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới LTE vào cuối tháng trước tại Luân Đôn, Motorola và China Mobile đều tuyên bố rằng họ đang xem xét GAN trên LTE như là một giải pháp dài hạn.

Hiện tại, GAN đã được triển khai trên một số điện thoại 2G/Wi-Fi để thực hiện các cuộc thoại trên Wi-Fi tại nhà. Về cơ bản, nó tạo một đường hầm IP được mã hoá giữa điện thoại và bộ điều khiển GAN (GANC) phía mạng lõi của nhà cung cấp dịch vụ, và chuyển mọi tín hiệu báo hiệu và dữ liệu thoại theo đường hầm này đến MSC. GANC có thể thực hiện việc chuyển giao giữa mạng Wi-Fi và GSM, vì ở phía mạng lõi của nhà cung cấp dịch vụ, họ không thấy được mạng truy cập.

Giải pháp mà Motorola đề xuất tại hội nghị là GAN sẽ làm tương tự với LTE. Đường hầm IP vẫn giữ nguyên, và các chức năng chính của GANC cũng không bận tâm ở phía người dùng là Wi-Fi hay LTE.

skype-4

Ưu điểm của cách tiếp cận này cho với giải pháp MSC cải tiến (eMSC), vốn dĩ chưa được nghiên cứu thoả đáng, là không cần phải thay đổi cơ sở hạ tầng mạng chuyển mạch. Cho dù đối với eMSC, sự thay đổi là rất nhỏ so với IMS và VCC, nhưng chúng vẫn cần được chuẩn hoá. Trong khi với GAN, chúng ta chỉ cần thay đổi ở thiết bị di động và ở GANC, nên không cần chờ đợi 3GPP chuẩn hoá.

Nếu xét trên quan điểm thiết kế, thì eMSC tốt, “đẹp” và tự nhiên hơn. Nhưng ở khía cạnh thực tiễn, “đẹp” không phải lúc nào cũng là người chiến thắng, nhất là khi nó phức tạp và cần nhiều thời gian để chuẩn hoá.

(tổng hợp từ WirelessMoves và 3G4G)

Spb GPRS Monitor

Spb GPRS Monitor là chương trình tính toán tổng lượng dữ liệu được truyền tải qua GPRS, mạng CDMA hoặc GSM.

Spb GPRS Monitor là chương trình tính toán tổng lượng dữ liệu được truyền tải qua GPRS, mạng CDMA hoặc GSM. Đồng thời, bạn có thể xác định chi phí tổng cộng thông qua tổng lượng dữ liệu mà mình đã sử dụng.

* Download tại đây.

Các máy Japan phone không thể sử dụng được ở việt nam, công nghệ WCDMA và CDMA

Dưới đây Tài sẽ ghi rõ tất cả những dòng máy nhật không thể sử dụng được ở VIỆT NAM và giải thích rõ tại sao nó lại như vậy . Sự khác nhau của công nghệ WCDMA và CDMA là như thế nào , để các bạn không phải thắc mắc nhiều về các máy Japan phone tại sao có WCDMA thì k thể sử dụng được Mạng S-phone CDMA của việt nam . Tài mong bài viết này sẽ giúp các bạn có sự chọn lựa kĩ càng trước khi mua bất kì Japan phone nào đem về VIỆT NAM.

Đây là list tất cả Japan phone va cac may o cong ty da gap qua không thể sử dủng được .

Softbank : Sharp : 820sh , 821sh , 822sh , 823sh , 905sh , 910sh , 911sh , 912sh , 913sh , 921sh

Softbank : Samsung : 805sc , 821sc .

Softbank : Toshiba : 814T , 815T , 820T , 821T , 822T , 911T , 912T , 920T , 921T ,

Softbank : Panasonic : 705P , 706P , 706Px , 810 P , 822P ,

Softbank : X-seri : X01T

nttDOCOMO : 706i seri : F706i , P706iμ, SH706i , SH706iw , N706ie , P706ie , SH706ie

nttDOCOMO : 705i seri : VIERA Mobile PhoneTM , P905iTVAQUOS Mobile Phone , SH905iTV , D705iμ , N705iμ , P705iμ , D705i , F705i , L705iX , P705i , SH705i , SH705iII , SO705i

nttDOCOMO : Raku-Raku PHONE V , PRADA Phone by LG , FOMA A2502 HIGH-SPEED

Sky IM-S310L

Why không thể dùng được ? Đơn giản , vì nó sử dụng công nghệ 3G WCDMA ( trên website softbank , docomo , cũng ghi rõ là ONLY USE JAPAN) . Ở việt nam chỉ có công nghệ GSM và CDMA , khi nào GSM nâng cấp lên 3G WCDMA thì các máy trên mới mong có thể sử dụng được ở việt nam , cái này muốn biết đến khi nào thì các bạn có thể gọi 3 số này nhớ là free, cứ gọi thoải mái , mobiphone 18001090 , vinaphone 18001091 , viettel 198 ( chỉ có GSM mới lên –> WCDMA ) . Còn muốn biết rõ tại sao nữa thì các bạn có thể đọc thêm dưói đây .

–> CDMA (viết đầy đủ là Code Division Multiple Access) nghĩa là đa truy nhập (đa người dùng) phân chia theo . GSM phân phối tần số thành những kênh nhỏ, rồi chia sẻ thời gian các kênh ấy cho người sử dụng. Trong khi đó thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung. Mọi khách hàng có thể nói đồng thời và tín hiệu được phát đi trên cùng một giải tần. Các kênh thuê bao được tách biệt bằng cách sử dụng mã ngẫu nhiên. Các tín hiệu của nhiều thuê bao khác nhau sẽ được mã hoá bằng các mã ngẫu nhiên khác nhau, sau đó được trộn lẫn và phát đi trên cùng một giải tần chung và chỉ được phục hồi duy nhất ở thiết bị thuê bao (máy điện thoại di động) với mã ngẫu nhiên tương ứng. Áp dụng lý thuyết truyền thông trải phổ, CDMA đưa ra hàng loạt các ưu điểm mà nhiều công nghệ khác chưa thể đạt được.

–> 3G, hay 3-G, (viết tắt của third-generation technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh…).Giá tần số cho công nghệ 3G rất đắt tại nhiều nước, nơi mà các cuộc bán đầu giá tần số mang lại hàng tỷ euro cho các chính phủ. Bởi vì chi phí cho bản quyền về các tần số phải trang trải trong nhiều năm trước khi các thu nhập từ mạng 3G đem lại, nên một khối lượng đầu tư khổng lồ là cần thiết để xây dựng mạng 3G. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã rơi vào khó khăn về tài chính và điều này đã làm chậm trễ việc triển khai mạng 3G tại nhiều nước ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi yêu cầu về bản quyền tần số được bỏ qua do phát triển hạ tâng cơ sở IT quốc gia được đặt ưu tiên cao.

Nước đầu tiên đưa 3G vào khai thác thương mại một cách rộng tãi là Nhật Bản. Năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G, mạng 2G đang dần biến mất tại Nhật Bản. Người ta cho rằng, vào năm 2006, việc chuyển đổi từ 2G sang 3G sẽ hoàn tất tại Nhật Bản và việc tiến lên thế hệ tiếp theo 3.5G với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 3 Mbit/s là đang được thực hiện.

Sự thành công của 3G tại Nhật Bản chỉ ra rằng điện thoại video không phải là “ứng dụng hủy diệt”. Trong thực tế sử dụng điện thoại video thời gian thực chỉ chiểm một phần nhỏ trong số các dịch vụ của 3G. Mặt khác việc tải về tệp âm nhạc được người dùng sử dụng nhiều nhất.

Tiêu chuẩn 3G

Công nghệ 3G được nhắc đến như là một chuẩn IMT-2000 của Tổ chức Viễn thông Thế giới (ITU). Lúc đầu 3G được dự kiến là một chuẩn thống nhất trên thế giới, nhưng trên thực tế, thế giới 3G đã bị chia thành 4 phần:

UMTS (W-CDMA)

UMTS (Universal Mobile Telecommunication System), dựa trên công nghệ truy cập vô tuyến W-CDMA, là giải pháp nói chung thích hợp với các nhà khai thác dịch vụ di động (Mobile network operator) sử dung GSM, tập trung chủ yếu ở châu Âu và một phần châu Á (trong đó có Việt Nam). UMTS được tiêu chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP, cũng là tổ chức chịu trách nhiệm định nghĩa chuẩn cho GSM, GPRS EDGE.

FOMA, thực hiện bởi công ty viễn thông NTT DoCoMo Nhật Bản năm 2001, được coi như là một dịch vụ thương mại 3G đầu tiên. Tuy nhiên, tuy là dựa trên công nghệ W-CDMA, công nghệ này vẫn không tương thích với UMTS (mặc dù có các bước tiếp hiện thời để thay đổi lại tình thế này).

CDMA 2000

Một chuẩn 3G quan trọng khác là CDMA2000, là thế hệ kế tiếp của các chuẩn 2G CDMAIS-95. Các đề xuất của CDMA2000 nằm bên ngoài khuôn khổ GSM tại Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. CDMA2000 được quản lý bởi 3GPP2, là tổ chức độc lập với 3GPP. Có nhiều công nghệ truyền thông khác nhau được sử dụng trong CDMA2000 bao gồm 1xRTT, CDMA2000-1xEV-DO1xEV-DV.

CDMA 2000 cung cấp tốc độ dữ liêu từ 144 kbit/s tới trên 3 Mbit/s. Chuẩn này đã được chấp nhận bởi ITU.

Người ta cho rằng sự ra đời thành công nhất của mạng CDMA-2000 là tại KDDI của Nhận Bản, dưới thương hiệu AU với hơn 20 triệu thuê bao 3G. Kể từ năm 2003, KDDI đã nâng cấp từ mạng CDMA2000-1x lên mạng CDMA2000-1xEV-DO (EV-DO) với tốc độ dữ liệu tới 2.4 Mbit/s. Năm 2006, AU dự kiến nâng cấp mạng lên tốc độ Mbit/s. SK Telecom của Hàn Quốc đã đưa ra dịch vụ CDMA2000-1x đầu tiên năm 2000, và sau đó là mạng 1xEV-DO vào tháng 2 năm 2002.

TD-SCDMA

Chuẩn được it biết đến hơn là TD-SCDMA đang được phát triển tại Trung Quốc bởi các công ty Datang và Siemens. Nó có thể được đưa vào hoạt động năm 2005. Sau đây là địa chỉ một diễn đàn chính thức của TD-SCDMA [1].Wireless 3G[2].

Wideband CDMA

Hỗ trợ tốc độ giữa 384 kbit/s và 2 Mbit/s. Khi giao thức này được dùng trong một mạng diện rộng WAN, tốc độ tối đa là 384 kbit/s. Khi nó dùng trong một mạng cục bộ LAN, tốc độ tối đa là 1,8 Mbit/s. Chuẩn này cũng được công nhận bởi ITU.

.

Sony trình làng C905- Camera phone 8.1 Megapixel

Khoảng thời gian gần đây có một số thông tin đồn đãi xung quanh sự xuất hiện của chiếc điện thoại chụp hình 8 chấm của Sony Ericsson nhưng chưa được xác thực. Nay những thông tin đó đã được xác nhận là sắp tới Sony Ericsson sẽ chính thức ra mắt chiếc điện thoại với camera 8.1 mang mã hiệu C905 còn được gọi là Shiho.

C905 hỗ trợ 4 băng tần công nghệ GSM, và 3 băng tần UMTS/HSDPA 850/1900/2100. Bên cạnh đó C905 tích hợp Wi-Fi, Bluetooth và một cổng USB 2.0. Ngoài ra, model này cũng hỗ trợ tính năng định vị toàn cầu GPS, kết nối với TV và chức năng đo gia tốc.
Chiếc điện thoại được gọi là Shiho này cung cấp cho người dùng đầy đủ những tính năng hoàn hảo mà một chiếc “camera phone” cao cấp cần phải có. Được trang bị camera 8.1 megapixle cùng với sự hỗ trợ của đèn flash Xenon (có cả đèn LED), với khả năng tự động điều chỉnh tiêu cự, nhận dạng khuôn mặt trong một khung hình, tự động lấy nét, loại bỏ hiện tượng mắt đỏ trong khi chụp. Người dùng sẽ không còn lo nghĩ về chất lượng hình ảnh được chụp tại những vị trí thiếu ánh sáng khi có sự trợ giúp của đèn Xenon.
Bằng việc tích hợp công nghệ A-GPS vào trong C905, thì những tấm hình chụp được sẽ giúp người dùng dễ dàng nhớ lại “nơi khai sinh ra nó”.
Tuy hiện tại vẫn chưa có thông tin chính xác nào về ngày có mặt cũng như mức giá dành cho Sony Ericsson C905. Nhưng theo một nguồn đáng tin cậy thì chiếc điện thoại này sẽ ra mắt trong Quý IV/2008 với ba màu: màu vàng của đồng, màu kem bạc và đen bóng.
Sau đây là thông tin chi tiết về C905:

  • Camera 8,1 megapixel với đèn flash Xenon.
  • Kiểu dáng trượt.
  • Màn hình QVGA 2,4-inch.
  • Kết nối UTMS/HSDPA/HSUPA.
  • Tích hợp A-GPS/WLAN, TV/Out (VGA @ 30fps).
  • Blutooth 2.1.
  • Nền tảng A300/A3.
  • Hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ ngoài bên cạnh bộ nhớ trong 160 MB.
  • Kích thước tương ứng dài x rộng x dày : 104 x 49 x 18 mm với trọng lượng tổng thể 136 g.
  • Thời gian đàm thoại dành cho GSM là 9 tiếng, đối với UTMS là 4 tiếng. Ở chế độ chờ GSM là 380 tiếng, 360 tiếng với UTMS.

Theo engadget.com

AT&T chính thức phân phối BlackBerry Pearl 8120

Chiếc smartphone siêu mỏng được phân phối bởi AT&T, ngoài chức năng Wifi, đã được cũng cố thêm một số chức năng khác như trình duyệt Web, camera 2mp có cả chức năng quay phim với giá 199.99USD.

Blacberry pearl được phân phối bởi AT&T với giá 199$

Như vậy, chiếc BlackBerry Pearl 8120 đã có thể hoạt động trên mạng GSM tại Mỹ, song hành cùng Pearl 8120 được hãng O2 phân phối tại Châu Âu vào cuối năm 2007.
AT&T chính là nhà phân phối mạng GSM cho dòng RIM BlackBerry Pearl thứ hai, sau khi hãng Verizon Wireless trở thành nhà phân phối cho BlackBerry Pearl 8130.

Theo Engadget