Google, Microsoft, Palm tăng tốc cuộc đua smartphone

Ba hãng Google Inc, Microsoft Corp và Palm đang dốc sức tung ra những dòng điện thoại mới để tăng tốc trong cuộc đua smartphone, cũng như thách thức với chiếc iPhone của Apple.

window

Các màn khởi động cuộc đua

Để mở màn cho cuộc tăng tốc, các hãng đã giới thiệu ra thị trường những mẫu “dế” mới, hợp tác với các mạng không dây cũng như nỗ lực giới thiệu các ứng dụng mới cho ĐTDĐ. Cũng chính điều đó đã giúp cho thị trường smartphone không chỉ nở rộ về mặt công nghệ mà còn thu hút sự tham gia của nhiều gã khổng lồ trong các lĩnh vực khác. Smartphone là thị trường khá màu mỡ có sức tăng trưởng nhanh nhất trong thị trường ĐTDĐ nên chúng có sức hấp dẫn rất lớn để các hãng phát triển trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm Google cho biết, hãng đã hợp tác với hãng Viễn thông Verizon Wireless để cùng phát triển smartphone hoạt động trên hệ điều hành nguồn mở Android. Trong năm nay, Google dự kiến sẽ tung ra thị trường 2 “dế” Android. Còn Lowell McAdam, CEO của Verizon Wireless cho biết, kết quả của mối quan hệ hợp tác này sẽ được thể hiện ở những chiếc ĐTDĐ Android mà hai hãng sẽ tung ra thị trường mỗi năm.

Hợp tác với Verizon Wireless, công việc kinh doanh của Verizon Communications và Vodafone Group sẽ giúp cho Google có thể tìm được một chỗ đứng trong thị trường smartphone đang cạnh tranh khốc liệt này.

Trong chuỗi điện thoại Android được công bố còn có “dế” Clip mới được Motorola giới thiệu gần đây, và Hero của HTC sẽ được tung ra tại thị trường Mỹ vào tuần tới. Hiện Google không tính phí cho các phiên bản Android cài đặt trên ĐTDĐ nhưng hãng hy vọng lợi nhuận mà hãng thu được chính là từ việc bán quảng cáo trên di động của người dùng.

Còn về phía Microsoft, gã khổng lồ trong lĩnh vực phần mềm vừa mới tiết lộ phiên bản mới Windows Phone 6.5 của hệ điều hành dành cho smartphone vào ngày hôm qua (6/10) và hứa hẹn sẽ có hơn 30 thiết bị mới kèm theo HĐH này sẽ có mặt tại hơn 20 quốc gia vào cuối năm nay.

Theo hãng nghiên cứu IDC, smartphone hoạt động trên HĐH của Microsoft đã chiếm khoảng 11% thị trường trên toàn thế giới vào nửa đầu năm 2009, trong khi đó iPhone chiếm 11,7% thị phần, và 19,9% là thuộc về Blackberry của RIM. Còn HĐH Symbian của Nokia chiếm thị phần lớn nhất với hơn 46,4%.

Thách thức lớn cho iPhone

Nhưng các nhà phân tích cho biết, mặc dù iPhone của Apple chiếm một thị phần khiêm tốn nhưng chúng lại là sản phẩm nổi trội hơn hẳn. Vì vậy, nếu chỉ dựa trên thị phần thì không thể khẳng định trước điều gì bởi nhiều người vẫn yêu thích iPhone bởi kiểu dáng thiết kế đẹp. Hơn nữa, những cải tiến về mặt công nghệ như màn hình cảm ứng hay kho ứng dụng phong phú đã giúp cho sản phẩm được nhiều người dùng ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, Apple hoàn toàn có thể thống trị thị trường ĐTDĐ nếu các ứng dụng phần mềm của các hãng thứ ba có thể làm việc trên smartphone của hãng.

Hiện, kho ứng dụng iPhone Apps của Apple có hơn 85.000 ứng dụng. Thực tế đã chứng tỏ rằng, các ứng dụng hay tiện ích đặc biệt được sử dụng trên thiết bị là những ưu tiên được người dùng chọn làm cơ sở khi mua một sản phẩm.

Do đó, các ứng dụng dành cho “dế” đã trở thành một phần trong cuộc đua smartphone và Microsoft cũng đã công bố ra mắt kho ứng dụng mới dành cho các ứng dụng Windows Mobile. Và Palm đã công bố sẽ mở HĐH “WebOS” rộng rãi hơn nữa cho các nhà phát triển bên ngoài có thể tạo ra nhiều ứng dụng hơn nữa cho nền tảng HĐH này.

Google cho biết, hiện hãng có hơn 10.000 ứng dụng miễn phí và mất phí dành cho smartphone Android. Verizon Wireless và Google đang cố gắng tăng các ứng dụng dành cho phần mềm nguồn mở Android để có thể cạnh tranh với các ứng dụng của Apple và phát triển cả các ứng dụng có thể hoạt động trên sản phẩm của Apple.

“Dế” Android đầu tiên từ hãng Viễn thông Verizon Wireless sẽ hỗ trợ ứng dụng phần mềm Google Voice, cho phép những người dùng tạo các cuộc gọi quốc tế giá rẻ nhưng Apple lại chưa thông qua ứng dụng đó cho iPhone của hãng.

Theo CEO McAdam của Verizon khi nói về ứng dụng Google Voice, các nhà sản xuất điện thoại có thể hỗ trợ tích hợp ứng dụng này hay không là tùy nhưng hãng mong rằng ứng dụng hữu ích này sẽ được sử dụng trên các smartphone hiện nay.

Hôm thứ ba vừa qua (6/10), AT&T (hãng độc quyền triển khai iPhone tại Mỹ) nói rằng sẽ cho phép các cuộc gọi thoại Internet của bên thứ ba được thực hiện trên iPhone thông qua mạng 3G của hãng này. Trước đây, AT&T cấm những cuộc gọi dạng này vì lo ngại sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của hãng.

Theo TTCN

“Ông lớn” Alibaba đến Việt Nam

Việt Nam đang là thị trường thu hút những tập đoàn CNTT hàng đầu. Tiếp sau sự thâm nhập của Microsoft, Intel, HP, IBM, Google, Yahoo… Alibaba cũng đã lựa chọn OSB Holding là đối tác đầu tiên của mình tại thị trường mà họ thừa nhận là đã “nhòm ngó” từ lâu.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến các doanh nghiệp phải “thắt lưng buộc bụng” và lựa chọn đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử là một biện pháp tiết kiệm hiệu quả. Có thể nói đây là cơ hội vàng cho thương mại điện tử (TMĐT) mà Alibaba là một ví dụ điển hình. Trong khi các tập đoàn CNTT toàn cầu đối mặt với muôn vàn khó khăn, liên tục cắt giảm nhân sự và lợi nhuận dương trong năm tài chính 2008 dường như là một điều gì đó xa xỉ thì Alibaba vẫn có lợi nhuận tăng 36% so với năm 2007.

Tại Việt Nam, nhiều năm qua các doanh nghiệp vẫn loay hoay trong việc ứng dụng thương mại điện tử do thiếu một môi trường thực sự hấp

dẫn, thiếu nhận thức đúng

Amazon dẫn đầu thị trường bán lẻ trực tuyến, eBay đứng đầu trong các website về đấu giá còn Alibaba không có đối thủ trong lĩnh vực sàn giao dịch TMĐT B2B cho doanh nghiệp (theo Forbes). Alibaba có đến 8  triệu doanh nghiệp quốc tế từ 240 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu và hơn 30 triệu doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký hoạt động.

đắn về TMĐT, thiếu thông tin và gặp phải nhiều rào cản từ pháp luật đến vấn đề thanh toán hay nhân sự. Tuy nhiên, có thể thấy TMĐT hiện nay đã len lỏi vào mọi mặt của đời sống, đặc biệt là mua bán trực tuyến trong nước hiện nay đang rất phát triển. Doanh nghiệp Việt Nam cũng đã rất nỗ lực ứng dụng thương mại điện tử, minh chứng là tính đến nay, có xấp xỉ 100.000 tài khoản đăng ký hoạt động trên http://www.alibaba.com đến từ Việt Nam, một con số hoàn toàn bất ngờ. Số doanh nghiệp tham gia lớn như vậy nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp tận dụng hiệu quả TMĐT bởi một môi trường kinh doanh tốt chưa phải là yếu tố quyết định thành công mà đó mới chỉ là điều kiện cần; điều kiện đủ chính là sự tự vận động, tìm tòi của doanh nghiệp.

Ông Đặng Trần Đạt, Giám đốc công ty Donexco cho biết trong 3 tháng đầu tham gia, công ty ông không có một đơn hàng nào, tuy nhiên sau 3 tháng chịu khó tìm hiểu và thay đổi cách thức chào hàng, công ty đã có dồn dập các thư hỏi hàng, nhiều đơn hàng đến nỗi công ty phải từ chối vì không đủ năng lực sản xuất.

13bdonexcoweb2

Gian hàng ảo của công ty Donexco
Alibaba có đại diện bán hàng tại Việt Nam là một tin vui đối với các doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động trên alibaba.com. Doanh nghiệp sẽ được tư vấn và hỗ trợ ngay tại Việt Nam chứ không cần phải liên lạc với đại diện Alibaba tại nước ngoài. Ông Trần Đình Toản, Phó Tổng Giám đốc OSB Holding nói: “Chúng tôi cam kết hỗ trợ tối đa các thành viên của Alibaba tại Việt Nam từ vấn đề thanh toán, xây dựng gian hàng ảo, hướng dẫn tận dụng hiệu quả các công cụ hay bất kỳ khó khăn gì doanh nghiệp gặp phải khi tham gia hoạt động.”

Theo SH

Android Market sớm mở cửa cho phần mềm thương mại

Gã khổng lồ tìm kiếm trực tuyến sẽ cho phép các nhà phát triển phần mềm bán ứng dụng cho nền tảng Android của họ. Dịch vụ sẽ được khai trương trong tuần này, bắt đầu ở hai nước Mĩ và Anh. Đây là bước đi đã được công bố từ trước của Google nhằm cạnh tranh với App Store của Apple đang ngày một chiếm lĩnh thị trường smartphone.

android-market

Google vừa chính thức công bố tin này trên blog của hãng. Thời gian đầu, Android Market sẽ chỉ dành cho những nhà phát triển phần mềm ở Mĩ và Anh. Sau đó họ sẽ mở rộng dịch vụ ra Đức, Áo, Hà Lan, Pháp và Tây Ban Nha trong quý một này.

Smartphone là chiếc điện thoại di động, đồng thời là một thiết bị cầm tay cho phép người dùng lướt web, đọc và gửi email, chơi game và nghe nhạc giải trí. Đây là sản phẩm đang trên đà phát triển mạnh của thị trường điện tử tiêu dùng hiện nay.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Garner, mặc dù thị trường điện thoại di động liên tục giảm với tỉ lệ giảm hàng năm 12,6%, nhưng thị trường smartphone vẫn tăng trưởng đều với tỉ lệ 22.5%.

Hiện tại, Apple đã tạo được một cộng đồng rộng lớn những người phát triển ứng dụng cho iPhone.

Theo người phát ngôn của Google, hiện tại đã có khoảng 1000 ứng dụng chạy trên nền tảng Android.

Người dùng có thể mua ứng dụng Android thông qua hệ thống thanh toán Google Checkout.

(theo Reuters)

Hình ảnh khó quên của làng di động 2008

Từng đoàn người đứng chờ mua iPhone 3G, T-Mobile G1 và BlackBerry Storm là những hình ảnh ấn tượng của làng di động năm 2008.

Năm 2008 mở đầu bằng sự kiện Mobile World Congress 2008 diễn ra hoành tráng tại Barcelona (Tây Ban Nha) từ 11 đến 14/2. Ảnh: Reuters.

Hàng loạt thiết bị của các nhà sản xuất tên tuổi được giới thiệu, Nokia có N96, Samsung ra mắt dòng Soul, Sony Ericsson trình làng dòng Cyber-shot mang ký tự C. Ảnh: Symbian.

Bước sang tháng 4, triển lãm không dây CTIA, diễn ra từ ngày 1 đến 3/4 tại Las Vegas (Mỹ). Phần lớn điện thoại được giới thiệu tại đây đều được “thửa riêng” cho các nhà mạng Mỹ, Samsung có điện thoại cảm ứng, HTC ra mắt lại dòng Touch. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, phải tới tháng 6 thị trường di động mới bắt đầu sôi động. Đầu tiên là sự ra mắt của iPhone 3G, sản phẩm được trông mong từ cuối năm 2007 bằng những tuyên bố lập lờ của Giám đốc điều hành Apple, Steve Jobs. Phiên bản 8 GB của model này có giá 199 USD cộng hợp đồng. Ảnh: AP.

Tiếp theo là CommunicAsia 2008 khai mạc tại Singapore. Sony Ericsson khởi động cho cuộc chạy đua điện thoại 8 Megapixel bằng lời hứa về model C905, Samsung ra mắt “sát thủ” iPhone là Omnia, Nokia giới thiệu “dế” doanh nhân E71. Ảnh: AP.

Một loạt sự kiện diễn ra trong tháng 7. Đầu tiên là từng đoàn người xếp hàng từ nửa đêm tại 22 quốc gia để mong là người đầu tiên sở hữu iPhone 3G. Ảnh: AP.

Chỉ 3 ngày sau khi xuất hiện trên thị trường quốc tế, iPhone 3G đã có mặt tại Việt Nam. Giống như iPhone phiên bản đầu, giá bán các model mới lên tới 1.300 USD, vì thế rất ít người mua. Ảnh: Tinhte.

Tháng 8, Samsung giới thiệu INNOV8 với camera 8 Megapixel và hỗ trợ hàng loạt tính năng mạnh về giải trí, kết nối, văn phòng. Samsung là hãng đầu tiên ra điện thoại 8 “chấm”. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên bán model này. Ảnh: Cdrinfo.

Tháng 9, Google, HTC và T-Mobile liên kết ra mắt G1, chiếc di động đầu tiên chạy trên hệ điều hành Android. Ảnh: Reuters.

Sau đó một tháng, G1 bán ra tại các cửa hàng của T-Mobile, không hào nhoáng như iPhone 3G, nhưng cũng có từng dòng người xếp hàng để chờ mua sản phẩm này. Ảnh: Getty.

Tháng 11, Storm – chiếc BlackBerry màn hình cảm ứng đầu tiên bán ra tại Mỹ và Anh. Giống như iPhone 3G hay G1, rất nhiều người đã xếp hàng để được cầm trên tay thiết bị có màn hình rộng, chạm tay như bấm vào bàn phím thực này. Ảnh: Reuters.

Năm 2008 khép lại bằng sự kiện, Nokia ra mắt N97, chiếc N-series đầu tiên có màn hình cảm ứng rộng. “Gã khổng lồ” Phần Lan tham gia vào phân khúc di động cảm ứng khá muộn so với các đối thủ. Ảnh: Reuters.

Mặc dù nhiều model “khủng” xuất hiện, điện thoại mới liên tục ra mắt, nhưng khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng mạnh đến thị trường di động toàn cầu. Người dùng tiết kiệm chi tiêu, ít thay đổi model mới, doanh số bán ra giảm. Điều này sẽ còn ảnh hưởng đến năm 2009. Ảnh: AFP.

Google G2 có camera 5 Megapixel

Google G2 có thể xuất hiện vào tháng sau với màn hình cảm ứng rộng, không có bàn phím QWERTY và camera lên tới 5 Megapixel.

Mô hình G2 được phác họa dựa vào hình dáng của HTC Touch HD. Ảnh: BGR.

Theo một nguồn tin xuất phát từ Google, đang có những nâng cấp mới dành cho hệ điều hành Android, bên cạnh đó, một chiếc di động nữa sẽ ra mắt sau G1, rất có thể là chiếc G2.

Google G2 sẽ xuất hiện vào ngày 26/1 năm tới. Máy được trang bị camera 5 Megapixel, hỗ trợ các chế độ tự động canh nét, quay phim VGA và gọi điện video. G2 có màn hình cảm ứng đầy đủ, kết nối Wi-Fi.

Trong khi đó, blog công nghệ BGR cho biết, phải tới tháng 4 năm sau thì sản phẩm này mới lộ chi tiết. Máy sẽ không còn bàn phím QWERTY thực như G1, nhưng viên bi lăn trackball vẫn còn. Model mới sẽ không dành riêng cho mạng T-Mobile, mà được bán trên toàn thế giới và sử dụng được nhiều mạng khác nhau.

Trong tuần này, một vài thay đổi của hệ điều hành sẽ được đưa ra. Android sẽ nâng cấp nhiều tính năng về e-mail, tin nhắn, sửa một số lỗi trong danh sách đàm thoại, đồng hồ.

Lenovo sản xuất di động Google giống iPhone

Lenovo đang tiến hành sản xuất chiếc di động chạy trên hệ điều hành Android của Google cho mạng China Mobile, model này có tên là OPhone.

Di động Google của Lenovo có màn hình cảm ứng rộng. Ảnh: Modmygphone.

OPhone chỉ là tên mã, sản phẩm mới này đang trong quá
trình thử nghiệm và chưa đưa ra thị trường. Thiết kế của máy giống
iPhone với màn hình cảm ứng rộng. Bên dưới, phím điều khiển trung tâm
và xung quanh là các nút bấm cảm ứng.

Khác với G1
do HTC sản xuất trước đó, OPhone sử dụng nền tảng mở của China Mobile
được phát triển từ Android và TD SCDMA (chuẩn kết nối 3G của riêng
Trung Quốc).

Hiện vẫn chưa có thông tin về cấu hình và giá bán của model này.

theo Modmygphone

Chip di động mới của LG đạt tốc độ gấp 8 lần hiện tại

Hôm qua, LG tiết lộ chip di động mới đạt tốc độ kết nối gấp 8 lần smartphone hiện tại với khả năng download tốc độ 60 Mb một giây vả tải lên 20 Mb một giây.

Điện thoại LG tương lai sẽ có tốc độ gấp 8 lần smartphone hiện nay. Ảnh: Reuters.

Chip di động mới của LG chạy trên mạng LTE – chuẩn kết nối được xem là 4G, đối địch với mạng 3G hiện nay. Đại diện của hãng cho biết, chip mới đã được phát triển và kiểm tra trên các model 4G, và sẽ đưa vào điện thoại khi mạng 4G này phát triển.

Hiện tại, điện thoại di động với chuẩn kết nối HSDPA (3,5G) đang có tốc độ kết nối tối đa là 7,6 Mb/giây. Với chuẩn kết nối mới, người dùng có thể lướt web nhanh hơn, tải và xem phim định dạng phân giải cao mà không cần chờ đợi.

Mạng LTE hiện nhận được nhiều sự ủng hộ, tốc độ download tối đa trên mạng này về lý thuyết có thể lên tới 100 Mb/giây. Nhiều nhà mạng lớn trên thế giới như AT&T (Mỹ), Vodafone (Anh) cũng tích cực ủng hộ LTE, mở cánh cửa đối địch với WiMax.

WiMax cũng được xem là chuẩn kết nối 4G khác và hiện được sự hậu thuẫn của Google, Intel, Sprint, Samsung. Chuẩn này cho phép đạt tốc độ 75 Mb mỗi giây, không nhanh bằng WiMax nhưng hiện đã xuất hiện tại Mỹ (mạng Sprint).

theo InformationWeek

Google ra mắt bản unlock SIM cho G1

Google vừa ra giới thiệu một phiên bản khác của G1 được unlock SIM và phần cứng dành cho những người xây dựng phần mềm cho Android.

G1 bản không khóa chỉ dành cho các lập trình viên. Ảnh: Engadget.

Sản phẩm chạy được với mọi mạng này có tên là Android Dev Phone 1, máy có giá 399 USD và đăng ký với chuyên gia phát triển phần mềm trên website Android Market mức phí 25 USD. Tổng cộng, G1 không khóa có giá 424 USD.

G1 unlock sẽ xuất hiện tại Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Ấn Độ, Canada, Pháp, Đài Loan, Tây Ban Nha, Australia, Singapore, Thụy Điển, Hà Lan, Áo, Thụy Sĩ, Phần Lan, Ba Lan và Hungary.

Google cho biết, họ sẽ phân phối hạn chế mỗi thiết bị cho một lập trình viên mà họ chắc chắn là sẽ phát triển ứng dụng cho mình. Phần mềm trên máy sẽ giống như phiên bản thường, người dùng sẽ được thử nghiệm, sửa lỗi các ứng dụng do mình viết ra trước khi đưa lên Android Market.

Hiện tại, G1 được HTC sản xuất, chạy phần mềm của Google và được khóa để chỉ sử dụng mạng T-Mobile. Tuy nhiên, với cơ chế bảo mật không đảm bảo, thiết bị này dễ dàng bị các hacker “bẻ khóa” và sử dụng được nhiều mạng trên thế giới.

 

5 sai lầm lớn nhất của Yahoo!

Yahoo đã bỏ qua nhiều cơ hội như mua lại Google, DoubleClick và mới nhất là cự tuyệt Microsoft. Mọi sai lầm này được chính người Yahoo đúc kết ở một từ: “indecisiveness”.

Yahoo đang tích cực tìm kiếm các ứng viên cho vị trí Tổng giám đốc điều hành thay cho ông Jerry Yang. Tương lai của biểu tượng Internet rơi vào tình thế bất ổn hơn bao giờ, cổ phiếu Yahoo đã giảm 63% giá trị từ mức giá Microsoft đặt mua hãng hồi tháng Hai. Các nhân viên Yahoo đã bày tỏ nhiều cảm xúc, nhận định trước tình hình hiện nay của công ty. Đây là 5 sai lầm lớn nhất của Yahoo, theo ý kiến của chính các nhân viên Yahoo, bắt nguồn từ “indecisiveness”, tạm dịch là “thiếu quyết đoán”.

1. Nhiều dự án thất bại

Yahoo có đầy rẫy các dự án được bắt đầu với sự phô trương mạnh mẽ, nhưng lại dần dần lặng lẽ bị chết đi sau đó hàng tháng, thậm chí hàng năm.

“Họ đã lãng phí nhiều tiền vào các dự án bị loại bỏ”, một kỹ sư Yahoo nói về ban quản trị của công ty.

2. Bỏ lỡ cơ hội thâu tóm Google

Yahoo đã từng có cơ hội thâu tóm Google vào năm 2002. Nhưng Tổng giám đốc Yahoo lúc đó, ông Terry Semel, đã bỏ qua cơ hội mua Google với mức giá 5 tỷ USD sau nhiều tháng đàm phán. Giờ đây nhìn lại, mọi người đều nhận định đó rõ ràng là một sai lầm.

3. Thuê Terry Semel

Một sai lầm nữa được nhiều người chỉ định, là thuê cựu nhà lãnh đạo của Warner Bros, ông Terry Semel, làm Tổng giám đốc điều hành (CEO). Yahoo đã chật vật, khó khăn ngay từ đầu vụ nổ bong bóng công nghệ hồi năm 2000. Thời gian này, Semel đã xoay chuyển mọi thứ. Tuy nhiên, Semel điều hành những nhà quản trị tài ba, song lại không lãnh đạo tốt như những chàng trai ở Google.

4. Không mua nổi DoubleClick

Một thất bại khác của Yahoo là không mua được DoubleClick trước đối thủ Google. Mạng lưới quảng cáo này chuyên về các quảng cáo hiển thị, từ lâu đã là vũ khí của Yahoo trong cuộc cạnh tranh với Google. Nhưng khi Yahoo hành động không đủ nhanh để mua lại mạng lưới quảng cáo DoubleClick, Google đã nhảy bật lên, và “tóm gọn” DoubleClick.

5. Không bắt tay Steve Ballmer

Có lẽ sai lầm lớn nhất của Yahoo là thất bại trong đàm phán sáp nhập với Microsoft. Yahoo lại một lần nữa không đủ nhanh nhạy và dứt khoát. Kết quả là, thảm kịch xảy ra với Yahoo và các nhà đầu tư nhiều tháng nay, vắt kiệt năng lượng của Yahoo và mở cánh cửa cho Carl Icahn, một nhà đầu tư “hùng hổ”, ông đã chiếm 3 ghế trong ban giám đốc của Yahoo hồi tháng 8. Hậu quả này, không nghi ngờ gì, đã dẫn đến sự việc của Jerry Yang ngày hôm nay.

Tất cả những sai lầm trên có thể tóm gọn lại trong một từ: “indecisiveness” (nghĩa là: do dự, lượng lự, không dứt khoát).

ICTnews