JAPAN MOBILE PHONE tổng quát về các dòng máy , softbank , docomo , Au

Đặc tính, sự khác nhau của điện thoại nhật :

Điện thoại Nhật (Japan phone) được phát triển với hướng đi khá riêng rẽ, trái ngược với xu thể phát triển tại các thị trường khác. Thay vì hướng ra ngoài thì Japan phone tập trung hướng tới phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước, do đó các thiết bị được lập trình tối ưu hóa để phục vụ tốt nhất cho ngưòi sử dụng, khi đem ra các nước khác bẻ khóa, nhiều tính năng sẽ không thể sử dụng được.
Sofbank, Docomo, và AU là những nhà cung cấp dịch vụ di động (như Viettel, Vinaphone , Mobifone, ..) và họ đặt các hãng điện tử như Sharp, Panasonic, Nec, Fujitsu, Toshiba, Hitachi sản xuất điện thoại riêng theo cấu trúc mạng của họ. Theo đó cùng một hàng điện tử sản xuất nhưng các máy giành cho các mạng khác nhau thì kiểu dáng ngoại hình khác nhau, và phần mềm cũng khác nhau.

– Cách gọi tên :
Softbank thường gọi theo dạng ” Số + Mã nhà sản xuất”
Ví dụ: 920sh, 920p, 920sc…
Sofbank phá cách với một số kiểu dáng trượt ngang, trượt dọc, xoay chữ T, mở ngang, và xoay ngược gập lại.

Docomo thường gọi dạng “mã nhà sản xuất + Số +i)
Ví dụ: Sh905i, P905i, N905i, D905i, F905i
Đời sau của Docomo được gọi dạng “Mã nhà sản xuất + số + chữ cái)
Ví Dụ: Sh01a, sh06a, sh01b (sh01a = sh907iTV, sh03a = sh907i)
Docomo thường duy trì song song 2 kiểu dáng là xoay chữ T và xoay ngược gập lại. Thường đặt là i và iTV, dòng iTV thì có kiểu dáng xoay ngang chữ T để dễ dàng thưởng thức Tivi Oneseg, còn dòng xoay gập lại thì thường được trang bị màn hình cảm ứng.

AU thường gọi dạng “W + số + mã nhà sản xuất)
Ví dụ W64sh, W42CA…
Đời sau của AU được ký hiệu dạng “Chữ + số”
Ví dụ: S001, Sh001..v.v.

Trong đó, ý nghĩa các ký hiệu như sau:
Sh: Sharp (hãng này, anh em ta và cả bên nhật thích nhất)
P: Panasonic (hãng này được chuộng thứ 2)
N: Nec
D: Hitachi
F: Fujitsu
CA: Casio
T: Toshiba

– Khái niệm update của dòng Softbank

Sau khi Softbank mua lại Vodafone năm 2006(do Vodafone phá sản tại nhật vì bị unlock nhiều 903sh quá), họ tiếp tục duy trì hệ thống sản phẩm và liên tiếp cho ra các model mới với nhiều đột phát về công nghệ, vào tháng 4/2008 thì hãng cho ra một phiên bản bảo mật mới để hạn chế sự unlock Full dễ dàng của 920sh , 705sh , 804sh . Do đó những máy sản xuất sau tháng 4/2008 được sử dụng cơ chế bảo mật mới này, và không thể unlock full được như 920sh, bị tình trạng thay sim mất multi như chúng ta vẫn thấy.
Các đời máy sản xuất trước < 4/2008 được gọi là ” máy chưa update”

Sau tháng 4/2008, Những máy sản xuất trước đó tại nhật được khuyến cáo mang ra hãng để Update phần mềm mới (trong đó có nâng cấp cơ chế bảo mật mới), những máy này mặc dù sản xuất từ 03/2008 về trước, nhưng sau khi update thì không thể unlock full được như trước nữa, mà bị tình trạng thay sim mất multi như các đời sau này.
Đây mới gọi là máy “bị update”, vậy khái niệm máy “bị Update” chỉ sử dụng cho những máy sx trước 03/2008 mà đã Update lại phần mềm tại hãng ở bên Nhật

– Sự khác nhau cơ bản của Softbank và Docomo:

Softbank từ sau đời 904sh trở đi, bị lock Multimedi (khóa nghe nhạc, chụp ảnh, xem phim, và 1 số chức năng khác) khi ra khỏi nước Nhật hoặc sau 1 tháng không có sự hoạt động về sóng. Muốn sử dụng được thì phải Unlock, dùng sim Softbank còn Roaming ( có sóng ở Việt Nam ) để kích hoạt Multimedia – cái này gọi là ” Kích Multi ” Docomo không lock chức năng gì khi thay sim khác, thậm chí không có sim bạn cũng có thể chụp ảnh, nghe nhạc, xem film được
Softbank sử dụng Chip âm thanh Yamaha, âm thanh thiên sáng, chi tiết, trong và rất tinh tế.
Docomo đi theo chuẩn DOLBY (Siêu Trầm). Thể hiện những pha hành động trong film ảnh cực kỳ ấn tượng, tuy nhiên nghe nhạc không tinh tế bằng Softbank, do đó tùy theo nhu cầu mà bạn lựa chọn thiết bị phù hợp với mình.
– Softbank sử dụng Blutooth với đầy đủ tính năng như gửi file, danh bạ, tai nghe.v.v.
Docomo thì chỉ từ sh06a trở lên mới hỗ trợ bắn file qua Blutooth, còn trước đó thì chỉ chủ yếu gửi danh bạ và dùng kết nối tai nghe, thậm chí một số đời máy Docomo còn không có Blutooth.
– Công nghệ chụp ảnh của Softbank thường cao hơn Docomo khi so sánh 2 máy ra cùng đời. Còn chất lượng ảnh thì ko phải lúc nào cũng thế

– Softbank chỉ có một chuẩn chân tai nghe duy nhất, còn Docomo thì từ sh906i trở về sau dùng chung chân tai nghe vào chân xạc, việc này đòi hỏi phải có một jac chuyển từ chân xạc ra chân tai nghe, nên hạn chế và khá lỉnh kỉnh.
– Chơi video, Docomo tải Bitrate cao rất tốt, khỏe hơn Softbank, tuy nhiên Softbank lại chạy được video có khung hình lớn hơn (480p) mà chỉ từ sh01b của Docomo trở về sau mới chạy được. Chất lượng video thì mỗi con một khác (sh906i đẹp hơn 923sh, nhưng 932sh lại đẹp hơn hẳn sh01a và sh03a)

One thought on “JAPAN MOBILE PHONE tổng quát về các dòng máy , softbank , docomo , Au”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *