T-Mobile G1 tại Việt Nam – Đã dùng được mạng điện thoại tại VN.

Tối hôm qua, những chiếc G1 đầu tiên có mặt tại Việt Nam đã bị unlock theo phương pháp tạo key giống như việc kích hoạt máy mới của T-Mobile. Giá bán sản phẩm sau khi bị phá khóa là 810 USD.

G1 đã cho phép thực hiện các cuộc gọi tại Việt Nam.

Nếu như iPhone trước khi bẻ khoá được bằng phần mềm, cũng phải bị can thiệp vào phần cứng hay ghép SIM (iPhone 3G) thì với Gphone, thao tác này dễ dàng hơn. Phương pháp mã hoá của T-Mobile G1 khá đơn giản. Khi mua máy, điện thoại bị khóa, khách hàng đã ký hợp đồng với T-Mobile phải cung cấp số IMEI cho hãng, một chương trình tạo khóa sẽ đưa ra mã kích hoạt (active code). Do các bước rõ ràng như trên nên hacker đã tận dụng cách thức này để lần mò quy luật tạo key của T-Mobile. Sau đó, một phần mềm “bẻ khoá” (genkey) được viết ra.

Chất lượng lướt web trên máy nhanh hơn iPhone.

Chất lượng đàm thoại của G1 tại Việt Nam rất tốt, hơn hẳn dòng PDA của HTC. Máy kết nối Wi-Fi nhanh hơn iPhone, chương trình duyệt web đơn giản và dễ sử dụng. Tuy nhiên, hiện G1 không hỗ trợ font tiếng Việt, do vậy đọc các trang web bị lỗi những ký tự có dấu. Điện thoại của Google có thiết kế chắc chắn, gây bất ngờ là máy có bộ khung cứng và vững, quá trình trượt lên khá thú vị khi một đòn bẩy đẩy lên rồi mới trượt sang. Các phím bấm dễ sử dụng, trackball di chuyển nhẹ và mượt mà, lựa chọn các ứng dụng không khó khăn như tưởng tượng

Phụ kiện của G1 giống của PDA do HTC sản xuất.

Một số yếu điểm ban đầu khi sử dụng G1 là camera chụp ảnh không đẹp, chưa có nhiều phần mềm và giao diện không mượt mà, các icon đưa ra màn hình ngoài sắp xếp lộn xộn chứ không sắp xếp ngăn nắp như iPhone. Hiện tại, giá bán một chiếc G1 sau khi bẻ khoá là 810 USD. Phí để unlock máy được tính khoảng một triệu đồng. Một thành viên của nhóm unlock Gphone cho hay “trong thời gian tới có thể G1 sẽ giảm giá, nhưng không quá 100 USD”.

Máy có bộ khung chắc chắn, bàn phím dễ sử dụng tuy hơi chìm.

Danh sách các cuộc gọi vừa thực hiện từ G1 tại Việt Nam.

Bàn phím QWERTY của G1 lộ ra khi trượt lên.

Máy nhìn từ phía trên…

…phía dưới…

…và nhìn từ bên phải sang

T-Mobile G2 có màn hình rộng hơn G1

Hôm nay,  G1 chính thức có mặt trên các cửa hàng bán lẻ, tuy nhiên những hình ảnh về thế hệ tiếp theo của chiếc di động này đã lộ diện với màn hình rộng, linh hoạt hơn.

Theo logic, di động chạy hệ điều hành Android kế tiếp của Google sẽ có tên G2. Theo những hình ảnh mới, thiết kế G2 vẫn mang dáng dấp của model đi trước, tuy nhiên máy mỏng và cũng có vẻ lùn hơn.

Di động mới có màn hình linh hoạt, rộng rãi hơn, thiết kế này mang đến khả năng lướt web tốt hơn.

Máy mới cho phép sử dụng bằng ngón tay linh hoạt hơn.

G2 (phải) bên cạnh ông anh G1.

Tuy nhiên, sản phẩm vẫn chưa được công bố chính thức

ĐTDĐ Google G1: Thông minh, nhưng… còn phải học nhiều

Với danh tiếng là người tạo ra xu hướng trên mạng Internet, chiếc ĐTDĐ đầu tiên của Google được mong chờ sẽ mang lại nhiều điều tuyệt vời – đặc biệt còn do nó được ra mắt sau khi Apple phát hành chiếc iPhone nổi tiếng hơn 1 năm.

Ảnh: CNET.

Và mặc dù còn xa mới đạt đến sự hoàn hảo, song chiếc G1 này, bên cạnh việc sử dụng hệ điều hành Google Android còn được trang bị rất nhiều tính năng hướng tới người tiêu dùng. Nó thậm chí còn thu hút sự chú ý của cả các fan hâm mộ iPhone.

Sản xuất bởi tập đoàn HTC của Đài Loan, G1 sẽ được T-Mobile phát hành tại Mỹ vào ngày 22/10 với mức giá 179 USD kèm theo một bản hợp đồng 2 năm. Thiết bị này có kích cỡ tương đương với chiếc iPhone (chỉ dày hơn một chút) và có 2 màu đen và bạc. G1 diện một màn hình cảm ứng lớn, với phần dưới hơi góc cạnh – có lẽ là để trông phong cách hơn chứ cũng không thực sự cần thiết lắm – cùng 4 nút bấm và một bàn di bi.

Bên dưới màn hình cảm ứng là một bàn phím QWERTY trượt, khiến G1 giống phiên bản nâng cấp của chiếc Sidekick mà T-Mobile đang bán. Bàn phím này sẽ hấp dẫn những người chuộng cảm giác phím cơ hơn là phím ảo trên màn hình như tác giả.

Liền sát đó là một khe cắm thẻ microSD, đã có sẵn thẻ 1GB. Đừng làm mất cái thẻ bé xíu này, vì nó là nơi chứa toàn bộ ảnh và video cho G1. Nếu bạn muốn có thêm dung lượng lớn hơn, G1 hỗ trợ thẻ nhớ tới 16GB.

Chiếc G1 tương đối dễ sử dụng, với giao diện nhạy bén và có khá nhiều dịch vụ quen thuộc của Google, như tìm kiếm web, Gmail và Google Talk.

Ngoài ra còn có Google Maps, được cải tiến thêm nhờ một la bàn tích hợp, cho phép bạn xem các địa điểm trong tính năng “Street View” bằng cách di chuyển chiếc điện thoại.

Người viết không gặp vấn đề gì trong việc chat với bạn bè, tìm kiếm cửa hàng bán trà trân châu gần nhà, và dĩ nhiên, cả việc gọi điện nữa. Ngoài ra thiết bị còn có một trình duyệt khá bắt mắt lại tương đối dễ sử dụng, màn hình rõ ràng, sắc nét.

Tác giả đặc biệt ấn tượng với tốc độ mạng 3G của T-Mobile, tốt hơn nhiều so với mạng của AT&T, và việc tải về ứng dụng và nhạc khá nhanh và đơn giản. Tuy nhiên điều này cũng có thể sẽ thay đổi, do hiện nay mạng này vẫn còn khá mới và vẫn chưa có nhiều người sử dụng. G1 cũng hoạt động được ở mạng EDGE (mạng này chậm nhưng phủ sóng rộng hơn) song chức năng truyền dữ liệu không nhanh bằng.

Về nhược điểm, việc lướt web và tải về nội dung sẽ khiến pin hết nhanh chóng. G1 hứa hẹn sẽ có thời gian đàm thoại 5 giờ và thời gian chờ là gần 5 ngày rưỡi, nhưng ai lại dùng điện thoại thông minh chỉ để chat hay vứt xó?

Người viết đánh giá thiết bị này có thời gian sử dụng pin tương đối hợp lý – nếu chỉ thỉnh thoảng sử dụng các ứng dụng và chức năng phức tạp hay truy cập mạng 3G và Wi-Fi. Còn những người thường xuyên sử dụng các chức năng đa phương tiện chắc chắn sẽ phải mang sạc pin theo người.

Một điểm nữa, màn hình chính của G1 thực ra lại vượt quá khung hình của thiết bị. Bạn có thể vào các phần “bị giấu” bằng cách sang trái hoặc phải màn hình. Người viết sử dụng điểm này để sắp xếp các phím tắt cho một số chương trình dựa theo chủng loại: Đặt tất cả các phím tắt chương trình trò chơi vào “bên trái màn hình” và giữ các phím tắt dành cho các chương trình như danh sách liên lạc, Gmail, trình duyệt và gọi điện trên màn hình chính.

Một điểm nổi bật của G1 là Google-run Android Market, cho phép những người phát triển thuộc bên thứ ba đưa ra các chương trình add-on và các trò chơi mà bạn có thể download không dây vào G1. Và hiện tại, việc download này hoàn toàn miễn phí, song có thể sau này sẽ phải trả tiền.

Khi người viết thử nghiệm chiếc G1, không có nhiều chương trình lắm – chỉ có khoảng 36 ứng dụng và 10 trò chơi – rất nhỏ so với những gì mà iPhone App Store của Apple đang có – tuy nhiên tương lai chắc chắn sẽ có nhiều hơn. Trái với cảnh Apple đang chậm chạp thông qua các ứng dụng iPhone và từ chối một số chương trình cạnh tranh với chương trình của hãng, Android Market lại khá cởi mở với người phát triển.

Người viết rất có cảm tình với một số ứng dụng, đặc biệt là “Barcode Scanner” sử dụng máy ảnh 3 megapixel của G1 để đọc các mã vạch UPC trên hộp sản phẩm, vỏ sách và sau đó dẫn bạn tới trang web có liên quan. Ứng dụng này rất tiện lợi khi bạn muốn biết thêm thông tin về một cuốn tiểu thuyết hay kiểm tra giá cả trên mạng.

Một vài ứng dụng tận dụng khả năng định vị toàn cầu của G1, như ứng dụng mang tên “Ecorio” có thể lần dấu các chuyến đi cũng như tính toán “mức độ thải khí gây ô nhiễm môi trường” (carbon footprint) của bạn.

G1 cũng kết nối với của hàng MP3 online của Amazon, một địa điểm dễ dàng tìm kiếm đồng thời lại cung cấp khả năng download các bài hát không có bảo vệ sao chép một cách nhanh chóng. Nên nhớ rằng, để download các bài hát khi sử dụng một chiếc iPhone bạn cần phải có khả năng truy cập WiFi hơn là khả năng kết nối 3G.

Tính năng hỗ trợ YouTube được tích hợp trong chiếc điện thoại này có thể hấp dẫn nhiều người, nhưng đối với người viết, nó không gây ấn tượng lắm. Mặc dù Google sở hữu YouTube nhưng những clip mà người viết được xem trên điện thoại Google chất lượng kém hơn hẳn so với trên màn hình máy tính.

Không may là, tính năng chơi lại bài hát hay video lại bị cản trở bởi một sự thiếu sót lớn về phần cứng: G1 đã không sử dụng giắc cắm tai nghe truyền thống mà sử dụng một bộ tai nghe earbud, thông qua cổng USB mini – đây cũng là cổng được sử dụng để sạc pin. Việc làm này đã gây ra một vài vấn đề, ví dụ như bạn không thể dùng chiếc tai nghe yêu thích của mình nếu không sử dụng thiết bị tiếp hợp và không thể vừa sạc pin vừa nghe nhạc hay xem video, trừ khi bạn muốn sử dụng bộ loa có sẵn.

Có thể giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng một bộ tai nghe Bluetooth âm thanh nổi, nhưng chúa ơi, G1 chỉ hỗ trợ tai nghe không dây non-stereo.

Để có một chiếc điện thoại thông minh tuyệt hảo phải mất một khoảng thời gian, và có lẽ Google cũng không phải là ngoại lệ. Nói cho cùng chiếc iPhone ấn tượng, song không phải là không có khuyết điểm, bản thứ 2 có khá hơn, nhưng vẫn còn nhiều điểm cần cải tiến.

Vì thế, người viết rất lạc quan rằng G1 sẽ sớm cải thiện thông qua các bản cập nhật phần mềm của chính hãng và cả trên Android Market. Google không phải là nhà tiên phong trong lĩnh vực tìm kiếm song hiện tại chúng ta đều biết công cụ tìm kiếm này hoạt động hiệu quả thế nào!

Huyền Nhung (Theo AP)

Cận cảnh Google G1

Bắt đầu bán ra tại Mỹ dành cho những người đặt trước, T-Mobile G1 không có gì đặt biệt so với hình ảnh từ trước, các phụ kiện theo máy cũng đơn giản.

Giang Thy (theo Engadget)

Hình ảnh chiếc điện thoại T-Mobile SideKick LX tại VN

T-Mobile SideKick LX là một chiếc điện thoại có kiểu dáng và tính năng bô cùng hấp dẫn, SideKick LX nổi bật với bàn phím QWERTY trượt ngang khiến tính năng soạn thảo của máy trở nên vô cùng dễ dàng. Vừa qua, Tinh Tế vừa có cơ hội tiếp xúc với chiếc ĐTDĐ tuyệt vời này.

 Điện thoại T-Mobile SideKick LX

Sidekick LX là sản phẩm điện thoại di động nổi bật với thiết kế bóng bẩy, màn hình rộng và rõ nét. Thao tác điều khiển bằng tay vẫn được phát huy tối đa bằng bàn phím máy tính QWERTY rộng rãi, giúp việc nhắn tin trở nên tiện lợi và thú vị.
Chiếc Sidekick LX có màn hình hiển thị 3-inch QVGA với camera 1.3 megapixel, kết nối không dây Bluetooth và khă năng gửi và nhận tin nhắn bằng hình ảnh. Đi kèm với chiếc điện thoại LX là một chiếc thẻ lưu trữ microSD dung lượng 128 MB, một tai nghe stereo và giống như chiếc Sidekick trước đó là thiết bị bàn phím QWERTY kiểu dáng thể thao. LX còn tích hợp cả khả năng thư điện tử và truy cập Internet.
Đặc điểm nổi bật nhất so với các dòng Sidekick trước đó là màn hình của LX có thể trượt ra và xoay lên để mở bàn phím QWERTY. Máy có một màn hình chất lượng cao 3-inch với độ phân giải WQVGA (400×240 pixel) hấp dẫn bắt nguồn từ công nghệ LCD cao cấp Aquos của Sharp (Nhật Bản). Bạn có thể tùy chỉnh đèn báo dựa theo hoạt động máy như: SMS đến, MMS, IM, e-mail hoặc cuộc gọi.
Mẫu điện thoại trượt này hỗ trợ thẻ nhớ micro SD tới 4GB, một camera 1.3 megapixel tích hợp trong máy. Ngoài ra, một ứng dụng tích hợp MySpace là một trải nghiệm đáng kể trong hoạt động tin nhắn nhanh. Nhắn tin và MySpace được đánh giá là những thành phần chủ đạo trong Sidekick: Theo T-Mobile, 85% lượt xem Web trên SideKick chủ yếu truy cập đến MySpace.com.
LX kết nối Bluetooth, MySpace Mobile, và được trang bị một camera ống kính cảm biến 1,3 megapixel.
Tuy vậy, LX cũng có một số hạn chế. Camera không có tính năng quay video. Bên cạnh đó, chú dế này không được kết nối Wi-Fi; loa ngoài nằm ở vị trí dễ bị “tổn thương”; và không hỗ trợ Bluetooth A2DP.
Dù sao thì cũng có thể nói, sản phẩm này cực kỳ cuốn hút giới trẻ bởi ngoại hình đẹp, lạ mắt và tính năng soạn thảo văn bản, tin nhắn, emai thì…miễn chê.

Sưu tầm

Trên tay Sidekick Slide

Cuối cùng thì mình cũng cầm được chú này trên tay. Về cơ bản bên ngoài không có gì thay đổi đang kể. Chỉ có điều là thay vì dùng ngón tay phải “đá” cái màn hình lên như những máy của Sharp làm thì bây giờ mình phải đẩy lên một cách nhẹ nhàng hơn…Sidekick chắc phải đổi tên

Điện thoai HTC Sidekick Slide

Trước đây Sharp sản xuất Sidekick cho T-Mobile(trừ cái đời đầu tiên do Danger tự sản xuất), những máy này đều làm tại Nhật, đặc điểm nổi bật nhất là người dùng sẽ lấy ngón tay phải đá cái màn hình lên và nó sẽ tự động xoay vào đúng vị trí đã được thiết kế. Giờ thì Sidekich Slide do Motorola làm và là dạng đẩy lên chứ không phải là dạng đá như lúc trước, nhưng hình dáng bê ngoài thì nhìn không khác lắm.

Hệ điều hành cũng là hệ điều hành quen thuộc của do Danger phát triển(Google cũng đang phát triển nền tảng cho thiết bị di động dựa trên hệ điều hành của Danger). Do khách hàng của Sidekick là thanh thiếu niên nên ứng dụng tiêu biểu nhất của Sidekick đó là các trình chát, tiếp đó là các ứng dụng cơ bản của một chiếc PDA như lịch làm việc, số điện thoại, trình duyệt web… Tất cả các ứng dụng này được hỗ trợ bởi bàn phím QWERTY rộng rãi.
Sidekick 3, LX và Slide có một đặc điểm giống BlackBerry đời mới, đó là hòn bi 5 chiều.

Cơ bản:

  • Màn hình trượt rộng 3″ độ phân giải QVGA (1/2VGA) 320×240.
  • Bàn phím QWERTY
  • Trình duyệt web
  • Email hỗ trợ POP3, IMAP, FETCH
  • MMS, SMS
  • IM: Yahoo, Windows Live Messenger, AOL Instant Messenger.
  • 1.3-megapixel camera
  • Trình chơi nhạc MP3 và Acc
  • Khe cắm thẻ microSD hỗ trợ lên đến 4Gb.
  • Bluetooth
  • Pin: Thời gian đàm thoại lên đến 5,9Giờ, thời gian chờ lên đến 3,6 ngày.
  • Mạng:GSM 850/900/1800/1900 MHz)
  • GPRS/EDGE
    Hình ảnh Sidekick Slide
  • Điện thoai T Mobile Sidekick Slide
  • Điện thoai T Mobile Sidekick Slide
  • Điện thoai T Mobile Sidekick Slide
    Điện thoai T Mobile Sidekick Slide
    Điện thoai T Mobile Sidekick Slide
    Sưu tầm
    Điện thoai T Mobile Sidekick Slide
    Điện thoai T Mobile Sidekick Slide
    Điện thoai T Mobile Sidekick Slide
    Điện thoai T Mobile Sidekick Slide

Shadow II sẽ có thêm màu trắng chăng?

Một vài thông tin cho rằng FCC đã thông qua chiếc HTC Shadow II và lần đầu tiên chiếc điện thoại này xuất hiện dưới lớp vỏ màu bạc trắng lấp lánh. Đây là một trong dòng điện thoại nằm trong kế hoạch phát hành của T-Mobile từ đây cho đến tháng 8 này.

Shadow II

Từ trước đến nay, người dùng đã quen với hình ảnh một Shadow II màu đen bóng loáng, nhưng với hình ảnh trên có lẽ sẽ xuất hiện thêm một phiên bản Shadow II với màu bạc sáng, sang trọng.

Shadow II

Cũng theo nguồn tin này, Shadow II sẽ được hỗ trợ Wifi, Bluetooth và pin được nâng lên 1100 mAh. Cũng giống như những người anh em khác thuộc gia đình T-mobile, Shadow II sẽ có dịch vụ MyFaves và Hotpot@Home đồng thời hoạt động trên nền Windows Mobile 6.1.

HT-mobile

Theo WMexperts, Cellphonesignal