Thị phần 10 hãng sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới

Trong khi điện thoại di động tại một số quốc gia như Mỹ, châu Âu và Nhật có những bước trượt trong quý 1/2009 do sự suy giảm của nền kinh tế thì nó lại được kỳ vọng sẽ phát triển trong cả năm 2009 do sự tăng mạnh nhu cầu về smartphone, khả năng xem video và sự phát triển của thị trường điện thoại di động Trung Quốc.

Theo nghiên cứu của hãng DisplaySearch, tổng số máy di động được đặt trong quý 1/2009 giảm 11% so với quý trước và giảm 19% so với cùng kỳ năm trước với 263 triệu máy trong quý 1 và dự báo sẽ tăng thành 306 triệu máy trong quý 2 và 360 triệu máy trong quý 3/2009.

Sự tăng trưởng các đơn hàng điện thoại di động được chi phối bởi nhu cầu từ các nhà máy sản xuất máy di động chính như Nokia, Samsung, LG, Sony Ericsson, Motorola, cũng như các thương hiệu đến từ Trung Quốc như Huawei, ZTE và Tianyu. Thêm vào đó việc giảm giá của các máy di động tại các vùng này cũng góp phần vào sự phát triển của thị trường.

Hơn 20% điện thoại di động được chuyển tới các hãng sản xuất chính của Trung Quốc. Trong khi thương hiệu của các hãng này của Trung Quốc chưa được nhiều người biết đến như các thương hiệu Nokia, Samsung… thì các sản phẩm được sản xuất bởi các hãng của Trung Quốc đang có lợi thế về giá thành thấp hơn khá nhiều so với các hãng khác.

Về thị phần trong quý 1/2009 số đơn hàng điện thoại di động đạt 276,1 triệu. Nokia vẫn giữ vị trí đầu tiên với 31,7% thị phần chia sẻ. Tiếp theo sao là Samsung và LG. Motorola tiếp tục bị bỏ khá xa. Các thương hiệu đang nổi đến từ Trung Quốc như Huawei, ZTE, Tuanyu đã tăng thị phần chia sẻ và chiếm từ 1,5-2% lượng hàng được bán ra.

top10

Theo XHTT

40 triệu thuê bao di động phải đăng ký lại

Theo quy định, mỗi cá nhân chỉ được sử dụng số CMT, hộ chiếu để đăng ký tối đa 3 số thuê bao di động trả trước/mạng. Như vậy, khoảng 40 triệu thuê bao sẽ phải đăng ký lại.

Tất cả các mạng di động đều lúng túng

Ông Nguyễn Châu Sơn, Phó trưởng Ban Viễn thông của VNPT cho biết, hiện thuê bao di động trả trước chiếm tới 90% trong tổng số thuê bao của hai mạng di động VinaPhone và MobiFone. Hiện tại, hầu hết số thuê bao này đã đăng ký thông tin cá nhân. Thế nhưng, không thể khẳng định được trong đó có bao nhiêu thuê bao đăng ký thông tin chính xác vì không có cơ sở để xác thực.
Ông Hồ Đức Thắng, Phó giám đốc VinaPhone bổ sung, thực hiện chủ trương quản lý thuê bao di động trả trước của Bộ TT&TT, VinaPhone đã rà soát lại các đại lý, và thực tế đã cắt rất nhiều đại lý vi phạm. Thế nhưng, đối với quy định quản lý mỗi cá nhân chỉ được sử dụng số chứng minh thư, hộ chiếu của mình để đăng ký tối đa 3 số thuê bao làm VinaPhone rất lúng túng.
Ông Nguyễn Văn Tung, Phó Giám đốc MobiFone cho biết, hiện nay với quy định này, nếu thuê bao cố tình dùng cả chứng minh thư và hộ chiếu thì sẽ đăng ký được 6 Sim/mạng. Như vậy, hệ thống sẽ không thể nhận biết được thuê bao nào vi phạm.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Viettel Telecom cho biết, hiện nhà khai thác này rất lúng túng trong việc thực thi theo quy định mỗi cá nhân chỉ được sử dụng số chứng minh thư, hộ chiếu của mình để đăng ký tối đa 3 số thuê bao. Vì vậy, Viettel đã có văn bản báo cáo lên Bộ TT&TT về những khó khăn này. Viettel đề nghị được thực hiện quy định này từ ngày 10/8 cho các thuê bao đăng ký mới.

Không đề cập đến vấn đề có lúng túng trong thực thi quy định này hay không, đại diện của S-Fone cho biết, trước quy định này của Bộ TT&TT, S-Fone đã rà soát và gửi tin nhắn cho khách hàng đang sở hữu từ 3 sim trở lên để đăng ký lại thông tin.

Ít nhất 40 triệu thuê bao sẽ phải đăng ký lại

Ông Nguyễn Xuân Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ Viễn thông của Bộ TT&TT cho biết, từ ngày 10/8/2009, quy định quản lý mỗi cá nhân chỉ được sử dụng số chứng minh thư, hộ chiếu của mình để đăng ký tối đa 3 số thuê bao/mạng chính thức có hiệu lực.
Ông Trụ khẳng định, tất cả các thuê bao đang sở hữu từ 3 Sim trở lên sẽ phải đăng ký lại thông tin cá nhân và chỉ được sở hữu 3 sim/mạng. Vì vậy, sau khi đăng ký lại, thuê bao sẽ phải chọn sử dụng sim nào và bỏ sim nào. Ông Trụ cũng yêu cầu các mạng di động cần đưa ra các biện pháp để bắt buộc các thuê bao này phải đăng ký lại thông tin cá nhân. Nếu không tiến hành đăng ký lại thông tin cá nhân, các mạng di động sẽ phải cắt liên lạc.
Trước yêu cầu của Vụ Viễn thông, ông Nguyễn Việt Dũng cho rằng, không thể tiến hành thực hiện quy định đối với các thuê bao đang sở hữu từ 3 sim trở lên vì hiện có tới vài chục triệu thuê bao nằm trong diện này. Nếu phải tiến hành đăng ký ngay sẽ nghẽn các điểm đăng ký.
Vì vậy, Bộ TT&TT cũng nên có lộ trình để các doanh nghiệp thực thi quy định này. Các mạng di động sẽ có biện pháp thông báo lại cho các thuê bao đang sở hữu từ 3 thuê bao trở lên sẽ phải tiến hành đăng ký lại thông tin. Nếu sau thời hạn 31/12/2009, các thuê bao này không tiến hành đăng ký lại thông tin cá nhân thì sẽ bị cắt liên lạc. Phía MobiFone và VinaPhone cũng đồng tình với ý kiến này bởi việc thực thi ngay quy định này là không khả thi.
Theo thống kê của Viettel, hiện mạng di động này đang có khoảng 20 triệu thuê bao nằm trong diện 1 thuê bao nhưng đang sở hữu từ 3 sim trở lên. Phía MobiFone khẳng định đây là tìnn trạng chung của các mạng di động bởi trong thời gian vừa qua, các đại lý đã đứng ra đăng ký thông tin cá nhân sau đó bán sim cho khách hàng để được hưởng tiền khuyến khích đăng ký thuê bao của các mạng di động. Cho dù đến thời điểm này, phía VinaPhone và MobiFone chưa đưa ra con số thống kê có bao nhiêu thuê bao của mình nằm trong diện sẽ phải đăng ký lại thông tin.
Thế nhưng, trên cơ sở thực tế hiện nay, các mạng di động cho rằng sẽ có ít nhất 40 triệu thuê bao di động trả trước sẽ phải tiến hành đăng ký lại thông tin cá nhân theo quy định của Bộ TT&TT. Ông Nguyễn Châu Sơn cho rằng, việc bắt buộc số lượng hàng chục triệu thuê bao trả trước này đăng ký lại thông tin cá nhân thì cần có sự lên tiếng của Bộ TT&TT và Bộ Công an để tránh phản ứng của khách hàng và để các mạng di động có thể mạnh tay xử lý các trường hợp vi phạm.
Trước ý kiến của các mạng di động, ông Nguyễn Xuân Trụ cho biết, Bộ TT&TT sẽ xem xét và có văn bản chính thức về nội dung hướng dẫn các mạng di động thực thi quy định về quản lý thuê bao di động trả trước. Tuy nhiên, chắc chắn các thuê bao đang sở hữu từ 3 sim trở lên sẽ phải tiến hành đăng ký lại thông tin cá nhân.
Theo XHTT

Sử dụng và bảo trì điện thoại cố định

Hiện có hàng chục triệu thuê bao điện thoại cố định. Nhưng việc sử dụng và bảo quản tốt chiếc điện thoại đầu cuối thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ.

Kiểm tra hệ thống đường dây nội bộ đi trong toà nhà:

a, Trong trường hợp dây đi ngoài tường, được nối trực tiếp tới máy điện thoại:

– Kiểm tra kỹ mối nối song song, điểm nối này cần được đấu chắc, không để lỏng lẻo dễ gây ra tín hiệu thoại chập chờn. Nếu mối nối trong nhà thì cần sử dụng băng dính điện để quấn tại điểm nối.

– Nếu mối nối là ở ngoài trời, cần lưu ý sử dụng rệp nối. Hạt rệp có tác dụng kẹp chặt, có dầu hoặc mỡ bên trong, chống nước mưa và không khí xâm nhập vào gây han rỉ phần đấu ghép. Nếu không sử dụng rệp sẽ gây ra rỉ sét tại điểm đấu nối, gây tín hiệu chập chờn hoặc chất lượng tiếng kém.

– Kiểm tra đường dây đi tới máy, đảm bảo không bị gẫy gập, kẹp đứt, đứt ngầm khi đi qua các khe cửa, lỗ xuyên dây. Tốt nhất là nên sử dụng mũi khoan dài 25 cm, khoan xuyên qua lớp tường (thường là <25m), có lỗ để đút dây.

– Đường dây nội bộ ngoài trời kéo ở các khu resort, các điểm ngoại thành, các khu công nghiệp lưu ý cần có thiết bị chống sét tại các điểm đầu cuối, măng xông cáp kết nối, ống luồn dây bằng nhựa, …

– Điểm đấu nối trước khi kết nối với điện thoại thường là bao diêm hoặc hộp wall box. Đề phòng mua các thiết bị này bởi các đơn vị chuyên nghiệp và được đấu ghép đúng theo tiêu chuẩn. Nếu không rất dễ mua phải hạt dởm, gây chập, hỏng hạt và điện thoại. Tín hiệu theo đó cũng chập chờn.

b, Trường hợp dây nội bộ đã được đi chìm trong tường:

– Dây trong tường cần được đi trong ống nhựa có khả năng luồn dây tiếp hoặc đi trong ống soắn.

– Dây trong tường thường là dây có dự phòng, tối thiểu 2 đôi dây, dây phải có bọc kim chống nhiễu, chống ẩm và phải là dây có chất lượng tốt.

– Dây đi trong tường không được ghép nối, cần liền một mạch.

– Dây đi trong tường liên thông giữa các tầng nên sử dụng cáp 10×2, 20×2,…thường hoặc cáp dầu để đảm bảo không bị đứt. Cáp đi trong tường không nên để gẫy gập quá 60 độ.

– Điểm đấu nối giữa cáp liên thông tầng và các đường nội tầng cần sử dụng hộp cáp chuyên dụng của ngành.

– Điểm đấu nối trước khi kết nối với điện thoại thường là bao điêm hoặc hộp wall box. Đề phòng mua các thiết bị này bởi các đơn vị chuyên nghiệp và được đấu ghép đúng theo tiêu chuẩn. Nếu không rất dễ mua phải hạt dởm, gây chập, hỏng hạt và điện thoại. Tín hiệu theo đó cũng chập chờn.

– Các hộp bao diêm và wall box cần đặt ở vị trí cao, đảm bảo không bị ẩm bởi hơi nước hoặc nước rớt vào.

Kiểm tra hệ thống thiết bị đầu cuối:

– Nên để điện thoại tránh xa tường ẩm, cửa sổ

a, Đối với điện thoại không dây:

– Nên cắm sạc đúng chủng loại và thông số kỹ thuật (một số nhà dùng nhiều điện thoại kéo dài hay cắm nhầm nguồn của nhau gây hỏng, đặc biệt sau khi chuyển nhà)

– Nên đặt điện thoại ở gần vị trí trung tâm nhất tầng nhà, toà nhà. VD: toà nhà 5 tầng, cầu thang giữa thì nên để ở gần cầu thang của tầng 3.

– Nên mua loại điện thoại có nhiều tay con và có khả năng mở rộng thêm tay con nếu cần thiết.

– Nên kéo dài ăng-ten thường xuyên của cả máy mẹ và máy con để tín hiệu đảm bảo chất lượng.

b, Đối với điện thoại để bàn:

– Nên lắp Pin cho điện thoại có màn hình

– Nên tháo điện thoại ra, dùng giẻ ẩm vệ sinh sạch bụi thường xuyên.

Nếu sự cố vẫn tiếp tục xảy ra, xin hãy gọi 119 của VNPT, EVN, Viettel,… hoặc (04) 3537 5995 gặp phòng bảo hành của Vctel.
Theo XHTT

Số điện thoại đẹp có nguy cơ bị đánh cắp

Vẫn cầm điện thoại trong tay và thực hiện các cuộc gọi và nhắn tin bình thường, chỉ có điều sim lại thuộc quyền sở hữu của người khác. Nhiều khách hàng dùng sim đẹp đang thấp thỏm nỗi lo mất số.

nokia

7h sáng, điện thoại của chị Hương ở Hà Nội đổ chuông. Vừa nhấc máy đã nghe tiếng một người đàn ông yêu cầu trả ngay số điện thoại mà chị đang dùng. “Người đàn ông này quả quyết số điện thoại tứ quý 3 mà tôi đang dùng thuộc quyền sở hữu của anh ta và yêu cầu tôi trả lại”, chị Hương kể.

Người này nói từng sở hữu số điện thoại 094xxx3333 và nếu chẳng may chị Hương nhặt được thì cho anh ta xin lại. Nếu chị cứ kiên quyết không trả, anh ta sẽ làm ầm lên thậm chí là khiếu kiện với nhà cung cấp. “Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra, số điện thoại kia tôi đã bỏ gần 10 triệu đồng để mua và sử dụng được hơn một năm nay. Vậy mà người đàn ông kia đổ cho tôi lấy cắp của anh ta”, chị Hương bức xúc nói.

Chị Hương điện thoại đến tổng đài chăm sóc khách hàng của VinaPhone thì được biết chiếc sim điện thoại mà chị đang dùng do một người khác đứng tên. Và nếu không muốn bị “mất cắp” chị phải ra đại lý của hãng để khai báo thông tin cá nhân. Nhân viên tổng đài khuyên chị nên sử dụng dịch vụ trả sau vì với số điện thoại đẹp chẳng may chị đi công tác, tắt máy nhiều ngày hoặc quên không nạp tiền vào tài khoản cũng có nguy cơ bị mất sim hoặc bị xóa khỏi hệ thống.

Thấp thỏm không yên, sáng nay chị Hương phải ra tận bưu điện Hà Nội để chuyển  hình thức sử dụng dịch vụ từ trả trước sang trả sau. “Giờ tôi mới thở phào và tạm yên tâm sim điện thoại vẫn là của mình”, chị Hương nói.
Anh Hoàng, chủ một doanh nghiệp vận tải mới đây còn gặp tình cảnh oái oăm hơn. Sau 2 tuần đi công tác về, số máy điện thoại trả trước tứ quý 6 bỗng nhiên “tịt ngóm”. Sau 2 ngày mất liên lạc không rõ lý do, bỗng sim “tứ lộc” của anh được sang tên cho người khác. “Người này thậm chí còn khẳng định chính tôi đã bán sim này cho anh ta với giá 15 triệu đồng”, anh Hoàng kể.

Sau gần 2 tuần khiếu nại và được sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ, ông Hoàng lấy lại được số điện thoại của mình từ tay “lò buôn sim số đẹp”.

Cách đây vài tuần, một khách hàng ở Bình Dương phản ánh chuyện anh ký hợp đồng hòa mạng hai số sim nhưng không thể sử dụng được dịch vụ. Khi anh thực hiện cuộc gọi thì nhận được thông báo: “số máy này không có thực”. Một khách hàng khác cũng phản ánh chuyện thường xuyên nhận được các cuộc điện thoại từ số máy khác yêu cầu phải trả lại sim điện thoại mà họ đã dùng bấy lâu nay.

Trao đổi với VnExpress.net cả 3 nhà khai thác di động gồm VinaPhone, MobiFone và Viettel đều thừa nhận có những tranh chấp xảy ra đối với một số sim điện thoại đẹp trong quá trình triển khai quy định về quản lý thuê bao trả trước. Tình trạng mất cắp số đẹp bắt đầu rộ lên từ tháng 5 và đang làm đau đầu không chỉ khách hàng mà cả nhà cung cấp dịch vụ.

Theo các nhà khai thác, trước đây khi chưa có quy định về quản lý thuê bao trả trước, khách hàng chỉ cần mua thẻ sim điện thoại ở bất kể cửa hàng đại lý nào là có thể sử dụng dịch vụ. Chính vì thế, rất nhiều thuê bao điện thoại đang hoạt động trên hệ thống chưa thuộc sở hữu của ai hoặc được mua đi bán lại mà không đăng ký thông tin cá nhân nên chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia” vẫn thường xảy ra. “Đây chính là kẽ hở để giới săn số sử dụng cách này hay cách khác để đánh cắp sim điện thoại đẹp của khách hàng”, đại diện một doanh nghiệp nói.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến nhiều khách hàng bị mất cắp số điện thoại là do thủ tục thay sim số của các mạng di động quá đơn giản. Khách hàng chỉ cần liệt kê các số thường gọi, thời gian nạp tiền, thời hạn sử dụng… là có thể chuyển đổi hình thức sử dụng và làm lại thẻ sim. Đây chính là kẽ hở để giới săn số tung chiêu đánh cắp sim điện thoại đẹp.

Chiêu phổ biến nhất là dùng sim khác nháy máy, nhắn tin để chủ thuê bao gọi lại, bằng nhiều lần như thế, họ đã có một danh sách của các số gọi đi mà chủ thuê bao thỉnh thoảng gọi. Hoặc có những chiêu cao tay hơn, một số cá nhân sẵn sàng “bắn” tiền vào tài khoản cho thuê bao trả trước mà họ muốn “hack”. Sau vài lần “bắn” tiền, người này đã có trong tay lịch sử nạp thẻ của thuê bao. “Và với những thông tin như trên, họ đã dễ dàng “qua mặt” các giao dịch viên non tay của nhà mạng để thay sim, và ung dung với sim đẹp”, đại diện truyền thông của MobiFone nói.

Ông Hoàng Sơn – Giám đốc Viettel Telecom cho rằng còn nhiều thuê bao trả trước dè dặt với chuyện khai báo thông tin cá nhân dù hãng đã tìm đủ cách thuyết phục. Chính vì thế mà khi tranh chấp sim số xảy ra cả khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ đều phải rất vất vả mới trả được sim điện thoại về đúng chủ.

Trong khi đó, để hạn chế sự lãng phí kho số, từ ngày 1/7, các doanh nghiệp đồng loạt áp dụng quy định về thời gian lưu giữ số trên hệ thống trong vòng 30 ngày, thay vì 90-180 ngày như trước đây. Theo đó, các thuê bao trả trước khóa 2 chiều sẽ bị xóa khỏi hệ thống nếu trong vòng 30 ngày khách hàng không nạp tiền vào tài khoản. Các doanh nghiệp nhận định việc rút ngắn thời gian giữ số với các thuê bao trả trước có thể là sẽ là nguyên nhân phát sinh những tranh chấp về số điện thoại trong thời gian tới.

Theo XHTT

Sóng 3G và HSDPA xuất hiện ở Hà Nội

Không chỉ sóng 3G, nhiều khu vực ở Hà Nội có xuất hiện cả sóng HSDPA 3,5G với tốc độ cao hơn trong giai đoạn các nhà mạng đang thử nghiệm.

Trước thời điểm công bố, nhiều thuê bao di động dùng mạng GSM ở Hà Nội, TP HCM cho biết, cột sóng 3G đã xuất hiện trên máy điện thoại của họ. Tuy nhiên, tình trạng ngày ở trạng thái chập chờn từ EDGE (với ký tự E) lên 3G, rất ít nơi ổn định để thử tốc độ.

HSDPA-1

Sóng HSDPA (với ký tự H) đã xuất hiện trên các smartphone ở Hà Nội. Ảnh: Quốc Huy.

Tại Hà Nội, nhiều người cho biết, họ đã bắt được sóng 3G tại các khu vực trung tâm như quận Hoàn Kiếm, Ba Đình ổn định. Chất lượng đường truyền nhanh hơn so với EDGE hay GPRS, tuy nhiên, quá trình tính cước vẫn là GPRS, “nên cẩn thận khi lướt web, xem TV, tải nhạc trực tuyến bởi có thể sẽ mất nhiều tiền do dung lượng lớn”, anh Hoàng Hải một người dùng di động ở phố Trần Huy Liệu cho biết.

Không chỉ 3G, sóng HSPDA (3,5G) cũng đã xuất hiện trên một số dòng smartphone hỗ trợ chuẩn này, cắm SIM của nhà mạng Mobifone. “Đây là một ngạc nhiên, bởi nhà mạng này chỉ thông báo thử nghiệm 3G chứ chưa lên 3,5G”, anh Nguyễn Hải Long (Đống Đa – Hà Nội) nói.

Thử nghiệm của Số Hóa cho thấy, xung quanh khu vực đường Kim Mã, Hồ Hoàn Kiếm trong vài ngày gần đây, thỉnh thoảng ký tự H đã hiện lên từ 1 đến 10 phút, sau đó là 3G. Thực tế, tốc độ kết nối 3G, hoặc HSDPA nhanh hơn rất nhiều so với EDGE, có thể xem video, nhạc trực tuyến mà không bị ngắt đoạn.

HSDPA -2

Lướt web trên 3G nhanh hơn EDGE. Ảnh: Quốc Huy.

Về lý thuyết, tốc độ 3G sẽ gần tương đương với Wi-Fi, chuẩn kết nối 3G chỉ nâng cấp so với GPRS/EDGE (2,5G) về tốc độ. Còn các dịch vụ như đàm thoại video, truyền hình Internet, xem phim trực tuyến phải dựa vào gói cước của các nhà cung cấp đưa ra.

Hiện Vinaphone đã công bố các đoạn quảng cáo 3G trên phương tiện thông tin đại chúng, Viettel tổ chức một loạt các sự kiện đường phố ở TP HCM giới thiệu thử nghiệm 3G của họ và công bố các dịch vụ như thoại video, xem TV.

Một loạt các nhà mạng di động cam kết sẽ giới thiệu chính thức dịch vụ 3G vào cuối năm nay. Dự kiến, hôm nay khách hàng Vinaphone có thể đăng ký các gói cước, trong khi Viettel sẽ ra mắt vào 1/11 tới, thuê bao di động Mobifone có 3G vào tháng 12.

Theo SH

Số Hóa ra giao diện cho di động

Từ hôm nay, người dùng có thể đọc Số Hóa nhanh bằng điện thoại di động, thông qua giao diện được thiết kế riêng.

sohoa-ver-mobile

Giao diện dành cho di động của Số Hóa cho tốc độ nhanh hơn. Ảnh: Tuấn Hưng.

Ngoài phiên bản dành cho máy tính, khi vào Số Hóa, hệ thống sẽ tự nhận diện và chuyển sang giao diện phù hợp hoặc người dùng có thể gõ http://m.sohoa.net, hệ thống sẽ tự động chuyển http://m.sohoa.net/iphone cho iPhone hoặc http://m.sohoa.net/pda dành cho di động khác nhau.

Ngay gần logo Số Hóa, giao diện cho phép tùy chọn chuyển sang kiểu đọc trên màn hình máy tính. Đặc biệt, với các thiết bị chưa cài đặt font tiếng Việt, hoặc không đọc được Unicode, người dùng có thể click vào font Vietnam để đọc ở chế độ không dấu.

Giao diện Số Hóa phiên bản cho mobile gồm đầy đủ các mục chính như trên PC. Tất cả được bố trí theo một cột, thuận tiện cho việc kéo xuống và đi vào đọc. Tốc độ truy cập trên giao diện phiên bản mobile nhanh hơn nhiều so với trên PC, tiết kiệm dung lượng so với vào bằng máy tính.

Theo SH

SMS Locator – Tìm kiếm với “La bàn số”

Bạn đang loay hoay tìm kiếm các điểm ATM để “tiếp nhiên liệu” khi trong túi tiền đã “rỗng không”; Con “xế” của bạn đang băng băng trên đường bỗng “khựng lại” vì hết xăng; Đến 1 thành phố lạ, bạn không biết ăn trưa chỗ nào, uống cafe ở đâu? Dịch vụ SMS Locator sẽ là người bạn dẫn đường thông minh, đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường.

Vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam, SMS Locator của MobiFone được ví như “Google về tìm kiếm địa chỉ cần thiết trên thiết bị di động”. Khi có nhu cầu, người dùng chỉ cần gửi tin nhắn tới tổng đài, hệ thống sẽ tự động xác định vị trí và tìm kiếm chính xác nơi mà khách hàng muốn đến.

“La bàn” công nghệ cao.

Bạn không thể nhớ hoặc không biết hết được danh sách các địa điểm đặt ATM, ngân hàng, cây xăng, nhà thuốc, bệnh viện, nhà hàng…. bởi nó quá dài và nhất là khi bạn đi đến 1 địa điểm hoàn toàn không quen thuộc. Thay vì việc phải vòng vèo bao nhiêu ngõ ngách, phố xá, tốn thời gian, công sức thì dịch vụ SMS Locator sẽ là chiếc la bàn, cung cấp thông tin giúp người sử dụng.

sms-locator-1

MobiFone là mạng di động đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ SMS Locator. Đây là dịch vụ tìm kiếm, cung cấp địa chỉ của các máy ATM, ngân hàng, các cơ sở y tế, quán café, nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim, siêu thị và các trạm xăng gần nhất. Sau khi đã xác định được vị trí của người sử dụng, hệ thống của MobiFone sẽ tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu những địa chỉ cần thiết mà khách hàng yêu cầu, gần nhất so với vị trí mà khách hàng đang đứng.   Dịch vụ này thực sự mang lại nhiều tiện ích và giảm thiểu những phiền toái trong quá trình tìm kiếm địa chỉ cho người dùng, đặc biệt đối với những khách hàng thường xuyên di chuyển tới nhiều địa điểm khác nhau như doanh nhân, cán bộ, những người thích đi du lịch, các bạn trẻ có nhu cầu gặp gỡ bạn bè…

Tiện ích sử dụng   Hiện tại, SMS Locator đã được triển  khai tại 6 thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Để sử dụng dịch vụ, khách hàng chỉ cần soạn tin nhắn có nội dụng “Tên dịch vụ cần tìm” rồi gửi tới số 9249 là có thể biết được chính xác siêu thị nhà hàng, quán cafe, khách sạn, cây xăng, máy ATM hay hiệu thuốc, bệnh viện… mà khách hàng cần tìm trong bán kính gần nhất.   Với mỗi bản tin yêu cầu, khách hàng sẽ nhận được tối đa 02 bản tin trả về. Giá dịch vụ là 2.000 đồng cho mỗi tin nhắn gửi tới hệ thống, đã bao gồm 10% VAT.   Chẳng hạn: Bạn đang ở phố Lý Nam Đế và muốn tìm quán CAFE gần nhất, soạn tin CAFE gửi 9249. Dịch vụ SMS Locator sẽ gửi về cho bạn 02 bản tin SMS với nội dung như sau: Cafe TRUNG NGUYEN: 8 Cua Dong, (04)39230988; Cafe HIEU: 23 Cua Dong; Cafe HUYEN: 33 Cua Dong, (04)38287768. Cafe QUEN: 54 Hang Gai, (04)037831359; Cua hang giai khat BAO LAM: 42 Bat Dan,(0438251800; Cafe internet SONGSINH: 49B Bat Dan, (04)39231329.   Hoặc Bạn đang ở đường Thái Thịnh, bạn muốn tìm nhà hàng gần nhất, soạn tin: NHAHANG gửi 9249. Dịch vụ SMS Locator sẽ gửi về cho bạn 02 bản tin SMS: Nha hang CAM CHAN: 164 Thai Ha, 04.3581.0000; Quan BUN GIA CAY: 119 Tay Son, 04.3555.3333 ; Nha hang LEGENDBEER: 4 Vu Ngoc Phan, 04.3444.5555 ; Quan COM AN DONG: 33 Thai Ha, 04.3555.6666 ; Quan MIEN LUON: 42 Thai Ha, 04.5555.6666.   Bạn muốn tìm thêm các nhà hàng gần nhất khác, bạn soạn tin: NHAHANG 1 gửi 9249.Tin nhắn từ SMS Locator bạn nhận được là: Quan CHAO TRAI: 121 Thai Thinh, 04.1111.2222; Quan BANH XEO CHINH THANG: 117 Thai Ha, 04.2222.3333; Quan PHO CHUYEN BO: 68 Thai Ha, 04.1111.3233 …

SMS Locator là một trong các dịch vụ “tiền 3G” được MobiFone phát triển và giới thiệu tới khách hàng trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho các dịch vụ sử dụng băng thông rộng trong tương lai. Theo đánh giá của giới chyên môn, với những nỗ lực hiện tại, MobiFone có thể là mạng di động đưa ra thị trường các dịch vụ 3G sớm hơn thời hạn. Thông tin chi tiết tham khảo tại website: www.mobifone.com.vn hoặc gọi tới 18001090 hoặc 9244.

Cú pháp nhắn tin với một số dịch vụ

Để tìm kiếm thông tin được chính xác, hiệu quả, khách hàng cần ghi nhớ được kí hiệu, tên dịch vụ mình cần tìm kiếm. Cụ thể, một số dịch vụ sau:

STT

Địa điểm cần tìm Tên dịch vụ

1

Máy ATM của ngân hàng bất kì gần nhất ATM

2

Máy ATM của ngân hàng cụ thể gần nhất ATM [mã Ngân hàng]

3

Ngân hàng bất kì gần nhất NGANHANG

4

Ngân hàng cụ thể gần nhất NGANHANG [mã Ngân hàng]

5

Cơ sở y tế gần nhất BENHVIEN

6

Quán café gần nhất CAFE

7

Nhà hàng, quán ăn gần nhất NHAHANG

8

Khách sạn gần nhất KHACHSAN

9

Rạp chiếu phim gần nhất RAP

10

Siêu thị gần nhất SIEUTHI

11

Trạm xăng gần nhất XANG

12

Trợ giúp TROGIUP

Với việc tìm kiếm địa điểm đặt thẻ ATM, khách hàng cần xác định tên ngân hàng cụ thể để hệ thống tìm kiếm thông tin được chính xác. Do vậy, mã  một số Ngân hàng được kí hiệu như sau:

STT

Tên ngân hàng Mã ngân hàng

1

Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) VCB

2

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) AGB

3

Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) TCB

4

Ngân hàng Á Châu ACB

5

Ngân hàng HSBC HSBC

6

Ngân hàng ANZ ANZ

7

Ngân hàng Đông Á DAB

8

Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) VIB

9

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV

10

Ngân hàng Công thương VIETIN

Công nghệ định vị qua Cell site Identification – Cell-ID

Cell-ID là công nghệ định vị thuê bao đơn giản nhất của hệ mạng GSM, dựa trên việc trạm BTS nào đang phục vụ kết nối tới thuê bao. Mỗi một trạm BTS phủ một phạm vi diện tích và được gán một mã ID riêng biệt, nên mọi thuê bao di động trong phạm vi quản lý của một trạm BTS sẽ được xác định vị trí với độ chính xác nằm trong bán kính 50-100m đối với các vùng đô thị.

Ưu điểm của công nghệ Cell-ID chính là khả năng định vị cho mọi loại ĐTDĐ, kể cả những dòng máy rẻ tiền nhất vì chỉ cần có khả năng thoại và nhắn tin là có thể sử dụng được công nghệ này. Tuy nhiên, nhược điểm của Cell-ID là sai số khá lớn nếu phạm vi phủ sóng của 1 ô cell rộng, nếu ở vùng nông thôn, thưa dân thì sai số cũng có thể lên tới vài km.

Theo XHTT

Nhân vật quyền lực nhất làng di động

Steve Jobs gắn liền với iPhone, chủ tịch HTC khai sinh PDA kết hợp điện thoại, bên cạnh những nhân vật ghi dấu ấn lên N-series, BlackBerry.

Trong vài năm trở lại đây, điện thoại di động, đặc biệt smartphone đã có những thay đổi lớn, nhất là về công nghệ. iPhone, Android đều tạo ra nhiều đột phá bên cạnh các tên tuổi đã khẳng định được vị thế như Symbian, Windows Mobile. Tuy nhiên, có thể nhận thấy mỗi dòng di động, đều gắn với một hoặc một vài thương hiệu nhất định, trong đó, vai trò của các nhà sáng chế, lãnh đạo ghi dấu ấn đậm nét lên thiết bị.

Dưới đây là tổng hợp những nhân vật quyền lực nhất trong thế giới công nghệ di động hiện đại.

1. Steve Jobs (Giám đốc điều hành Apple, tuổi: 55)

iphone-1

Steve Jobs và iPhone. Ảnh: Telegraph.

21 tuổi, Steve Jobs cùng Wozniak thành lập Apple, sự phát triển của “Quả táo” đi liền với máy tính Mac chạy hệ điều hành Mac OS. Năm 2001, hãng giới thiệu máy chơi nhạc iPod, những thiết bị tiếp tục làm rạng danh tên tuổi Apple trên thị trường thiết bị giải trí cầm tay.

Năm 2007, Apple giới thiệu iPhone, với thiết kế đẹp, giao diện thân thiện, đặc biệt, với công nghệ màn hình cảm ứng đa điểm, model lập tức trở thành “hotboy” trong làng di động.

Sự thành công của MacBook, iPod và đặc biệt iPhone ghi dấu ấn của Steve Jobs, kiến trúc sư trưởng các thiết bị này. Qua 3 phiên bản, hiện iPhone là chiếc smartphone được quan tâm nhiều nhất, thiết bị bán ra với cấp số nhân, doanh số đáng mơ ước với các nhà sản xuất khác, ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

2. Jim Balsillie và Mike Lazaridis (Hai nhà sáng lập và điều hành RIM, đều 49 tuổi)

RIM-2

Hai ông chủ của RIM. Ảnh: BlackBerrycool.

“Họ đã thực hiện một công việc tuyệt vời khi mang những thiết bị gia nhập thị trường smartphone chứ không phải các kế hoạch”, ông Barry Gilbert, nhà phân tích chiến lược của Strategic Analytics cho biết, dòng Curve và Pearl của hãng đã vượt qua phạm vi là các thiết bị chỉ dành cho doanh nghiệp. Trong vài năm gần đây, BlackBerry không những gia tăng sức ép lên các đối thủ cạnh tranh khi hãng trình làng một loạt các model từ Pearl, Bold, Storm…

Bí quyết thành công của BlackBerry trên thị trường smartphone không chỉ là bàn phím QWERTY, Mike Laziridis cho rằng, sản phẩm của RIM rất đáng tin cậy, những model với pin khỏe, e-mail tốt, số một về an toàn. Hiện công ty Canada này đang mở rộng đến các phân khúc như màn hình chạm, theo người đứng đầu hãng, công ty muốn mang tới khả năng nhìn tốt hơn cho người dùng thông qua màn hình chạm. Storm 2 sắp ra mắt được xem là con bài trong cuộc cạnh tranh với iPhone bên cạnh các vũ khí bàn phím QWERTY truyền thống.

3. Peter Chou (Chủ tịch HTC, tuổi: 56)

chou-3

Peter Chou với HTC Hero, chiếc Android đầu bảng hiện nay. Ảnh: Zdnet.

Peter Chou gia nhập HTC vào năm 1997 với niềm tin, máy tính cuối cùng sẽ nằm trong một chiếc PDA kết hợp với điện thoại di động, “Tôi nghĩ rằng các thiết bị cầm tay nhỏ gọn sẽ đóng vai trò tích hợp, và tôi thích thú với ý tưởng này”, ông cho biết.

Một thời gian dài, HTC được biết đến chỉ là nhà gia công cho Palm, O2, T-Mobile. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Peter Chou, HTC đã bước ra ánh sáng để trở thành thương hiệu lớn trong làng smartphone.

Dòng Touch là minh chứng cho thành công, các thiết bị chạy Windows Mobile của HTC nổi tiếng về độ ổn định, đi kèm với thiết kế đẹp. Gần đây, nhà sản xuất Đài Loan tiếp tục lấn sân sang lãnh địa Android và là tên tuổi dẫn đầu phân khúc này.

4. Anssi Vanjoki (Đứng đầu bộ phận điện thoại giải trí đa phương tiện của Nokia, tuổi: 53)

nokia-4

Anssi Vanjoki gắn liền với nhãn hiệu N-series. Ảnh: Businessweek.

Trong 5 năm qua, Anssi Vanjoki là người giám sát dòng N-series của Nokia, người khai sinh ra cụm từ “giải trí truyền thông đa phương tiện” với các model mạnh mẽ. Dòng N hiện không chỉ là smartphone Symbian, tablet tích hợp phone cũng đang được Nokia giới thiệu, bên cạnh đó hãng còn công bố dịch vụ Ovi, hỗ trợ khả năng kết nối, chia sẻ đúng nghĩa cho những chiếc di động kết hợp giữa điện thoại và máy tính.

5. Andy Rubin (Giám đốc bộ phận nền tảng di động của Google, tuổi: 46)

rubin-android-5

Andy Rubin – tác giả của hệ điều hành Android. Ảnh: Gizmodo.

Google lập kế hoạch giới thiệu nền tảng di động của mình từ năm 2005, chiếc điện thoại Android đầu tiên xuất hiện tháng 10/2008, Andy Rubin chính là nhân vật đã biết những nỗ lực của “gã khổng lồ” tìm kiếm trở thành hiện thực.

Ý tưởng lớn của Rubin là ra mắt một nền tảng di động mở, nới đó các nhà phát triển có thể đi vào thiết bị. Đây là hệ điều hành không đóng kín như S60 của Nokia hay Windows Mobile từ Microsoft. Android là nền tảng mới, được cung cấp miễn phí, sử dụng các dịch vụ của Google và mang theo tham vọng phổ thông hóa smartphone của hãng tìm kiếm.

Hiện tại, không chỉ HTC, Samsung, Motorola, LG cùng một loạt các nhà mạng lớn nhỏ đã tham gia phát triển dịch vụ và thiết bị cho Android, hệ điều hành được hứa hẹn sẽ đuổi kịp iPhone trong tương lai không xa.

Theo SH

éTouch D15 nghe nhạc mọi nơi

Với D51 bạn có thể thoải mái nghe nhạc mà không cần tai nghe. Đặc biệt, thời lượng pin lên đến hơn 4 giờ đàm thoại liên tục.

éTouch D15-1

D15 có giá 1.050.000 đồng.

Thực ra radio cũng không lạ lẫm gì với điện thoại di động, nhưng đáng nói là D15 mang một lượng pin 1.200 mAh khá ngạc nhiên là thời gian chờ dài hơn 432 giờ và thời gian thoại 4 giờ, chất lượng đàm thoại tốt và ổn định.

éTouch D15-2

D15 cho những ai yêu thích âm nhạc online và chia sẻ với những người thân yêu qua FM không dây với ăng-ten tích hợp sẵn.

Màn hình TFT 65.536 màu rộng 1,8 inch cực sắc nét hỗ trợ gửi hình ảnh động bằng tin nhắn đa phương tiện MMS. Hơn nữa, có thể quay phim, chụp hình với độ phân giải cao chuẩn QVGA, nghe nhạc mp3, arm với âm thanh loa ngoài to và xem phim mp4. Máy ảnh 352 x 288 pixel giúp bạn lưu lại những cảm hứng tức thời khó quên cộng với việc tích hợp đầy đủ các chức năng kết nối GPRS để tiện dụng lướt xem tin tức hàng ngày và chia sẻ thông tin qua Bluetooth.

éTouch D15-3

Với kích thước đáng nể của D15 nhỏ gọn cùng bề dày 15mm, trọng lượng chỉ 110gr .

Một điểm đặc biệt nữa của éTouch D15 không thể bỏ sót! Với chức năng 2 Sim, 2 Sóng online, D15 sẽ luôn là bạn đồng hành cùng chủ nhân khắp mọi nơi.

Khoác lên mình dáng vẻ đơn giản nhưng lịch lãm, phối hợp đường viền nhiều màu sắc phong phú: xanh, đỏ, cam… D15 có giá 1.050.000 đồng.

Theo SH