Cách gọi điện internet tới số di động không tốn tiền

Mino (www.minowireless.com) là một trong những dịch vụ gọi điện miễn phí mà chúng tôi muốn đề cập ở đây. Khi đăng ký một tài khoản tại Mino, bạn sẽ được tặng 0.5 USD để gọi điện. Có thể bạn cho rằng 0.5 USD là quá ít để thực hiện cuộc gọi? Nhưng bạn yên tâm, cước phí một phút gọi tại Mino chỉ có vài cent, tùy quốc gia gọi đến và tùy nơi gọi đi. Khi bạn giới thiệu cho người khác dịch vụ Mino, bạn sẽ được tặng tiền để tiếp tục gọi miễn phí. Và còn rất nhiều cách để gọi điện thoại miễn phí dài dài…

Trước tiên bạn truy cập vào địa chỉ www.minowireless.com và nhấn chuột vào mục “Sign Up NOW” để đăng ký một tài khoản mới tại Mino.

Bạn lần lượt điền các thông tin cá nhân của mình vào như: họ tên (First Name, Last Name), địa chỉ e-mail của bạn (UserID), mật khẩu (Password), quốc gia (Country/Region), số điện thoại di động (Mobile Phone number)… Kinh nghiệm cho thấy, nhằm “qua mặt” Mino (một người có thể đăng ký nhiều tài khoản gọi miễn phí), bạn nên điền số điện thoại “giả” vào mục Mobile Phone number, nhưng địa chỉ e-mail phải là e-mail bạn sử dụng được để kích hoạt tài khoản. Cuối cùng đánh dấu check vào mục “I have read and agree with the Terms of Service” và nhấn Next (Hình 1).

Màn hình kế sẽ cho bạn xem lại thông tin đăng ký. Tại mục “Please input verification Code”, bạn nhập chính xác các ký tự mình thấy bên cạnh. Nhấn Submit (Hình 2).

Sau đó bạn mở hộp thư đã khai báo ở trên để nhận thư của Mino. Trong thư có đường link cho phép bạn kích hoạt tài khoản. Hãy nhấp chuột vào đó, trong trang mới xuất hiện bạn nhập mật khẩu vào và nhấn Submit.

Trang Registration Successful xuất hiện chúc mừng bạn đã đăng ký thành công. Có hai cách gọi điện là gọi trung gian từ máy tính và gọi trực tiếp trên điện thoại di động. Tuy nhiên cách gọi trực tiếp trên di động khó xài vì bạn phải tải và cài đặt chương trình Mino vào chiếc điện thoại của mình. Cách gọi điện thông qua máy tính đơn giản hơn nhiều, bạn hãy nhấn vào mục Make a MINO call Now để đăng nhập vào tài khoản của mình.

Trang gọi điện Make Call xuất hiện, bạn nhập số điện thoại di động của mình vào mục Call From. Bạn cần phải nhập chính xác số điện thoại của bạn (không phải số điện thoại “giả” đã đăng ký ban đầu) theo mẫu: Mã quốc gia + số điện thoại di động (bỏ số 0 ở đầu). Ví dụ số điện thoại của bạn là 0909123456 thì bạn nhập vào 84909123456. Tại mục Call To, bạn nhập vào số điện thoại cần gọi đến theo mẫu: Mã quốc gia + Mã vùng + Số điện thoại. Nhấn nút Call Now.

Đợi khoảng vài giây, máy điện thoại di động của bạn sẽ đổ chuông, sau khi nhấc máy lên bạn sẽ nghe một câu tiếng Anh, và kế đến là tiếng đổ chuông ở đầu dây bên kia. Khi đầu dây bên kia nhấc máy là lúc bạn có thể đàm thoại như đang gọi một cuộc điện thoại đường dài trên chính chiếc máy di động của bạn. Bạn hãy tranh thủ trò chuyện thật nhanh vì bạn chỉ có 0.5 USD trong tài khoản và khi gọi hết số tiền này, cuộc gọi sẽ tự động ngắt. Để xem cước phí cuộc gọi đối với từng vùng, bạn nhấn chuột vào mục Rates (Hình 3).

Khi tài khoản của bạn đã hết tiền, bạn hãy giới thiệu người khác đăng ký sử dụng dịch vụ Mino, bạn sẽ có thêm 0.25 USD để gọi điện. Trong trang quản lý tài khoản, bạn nhấn chọn mục Refer-a-Friend. Kế đến nhập địa chỉ e-mail của người bạn mình vào mục E-mail Address và nhấn Submit để gửi đi. Ngay sau khi bạn của bạn đăng ký Mino, tài khoản của bạn sẽ được tăng thêm tiền (Hình 4).

Một cách khác để tiếp tục gọi điện thoại miễn phí khi hết tiền là đăng ký một tài khoản mới. Mino chỉ cho phép mỗi số điện thoại và mỗi địa chỉ e-mail đăng ký một lần. Tuy nhiên điều đó không có gì là trở ngại.

E-mail miễn phí có rất nhiều trên internet, và chỉ trong 2 phút bạn có thể đăng ký được một địa chỉ e-mail mới kia mà! Còn số điện thoại khi đăng ký bạn có thể “sáng tác” bất cứ số nào vì Mino không thể kiểm tra được. Vậy là bạn có thể sử dụng dịch vụ gọi điện thoại quốc tế không mất tiền dài dài rồi nhé!

Lưu ý, bạn chỉ phải tốn cước internet khi đăng ký và đăng nhập vào tài khoản. Còn trong suốt thời gian thực hiện cuộc gọi bạn không phải tốn một đồng xu nào!

Chúc các bạn thành công.

Xem Tivi online bằng Windows Media Player

Để xem tivi online bằng Windows Media Player bạn mở chương trình lên, vào menu File -> Open URL.

Và nhập vào URL của kênh cần xem, bạn có thể xem URL các kênh ở bài viết này.

Nhấn tiếp OK thì bạn sẽ thấy Windows Media Player sẽ load kênh lênh, và rồi bạn được xem tivi giống như là bạn đang xem một bộ phim từ máy tính vậy. Green with Envy hi`hi`.

Nhưng nếu vậy thì trong playlist của bạn chỉ có 1 kênh tivi thôi và mỗi lần xem thì mất công phải mở lại Open URL (lỡ quên URL thì sao ^^). Để giải quyết trường hợp này thì có một cách khác hay hơn nhiều. Đó là:

  • Bạn hãy dùng một chương trình soạn thảo bất kì (Notepad cũng được), tạo một file mới rồi chép các link URL của các kênh tivi vào.
  • Lưu lại dưới dạng file có đuôi là asx.

Lúc này bạn chỉ cần chạy file asx này thì Windows Media Player tự động mở và bạn sẽ có một playlist đầy đủ các kênh mà bạn đã liệt kê trong file. Muốn xem kênh nào bạn double lên kênh đó để xem, rất nhanh chóng và tiện lợi phải không nào? Mỗi khi sưu tầm được kênh nào bạn chỉ cần thêm vào cái file asx lúc nãy là xong.^^. Vậy là có thể xem tivi ở bất cứ đâu, miễn là có internet và cái URL không bị đài truyền hình thay đổi .Green with Envy

Đây là file Xem TV online.asx mà tôi đã đưa vào một số kênh, bạn hãy download về xem thử nhé ^_*.

Chú ý: Nếu bạn chạy file asx không được thì có thể là do bạn đang xài Windows Media Player cũ, hãy nâng cấp lên bản 10 hoặc 11 nhé.

Chúc các bạn giải trí vui vẻ ^_* Cool

Cập nhật file ngày 10/12/2007:

Cập nhật lại kênh HTVCMOVIE, VTC1 -> VTC5, đã test ok.

Remote Destop qua Internet

Đầu tiên bạn phải cho phép Remote desktop. Bạn vào My Computer bấm chuột phải, chọn Properties

chọn Tab Remote và chọn Allow users to connect remote this computer. Bạn lưu ý là phải đặt password vào account bạn muốn remote đến:

Sau đó bạn phải tắt firewall trên máy đi :

Ban chon Off nhe!

Sau đó bạn vào router , thường thì là http://192.168.1.1, mặc định user/ pass thường là admin/admin. Mình sử dụng Router LinkPro.
Router của bạn chắc khác, nhưng cũng tương tự , bạn tìm chức năng NAT:

Chọn Virtual Server , sau đó thêm một Rule Index và nhập vào địa IP của máy cục bộ của bạn , nhập port 3389 vào , đây là port của chương trình Remote Desktop:

Nhap IP của máy local và port là 3389 . Lưu ý nếu bạn sử dụng DHCP và mạng của mạng có nhiều máy thì có khả năng là bạn không thực hiện được. Bản phải cấu hình lại cho IP local của bạn một địa chỉ cố định

Tiếp sau đó là bạn xem IP public của mình là bao nhiêu vào trang http://showip.com nhé hoặc là vào router xem cũng được, ghi vào giấy để đem đi ( nhớ hỏng tắt máy nhé, để log off thôi ).

Khi bạn đến nơi nào đó có mạng Intenet bạn mở Remote Desktop lên và nhập IP public đó vào ,user cần Remote đến và pass .

Cách Format máy điện thoại dùng hệ điều hành Symbian

Sau thời gian nỗ lực giải quyết “rắc rối” của hệ điều hành điện thoại mà vẫn không có kết quả khả quan, biện pháp cuối cùng bạn có thể làm là format lại đệ điều hành của máy. Vậy format để làm gì? Format có thể sẽ giúp điện thoại bạn tránh những “rắc rối” về phần mềm và trở lại trạng thái ban đầu.

Format máy sẽ khiến dữ liệu trên máy bạn không cánh mà bay vì vậy bạn nên sao lưu lại mọi dữ liệu trên máy kể cả danh bạ số điện thoại trong máy (bạn có thể lưu chúng vào thẻ nhớ).

Trước khi format , máy nên còn khoảng 50% pin , như vậy sẽ đảm bảo trong quá trình format không gặp vấn đề gì ( nếu không thì bạn sẽ phải đi cài lại firmware đó )
Tốt nhất bạn nên bỏ thẻ nhớ ra ngoài để dữ liệu trong thẻ được an toàn.
1. Format máy bằng tổ hợp phím ( *#7370# )

Đây được xem là cách format phổ biến nhất. Từ màn hình chờ bạn ấn *#7370# máy sẽ hỏi bạn có muốn format không. Sau khi Ok, máy sẽ yêu cầu bạn nhập mã CODE . Lúc này bạn hãy nhập CODE mặc định của máy Nokia là 12345 . Nếu máy báo CODE của bạn nhập vào ko đúng , đó là do bạn đã vô tình đổi mã hoặc mua máy second-hand người ta đã đổi CODE mặc định. Tuy nhiên bạn ko nên lo lắng hãy làm theo cách thứ 2 ở dưới. Sau khi nhập xong thì chờ khoảng vài phút là máy sẽ format xong.

2. Format máy bằng quy tắc 3 nút ( Phím gọi (phím xanh ) + phím * + phím 3
Trước tiên bạn tắt máy , và ấn tổ hợp các phím Phím gọi (phím xanh ) + phím * + phím 3 và nút bật nguồn cùng 1 lúc ( cách này nên 2 người cùng ấn thì đơn giản hơn ). Các bạn giữ chặt các nút trên cho tới bao giờ màn hình của chiếc điện thoại hiện chữ Fomatting thì mới thả tay. Nếu làm không được thì cố gắng làm lại lần nữa, kiên nhẫn thế nào cũng được.

3. Format bằng *#7780#

Nếu vì một lý do nào đó , bạn phải format nhưng lại không muốn mất chương trình đã cài thì các bạn hãy nhấn lệnh: ” *#7780# ” . Lệnh này có nghĩa là khôi phục lại hệ thống nhưng không làm mất game và chương trình đã cài trong máy.

Cách check E-mail bằng điện thoại di động

Dù đã xuất hiện trong máy tính và một vài loại thiết bị PDA hơn chục năm nay, nhưng mail client (cho phép gửi/nhận mail qua giao thức POP3/SMTP) chỉ mới được tích hợp vào điện thoại di động vài năm trở lại đây.

Được thiết kế tương tự như chương trình mail client Microsoft Outlook Express, tính năng e-mail trong máy di động cho phép gửi/nhận mail với các tiện ích như Outlook Express.

Sự tiện dụng của hình thức gửi thư điện tử này là giao diện thân thiện, nhất là với những người đã quen “làm việc” trên Outlook Express cài ở máy tính, đồng thời tốc độ rất nhanh do không phải thực hiện nhiều thao tác đăng nhập như cách dùng webmail. Khả năng gửi/nhận dữ liệu phong phú như text, âm thanh, hình ảnh, video.

Tuy nhiên, để dùng được mail client người dùng phải thoả mãn khá nhiều điều kiện. Đầu tiên, bạn phải có một tài khoản e-mail POP3/SMTP. Hiểu ngắn gọn, POP3 là giao thức để một user (người dùng) nhận thư từ một mail server; SMTP là giao thức dùng để một user gửi mail tới một mail server. Thường các địa chỉ e-mail POP3/SMTP được cung cấp bởi các ISP. Ví dụ, tài khoản e-mail ISP VNN cung cấp là POP3/SMTP, nhưng tài khoản Yahoo mail do một trang web cung cấp không phải là POP3/SMTP.

Cách cài đặt mail trên ĐTDĐ

Thông thường người dùng phải nhập các thông số chính sau:
– Incoming server (hoặc Outgoing server): là địa chỉ IP WAP Gateway của nhà khai thác dịch vụ.
– Username: tên mail > # < tên server POP3.
– Password: do người dùng tự đặt.

Trong đó, địa chỉ IP WAP Gateway của VinaPhone là: 10.1.10.46; MobiFone là: 203.162.21.107.

Để có tên mail và tên server POP3 người dùng phải liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ e-mail.

Thứ hai, máy điện thoại của bạn phải có tính năng e-mail và GPRS; và phải đang ở trong vùng phủ sóng GPRS cũng như kết nối được với nhà khai thác dịch vụ GPRS (hiện được VinaPhone và MobiFone cung cấp). Khi các điều kiện trên thoả mãn, bạn hãy thực hiện thao tác cài đặt mail client. Bước cài đặt này tương tự cài đặt cho Microsoft Outlook Express trên máy tính.

Nếu máy không có tính năng gửi e-mail và dịch vụ GPRS, người dùng vẫn có thể gửi/nhận e-mail, với điều kiện máy điện thoại phải có chức năng WAP. Giống như Webmail trên máy tính, khi kết nối vào WAP, nhập địa chỉ của một WAP mail nào đó (ví dụ: //wap.yahoo.com), trang WAP sẽ yêu cầu gõ địa chỉ mail và password như trên máy tính. Hiện có nhiều trang web nổi tiếng cung cấp dịch vụ mail đã có phiên bản dành cho WAP như Yahoo mail, Hotmail… hay thậm chí e-mail do chính nhà khai thác mạng mà bạn đang dùng như VinaPhone, MobiFone, S-Fone… cung cấp.

Cách gửi/nhận mail thông qua WAP tương đối tiện vì không phải cài đặt mail client và không nhiều yêu cầu từ máy cuối. Nhưng phải mất khá nhiều thời gian để thực hiện một loạt thủ tục đăng nhập. Nếu bạn kết nối GPRS thì việc gửi và nhận mail dễ dàng hơn (vì tốc độ đường truyền cao) so với kết nối WAP thông qua GSM.

E-mail được thực hiện bằng phương thức này chỉ cho phép người dùng gửi/nhận mail text (ký tự), không gửi và đọc được file đính kèm (attach). Một vài nhà khai thác, như S-Fone chẳng hạn cho bạn thực hiện việc báo tin có e-mail gửi đến thông qua tin nhắn SMS. Cước phí dịch vụ được tính bằng thời gian bạn truy cập WAP hoặc dung lượng bạn tải về nếu bạn truy cập WAP thông qua GPRS được quy định bởi nhà khai thác dịch vụ mà bạn đang dùng.

Mẹo vặt khi xài điện thoại di động

Dưới đây là một số mẹo vặt khi xài điện thoại di động quan việc đưa ra cách xử lý khi máy di động bị ngấm nước, máy bị rơi, máy bị báo Enter PIN hay PUK, hoặc là máy bị lỗi khi gọi đến.

1. Máy bị ngấm nước

Khi máy điện thoại di động của bạn bị rơi xuống nước hoặc bị nước thấm vào:

– Bạn phải nhanh chóng tháo pin ra, không được bật nguồn lên xem thử máy có còn hoạt động hay không.

– Không được cắm xạc vào máy.

Vì việc lắp pin vào máy, cắm xạc hay bật nguồn trong tình trạng có nước bên trong sẽ làm quá trình điện phân xảy ra nhanh chóng phá hủy các vi mạch bằng đồng cũng như làm chết các linh kiện.

Cách tốt nhất là hãy đem ngay máy đến trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa để lau chùi và sấy, không nên tự ý tháo máy ra xem thử.

2. Máy bị rơi

Khi máy bị rơi hoặc va đập mạnh sẽ gây ra tình trạng bung các mối hàn, và board mạch có thể bị vặn cong, các chấu tiếp xúc pin hay ăngten bị bung ra…Do đó, sau khi máy bị rơi có thể dẫn đến tình trạng chập chờn hoặc thường bị treo máy. Vì vậy, bạn nên đem máy tới trung tâm bảo hành, sửa chữa để các kỹ thuật viên kiểm tra. Không nên tự sửa chữa máy sẽ dẫn tới tình trạng hư hỏng nặng hơn.

3. Máy báo Enter PIN hay Enter PUK ( nhập mã PIN hay nhập mã PUK)

Khi máy trong chế độ bảo vệ SIM thì mỗi lần bật máy, bạn sẽ thấy máy yêu cầu chủ máy nhập mã PIN. Bạn hãy chắc chắn mình biết chính xác số PIN của SIM cũng như nhập cẩn thận.

Mã PIN này chỉ cho phép bạn nhập sai 3 lần. Sau 3 lần sai, máy sẽ chuyển sang chế độ bảo vệ cao hơn và sẽ yêu cầu bạn nhập mã PUK. Nếu không biết mã PUK, bạn có thể liên hệ trung tâm hỗ trợ khách hàng 145 (VMS/MobiFone) và 151 (VinaPhone). Đừng bao giờ thử cố gắng nhập mò PUK vì sau 10 lần nhập sai, SIM card của bạn sẽ bị hủy vĩnh viễn, phải mua SIM mới. Khi bị hủy, máy sẽ báo SIM blocked.

4. Máy bị lỗi khi gọi đi và gọi đến

Nếu mỗi lần gọi, máy báo không hỗ trợ, bạn nên xem lại tín hiệu sóng nếu tín hiệu đủ mạnh và SIM bạn còn gọi được hay không? Có thể gọi trung tâm hỗ trợ khách hàng 145 (VMS/MobiFone) và 151 (VinaPhone) để hỏi thông tin về SIM của mình về hướng chặn gọi đến, chặn gọi đi. Hãy kiểm tra chế độ Giấu số gọi đi. Và chuyển nó về chế độ Mặc định mạng.

Nếu máy của bạn không thể nhận được cuộc gọi, hãy gọi 145(VMS/ MobiFone) hay 151 (VinaPhone) để kiểm tra tình trạng SIM , kiểm tra tín hiệu sóng trên điện thoại. Hủy bỏ hết các giá trị Chặn. Nếu vẫn tình trạng cũ, bạn chỉ còn có nước mang cái “mô-bai” của mình đến trung tâm bảo hành.

Cách sử dụng Pin điện thoại di động hiệu quả

Sau khi lựa chọn kiểu dáng, mẫu mã, tính năng điện thoại, bạn sẽ phải quan tâm đến một yếu tố nằm khuất sau lớp vỏ xinh xắn kia: pin điện thoại di động. Dù đã chi hàng triệu đồng để có chiếc điện thoại thời trang, nhưng lắm khi bạn bực mình vì pin chập chờn.

Nếu xem kỹ những dòng chữ in trên pin, bạn sẽ biết được một số điều thú vị. Dung lượng pin được tính bằng mAh (milliampere giờ). Một viên pin có dung lượng 800 mAh, về lý thuyết, sẽ hoạt động lâu hơn loại có dung lượng 550mAh. Tuy nhiên, tuổi thọ viên pin lại phụ thuộc vào cách chăm sóc, sử dụng pin. Điện thoại di động đời mới có thời gian chờ khoảng vài ngày dù chỉ sử dụng một viên pin 550mAh, nhưng thời gian đàm thoại thực tế chỉ có vài giờ.

Nhìn chung, pin càng to, càng nặng thì dung lượng càng lớn. Với những tiến bộ trong công nghệ, đã có pin dung lượng lớn nhưng kích thước nhỏ. Công nghệ đầu tiên áp dụng trong pin là pin Nicken Cadmium (NiCad), rồi đến Nicken-Hydrat kim loại (Ni-MH), pin Li-thium-ion (Li-ion) và mới nhất là pin Litium-Polymer (Li-Po).

Cùng kích thước, nhưng pin NiMH có dung lượng 550mAh, còn pin Li-ion có thể có dung lượng lên đến 840mAh. Do vậy, giá pin dùng công nghệ mới luôn cao hơn pin đời cũ. Pin Li-ion và Li-Po thường được sử dụng trong điện thoại cao cấp nhằm giảm khối lượng điện thoại.

Điểm yếu, mạnh của các loại pin

Pin Nicken Cadmium là loại rẻ nhất nhưng có nhiều bất tiện như dung lượng nhỏ, hay bị chai. Hiện tượng chai pin, còn gọi là “hiệu ứng nhớ” do sạc pin không đúng cách. Với pin này, cần để pin hết mới được sạc. Nếu chưa hết pin mà đem sạc, pin sẽ ghi nhận mức năng lượng nạp vào lúc sạc và khi sử dụng, cứ đến mức này, pin sẽ báo hết.

Khá thông dụng trong các điện thoại đời cũ là pin Nicken-Hydrat kim loại (Ni-MH) do dung lượng cao hơn pin NiCad. Pin NiMH không gây hại cho môi trường và cũng ít bị hiệu ứng nhớ. Bạn chỉ cần xả cho pin hết năng lượng mỗi tuần hoặc nửa tháng. Nhược điểm chính của pin NiMH là không bền. Sau vài trăm lần sạc, pin sẽ yếu dần.

Hầu hết các điện thoại đời mới sử dụng pin Li-ion và Li-Po. Hai loại này không bị hiệu ứng nhớ nên có thể sạc pin bất cứ lúc nào, trừ khi pin đầy. Tuổi thọ của pin Li-ion cũng không cao. Sử dụng cùng công nghệ với pin Li-ion, nhưng pin Li-Po có thể được sản xuất dưới nhiều hình dạng khác nhau. Trong khi pin Li-ion chỉ có một dạng thỏi chữ nhật.

Chăm sóc pin

Nhiều người thường xuyên sạc pin hàng ngày, với thời gian sạc khoảng hai giờ. Tuy nhiên, việc sạc pin cho đúng cách, sạc quá hoặc chưa đủ đều ảnh hưởng đến pin.

Bạn nên biết về quá trình điện hóa ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin. Sau một số lần sạc, dung lượng tối đa của pin sẽ giảm đi 20% so với lúc ban đầu. Với pin Ni-Cad, sau 1.500 lần sạc, dung lượng giảm xuống mức 80%. Pin NiMH và pin Li-Po, chỉ sau 300-500 lần sạc. Còn pin Li-ion, sau 500 -1.000 lần sạc.

Do vậy, người thường xuyên sạc sẽ phải mua pin mới sớm hơn, so với người sạc theo định kỳ. Tuy nhiên, không phải pin nào cũng đạt số lần sạc như trên mới giảm dung lượng.

Tuổi thọ của pin còn phụ thuộc vào cách bảo quản. Để pin bền, cần chú trọng đến cách sạc pin mới. Bạn cần sạc rồi xả pin từ 3 đến 4 lần trước khi sử dụng để bảo đảm sử dụng tối đa công suất của pin. Điều này áp dụng cho tất cả các loại pin. Cách xả pin: lần đầu tiên sạc pin, điện thoại sẽ báo pin đầy sau 10-15 phút. Bạn rút sạc ra, rồi cắm lại, bắt đầu sạc tiếp. Cứ làm như vậy trong 3-4 lần.

Khi không sử dụng, bạn tháo pin và cất ở nơi khô, mát. Để gần nguồn nhiệt sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ pin. Nếu không sử dụng một thời gian dài, khi dùng lại, bạn cũng phải sạc như khi mua pin mới. Lưu ý rằng, tuy không dùng, bạn cũng phải nạp và xả pin theo định kỳ 2-3 tháng. Không hoạt động và không được sạc, pin sẽ mất khả năng tích tụ năng lượng và sự xả.

Khi điện thoại báo nhắc nhở pin yếu, đồng nghĩa với việc cần sạc pin hoặc thay pin khác. Nếu bạn tiếp tục sử dụng điện thoại, bạn cần tắt chuông, tắt đèn màn hình, tắt rung. Sau đó, bạn tắt điện thoại để một lúc, rồi bật lại, thời gian chờ của pin sẽ lâu hơn một chút.

Có ba nguyên tắc sử dụng và bảo quản pin mà người sử dụng cần nhớ. Thứ nhất, giữ pin cẩn thận không để rơi hay va chạm với vật cứng. Thường xuyên vệ sinh điểm tiếp xúc giữa pin và mạch điện thoại bằng bông tẩm cồn. Thứ hai, phải tắt nguồn trước khi tháo pin. Không làm đúng quy trình này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng pin. Cuối cùng, không nên để pin dưới ánh nắng mặt trời hoặc gần nguồn nhiệt.

Cách giải mã điện thoại Nokia .

Vào menu Profiles, chọn một Profile bất kỳ khác với General, chọn Personalise -> Profile name, gõ vào tên của bạn, sau đó chọn activate để kích hoạt profile này, tên của bạn sẽ hiển thị trên màn hình. Với các máy Nokia có phần mềm tiếng Việt, bạn có thể nhập tên của mình với đầy đủ dấu.

Hiển thị số điện thoại:

Vào menu Call register -> Call costs -> Call cost settings -> Show costs in -> Currency. Chọn Unit price là 1, Currency name nhập mã mạng di động đang dùng (thí dụ 090 đối với MobiFone). Sau đó vào Call cost limit, chọn On, nhập vào giá trị Limit bằng chính số điện thoại của bạn (thí dụ 3 5 9 9 9 9 5 ) . Thoát về màn hình chờ sẽ thấy số điện thoại của bạn hiển thị trên màn hình.

Kiểm tra tình trạng khóa máy và mở khóa (unlock) cho máy Nokia:

Các mạng di động nước ngoài thường có chính sách bán máy với giá rất rẻ, thậm chí miễn phí máy đầu cuối đối với các thuê bao hòa mạng của họ. Nhưng ngược lại, máy đó không thể đem dùng ở các mạng di động khác. Để làm được điều đó, các máy di động phải hỗ trợ một số chức năng khóa máy, tức là không cho phép sử dụng điện thoại với các mạng khác hoặc dùng với SIM khác. Đối với điện thoại di động Nokia, có bốn loại khóa máy sau đây:

– Loại 1: MCC+MNC (Mobile Country Code + Mobile Network Code) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy với một mạng di động cho trước.

– Loại 2: GID1 (Group Identifier level 1) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy với một nhóm SIM nhất định.

– Loại 3: GID2 (Group Identifier level 2) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy với một chủng loại SIM nhất định.

– Loại 4: IMSI (International Mobile Subscriber Identity) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy di động với một SIM cho trước.

Để kiểm tra xem máy bạn có bị khóa loại nào không, ta dùng các mã số sau:

Loại 1: #pw+1234567890+1#

Loại 2: #pw+1234567890+2#

Loại 3: #pw+1234567890+3#

Loại 4: #pw+1234567890+4#

Cách nhập các chuỗi mã trên vào máy di động như sau: các ký tự “#” và “0”-”9″ nhập từ bàn phím như thông thường. Để có ký tự “+” ấn phím “*” 2 lần, ký tự “p” ấn phím “*” 3 lần, ký tự “w” ấn phím “*” 4 lần.

Nếu máy hiển thị kết quả là “SIM was not restricted” có nghĩa là máy của bạn không bị khóa. Còn nếu kết quả là “Code error” thì máy đã bị khóa với một loại khóa tương ứng, điều đó nghĩa là có thể không dùng được máy đó với một SIM khác hoặc với một mạng di động khác.

Nếu máy bị khóa, ta có thể dùng một trong các mã số sau để mở khóa cho từng loại tương ứng. Khi nhập nhớ tháo thẻ SIM ra khỏi máy. Có 7 loại mã để mở khóa như sau:

* Mã 1: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+1#, mở khóa loại 1 (MCC+MNC lock).

* Mã 2: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+2#, mở khóa loại 2 (GID1 lock).

* Mã 3: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+3#, mở khóa loại 3 (GID2 lock).

* Mã 4: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+4#, mở khóa loại 4 (IMSI lock).

* Mã 5: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+5#, mở khóa loại 1 và 2.

* Mã 6: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+6#, mở khóa loại 1, 2 và 3.

* Mã 7: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+7#, mở khóa loại 1, 2, 3 và 4.

Các chuỗi số xxxxxxxxxxxxxxx (bao gồm 15 chữ số) được tạo ra bằng các chương trình gọi là DCT4 Calculator. Trên Internet, bạn có thể tìm thấy rất nhiều chương trình loại này, hoặc có thể tải về từ các địa chỉ như www.unlockeasy.net hoặc www.uniquesw.com. Hãy nhập vào số IMEI của máy và chọn mạng mà máy bị khóa vào, chương trình sẽ tính toán ra các chuỗi số tương ứng cho bạn. Chẳng hạn, nếu máy Nokia của bạn được mua từ châu Âu và chỉ được phép sử dụng với mạng Vodafone ở Anh, trong chương trình DCT4 Calculator, bạn hãy chọn Operator là Vodafone United Kingdom. Số IMEI có thể xem ở sau thân máy hoặc bấm *#06# để xem.

Lưu ý quan trọng: Tất cả các mã số trên, kể cả các mã số dùng để kiểm tra trạng thái khóa máy, khi nhập vào nếu kết quả trả về là “Code error” thì bạn chỉ có thể nhập tối đa 5 lần. Nếu nhập nhiều hơn thì máy có thể bị khóa vĩnh viễn, khi đó chỉ có thể mở khóa được bằng cách kết nối với cáp cùng với các thiết bị phần cứng và phần mềm chuyên dụng. Hãy cẩn thận khi dùng các mã số trên
hận nhé ko lại hỏng máy đó

Apple ID của iphone 3G ?

Appstore Trong này cung cấp rất nhiều các ứng dụng miễn phí nhưng khi cài đặt nó đòi Apple ID. Nếu không thấy biểu tượng này ta phải vào: Settings->General->Restriction và bật ON ứng dụng cần hiện ra Springboard lên:

Vào trong Appstore, trong này mình thấy nhiều mục như:
+ Books (46)
+ Business (14)
+ Education (16)
….
Và nhiều mục khác.
Chọn một mục bất kỳ thì thấy có danh mục các ứng dụng và tương ứng bên cạnh là giá hoặc chữ FREE.
Nhấn vào thì mình thấy giới thiệu về phần mềm và có một chữ Free màu xanh và ở phía trên tay phai chỗ mọi lần có chữ Installer giờ là Tell a Friend (Nhấn vào đây sẽ nhẩy tới mục Mail). Để cài đặt được ứng dụng này ta nhấn tiếp 1 lần nữa vào chữ FREE và lúc này chữ FREE chuyển thành chữ INSTALL màu xanh lá cây. Ta nhấn tiếp vào đây một lần nữa thì Iphone sẽ hỏi Apple Id hoặc AOL…
Và nếu không có thì cũng không cài được.

– Vấn đề 3: Tạo Apple ID
Việc này rất đơn giản, Bạn vào trang http://myinfo.apple.com rồi Click vào chỗ:
Don’t have an Apple ID?
Click here to create one.
– Bạn điền các thông tin đầy đủ.
– Sau đó cắm Cable với IPHONE và máy tính để đồng bộ với Itunes 7.7.
Từ đây trở đi có thể dùng cái Username và Password mình đã tạo tại
https://myinfo.apple.com/ chính là Apple ID để cài các phần mềm miễn phí trong Appstore rồi đó!

Cách thứ 2 để tạo Apple ID:
– Bạn vào Itunes 7.7

– Vào Itunes Store -> Creat New Apple ID
– Rồi vào Email của bạn xác nhận.
Vì nếu chỉ để cài các App Free thì mục phương thức trả chọn NONE.
Sau đó vào Itunes Store và chọn mục: All Free Application
tha hồ cài đặt rồi sang Iphone của mình vào mục Application trên ITUNES của máy tính và chọn Sync Applications là chỉ sau một lúc đồng bộ, trên IPHONE đã có được hơn 30 trò chơi miễn phí và nhiều ứng dụng khác miễn phí rồi!